intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật và thực vật. (Một vài so sánh với Việt Nam)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

65
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài, chúng tôi hy vọng góp phần khẳng định được ý nghĩa biểu đạt, giá trị biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Qua đó làm sáng tỏ giá trị ngôn ngữ, văn hóa cũng như lối tư duy của người Hàn, đặc biệt là những thành ngữ, tục ngữ nói về động – thực vật. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật và thực vật. (Một vài so sánh với Việt Nam)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ LÊ THỊ HƢƠNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HÀN QUỐC NÓI VỀ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT (MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học Hà Nội, 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ LÊ THỊ HƢƠNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HÀN QUỐC NÓI VỀ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT (MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM) Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 06 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. Mai Ngọc Chừ Hà Nội, 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật và thực vật. (Một vài so sánh với Việt Nam)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của GS Mai Ngọc Chừ - Khoa Đông Phương, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN. Các tài liệu sử dụng tham khảo, trích dẫn trong Luận văn đều đảm bảo rõ nguồn, trung thực. Các kết quả nghiên cứu được công bố trong Luận văn là hoàn toàn chính xác. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015 Tác giả Lê Thị Hƣơng
  4. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS. TS Mai Ngọc Chừ – người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy bảo tôi trong suốt thời gian vừa qua. Trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng đã đọc, nhận xét và góp ý về luận văn. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè,… những người đã tạo điều kiện thuận lợi, cổ vũ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này. Dù người viết đã có nhiều cố gắng song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ, những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. Tác giả Lê Thị Hƣơng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ......................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4 6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 4 7. Bố cục của luận văn..................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Khái niệm thành ngữ. .............................................................................. 6 1.2. Khái niệm tục ngữ. ................................................................................... 8 1.3. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ ............................................................ 11 1.4. Một số biện pháp tạo nghĩa biểu trƣng của thành ngữ, tục ngữ. ...... 16 1.5. Nghĩa biểu trƣng của thành ngữ, tục ngữ. ........................................... 20 CHƢƠNG 2: THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HÀN QUỐC NÓI VỀ ĐỘNG VẬT. MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM. ........................................... 24 2.1. Khái quát chung thành ngữ, tục ngữ nói về động vật. ....................... 24 2.2. Thành ngữ, tục ngữ nói đến một số loài động vật tiêu biểu và so sánh với Việt Nam. ................................................................................................. 27 2.2.1. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến con bò ......................................... 27 2.2.2. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến con ngựa ..................................... 32 2.2.3. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến con hổ, báo. ................................ 36 2.2.4. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến con gà ......................................... 40 2.2.5. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến con chuột .................................... 46 2.3. Thành ngữ, tục ngữ nói đến một số loài động vật khác và so sánh với Việt Nam......................................................................................................... 49
  6. CHƢƠNG 3: THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HÀN QUỐC NÓI VỀ THỰC VẬT. MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM. ........................................... 62 3.1. Khái quát chung về thành ngữ, tục ngữ nói về thực vật .................... 62 3.2. Thành ngữ, tục ngữ nói đến một số loại thực vật tiêu biểu và so sánh với Việt Nam. ................................................................................................. 65 3.2.1. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến hạt đậu. ....................................... 65 3.2.2. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cây (cành, lá, rễ). ....................... 70 3.2.3. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến hoa. ............................................. 74 3.2.4. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến bầu, bí. ........................................ 76 3.2.5. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến gạo (thóc, lúa, mạ). .................... 79 3.3. Thành ngữ, tục ngữ nói đến mốt số loại thực vật khác và so sánh với Việt Nam......................................................................................................... 81 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 97
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Bảng tục ngữ tiếng Hàn có chứa hình ảnh động vật. ........................ 25 Bảng 2: Bảng tục ngữ tiếng Việt có chứa hình ảnh động vật. ........................ 26 Bảng 3 : Bảng so sánh một vài thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt nói về động vật. ..................................................................................................... 54 Bảng 4: Bảng tục ngữ tiếng Hàn có chứa hình ảnh thực vật. ......................... 64 Bảng 5: Bảng tục ngữ tiếng Việt có chứa hình ảnh thực vật. ......................... 64 Bảng 6: Bảng so sánh một vài thành ngữ, tục ngữ tiếng Hànvà tiếng Việt nói về thực vật. ...................................................................................................... 84
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Thành ngữ và tục ngữ là những sáng tạo dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, do vậy khi nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa của bất kì quốc gia nào trên thế giới, người ta không thể không nói đến thành ngữ và tục ngữ. Thành ngữ, tục ngữ là sản phẩm của tư duy, là công cụ diễn đạt tri thức và ghi lại những kính nghiệm quý báu về cuộc sống lao động, sản xuất, đấu tranh…của con người. Bên cạnh đó, thành ngữ và tục ngữ còn mang những giá trị giáo huấn rất cao. Thành ngữ, tục ngữ sâu sắc, thâm thúy về nội dung, phong phú, đa dạng về nghệ thuật biểu hiện, do đó có sức sống lâu bền, có thể truyền từ đời này sang đời khác. Trong giao tiếp ngôn ngữ, thành ngữ và tục ngữ chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Vì vậy, đối với việc giảng dạy ngoại ngữ, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phải giúp người học nắm được và sử dụng được các thành ngữ, tục ngữ. Tuy nhiên để có thể sử dụng thành ngữ, tục ngữ thuần thục như người bản ngữ là điều không dễ. Do vậy, ngoài việc nâng cao nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là các thao tác giảng dạy ngoại ngữ, người dạy ngoại ngữ không thể không tập trung nghiên cứu sâu về các thành ngữ, tục ngữ để hiểu được cái hay, cái đẹp của chúng, đồng thời nâng cao hiệu quả việc giảng dạy ngoại ngữ. 1.2. Hiện nay số người học tiếng Hàn ở Việt Nam tăng nhanh, tiếng Hàn được giảng dạy không chỉ cho các sinh viên chính quy ở các trường đại học mà còn cho rất nhiều đối tượng khác nhau, kể cả công nhân làm việc trong các nhà máy của người Hàn ở Việt Nam và Hàn Quốc. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc nâng lên tầm đối tác, hợp tác chiến lược đã tạo điều kiện cho Hallyu (Hàn lưu) nói chung và tiếng Hàn nói riêng càng ngày càng được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy 1
  9. tiếng Hàn cho người Việt Nam đồng thời tìm hiểu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ này, chúng ta không thể không chú ý đến thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Cũng giống như thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam, thành ngữ và tục ngữ của Hàn Quốc rất đa dạng, phong phú về nội dung, trong đó nhiều thành ngữ tục ngữ nói về động - thực vật, về cuộc sống, hoạt động sản xuất của con người. Chúng tôi cũng rất quan tâm đến động vật và thực vật, thêm vào đó, gần như chưa có đề tài nghiên cứu về động vật và thực vật. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật và thực vật (Một vài so sánh với Việt Nam)” làm tiêu đề cho luận văn cao học của mình. Thông qua luận văn, chúng tôi muốn làm rõ hơn đặc trưng, tính chất, điểm tương đồng và khác biệt trong thành ngữ, tục ngữ về động thực vật của hai nước. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Tình hình nghiên cứu trong nước: Đề cập đến mảng đề tài này, ở Việt Nam gần đây cũng đã xuất hiện một số bài báo, luận văn, luận án.v.v… nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ Hàn, chẳng hạn: “Quan niệm đền bù về đạo đức của người Hàn Quốc thông qua ca dao, tục ngữ và những thay đổi trong thời hiện đại” của PGS. TS Đỗ Thu Hà, 2002; “Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa”, 2009; “Hình ảnh đôi mắt trong tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc” của Phan Hoàng My Thương, 2010; “Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn”, 2013 .v.v… Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Do đây là mảng đề tài còn khá mới và hiếm nên phần lớn là những công trình nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc. Liên quan đến mảng đề tài này thì chúng ta có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu như là: “Quan điểm về cuộc sống của người Hàn Quốc phản ánh qua tục ngữ” của Yu In Chang” (1981); “Nghiên cứu yếu tố ý nghĩa của tục ngữ tiếng Hàn” 2
  10. của Kim Chung Hyo” (1983); “Khảo sát về chức năng ý nghĩa của tục ngữ tiếng Hàn” của Kim Ji Man (1986); “Nghiên cứu phân tích cấu tạo của tục ngữ tiếng Hàn” của Jo Jae Yun (1986); “Nghiên cứu so sánh tục ngữ có từ chỉ động vật của Hàn Quốc và Trung Quốc – trọng tâm là những tục ngữ liên quan đến “chó” của Choi Sang Jin (2010) …v.v. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài, chúng tôi hy vọng góp phần khẳng định được ý nghĩa biểu đạt, giá trị biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Qua đó làm sáng tỏ giá trị ngôn ngữ, văn hóa cũng như lối tư duy của người Hàn, đặc biệt là những thành ngữ, tục ngữ nói về động – thực vật. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài của chúng tôi hướng đến những nhiệm vụ sau: - Thống kê, phân loại các thành ngữ, tục ngữ nói về động vật và thực vật trong tiếng Hàn. - Phân tích ý nghĩa và giá trị biểu trưng của các thành ngữ, tục ngữ Hàn về động vật và thực vật. - So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các thành ngữ, tục ngữ nói về động vật, thưc vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thành ngữ, tục ngữ nói về động vật và thực vật trong tiếng Hàn. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sử dụng 181 thành ngữ Hàn Quốc nói về động vật và 85 thành ngữ nói về thực vật; 2.111 câu tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật và 667 câu tục ngữ nói về thực vật được đăng tải trên trang chủ của Viện ngôn ngữ quốc gia Hàn Quốc (www.korean.go.kr). Bên cạnh đó, luận văn còn sử 3
  11. dụng từ điển giấy (Từ điển thành ngữ; từ điển tục ngữ; Từ điển thành ngữ bốn chữ) làm tư liệu cho luận văn thêm phần phong phú. Ngoài ra, luận văn của chúng tôi dùng 794 câu tục ngữ Việt Nam có hình ảnh động vật; 635 câu tục ngữ Việt Nam có hình ảnh thực vật dựa theo cuốn “Biểu trưng trong tục ngữ người Việt” của tác giả Nguyễn Văn Nở (2010) để làm tư liệu so sánh; đối chiếu với tục ngữ tiếng Hàn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để thực hiện được 3 nhiệm vụ nêu trên, trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp tương ứng như sau: - Phương pháp thống kê, phân loại các thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn có liên quan đến động vật và thực vật. - Phương pháp so sánh, đối chiếu là phương pháp cơ bản chúng tôi sử dụng trong toàn bộ luận văn, đối chiếu các thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn với tiếng Việt. - Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, ngữ cảnh cũng được sử dụng trong luận văn của chúng tôi. Qua việc phân tích ngữ nghĩa và ngữ cảnh của các thành ngữ, tục ngữ đó, chúng tôi thấy được giá trị biểu trưng, lớp nghĩa biểu trưng. Để thực hiện luận văn này, chúng tôi có tham khảo một số thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn trong luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thùy Dương (2013) “Một số tín hiệu thẩm mỹ trong tiếng thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn”. 6. Đóng góp của luận văn. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có những đóng góp như sau:  Cung cấp con số chính xác về thống kê, phân loại một cách có hệ thống các thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn nói về động thực vật.  Bước đầu làm sáng tỏ những đặc điểm ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng của các thành ngữ, tục ngữ Hàn nói về động vật và thực vật. 4
  12.  Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ của người Hàn Quốc và người Việt Nam.  Luận văn hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm đến tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc cũng như cho các sinh viên có chuyên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc hay Hàn Quốc học. 7. Bố cục của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được triển khai thành 3 chương với các tiết sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Chương 2: Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật. Một vài so sánh với Việt Nam. Chương 3: Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về thực vật. Một vài so sánh với Việt Nam. 5
  13. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm thành ngữ Khi nghiên cứu về thành ngữ, nói chung các học giả Việt Nam đã đưa ra nhiều điểm khá thống nhất. Tuy nhiên, đi vào chi tiết, việc quan niệm về thành ngữ giữa các tác giả không phải không có những ý kiến khác nhau. Dương Quảng Hàm (1951), trong “Việt Nam văn học sử yếu” quan niệm: “Thành ngữ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc một trạng thái gì cho có màu mè.” [20; tr 15]. Hồ Lê trong “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” coi thành ngữ là “những tổ hợp từ có tính vững chắc về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó.” [32; tr 97]. Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Văn Tu (1968) ở “Từ vựng học tiếng Việt hiện đại” thì cho rằng: “Thành ngữ là từ tố cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra. Những thành ngữ này cũng có hình tượng hoặc cũng có thể không có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa nguyên do như từ nguyên đọc.” [46; tr 147 ]. Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), trong “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” xem thành ngữ là “cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và ngữ nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm”. [7; tr 157 ]. Nguyễn Thiện Giáp (2008) trong “Giáo trình ngôn ngữ học” quan niệm: “Thành ngữ (idiom) là những cụm từ trong cơ cấu cú pháp và ngữ nghĩa của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó. Nói cách khác, thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo thành từ ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó.” Ngoài ra trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”, ông đã định nghĩa thành ngữ 6
  14. một cách rất ngắn gọn: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm” . Theo Hoàng Văn Hành (2010) trong “Tuyển tập ngôn ngữ học”, “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa, được sử dụng với chức năng như từ” và “Thành ngữ là một hiện tượng trung gian nằm ở khu đệm, giữa một bên là từ, thuộc từ vựng; một bên là ngữ, thuộc cú pháp; và một bên nữa là các hiện tượng thuộc văn hóa dân gian (tục ngữ, ca dao)…”. Tại Hàn Quốc, trong “Nghiên cứu thành ngữ quốc ngữ”, Kim Moon Chang (1974) quan niệm “Thành ngữ là cụm từ hoặc từ có cấu tạo từ hai từ trở lên hoặc mang ý nghĩa đặc biệt khác với phương pháp diễn đạt thông thường của một ngôn ngữ.” Theo Park Young Sun (1985), trong “Nghiên cứu về thành ngữ” thì “Thành ngữ là một hình thái ngôn ngữ được kết hợp từ hai từ trở lên, nó được sử dụng phổ biến giữa những từ kết hợp phi cú pháp. Về mặt cấu trúc, thành ngữ là từ ghép được ghép bởi hai từ trở lên, còn về mặt ý nghĩa nó là loại ngôn ngữ đặc thù mang ý nghĩa thứ ba mà không mang theo ý nghĩa cơ bản”. [44; tr 7]. Có một tình hình đáng chú ý là, vì cách quan niệm của các học giả không hoàn toàn trùng nhau nên trong dịch thuật, để biểu thị khái niệm tương đương với thuật ngữ “thành ngữ”, người ta có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn, thành ngữ, quán ngữ, quán dụng cú, ngữ quán dụng, thậm chí cả cách biểu đạt quán dụng, những lời nói quen thuộc hay lời nói thường xuyên sử dụng.v.v… Tuy nhiên, dù có nhiều định nghĩa khác nhau về thành ngữ nhưng tựu chung lại các tác giả đều thống nhất với nhau ở chỗ: Đó là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó. Ví dụ: Một nắng hai sương, Rán sành ra mỡ, An cư lạc nghiệp , Ăn cây táo rào cây sung, v.v. 7
  15. Trong hệ thống thành ngữ tiếng Hàn, đặc biệt là những thành ngữ nói về động – thực vật, chúng ta có thể thấy một số ví dụ tiêu biểu như sau: “견견견견” (Khuyển vượn chi gian), là thành ngữ dùng để chỉ những người có tính cách trái ngược không thể sống hòa hợp với nhau và nó tương đương với thành ngữ “như chó với mèo” trong tiếng Việt. “견견견견” (Cửu ngưu nhất mao) hàm ý chỉ sự quá ít ỏi, chẳng thấm tháp gì, chẳng có tác dụng gì như việc chín con trâu mất một sợi lông. Thành ngữ này tương đương với “Như muối bỏ biển” hay “Hạt cát trong sa mạc” trong tiếng Việt. “견견견견 (Tái ông thất mã), đây là thành ngữ chỉ sự luân hồi của phúc - họa, trong họa có phúc, trong phúc có họa. Trong tiếng Việt, chúng ta thường dùng: “Trong cái rủi có cái may” hay “họa phúc khôn lường” với ý nghĩa tương tự. “견견견 견견견 견견 견견 견견 견견 견견 견견견견 견견 견견견 견견” có thể hiểu là: Nếu chim khách kêu vào buổi sáng thì có điềm may đến hay có tin vui, còn nếu quạ kêu vào ban đêm thì sẽ có điềm không tốt (đại biến) hay chuyện không hay sắp xảy ra. Đây là thành ngữ nói về điềm dự báo trong tương lai. Như vậy qua một vài phân tích ở trên chúng ta đã có được những hiểu biết cơ bản nhất về thành ngữ nói chung và thành ngữ nói về động thực vật trong tiếng Việt và tiếng Hàn nói riêng. 1.2. Khái niệm tục ngữ Cũng như thành ngữ, hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian và ngôn ngữ học về khái niệm tục ngữ. Tuy nhiên trong luận văn này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu khái niệm tục ngữ dựa trên quan điểm của nhà ngôn ngữ học là chủ yếu. 8
  16. Nói về tục ngữ, Dương Quảng Hàm (1968) trong quyển “Việt Nam văn học sử yếu” quan niệm: “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì”. [21; tr 15]. Nguyễn Văn Tố trong bài “Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây” viết: “Tục ngữ là câu thành ngữ nói đã quen trong thế tục, nhiều câu nghĩa lý thâm thúy, ý tứ cao xa, câu nào từ đời xưa truyển lại gọi là ngạn ngữ, cũng có khi gọi là tục ngạn; tục ngữ hay tục ngạn thì nghĩa cũng gần giống nhau”. (Dẫn theo Chu Xuân Biên – Lương Văn Đang – Phương Tri (1975), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 20). Kế thừa quan điểm của các học giả đi trước, năm 1978 trong cuốn “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại”, Nguyễn Văn Tu (1978), đưa ra quan niệm: “Trong tiếng Việt, những tục ngữ, phương ngôn và ngạn ngữ có liên quan đến thành ngữ và quán ngữ. Chúng không phải là đối tượng của từ vựng học mà là đối tượng của văn học dân gian. Nhưng vì chúng là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ được dùng đi dùng lại để trao đổi tư tưởng cho nên chúng dính dáng đến vấn đề cụm từ cố định. Thực ta chúng là những câu hoàn chỉnh chỉ một nội dung đầy đủ, không cần những thành phần cú pháp nào cả”. [47; tr 87]. Sau đó, vào năm 1985, Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”, cho rằng: “Các tục ngữ cũng được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói như một đơn vị có sẵn; nhưng khác với thành ngữ ở chỗ nghĩa của tục ngữ bao giờ cũng là một phán đoán. Về mặt nội dung, nghĩa của tục ngữ gần với cụm từ tự do, bởi vì nó không biểu thị một khái niệm như thành ngữ mà biểu thị một tổ hợp khái niệm”. [17; tr 87]. Ngoài ra chúng ta còn thấy hàng loạt các định nghĩa khác về tục ngữ, chẳng hạn, theo Nguyễn Lân, “Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói lên hoặc một nhận xét về tâm lý, hoặc một lời phê phán, khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội…” [30; tr 6]. Còn theo Vũ Ngọc Phan (1998), “Tục ngữ là 9
  17. một câu tự nó diễn trọn vẹn, một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán” [40; tr 39]. Gần đây, Nguyễn Văn Nở (2008) đề cập đến khái niệm tục ngữ theo cách hiểu: “Tục ngữ là sản phẩm của tư duy, là công cụ diễn đạt những tri thức, kinh nghiệm quý báu, những triết lý nhân sinh vừa sâu sắc, vừa thâm thúy vừa không kém phần nghệ thuật, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [38; tr 11]. Cũng giống như tình hình ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hàn Quốc cũng có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về tục ngữ. Ở Hàn Quốc, một trong những người quan tâm đặc biệt đến tục ngữ là Im Dong Kwon. Trong cuốn “Từ điển tục ngữ”, ông viết, tục ngữ “có thể được coi là di sản văn hóa tuyệt vời, trong đó cô đọng và hàm súc những lời giáo huấn, những tri thức, kinh nghiệm trong cuộc sống, là nghệ thuật ngôn từ của toàn thể dân tộc được truyền khẩu từ đời này sang đời khác” [63; tr 3]. Cũng với quan niệm tương tự, Won Young Sub (2003) coi “Tục ngữ không phải là những cái được làm mới trong một khoảng thời gian ngắn mà là những lời đúc kết cô đọng truyền miệng từ đời này sang đời khác” [66; tr 3]. Như vậy, qua cách hiểu cũng như định nghĩa của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ kể trên chúng ta có thể hiểu tục ngữ chính là sản phẩm tư duy, di sản văn hóa dân tộc, là công cụ diễn đạt những kinh nghiệm sống hay những lời giáo huấn quý báu, cô đọng và hàm súc, đồng thời tục ngữ có thể là một nhận xét, một phê phán khen hay chê…Tục ngữ được truyền từ đời này sang đời khác. Dưới đây là một số câu tục ngữ nói về động thực vật trong tiếng Hàn và ý biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. Trong tiếng Hàn, câu tục ngữ “견견견견 견 견견견 견견” được hiểu là: Hổ nghe thấy là hổ đến, và nó tương đương với câu tục ngữ “Nhắc đến Tào Tháo, Tào Tháo đến” trong tiếng Việt. Câu tục ngữ “견견 견견 견견견 견견 견견 견견” có nghĩa là “Lời nói 10
  18. đi có hay thì lời nói đến mới hay” và nó gần tương đương với có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” trong tiếng Việt. Câu tục ngữ “견 견견 견견견 견견견”, có nghĩa là: Mất bò mới sửa chuồng, chỉ người không biết lo xa, tương đương với “Mất bò mới lo làm chuồng” trong tiếng Việt. Câu tục ngữ “견견견견 견견견견 견견견견” được hiểu là “Con khỉ cũng có thể rơi từ trên cây xuống”, gần tương đương với câu “Nhân vô thập toàn” trong tiếng Việt. Câu tục ngữ “견견견 견 견견”, được hiểu là “Đọc kinh thánh bên tai bò”, tương đương với câu “Đàn gảy tai trâu” trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt chúng ta có thể kể đến một số câu tục ngữ như: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, câu này hàm ý dùng để khuyên cần phải giữ mình trong hoàn cảnh túng bấn. Hay “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, câu này nghĩa là cho dù có họ xa với nhau còn hơn người ngoài, có họ vẫn hơn. Câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hàm ý nói sống phải có tình, có nghĩa, phải tỏ lòng biết ơn người đã làm ơn cho mình. Hay “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết. 1.3. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Thành ngữ và tục ngữ là các đối tượng nghiên cứu khoa học, cả hai đều được sử dụng khá phong phú và đa dạng trong đời sống hằng ngày của nhân dân. Nếu thành ngữ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học nói chung, từ vựng học nói riêng thì tục ngữ chủ yếu là đối tượng nghiên cứu của văn học dân gian. Thành ngữ và tục ngữ là những khái niệm có nhiều điểm tương đồng và khác biệt, song việc phân biệt chúng một cách thật rạch ròi thì không phải dễ. Theo Dương Quảng Hàm (1951), “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì, còn thành ngữ chỉ là 11
  19. những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè”. [20; tr 15]. Trong cách thức phân loại của Dương Quảng Hàm, tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về thành ngữ và tục ngữ nhưng vẫn chưa phân định được rõ ràng về mặt tác dụng của thành ngữ và tục ngữ, bởi vì ở mặt này cả hai có phần tương đối giống nhau. Trong “Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với tục ngữ” (1973), Cù Đình Tú đưa ra nhận xét: “Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là ở sự khác nhau về chức năng, thành ngữ là những đơn vị định danh, về mặt này thành ngữ tương đương như từ, còn tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích đều là các thông báo”. [48; tr 41]. Đến Vũ Ngọc Phan (1978), trong cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, tác giả đã phân biệt thành ngữ và tục ngữ một cách khá rõ ràng: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Về cấp độ, thành ngữ ngang hàng với từ, thành ngữ là anh, từ độc lập là em, vì thành ngữ qua thời gian, đã được tập hợp một cách gắn bó thành cụm”. [40; tr 37]. Đỗ Thị Kim Liên trong công trình “Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa – ngữ dụng” cũng đã đưa ra các tiêu chí để phân loại thành ngữ và tục ngữ. Tác giả phân loại dựa vào cấu tạo, ngữ nghĩa, chức năng và đích tác động. Qua đó, có thể thấy việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ một cách triệt để, rạch ròi với các tiêu chí cụ thể vẫn chưa đi đến đích. Điều này hiện nay vẫn đang được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Trong khuân khổ luận văn, dựa trên việc kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi tạm thời nêu ra sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ như sau:  Về số lượng âm tiết: 12
  20. Thứ nhất, thành ngữ thường chủ yếu gồm 4 âm tiết, cũng có khi có 3 âm tiết, ví dụ, trong tiếng Việt: Đầu xuôi đuôi lọt, con dại cái mang, Khô như rang, Cứng như đá, trong tiếng Hàn: “견견견견” (hỏi đông đáp tây – hàm ý những người hỏi một đằng trả lời một nẻo, trong tiếng Việt có câu “hỏi gà đáp vịt”) , 견견견견 (làm một chén – dùng để rủ ai đó đi ăn nhậu cùng)… Ngược lại, tục ngữ thường có cấu tạo 6 âm tiết trở lên, cũng có tục ngữ 4 âm tiết nhưng chúng tại khác thành ngữ về mục đích. Ví dụ, trong tiếng Việt,:“Có đi có lại mới toại lòng nhau”, “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”, trong tiếng Hàn: “견견 견견 견견 견견 견견 견견” (Miếng bánh cho đi có to thì miếng bánh nhận về, đến mới to – hàm ý khi người khác thăm hỏi, biếu xén hay làm điều gì tốt cho mình thì mình cũng phải báo đáp lại một cách tử tế thì quan hệ đó mới bền chặt được, trong tiếng Việt có câu “Có đi có lại mới toại lòng nhau”), “견견 견 견견 견견 견견” (Thuốc đắng thì tốt cho cơ thể - ý nói thuốc đắng thì chóng khỏi bệnh, lời nói thẳng thắn thì khó nghe nhưng lại tốt, bổ ích cho mình nên chớ nóng giận, tiếng Việt có dùng: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”)…  Về cấu tạo: Thành ngữ có cấu tạo là một cụm từ cố định, giữa các thành tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó là một bộ phận của câu. Ví dụ trong tiếng Việt: Mồm cá ngão, Mẹ tròn con vuông… Trong tiếng Hàn: “견견견 견” (bánh vẽ - để nói những việc hão huyền, “mơ hão”), “견견견 견 견견” (Nằm ăn bánh gạo – hàm ý nói những việc dễ dàng, “dễ như trở bàn tay” trong tiếng Việt)… 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2