intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Vai trò của Phật giáo trong văn hóa Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ giá trị của Phật giáo trong văn hóa Việt Nam. Một cách trực tiếp, đề tài góp phần xây dựng cơ sở đánh giá vai trò của Phật giáo trong văn hóa xứ Huế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Vai trò của Phật giáo trong văn hóa Huế

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------*****----------- VÕ QUỐC ĐỨC VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC Hà Nội – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------*****----------- VÕ QUỐC ĐỨC VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA HUẾ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 06 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Mai Ngọc Chừ Hà Nội – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Luận văn Thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình của ai khác. - Luận văn đã tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị. - Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong luận văn. Tác giả luận văn Võ Quốc Đức
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới GS.TS. Mai Ngọc Chừ , người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo không chỉ trong giới hạn nghiên cứu của đề tài luận văn, mà còn trong nhiều vấn đề khoa học khác. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, quý thầy cô giáo trong khoa Đông phương học, thầy Bổn sư cùng chư tôn đức, huynh đệ, các thầy cô, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên khích lệ trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong các Hội đồng đánh giá luận văn, bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tác giả luận văn có những tiến bộ trên con đường học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn Võ Quốc Đức
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 3 2. Giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................. 4 3. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................................... 8 7. Câu trúc luận văn ............................................................................................................... 8 NỘI DUNG ........................................................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ DU NHẬP PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM VÀ TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VÀO HUẾ ............................................................................. 9 1.1. Phật giáo và sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam ............................................... 9 1.1.1. Sự hình thành Phật giáo............................................................................................... 9 1.1.2. Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam .......................................................................... 11 1.1.3. Các thiền phái Phật giáo ở Việt Nam. ....................................................................... 12 1.2. Phật giáo ứ Hu - quá tr nh du nhập và những đặc điểm ..................................... 15 1.2.1. Từ Ô Châu Ô Rí đến Thuận Hóa-Phú Xuân- Huế ..................................................... 15 1.2.2. Thuận Hóa buổi đầu và quá trình du nhập Phật giáo ............................................... 16 1.2.3. Các dòng thiền có mặt tại Thuận Hóa ....................................................................... 18 Tiểu kết ................................................................................................................................ 22 CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA VẬT CHẤT XỨ HUẾ ..................................................................................................................................... 23 2.1. Vai trò Phật giáo trong các mộc bản ở Hu ............................................................. 23 2.1.1. Mộc bản và giá trị lịch sử .......................................................................................... 23 2.1.2. Mộc bản Phật giáo tại Huế ........................................................................................ 25 2.1.3. Ý nghĩa và giá trị mộc bản Phật giáo Huế................................................................. 28 2.2. Vai trò Phật giáo trong các ki n trúc chùa tháp ứ Hu ........................................ 30 2.2.1. Kiến trúc chùa tháp Phật giáo ................................................................................... 30 2.2.2. Kiến trúc chùa tháp Phật giáo xứ Huế ...................................................................... 33 2.2.3. Giá trị chùa Huế ........................................................................................................ 35 1
  6. 2.3. Vai trò Phật giáo trong văn hóa ẩm thực ngƣời Hu .............................................. 36 2.3.1. Quan điểm của Phật giáo về ẩm thực ........................................................................ 36 2.3.2. Văn hóa ẩm thực chay của Thiền môn xứ Huế .......................................................... 38 2.3.3. Văn hóa ẩm thực chay của Phật tử tại gia và người dân Huế ................................... 40 Tiểu kết ................................................................................................................................ 43 CHƢƠNG 3: VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN XỨ HUẾ ..................................................................................................... 44 3.1. Vai trò Phật giáo trong nghi lễ tâm linh ngƣời Hu ................................................ 44 3.1.1. Quan điểm và quy cách thờ cúng của người Huế ...................................................... 44 3.1.2. Sự ảnh hưởng tương hỗ của Phật giáo đối với tín ngưỡng tâm linh của người Huế 46 3.2. Vai trò Phật giáo trong các lễ hội xứ Hu ................................................................. 49 3.2.1. Các lễ hội Phật giáo Huế trở thành lễ hội chung của xứ Huế................................... 49 3.2.2. Ảnh hưởng Phật giáo trong một số lễ hội khác ở Huế .............................................. 53 3.3. Vai trò Phật giáo trong văn hóa lối sống người xứ Huế ............................................... 56 3.3.1. Ứng xử với thiên nhiên............................................................................................... 57 3.3.2. Ứng xử giữa con người với con người ....................................................................... 60 Tiểu kết ................................................................................................................................ 63 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 67 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 73 2
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Huế là mảnh đất nằm ở miền Trung Việt Nam, lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển Đông mênh mông. Địa giới phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị ở sông Ô Lâu, phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng ở núi Hải Vân. Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 700 năm, Huế đã tích tụ cho mình một nền văn hóa sâu đậm và đặc trưng. Huế là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn - chế độ phong kiến cuối cùng của Việt Nam nên những giá trị vật chất và tinh thần của Phong kiến vẫn hiện diện. Hệ thống cung đình hoàng thành, hệ thống lăng tẩm của vua chúa, hệ thống chùa chiền xưa cổ… cùng với những khung hệ giá trị văn hóa tinh thần đã làm nên diện mạo một vùng đất kinh kỳ đậm đà bản sắc. Văn hóa xứ Huế trở thành di sản chung của nhân loại. Huế là thành phố có 5 danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế vào năm 1993; Nhã nhạc cung đình Huế vào năm 2003; Mộc bản triều Nguyễn vào năm 2009; Châu bản triều Nguyễn vào năm 2014 và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế vào năm 2016. Đồng hành cùng với việc hình thành và phát triển vùng đất này, Phật giáo đã có đóng góp rất nhiều làm nên giá trị văn hóa của xứ Huế. Ngay từ thời còn thuộc đất Chăm, xứ này đã có Phật giáo của Chăm. Đến khi lưu dân Việt vào khai hoang lập làng, rồi chúa Nguyễn cát cứ xây dựng chính quyền riêng biệt cho đến khi trở thành kinh đô của triều Nguyễn, Phật giáo luôn luôn được ưu tiên phát triển, là nền tảng tư tưởng bản lề cho kế sách phát triển đất nước. Huế không những là nơi địa linh phát xuất nhân kiệt mà còn là nơi lưu dấu ấn Phật giáo từ thế kỷ 14 cho đến nay. Nếu văn hóa được định nghĩa như là đỉnh cao của những thành tựu cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần, thì Phật giáo khởi sinh và hội tụ trên đất Huế chính là suối nguồn đóng góp những thành tựu của văn hóa Huế. 3
  8. Từ buổi đầu du nhập, Phật Giáo đã nhanh chóng hòa mình vào tín ngưỡng dân gian, lan rộng và ảnh hưởng sâu xa trong mọi tầng lớp, từ thành thị đến làng quê, từ tầng lớp nông phu cho đến hàng quý tộc. Dù là lúc rực rỡ huy hoàng hay là lúc ngã nghiêng suy yếu, Phật giáo Huế vẫn luôn sánh bước kề vai đi cùng phát triển xã hội và văn hóa miền đất xứ Huế, là bộ phận văn hóa bất khả phân ly của nền “văn hóa Huế”. Nó đã trở thành sức mạnh tâm linh để bảo vệ, che chở, phụng sự cho nhiều thế hệ. Cũng chính nhờ sự hài hòa vững chắc giữa đạo pháp và dân tộc mà ngày nay, Huế được xem là nơi cổ kính với bao thuần phong mỹ tục. Do vậy nói đến Huế người ta thường nói là “vùng đất Phật”, “xứ sở của những ngôi chùa”, chính bởi sự hiện diện mật tập của số lượng lớn chùa chiền trên một diện tích khiêm tốn. Người Huế khi sinh ra đã sớm tập quen với tiếng chuông chùa, với câu kinh tiếng kệ, một ngày hai buổi công phu sớm chiều. Tiếng chuông âm vang nơi thâm sơn cùng cốc, vọng xuống dòng sông, đi sâu vào lòng mỗi người, xua đuổi mọi tạp niệm. Thiết nghĩ, bản thân là người gốc xứ Huế cũng là người xuất gia theo Phật giáo. Trong quá trình sinh sống và tu học tại Huế, bản thân cảm nhận Phật giáo ảnh hưởng rất sâu đậm đến văn hóa xứ Huế. Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Huế. Con người xứ Huế sống ung dung, bình đạm, trầm lặng nhưng hiền hòa và đời sống nội tâm rất phong phú. Phong cách này có phần do môi trường, thổ nhưỡng, khí hậu nhưng một phần lớn là ảnh hưởng Phật giáo.Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tôn vinh văn hóa Phật giáo Huế, người viết đã chọn đề tài Vai trò của Phật giáo trong văn hóa Huế làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ giá trị của Phật giáo trong văn hóa Việt Nam. Một cách trực tiếp, đề tài góp phần xây dựng cơ sở đánh giá vai trò của Phật giáo trong văn hóa xứ Huế. 4
  9. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Phật giáo và vai trò của Phật giáo đối với con người xứ Huế. 3. Lịch sử vấn đề Phật giáo và văn hóa Phật giáo là thành tố có ảnh hưởng sâu đậm trong văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng. Việc nghiên cứu Phật giáo Huế cũng như văn hóa Phật giáo Huế là chủ đề của nhiều chuyên luận, bài nghiên cứu công phu từ trước đến nay. Trước hết là vấn đề nghiên cứu văn hóa Huế. Huế có một nền văn hóa đa dạng và nhiều đặc trưng nên đã thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm và tìm hiểu. Chẳng hạn những công trình của Nguyễn Đắc Xuân với Văn hóa cố đô, Nxb Thuận Hóa năm 1997; Hồ Vĩnh với Dấu tích văn hóa thời Nguyễn, Nxb Thuận Hóa năm 1998… Đặc biệt các nhà nghiên cứu người Huế như Phan Thuận An, Nguyễn Hữu Thông, Trần Đức Anh Sơn, Trần Đại Vinh, Trần Đình Hằng, Hoàng Ngọc Vĩnh với hàng loạt công trình đồ sộ. Ở đây chúng tôi nghiên cứu Phật giáo ảnh hưởng đến văn hóa Huế nên sẽ quan tâm các công trình liên quan đến Phật giáo và văn hóa Phật giáo. Đầu tiên có thể kể đến công trình tiêu biểu như Lịch sử Phật giáo Đàng Trong của Nguyễn Hiền Đức do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 1995, trình bày về quá trình du nhập, hình thành và phát triển của Phật giáo vào Đàng Trong Việt Nam. Chi tiết hơn về Phật giáo xứ Huế có cuốn Lịch sử Phật giáo xứ Huế của Thích Hải Ấn – Hà Xuân Liêm, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2006; Những chùa tháp Phật giáo ở Huế của Hà Xuân Liêm, Nxb Văn hóa thông tin, 2007; Chư tôn thiền đức Phật giáo Thuận Hóa của Thích Trung Hậu- Thích Hải Ấn, Nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2010… đã khái quát quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo xứ Huế. Các tác giả phân tích và khẳng định những giá trị nổi bật 5
  10. cùng sự phát triển của Phật giáo xứ Huế cũng như những ảnh hưởng đến đời sống tâm linh người dân xứ Huế. Liên quan đến việc nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống của người dân Huế cũng như những đặc trưng của Phật giáo Huế đã có các Luận văn của Tăng Ni sinh viên tại Học viện Phật giáo như tác giả Thích Nữ Từ Tịnh làm đề tài “Những nét đặc trưng của Phật giáo Huế” vào năm 2005; Thích Nữ Liên Minh với đề tài “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống người dân xứ Huế” vào năm 2001; Thích Nữ Nguyên Hải với đề tài Một vài nét đẹp trong lịch sử Phật giáo Thuận Hóa năm 2001; Thích Thiện Trì với đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo qua các lễ hội xứ Huế” năm 2009… Tuy nhiên những công trình này chưa đi sâu phân tích một cách toàn diện và hệ thống sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa Huế. Từ góc độ ảnh hưởng của Phật giáo đến kiến trúc xứ Huế có thể thấy những công trình của Nguyễn Hữu Thông với tựa đề Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí, Nxb Thuận Hóa 2001; công trình của Phan Thuận An có tựa đề Kiến trúc cố đô Huế, Nxb Đà Nẵng 2006 … đã chỉ ra những nét đặc trưng của kiến trúc xứ Huế, đặc biệt chỉ ra được những ảnh hưởng tương quan giữa kiến trúc Huế với kiến trúc Phật giáo Huế. Bên cạnh đó còn nhiều bài viết liên quan trực tiếp đến kiến trúc chùa Huế được tuyển đăng trên Tạp chí Liễu Quán số 15 tháng 8/2018 như “Chùa Huế trong nguồn mạch đời sống văn hóa-tâm linh xứ Huế” của Nguyễn Hữu Thông-Lê Thọ Quốc; “Đặc trưng biểu tượng trang trí tại các ngôi chùa Huế” của Đặng Vinh Dự; “Kiến trúc chùa Huế-giá trị của một di sản giữa lòng thành phố di sản của Nguyễn Phước Bảo Đàn; “Một vài đặc điểm vườn chùa Huế truyền thống” của Lê Anh Tuấn; “Kiến trúc, cảnh qua chùa làng vùng Thuận Hóa: Khảo sát chùa Giác Lương” của Lê Đình Hùng – Nguyễn Thăng Long; “Đặc trưng kiến trúc chùa Khuôn hội ở Huế” của Lê Thị Như Khuê… 6
  11. Nghiên cứu về mộc bản Phật giáo Huế vẫn còn là mảng đất hiếm người tìm. Người khởi đầu cho việc nghiên cứu mộc bản Phật giáo Huế chính là chủ trương của ban văn hóa Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế. Những kết quả bước đầu được công bố trên Tạp chí Liễu Quán số 6 tháng 8/2015. Trong đó có các bài nổi bật như “Bước đầu khảo sát di sản mộc bản Phật giáo Huế” của Thích Không Nhiên; “Mộc bản kinh Phật từ thời chúa Nguyễn đến đầu triều Gia Long” của Võ Vinh Quang-Đỗ Minh Điền… Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo trong ẩm thực Huế phải kể đến công trình của Bùi Minh Đức với tựa đề Văn hóa ẩm thực Huế, Nxb Văn hóa văn nghệ năm 2011. Đây là công trình giá trị đã đánh giá những nét đặc trưng của ẩm thực xứ Huế. Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến ẩm thực chay, một nét đặc sắc của ẩm thực Huế. Đa số các công trình nghiên cứu văn hóa Huế đều có đề cập đến sự ảnh hưởng của Phật giáo. Phật giáo như một tiền đề, một bản lề quan trọng trong việc sinh thành, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa vật chất cũng như tinh thần xứ Huế. Tuy nhiên các công trình nói trên vẫn chưa chỉ ra những biểu hiện của sự ảnh hưởng Phật giáo trong các giá trị văn hóa Huế một cách chi tiết. Tất cả các công trình kể trên vẫn chỉ là những công trình nổi bật mà chúng tôi tiếp cận được, ngoài ra còn nhiều công trình giá trị khác chúng tôi vẫn chưa có cơ hội để tìm hiểu. Song với những thành tựu như vừa nêu là rất đáng quý, tất cả là chỗ dựa, là những gợi ý quan trọng để chúng tôi suy nghĩ, tiếp thu và triển khai nội dung, ý tưởng khi thực hiện đề tài. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của Phật giáo trong văn hóa Phạm vi không gian nghiên cứu: Giới hạn trong thành phố Huế. Phạm vi thời gian: Từ khi Phật giáo xuất hiện ở Huế cho đến nay 7
  12. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài này được thực hiện dựa trên sự phối hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này được thực hiện bằng việc thu thập thông tin từ thư viện, hiệu sách, v.v. - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, tư liệu thu thập được. - Phương pháp logic và lịch sử: Tìm hiểu tiến trình lịch sử Phật giáo truyền vào Huế. - Cách tiếp cận liên ngành: Văn hóa học, sử học... 6. Đóng góp của luận văn Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn góp phần tìm hiểu sự du nhập và thấm sâu của Phật giáo trong đời sống cư dân Huế. Từ đó tìm hiểu vai trò của Phật giáo trong việc tạo thành văn hóa xứ Huế gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Qua việc phân tích hai khía cạnh văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trong đời sống cư dân Huế luận văn sẽ xác lập hệ giá trị đóng góp của Phật giáo. Luận văn còn khẳng định thêm giá trị văn hóa Huế, góp phần tạo nên giá trị văn hóa của Việt Nam. Luận văn sẽ là tư liệu cho các chuyên ngành liên quan đến văn hóa Việt Nam, lịch sử và Phật giáo Việt Nam tham khảo. 7. Câu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam và truyền bá Phật giáo vào Huế Chương 2: Vai trò của Phật giáo trong văn hóa vật chất xứ Huế Chương 3: Vai trò của Phật giáo trong văn hóa tinh thần của người dân xứ Huế. 8
  13. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ DU NHẬP PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM VÀ TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VÀO HUẾ 1.1. Phật giáo và sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam 1.1.1. Sự hình thành Phật giáo Phật giáo là một hệ thống tư tưởng triết lý hình thành ở Ấn Độ do đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập vào năm 533 trước Tây Lịch. Ngay từ khi ra đời, Phật giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tư tưởng văn hóa Ấn Độ. Với quan điểm bình đẳng và khả năng thành Phật, Đức Phật đã xóa bỏ sự phân chia giai cấp - một điều cố hữu của Ấn Độ phục vụ quyền lợi của một thành phần xã hội. Phật giáo nhanh chóng lan truyền ra các nước xung quanh và toàn thế giới. Bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật là Tứ diệu đế (bốn chân lý vi diệu) gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Với bài thuyết pháp này, Đức Phật dạy cho chúng sanh thấy rõ được nỗi khổ của cuộc đời, nguyên nhân của nỗi khổ, quả vị giải thoát và con đường đưa đến giải thoát. Những tư tưởng khác còn được trình bày trong Thập Nhị nhân duyên, Bát Chánh đạo, Nhân quả, Tánh Không, Sắc Danh… Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Phật giáo chia thành hai bộ phái là Đại thừa (cổ xe lớn - chở được nhiều người) và Tiểu thừa (cổ xe nhỏ - chở được ít người). Hai bộ phái này truyền đi theo hai hướng, Đại thừa theo hướng Bắc gọi là Bắc tông, phổ biến ở các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản; Tiểu thừa theo hướng Nam gọi là Nam Tông, phổ biến ở các nước Srilanka, Lào, Thái, Campuchia… Hệ thống tư tưởng triết lý của Phật giáo gói gọn trong Tam tạng Kinh điển gồm Kinh, Luật và Luận. Tạng Kinh ghi lại lời thuyết pháp, lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đối với chúng đệ tử; Tạng Luật ghi lại giới luật 9
  14. phải chấp hành của Tăng đoàn; Tạng Luận là những lời luận giải của các vị Tổ sư Cao tăng luận bàn chi tiết lời dạy của Phật. Trong quá trình phát triển, Phật giáo chia thành nhiều tông phái khác nhau như Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông, Hoa Nghiêm tông… Mỗi tông phái được các vị Tổ sư phát triển theo một tư tưởng cụ thể nhằm tùy căn cơ trình độ tiếp nhận của chúng sanh để giúp chúng sanh giải thoát khổ đau, chứng quả giải thoát. Thiền tông ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn hóa và văn học của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo lịch sử Thiền tông thì Thiền bắt đầu hình thành từ sự kiện “niêm hoa vi tiếu” được thuật lại trong Đại Phạm Thiên vương vấn Phật quyết nghi kinh. Tương truyền, Phạm Thiên vương cúng dường Phật một cành hoa và thỉnh Phật thuyết pháp. Phật chỉ cầm hoa và im lặng mỉm cười. Chẳng ai trong hội chúng hiểu được điều này, chỉ có ngài Ma ha Ca Diếp hiểu được thâm ý của Phật và mỉm cười lĩnh hội. Đức Phật liền nói: “Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng không tướng, vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, nay trao lại cho Ma ha Ca Diếp”[52; tr. 302]. Như vậy, Ma ha Ca Diếp được suy tôn là sơ tổ của Thiền tông. Các Tổ truyền nhau đến đời thứ 27 là tổ Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Quốc để truyền đạo. Tại đây, Thiền tông trở thành một tông phái vững mạnh, phát triển rực rỡ. Đến thời Lục tổ Huệ Năng, Thiền tông phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. Để phù hợp với tâm lý con người và xã hội, Thiền chia làm hai phái là Nam tông và Bắc tông. Nam tông chủ trương “đốn ngộ” - “ngộ bất thình lình, ngộ ngay bây giờ” [52; tr.153] do ngài Huệ Năng đề xướng. Bắc tông do ngài Thần Tú khởi xướng lại chủ trương “tiệm ngộ” - “ngộ từ từ, theo từng cấp bậc” [52; tr.429]. Đến thời Đường, Minh, Nguyên, Thiền tông phát triển rực rỡ ở Trung Quốc và dần dần ảnh hưởng đến Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc và mang đậm dấu ấn đặc sắc của mỗi dân tộc. 10
  15. 1.1.2. Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam Phật giáo truyền vào Việt Nam bằng hai con đường: Một là con đường biển từ phương Nam Ấn Độ trực tiếp truyền sang gọi là Nam truyền; Hai là con đường bộ từ phương Bắc truyền xuống gọi là Bắc truyền. Ban đầu Phật giáo Việt Nam tiếp nhận trực tiếp từ Phật giáo Ấn Độ, sau đó truyền qua Trung Quốc. Nhưng sau đó, Phật giáo ở Trung Quốc đạt đến đỉnh cao, có cái riêng của mình, đã ảnh hưởng trở lại Việt Nam. Ðạo Phật truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch. Trong Việt Nam Phật giáo sử luận, Nguyễn Lang cho rằng: “Các tài liệu như Hậu Hán Thư trong đó có câu chuyện Sở Vương Anh theo Phật Giáo, sách Lý Hoặc Luận của Mâu tử viết tại Việt Nam vào hạ bán thế kỷ thứ hai, kinh Tứ Thập Nhị Chương và một số tài liệu khác, có tính cách lặt vặt hơn, cho ta thấy rằng trong đời Hậu Hán (thế kỷ thứ nhất và thứ hai) ngoài hai trung tâm Phật Giáo ở Trung Hoa, còn có một trung tâm Phật Giáo rất quan trọng khác ở Giao Chỉ, tức Việt Nam, lúc bấy giờ đang nội thuộc Trung Quốc là trung tâm Phật giáo Luy Lâu (hiện nay thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)” [44; tr.23]. Phật giáo lúc mới truyền bá vào nước ta, chỉ là tín ngưỡng bình dân, chưa có kinh điển phiên dịch, chưa có tăng sĩ và tự viện. Nhân dân ta tiếp thu đạo Phật một cách tự nhiên, không gặp bất kỳ phản ứng và trở ngại gì, bởi lẽ tư tưởng Phật giáo vốn rất gần gũi với tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Những nhà truyền đạo đầu tiên vào nước ta hầu hết là các tăng sĩ người Ấn Độ như Ma ha Kỳ vực, Khương Tăng Hội… Điều đó chứng tỏ Phật giáo trước khi ảnh hưởng đến Trung Quốc, đã phát triển tại Giao Châu. Giao Châu lúc bấy giờ là nơi giao lưu các tín ngưỡng – truyền thống Vệ đà từ Ấn Độ và truyền thống Hán học từ Trung Quốc, một bên hướng tới vũ trụ siêu nhiên, một bên hướng vào xã hội thực tiễn. Trải qua quá trình du nhập, thâu hóa, các dòng tư tưởng đó đã kết tinh thành nền văn hóa mang tinh thần riêng của dân tộc Việt Nam. 11
  16. Theo “tập luận thuyết đầu tiên về đạo Phật được Mâu Tử viết tại Giao Châu, Khương Tăng Hội (cuối thế kỷ thứ II) được xem là tăng sĩ đầu tiên của Việt Nam” [52; tr.332]. Sang thế kỷ III, tại Giao Châu có “khoảng 500 vị tăng sĩ và lưu hành ít nhất 15 bộ kinh”[52; tr.332] thời gian này Thiền Đại thừa Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam và “Khương Tăng Hội được xem là Khai tổ của Thiền học Việt Nam ”[52; tr.332]. Thế kỷ V, ở Giao Châu có những Thiền sư tiếng tăm như Đạt ma Đề bà, Huệ Thắng, Pháp Thiên… được giới trí thức Trung Hoa ngưỡng mộ. Ở Việt Nam, mỗi thời kỳ có một tông phái trở thành chủ đạo. Thời Bắc thuộc, tông phái Phật giáo chủ yếu là Mật tông. Các nhà sư lớn từ cuối Bắc thuộc đến đầu nhà Lý như Nguyễn Minh Không, Từ Đạo Hạnh… đều rất giỏi pháp thuật. Khi nước nhà giành độc lập tự chủ, và nhất là từ thời Lý-Trần, Phật giáo thiền tông phát triển một cách rực rỡ. Dưới thời Lý-Trần, Phật giáo được xem là quốc giáo, có đóng góp rất lớn trong việc khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc và ổn định phát triển đất nước. Sang thời Lê sơ, Phật giáo mất dần địa vị trên chính trường, lùi dần vào đời sống sinh hoạt dân gian, nhường vị trí ấy cho Nho giáo. Tuy nhiên, Phật giáo vẫn phát triển, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, cách nghĩ, nếp sống sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Trải qua các triều đại khác nhau, Phật giáo vẫn là nền tảng tư tưởng cốt yếu của dân tộc Việt Nam. 1.1.3. Các thiền phái Phật giáo ở Việt Nam. Thiền phái đầu tiên ở Việt Nam là thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi do Tỳ- ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) thành lập năm 580. Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã vân du tham học thiền ở Ấn Độ nhiều năm, sau đó mới qua Trung Quốc gặp Tổ sư Tăng Xán. Sau khi được Tổ sư Tăng Xán truyền tâm ấn, Sư lại về chùa Chế Chỉ hoằng hóa và dịch kinh Tượng đầu Tinh xá (Tinh xá Đầu Voi). Đến Việt Nam, thiền sư Tỳ ni đa lưu chi gặp và truyền pháp cho thiền sư Pháp 12
  17. Hiền và Quán Duyên. Đây là Thiền phái đầu tiên có hệ thống truyền thừa, kế tục được 19 đời, từ Thiền sư Pháp Hiền đến Thiền sư Y Sơn, kết thúc cuối thời Lý. Thiền phái thứ hai là thiền phái Vô Ngôn Thông do thiền sư Vô Ngôn Thông (người Trung Quốc) sáng lập. Thiền sư nhận yếu chỉ Thiền tông từ Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải sang nước ta du hóa vào năm 820. Dòng Thiền này kế tục được 17 thế hệ, đến đầu thời Trần thì thất truyền. Thiền phái thứ ba là thiền phái Thảo Đường do thiền sư Thảo Đường sáng lập từ cuối thế kỷ XI. Trong cuộc chinh phạt Chiêm Thành năm 1096, vua Lý Thánh Tông đã mang về Đại Việt một số tù nhân, trong đó có Thiền sư Thảo Đường – vốn là môn đệ của Thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển, là phái chủ trương dung hợp giữa Phật giáo và Nho giáo tại Trung Quốc. Dòng Thiền Thảo Đường duy trì được 6 thế hệ. Cả ba thiền phái này đều là người ngoại quốc khai phát tông phái và có những thế hệ truyền thừa trên đất Đại Việt. Đầu thế kỷ XIII, nhà Trần lên ngôi vẫn tiếp tục chính sách ủng hộ Phật giáo. Chính vì thế mà Phật giáo dưới thời Trần rất phát triển. Xu hướng lúc bấy giờ là “ba Thiền phái Tì ni đa lưu chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường dần dần nhập lại một” [52; tr.333]. Trên cơ sở đó, Trần Nhân Tông, vị vua thứ 3 của nhà Trần đã sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền phái này được xem là sự tổng hợp của ba dòng Thiền trên và mở đầu cho nền Thiền học mang bản sắc Việt Nam. “Thiền phái Trúc Lâm chủ trương niệm Phật, thụ giới, tọa Thiền. Ngồi Thiền để tĩnh tâm, ngăn ác hướng thiện. Niệm Phật là cách tự giáo dục, tự điều chế để miệng và tâm thanh tịnh. Thụ giới là cách răn giữ bản thân theo giới luật để thân trong sạch và không làm điều ác”[48; tr.100]. Đây chính là biểu hiện nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm. Chính điều này đã tạo nên một nhân sinh quan “gần gũi với đời, trở về với cuộc sống trần 13
  18. thế”[48; tr.101] mà Thiền phái này đã tạo dựng – nó chính là biểu hiện cho tinh thần và bản sắc Đại Việt. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử truyền qua ba đời, Sơ tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Nhị Tổ Pháp Loa và Tam Tổ Huyền Quang. Có lẽ vì nhà Trần mất ngôi nên sau 3 đời truyền thừa thì thiền phái này không còn thư tịch nào ghi rõ về sự truyền thừa nữa. Mặc dù vậy tư tưởng thiền phái này lại ảnh hưởng rất lớn trong đời sống văn hóa xã hội và để lại nhiều dấu ấn. Phật giáo dưới thời Lý Trần được xem là Quốc giáo, có ảnh hưởng toàn diện trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Thiền phái thứ năm là thiền phái Tào Động do thiền sư Động Sơn Lương Giới và Tào Sơn Bản Tịch sáng lập tại Trung Quốc. Thiền phái này truyền vào Việt Nam vào thế kỷ thứ XVII do thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt truyền ở Đàng Ngoài và thiền sư Thạch Liêm Thích Đại Sán truyền ở Đàng Trong. Thiền phái thứ sáu là thiền phái Lâm Tế. Thiền phái này xuất phát từ Trung Quốc do thiền sư Lâm Tế sáng lập. Vào thế kỷ XVII, đệ tử đời thứ 33 của thiền phái này là thiền sư Nguyên Thiều đã sang du hóa tại Đàng Trong. Phật giáo Đàng Trong được sự ủng hộ nhiệt tình của chúa Nguyễn đã phát triển rực rỡ. Từ dòng thiền này lại xuất phát thành hai dòng thiền khác là dòng thiền Lâm Tế Liễu Quán và dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh. Trong đó, thiền phái Lâm Tế Liễu Quán do thiền sư Liễu Quán người Phú Yên sáng lập là dòng thiền thuần Việt thứ 2 của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo ngay từ khi du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng được chấp nhận và bám rễ sâu vào đời sống văn hóa của dân tộc. Phật giáo ngay từ đầu đã thực hiện lý tưởng đồng hành cùng dân tộc, tạo nên bản sắc văn hóa sâu đậm để từ đó cố kết nhân tâm thành sức mạnh vững vàng, chống lại ngoại xâm, xây dựng đất nước. Phật giáo trở thành lối sống, nếp nghĩ của dân tộc Việt. 14
  19. 1.2. Phật giáo ứ Hu - quá tr nh du nhập và những đặc điểm 1.2.1. Từ Ô Châu Ô Rí đến Thuận Hóa-Phú Xuân- Huế Huế là địa danh thuộc miền Trung Việt Nam. Có nhiều tài liệu giải thích tên Huế khác nhau. Trang Wikipedia đã tổng hợp lại như sau: “Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: "Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then". Những tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện.Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué.Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ.Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này”. Đa số người dân Huế cho rằng từ Huế là đọc từ chữ Hóa trong từ Thuận Hóa, bởi Huế trước đây là vùng đất có tên là Thuận Hóa. Vào năm 1306, vua Chiêm dâng hai châu Ô, Lý cho Đại Việt để cưới công chúa Huyền Trân. Từ đó châu Ô châu Lý thuộc về người Việt và được đặt lại tên là Thuận Châu và Hóa Châu. Năm 1558, Nguyễn Hoàng xin chính quyền Lê Trịnh vào trấn nhậm xứ Thuận Hóa, thực hiện công cuộc khai hoang, lập làng lập ấp. Chúa Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô Đàng Trong, thực hiện công cuộc ly khai với chính quyền Lê Trịnh ở Đàng Ngoài. 15
  20. Đến đời vua Nguyễn vẫn tiếp tục chọn Phú Xuân làm kinh đô. Năm 1945, chế độ phong kiến Việt Nam khai tử, địa bạ hành chính Việt Nam được thay đổi với sự lãnh đạo của chính phủ Việt Nam. Thuận Hóa-Phú Xuân-Huế kể từ khi có dấu chân người Việt đến hôm nay đã trải qua hơn 700 năm. Xứ Huế mang đặc trưng văn hóa đặc sắc riêng biệt, tạo thành một dấu ấn của văn hóa Việt Nam. 1.2.2. Thuận Hóa buổi đầu và quá trình du nhập Phật giáo Thuận Hóa trước khi thuộc về người Việt thì đây là vùng đất của Chăm pa. Vùng đất này có một nền văn hóa Chăm pa đặc sắc lâu đời, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Phật giáo từng đóng một vị trí khá quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm, tồn tại và phát triển song song với đạo Bà la môn. Sau khi giao đất cho người Việt hai châu Ô Rí, người Chăm đi lùi dần về phía Nam thế nhưng những ảnh hưởng của văn hóa Chăm vẫn tồn tại trên vùng đất này. Những lưu dân Việt đầu tiên đến đây là những người bị tội đày, trốn chính quyền Lê Trịnh. Đây là vùng phên dậu, rừng thiêng nước độc, cư dân lại đa dạng thành phần. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm xứ Thuận Hóa đã có những chính sách phù hợp nên Thuận Hóa phát triển một cách nhanh chóng, trở thành một trung tâm kinh tế chính trị đủ sức để đối trọng lại với chính quyền Đàng Ngoài. Đứng trước tình hình cư dân Thuận Hóa đa thành phần, trình độ nhận thức cũng khác nhau, hơn nữa, trong tình cảnh chúa Nguyễn là người ly khai, đi trái tư tưởng trung quân của nhà Nho nên chúa Nguyễn cần sự lựa chọn tư tưởng để phát triển vương quyền. Thuận Hóa buổi đầu chưa thật sự phát triển nhưng cư dân ở đây hầu như đã biết đến đạo Phật, gồm: đạo Phật của người Chăm để lại và đạo Phật của người Việt di dân đến đây. Trong Ô Châu cận lục, Dương Văn An đã ghi chép lại những ngôi chùa xuất hiện ở đây như chùa Thiên Mụ, chùa Sùng Hóa… Nhân dân đã có những lễ hội, “vào ngày Tết 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2