Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy Việt Nam - Phân tích theo các nhân tố sản xuất
lượt xem 4
download
Tác giả thực hiện nghiên cứu để tìm ra những yếu tố tạo nên năng lực sản xuất của ngành giấy, bột giấy Việt Nam, ảnh hưởng của việc phát triển ngành giấy đến môi trường sống của người dân. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin để hỗ trợ cho các nhà chính sách ra quyết định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy Việt Nam - Phân tích theo các nhân tố sản xuất
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT -------------------------------------- LÊ ĐÌNH ANH HUY ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH GIẤY VIỆT NAM - PHÂN TÍCH THEO CÁC NHÂN TỐ SẢN XUẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LÊ ĐÌNH ANH HUY ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH GIẤY VIỆT NAM - PHÂN TÍCH THEO CÁC NHÂN TỐ SẢN XUẤT Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Malcolm McPherson ThS. Đinh Vũ Trang Ngân Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng … năm 2016 Tác giả luận văn Lê Đình Anh Huy
- -ii- LỜI CẢM ƠN Đến với môi trường học tập tại Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, dù đã nỗ lực hết mình nhưng nếu không có sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, gia đình thì tôi đã không hoàn tất được luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô, cán bộ nhân viên tại chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Nhà trường đã tạo cho tôi môi trường học tập rất lý tưởng trong hai năm vừa qua. Để hoàn thành luận văn tôi xin gửi lời tri ân đến cô Đinh Vũ Trang Ngân. Những góp ý của cô đã giúp tôi định hướng và triển khai các nội dung của luận văn một cách khoa học. Cô đã kiên nhẫn đọc và góp ý chi tiết từ những bản thảo ban đầu. Những lời khuyên sâu sắc của cô không những giúp ích cho luận văn mà còn giúp ích cho tôi trong công việc. Tôi đặc biệt cảm ơn thầy Huỳnh Thế Du, người đã định hướng cho tôi từ khi tìm ý tưởng thực hiện luận văn. Thầy dạy tôi nhìn các vấn đề chính sách một cách đơn giản nhưng thực tế và sâu sắc. Thầy đã tiếp thêm động lực cho tôi mỗi khi tôi nản chí bằng những lời động viên. Thầy là tấm gương tuyệt vời trong công việc nghiên cứu mà tôi luôn muốn học tập. Tôi xin cảm ơn anh Trương Minh Hòa đã hỗ trợ những tài liệu tham khảo và số liệu quý giá được trình bày trong luận văn. Tôi cũng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với ban giám đốc Công ty cổ phần Mạnh Thông, dự án nhà máy bột giấy Công ty cổ phần Thái Bình Xanh. Nhờ làm việc tại công ty, tôi có điều kiện tiếp xúc với các doanh nghiệp trong ngành, các cơ quan chính quyền, các nhà tư vấn Poyry, Valmet, RISI và Hawkins Wright. Tôi muốn cảm ơn các bạn lớp MPP7, những người đã luôn ở bên cạnh, chia sẻ với tôi tất cả những khoảnh khắc vui buồn trong thời gian học tập và làm luận văn. Các bạn là những người bạn thân thiện và nhiệt tình nhất mà tôi từng được thấy. Cảm ơn bạn Lê Thị Ngọc Ánh, Huỳnh Ngọc Chương, Hồ Ngọc Huy đã đọc và góp ý cho luận văn. Tôi xin cảm ơn gia đình, những người luôn tin tưởng và ủng hộ vô điều kiện cho tôi. Cảm ơn bạn Lê Triều Thùy Dương giúp đỡ tôi trong suốt hai năm vừa qua. Nếu không có bạn thì tôi đã không đi hết cuộc hành trình này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Vụ Văn Hóa và Giáo dục trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tổ chức đã tài trợ học bổng cho tôi trong suốt quá trình theo học tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2016 Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Lê Đình Anh Huy
- -iii- TÓM TẮT Sản lượng ngành giấy Việt Nam tăng 22 lần trong khoảng thời gian 1986-2015. Tuy nhiên mức tăng trưởng này chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Thời kỳ 1997-2010, nhà nước đã đầu tư gấp 9 lần mức cần thiết nhưng ngành giấy Việt Nam vẫn quá nhỏ và lạc hậu. Quy hoạch rừng nguyên liệu, xây dựng nhà máy xa rời thực tế dẫn tới việc Tổng công ty giấy Việt Nam hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, năng suất thấp. Doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp FDI là những tác nhân đóng vai trò chủ yếu góp phần gia tăng công suất của ngành giấy Việt Nam. Công suất ngành giấy gia tăng cũng đẩy môi trường sống quanh những nhà máy giấy ô nhiễm trầm trọng. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra những yếu tố tạo thành năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam hiện tại, những ảnh hưởng đến môi trường khi ngành giấy phát triển. Nghiên cứu tập trung phân tích điều kiện các nhân tố đầu vào trong mô hình kim cương của Michael Porter. Dữ liệu phân tích lấy từ các số liệu, báo cáo được công bố. Nghiên cứu cũng đánh giá hiệu quả kỹ thuật ngành giấy qua phân tích bao dữ liệu với số liệu từ điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ do tổng cục thống kê thực hiện. Những sự kiện điển hình được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của ngành giấy đến môi trường. Ngoài ra nghiên cứu cũng khảo sát chính sách ở các nước Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Nhật để rút ra các bài học kinh nghiệm trong phát triển ngành giấy. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ngành giấy Việt Nam còn quá nhỏ, lạc hậu, và chưa hiệu quả về mặt kỹ thuật, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước. Ngành giấy lệ thuộc nước ngoài cả về sản phẩm giấy, bột giấy nguyên thủy, giấy phế thải. Dù xuất khẩu dăm gỗ đứng đầu thế giới nhưng ngành lệ thuộc thị trường nhập khẩu của Trung Quốc, Nhật. Việc sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành giấy là không hiệu quả. Dù ngành giấy là ngành yêu cầu đầu tư dài hạn nhưng chính sách ở Việt Nam lại khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các dự án ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh, các doanh nghiệp đầu tư dài hạn đều gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án. Doanh nghiệp của ngành giấy hiện nay có quy mô nhỏ và không có động cơ để gia tăng năng lực sản xuất do sự bảo hộ bằng nhiều cách từ nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước là hai đối tượng gây ô nhiễm trầm trọng nhất trong ngành giấy.
- -iv- Dù ít gây ô nhiễm nhưng các dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gặp phải sự e ngại từ chính quyền địa phương. Vận động xã hội chiếm vai trò ngày càng lớn trong hoạt động chống ô nhiễm môi trường trong ngành giấy. Nghiên cứu cho thấy các quy định về mặt môi trường là một yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Do các doanh nghiệp ngành giấy vẫn còn khả năng gia tăng công suất nên các quy định về môi trường nghiêm khắc sẽ giúp đạt được đồng thời hai mục tiêu tăng năng suất và bảo vệ môi trường. Từ kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm của các nước, tác giả đề xuất tạo ra thị trường cạnh tranh trong ngành giấy, giảm sự can thiệp của nhà nước vào các khâu trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện để ngành này phát triển tự nhiên. Đồng thời các cơ quan nhà nước cần nghiêm khắc hơn trong quản lý môi trường để tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng công suất, mở cửa cho nhà đầu tư, tránh được những tác hại không đáng có đối với môi trường. Từ khóa: giấy, bột giấy, rừng trồng nguyên liệu, công nghiệp từ rừng, tác động môi trường, quản lý rừng, tác động của rừng, sự tham gia của cộng đồng, chính sách công nghiệp, phát triển bền vững, chế biến gỗ, dăm gỗ, trợ cấp, thuế bảo hộ, Việt Nam
- -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii TÓM TẮT ....................................................................................................................iii MỤC LỤC ..................................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................... vii DANH MỤC HỘP....................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH.................................................................................................... viii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................. 1 1.1. Giới thiệu về ngành giấy ....................................................................................... 1 1.2. Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 1.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5 1.7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................ 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 6 2.1. Những nghiên cứu đi trước ................................................................................... 6 2.2. Khung phân tích ................................................................................................. 14 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NGÀNH GIẤY VIỆT NAM SO VỚI THẾ GIỚI ........... 15 3.1. Xu hướng sản xuất, đầu tư ngành giấy, bột giấy trên thế giới ................................ 15 3.1.1. Xu hướng sản xuất ....................................................................................... 15 3.1.2. Xu hướng đầu tư của ngành giấy thế giới ...................................................... 15 3.2. Sản xuất giấy, bột giấy ở Việt Nam và định vị quốc tế ......................................... 16 3.3. Những nhân tố ảnh hưởng năng lực sản xuất ........................................................ 19 3.3.1. Công nghệ và hiệu quả kỹ thuật .................................................................... 19 3.3.2. Sự lệ thuộc nguyên liệu từ nước ngoài .......................................................... 24 3.3.3. Vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn ................................................................. 28 3.3.4. Tình trạng doanh nghiệp giấy, bột giấy ......................................................... 32 3.3.5. Vai trò của nhà nước .................................................................................... 34 3.4. Những thách thức đối với môi trường sống .......................................................... 36
- -vi- 3.4.1. Tác động đối với môi trường của ngành giấy Việt Nam ................................. 36 3.4.2. Động cơ của doanh nghiệp để đổi mới vì môi trường ..................................... 41 CHƯƠNG 4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ, GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................ 43 4.1. Bài học kinh nghiệm ở các nước.......................................................................... 43 4.1.1. Trung Quốc ................................................................................................. 43 4.1.2. Indonesia ..................................................................................................... 43 4.1.3. Thái Lan ...................................................................................................... 44 4.1.4. Nhật Bản ..................................................................................................... 45 4.1.5. Tổng kết bài học từ các nước ........................................................................ 46 4.2. Gợi ý chính sách ................................................................................................. 46 4.2.1. Hạn chế việc can thiệp không hợp lý của nhà nước ........................................ 47 4.2.2. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng............................................................ 47 4.2.3. Thu hút đầu tư nước ngoài ............................................................................ 47 4.2.4. Kiên quyết xử lý doanh nghiệp gây ô nhiễm .................................................. 48 4.3. Hạn chế của đề tài............................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 49
- -vii- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Nhu cầu đầu tư ngành giấy theo quy hoạch năm 2014 ....................................... 3 Bảng 3.1. Năng lực sản xuất bột giấy Đông Nam Á năm 2014 ........................................ 19 Bảng 3.2. Các dự án đầu tư trong ngành giấy Việt Nam .................................................. 30 DANH MỤC HỘP Hộp 2.1. Đổi mới công nghệ sản xuất giấy ở Mỹ .............................................................. 8 Hộp 2.2. Hoạt động môi trường trong ngành giấy ở Indonesia ........................................ 10 Hộp 2.3. Tình huống công ty giấy và bột giấy Phoenis ................................................... 11 Hộp 3.1. Nhà máy giấy Phương Nam ............................................................................. 31 Hộp 3.2. Nhà máy giấy An Hòa gây ô nhiễm ................................................................. 38 Hộp 3.3. Dự án của Sojitz.............................................................................................. 39 Hộp 3.4. Dự án của Lee&Man gặp khó .......................................................................... 40
- -viii- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quy trình sản xuất giấy .................................................................................... 1 Hình 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sống của cụm ngành .......................................... 9 Hình 2.2. Lược đồ về giả thuyết Porter .......................................................................... 13 Hình 3.1. So sánh đầu tư các nhà máy bột giấy trên thế giới ........................................... 16 Hình 3.2. Tiêu dùng, sản xuất, xuất nhập khẩu giấy 2014 - 2015 ..................................... 16 Hình 3.3. Tỷ lệ thâm nhập của giấy nhập khẩu ............................................................... 17 Hình 3.4. Sơ đồ phân bổ công suất ngành giấy hiện nay và 2018..................................... 18 Hình 3.5. Sản xuất giấy Việt Nam so với thế giới năm 2014 ........................................... 19 Hình 3.6. Thống kê mẫu điều tra doanh nghiệp ngành giấy ............................................. 20 Hình 3.7. Kết quả ước lượng mô hình DEA ................................................................... 21 Hình 3.8. Tuổi thọ máy móc, thiết bị doanh nghiệp ngành giấy ....................................... 22 Hình 3.9. Nguồn gốc máy móc tại doanh nghiệp ngành giấy ........................................... 23 Hình 3.10. Khả năng tăng công suất của các doanh nghiệp ngành giấy ............................ 23 Hình 3.11. Diện tích rừng năm 2013 theo vùng .............................................................. 24 Hình 3.12. Khối lượng xuất khẩu dăm gỗ qua các năm ................................................... 25 Hình 3.13. Lưu chuyển gỗ rừng trồng tại Việt Nam năm 2011 ........................................ 26 Hình 3.14. Sản lượng ngành giấy 1998 – 2014 ............................................................... 29 Hình 3.15. Doanh nghiệp ngành giấy phân theo quy mô vốn........................................... 32 Hình 3.16. Doanh nghiệp ngành giấy theo quy mô lao động ........................................... 33 Hình 3.17. Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ngành giấy .................................. 34 Hình 3.18. Nguyên nhân doanh nghiệp áp dụng công nghệ xử lý môi trường................... 41
- -1- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Giới thiệu về ngành giấy Sản xuất giấy là quá trình thêm hóa chất vào một tấm sơ sợi để tạo ra các tấm giấy có thuộc tính khác nhau. Xét về công dụng, giấy được chia thành giấy in/viết, giấy in báo, giấy bao bì, giấy tissue, giấy vàng mã. Bột giấy là đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất giấy. Bột giấy được sản xuất từ ba nguồn nguyên liệu là gỗ, phi gỗ, giấy phế thải. Phân loại theo quy trình sản xuất bột giấy thì có bột hóa, bột cơ, bột bán hóa, bột tái chế (Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam và Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, 2011). Hình 1.1. Quy trình sản xuất giấy Chất thải nông nghiệp Quy trình Rửa và tẩy bột hóa trắng Quy trình Làm Gỗ Tẩy trắng Phụ bột cơ giấy gia Thành (kho bãi, hóa phẩm máy làm học giấy,…) Giấy phế thải Tẩy mực Tẩy trắng Quy trình bột hydro Nguồn: Kathuria (2014) Một nhà máy có thể sản xuất giấy, bột giấy độc lập hoặc tích hợp cả hai. Nhà máy sản xuất bột theo phương pháp sunfat có thể ở dạng tích hợp hoặc không tích hợp. Nhà máy sản xuất bột cơ, bột từ giấy tái chế, bột sunfit thường tích hợp với nhà máy giấy. Để chuyển đổi các loại sợi thành bột giấy, giấy, nhà máy giấy tiêu thụ một lượng lớn các chất phụ gia hóa học, nước, điện năng, nhiệt năng. Do vậy, ngành công nghiệp giấy, bột giấy có tiềm năng trở thành một nguồn xả thải, gây ô nhiễm khí, nước nghiêm trọng. Lượng xả thải từ sản xuất bột giấy không cố định mà phụ thuộc quy trình sản xuất. Quy trình sản xuất bột hóa, là quy trình tốn năng lượng nhất. Tuy nhiên quy trình này chỉ yêu cầu một lượng nhỏ năng lượng từ bên ngoài do trong quá trình sản xuất tạo ra điện năng và hơi nước.
- -2- Những nhà máy tích hợp sản xuất giấy, bột giấy với công suất lớn có xu hướng sử dụng năng lượng, xả thải hiệu quả nhờ tiết kiệm năng lượng làm khô bột giấy để sử dụng trong quá trình làm giấy. Nhà máy tích hợp sử dụng giấy phế thải làm nguyên liệu có xu hướng ít xả thải NO, sunfur vì dùng ít năng lượng hơn nhà máy bột hóa, bột cơ. Tuy nhiên, những nhà máy này sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch, năng lượng điện từ bên ngoài. 1.2. Bối cảnh nghiên cứu Trong 29 năm từ 1986-2015, ngành giấy Việt Nam đạt được nhiều thành tựu. Sản lượng giấy sản xuất tăng 22 lần từ 88.700 tấn/năm lên 1.947.000 tấn/năm (Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam, 2015). Ngoài tạo ra sản phẩm phục vụ cho việc phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế cho quốc gia, ngành giấy còn góp phần cho sự phát triển những ngành khác như lâm nghiệp, hóa chất, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân (Tổng công ty giấy Việt Nam, 2010). Tuy nhiên ngành giấy Việt Nam phát triển chưa đúng với tiềm năng. Năng lực cạnh tranh của ngành còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới dù đã nhận nhiều ưu đãi về vốn, chính sách từ phía nhà nước (Vũ Hùng Phương, 2008). Chi phí sản xuất của ngành vẫn ở mức cao, chất lượng sản phẩm thấp, phải dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước (Hidayat và cộng sự, 2012). Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên của Việt Nam ra đời tại Việt Trì. Nhà máy Vạn Điểm, Đồng Nai, Tân Mai ra đời sau đó. Công suất thiết kế của ngành giấy năm 1975 bằng với Indonesia là 72.000 tấn/năm. Ở thời điểm này, các nhà máy ở miền Bắc sử dụng công nghệ của Trung Quốc, ở miền Nam dùng công nghệ của Mỹ, Châu Âu. Sau 8 năm xây dựng, nhà máy giấy Bãi Bằng bắt đầu hoạt động năm 1982. Nhà máy hình thành từ viện trợ của Thụy Điển, có công suất bột giấy 53.000 tấn/năm, công suất sản xuất giấy 55.000 tấn/năm. Bãi Bằng là một tổng thể vùng nguyên liệu, hạ tầng giao thông, sản xuất điện, hóa chất và trường đào tạo nghề. Việt Nam muốn nâng cao năng lực sản xuất của ngành giấy để đáp ứng được nhu cầu trong nước (Bộ Công thương, 2014). Ngành giấy phát triển theo hướng thay thế hàng nhập khẩu nên năm 1998 ngành giấy vẫn còn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu. Năm 1998, Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp giấy đến năm 2010. Theo quy hoạch đến năm 2003 ngành giấy sẽ đáp ứng 85%-90% nhu cầu tiêu dùng giấy trong nước và chủ động về nguồn bột (Thủ tướng chính phủ, 1998). Nhà nước sử dụng hai biện pháp chủ yếu là thu hút
- -3- đầu tư nước ngoài, đầu tư trực tiếp của nhà nước để gia tăng năng lực ngành giấy. Những dự án quy mô lớn được ưu tiên phát triển. Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành tiếp cận vốn, cơ sở hạ tầng, thủ tục đầu tư, giảm thuế để khuyến khích nhà đầu tư. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 1997 – 2010 là 3,6 tỷ USD (tương đương 58.000 tỷ đồng). Con số này lớn gấp 9 lần con số 400 triệu USD (tương đương 6.500 tỷ đồng) mà Hiệp hội giấy, bột giấy đưa ra để ngành giấy Việt Nam chủ động hoàn toàn về bột giấy và hướng tới xuất khẩu (Industrial Automation Magazine Vietnam, 2007). Nhưng đến năm 2010, Việt Nam chỉ có một dây chuyền BHKP hoàn chỉnh của Tổng công ty giấy Việt Nam với công suất 75.000 tấn/năm và vài nhà máy với công suất dưới 45.000 tấn/năm (Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp bộ công thương, 2013). Quy hoạch của Việt Nam lại tiếp tục xa rời thực tế khi xác định vốn đầu tư vào ngành giấy đến năm 2025 là 126.000 tỷ đồng. Bảng 1.1. Nhu cầu đầu tư ngành giấy theo quy hoạch năm 2014 Năm 2015 2020 2025 Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ VNĐ) - Nhà máy giấy, bột giấy 49.555 88.620 107.492 - Vùng nguyên liệu giấy 15.353 18.674 18.346 Nguồn: Bộ Công thương (2014) Nhà nước cũng phát triển diện tích bạch đàn và keo để phục vụ nhu cầu của ngành giấy và bột giấy (Hidayat và cộng sự, 2012). Năm 1992 chương trình trồng rừng được triển khai theo Quyết định 327 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1998, chương trình này đổi tên thành Năm triệu ha rừng. Mục đích chương trình là tạo nguồn nguyên liệu cho ngành giấy. Tuy nhiên việc trồng rừng không thu được kết quả như dự kiến (Lang, 2002). Năm 2007, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai chương trình trồng 2,4 triệu ha rừng để hỗ trợ ngành giấy ở khu vực miền núi phía bắc tăng công suất thêm 700.000 tấn/năm (Hidayat và cộng sự, 2012). Tổng công ty giấy Việt Nam là nhân tố chủ đạo trong quy hoạch phát triển ngành (Thủ tướng chính phủ, 1998). Tổng công ty giấy Việt Nam thành lập năm 1995 gồm 16 đơn vị trong đó 9 đơn vị sản xuất giấy, bột giấy với năng lực 152.000 tấn giấy/năm, 112.000 tấn bột giấy/năm, chiếm 70% năng lực sản xuất của ngành giấy. Để nâng cao năng lực sản xuất trong nước, Tổng công ty giấy Việt Nam tiến hành dự án nâng cấp công suất nhà máy Bãi Bằng, các dự án của công ty giấy Tân Mai, công ty giấy Thanh Hóa. Tuy nhiên đến năm 2014 các
- -4- dự án này đều không hoạt động. Đến nay, Tổng công ty giấy Việt Nam chủ trương rút vốn ra những doanh nghiệp thua lỗ và tập trung hơn vào hoạt động chính (Báo diễn đàn doanh nghiệp, 2015). Trong khi những dự án nhà nước gặp bế tắc, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI như An Hòa, VinaKraft, công ty CP giấy Sài Gòn, xưởng giấy Chánh Dương lại có đóng góp đáng kể trong việc nâng cao công suất ngành giấy. Việc ngành giấy gia tăng sản lượng cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường sống của người dân. Những vụ gây ô nhiễm ở công ty giấy An Hòa, làng nghề Phong Khê, công ty giấy Việt Trì đã kéo dài nhiều năm mà không được khắc phục. Ngành giấy Việt Nam hiện nay phải đối mặt với khó khăn do không chủ động được nguồn nguyên liệu, quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, và các vấn đề về môi trường (Tổng cục môi trường, 2011). 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Tác giả thực hiện nghiên cứu để tìm ra những yếu tố tạo nên năng lực sản xuất của ngành giấy, bột giấy Việt Nam, ảnh hưởng của việc phát triển ngành giấy đến môi trường sống của người dân. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin để hỗ trợ cho các nhà chính sách ra quyết định. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau: - Khả năng sản xuất của ngành giấy, bột giấy Việt Nam so sánh với thế giới như thế nào? - Đâu là những ảnh hưởng từ sự phát triển của ngành giấy, bột giấy Việt Nam đến môi trường sống của người dân? - Những chính sách nào là phù hợp để cân đối sự phát triển của ngành giấy và những thách thức về môi trường? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chính của nghiên cứu là ngành giấy Việt Nam từ năm 1990 đến 2015. Ngoài ra, nghiên cứu lượt khảo ngành giấy của Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, để tìm ra những bài học kinh nghiệm.
- -5- 1.6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính. Các số liệu thống kê mô tả được sử dụng để so sánh ngành giấy, bột giấy Việt Nam so với thế giới. Số liệu của cuộc điều tra doanh nghiệp do Tổng cục thống kê tiến hành được sử dụng để đánh giá hiệu quả doanh nghiệp thông qua mô hình phân tích bao dữ liệu. Tình huống trên báo chí, mạng xã hội được phân tích để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 1.7. Cấu trúc của luận văn Tác giả sẽ thực hiện luận văn trong trong 4 chương. Chương 1 sẽ trình bày về bối cảnh, vấn đề, câu hỏi, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Ở chương 2, cơ sở lý thuyết, khung nghiên cứu và kết quả của những nghiên cứu liên quan được nêu ra một cách tổng quát. Chương 3 phân tích ngành giấy Việt Nam trong tương quan với ngành giấy thế giới và đưa ra những đánh giá. Chương 4 trình bày bài học kinh nghiệm trên thế giới và thảo luận về khả năng áp dụng tại Việt Nam.
- -6- CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Những nghiên cứu đi trước Barr và Cossalter (2004) đánh giá tính cạnh tranh của ngành giấy và bột giấy của Trung Quốc qua việc kết hợp chính sách hỗ trợ từ nhà nước và số liệu thống kê về thực trạng của ngành. Các chính sách được nghiên cứu phân tích là chính sách ưu tiên dự án tích hợp, chính sách tài trợ về vốn, lãi suất, thời gian vay đối với các dự án, chính sách phân cấp đầu tư cho chính quyền địa phương, tài trợ vốn cho phát triển rừng nguyên liệu. Các tác giả chỉ ra bốn hình thức liên kết giữa công ty với cộng đồng địa phương trong chăm sóc rừng. Năng lực cạnh tranh của ngành được tổng hợp lại qua các nghiên cứu trước và số liệu được công bố. Theo nghiên cứu, chi phí sợi gỗ của Trung Quốc cao hơn những quốc gia như Brazil, Indonesia, trong tương lai ngành giấy Trung Quốc sẽ gặp khó khăn do mất cân đối giữa năng lực sản xuất giấy và diện tích rừng có thể khai thác. Zhuang và cộng sự (2006) lược khảo về ngành công nghiệp giấy và bột giấy Trung Quốc từ năm 1979. Số liệu về năng lực sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu, nhập khẩu các loại giấy, bột giấy được lấy từ niên giám thống kê hàng năm của Trung Quốc. Nghiên cứu sử dụng kết quả của các nghiên cứu đi trước về độ co giãn của cầu, tác động của đổi mới công nghệ đến năng suất, số liệu tài chính được công bố của các doanh nghiệp trong ngành để bình luận về các chính sách can thiệp của nhà nước. Ngoài ra, các tác giả cũng tiến hành khảo sát thực địa tại hai công ty điển hình. Công ty thứ nhất sử dụng công nghệ cũ, gây ô nhiễm, hiệu suất không cao nhưng có ưu thế gần nguồn nguyên liệu, nguồn nước. Công ty thứ hai sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất của Trung Quốc sẽ không theo kịp với mức tăng trưởng nhu cầu trong nước, các nhà máy nhỏ, lạc hậu sẽ bị đóng cửa do không hiệu quả, đầu tư nước ngoài sẽ giúp Trung Quốc hiện đại hóa công nghệ sản xuất giấy, bột giấy. Miyanishi (2015) sử dụng số liệu về sản lượng sản xuất, tiêu dùng giấy, số lượng lao động, số liệu về giấy phế thải, nguyên liệu gỗ, năng lượng được công bố để miêu tả về ngành giấy nước Nhật. Bên cạnh đó, từ tổng hợp các thông tin, tài liệu, nghiên cứu chỉ ra các phong trào đổi mới của ngành giấy đang diễn ra là sử dụng cây nguyên liệu biến đổi gen, công nghệ in theo yêu cầu, dung môi làm giảm nhiệt độ nóng chảy, công nghệ sợi nano.
- -7- Kathuria (2014) nghiên cứu vai trò của chính sách trong việc thay đổi cấu trúc ngành công nghiệp giấy và bột giấy và ảnh hưởng của khoảng cách công nghệ tới tính hiệu quả của ngành giấy và bột giấy. Tác giả mô tả ngành giấy Ấn Độ thông qua các con số về sản lượng tiêu thụ, công suất, sản lượng sản xuất, số lượng nhà máy, chính sách của nhà nước. Thông số tài chính của các công ty niêm yết được nghiên cứu sử dụng để ước tính sự thay đổi cấu trúc trong ngành công nghiệp, tác động của khoảng cách công nghệ đến năng suất trong ngành giấy và bột giấy. Hiệu quả công nghệ được đo lường dùng phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Fontier Analysis). Kết quả nghiên cứu cho thấy công suất các nhà máy đã vượt hơn sản lượng đầu ra, cạnh tranh nguyên liệu đầu vào buộc các nhà máy không hiệu quả phải đóng cửa. Tác giả tìm ra hai chính sách chủ yếu ảnh hưởng đến việc thay đổi cấu trúc của ngành giấy ở Ấn Độ là Luật hàng hóa thiết yếu và Luật về nghiêm cấm xuất khẩu. Theo nghiên cứu, quy mô về vốn và lao động sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, những công ty ra đời muộn thường hiệu quả hơn. McCarthy và Lei Lei (2010) sử dụng dữ liệu từ năm 1961-2000 của FAO để ước tính mô hình cầu cho giấy và bột giấy của bốn khu vực là Châu Á, Châu Âu, Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ, Nam Mỹ. Nghiên cứu chỉ ra cầu các sản phẩm giấy trong ngắn hạn không co giãn, cầu dài hạn co giãn hơn. Tiêu thụ giấy bình quân đầu người có quan hệ với GDP bình quân đầu người, tỷ lệ đô thị hóa. Các nước tiêu dùng giấy cao có xu hướng giảm tiêu dùng giấy do chuyển sang sử dụng nhựa, sự phát triển của công nghệ thông tin (McCarthy & Lei Lei, 2010). Karikallio và cộng sự (2011) nghiên cứu về cạnh tranh trong ngành công nghiệp giấy, bột giấy bằng cách khái quát thị phần của những công ty giấy, bột giấy lớn nhất thế giới, tính toán độ co giãn của cầu xuất khẩu đối với giá giấy, bột giấy, kiểm tra sự tồn tại của luật một giá. Kết quả nghiên cứu chỉ ra dù thị trường giấy chia thành từng khu vực nhưng xu thế toàn cầu hóa, việc giảm các rào cản thương mại quốc tế buộc các công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh từ khắp nơi trên thế giới. Karikallio và cộng sự (2011) cho thấy không có một công ty nào trong ngành giấy có thể tăng giá mà không bị giảm thị phần cũng như doanh thu. Toivanen (2013) nghiên cứu về đổi mới công nghệ trong ngành giấy, bột giấy của Mỹ từ đầu thế kỷ 19 để làm bài học cho Brazil. Tác giả sử dụng sự kiện từ các nghiên cứu trước để làm
- -8- cơ sở phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy các rủi ro về thất bại thị trường và thất bại nhà nước luôn hiện diện, nhà nước phải thấy được những gì mà thị trường và công nghệ có thể thực hiện để có định hướng điều chỉnh phù hợp. Đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất và tinh thần doanh nhân đã mang lại sức sống trong hơn hai thế kỷ cho ngành giấy, bột giấy ở Mỹ. Trong đó, công nghệ là yếu tố quan trọng nhất. Công nghệ giúp chuyển hóa những tài nguyên bị bỏ quên thành những nguyên liệu có giá trị. Nghiên cứu khuyến nghị xây dựng hệ thống đổi mới ở tầm quốc gia, đảm bảo môi trường cho những đổi mới tiên phong trong ngành. Hộp 2.1. Đổi mới công nghệ sản xuất giấy ở Mỹ Hoạt động sản xuất ngành giấy ở Mỹ trải qua các mốc sự kiện: chuyển đổi từ sử dụng vải vụn sang sử dụng nguyên liệu gỗ bằng phương pháp sunfit, và sau đó là công nghệ sunfat. Ngành giấy ở Mỹ bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 19, khi nhu cầu giấy in báo giá tăng và giá cả vải vụn ở Mỹ tăng cao. Năm 1899 quá trình sunfit (nấu gỗ trong dung dịch axít) ra đời giúp tận dụng được nguồn cây không có nhựa (cây tùng ở Đông Bắc Mỹ), gần nguồn thủy điện, thị trường ở Mỹ. Quá trình sunfit đã thay thế hoàn toàn việc sản xuất giấy từ vải vụn. Nhiều nghiên cứu cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất, quản lý ra đời sau đó. Trong đó nổi bật là việc tích hợp về phía sau (các khu rừng), về phía trước (mạng lưới phân phối). Sau một thời gian phát triển, công nghệ sunfit cũng gặp những vấn đề giới hạn về khả năng sản xuất sau khi đã gia tăng hiệu quả sản xuất, ngành đi theo xu thế hợp nhất, gia tăng bảo hộ để cắt giảm chi phí. Bắt đầu từ năm 1930, công nghệ sunfat ra đời. Công nghệ sunfat giúp sử dụng những cây có nhựa ở phía nam, và dần lấy đi vị trí thống lĩnh của quy trình sunfit trên toàn thế giới. Quá trình hoàn thiện quy trình sunfat gắn liền với các công ty của Mỹ mà nổi bật là International Paper. Các công ty khác cũng liên tục nâng cấp để tận dụng lợi thế theo quy mô, chuẩn hóa các quy trình sản xuất. Cuộc cách mạng sunfat kết thúc vào năm 1960 khi các công nghệ mới trong ngành giấy, bột giấy ở Mỹ hoàn thành. Hoạt động tiêu dùng cũng tạo ra sản phấm mới. Sau giai đoạn đầu tư quá mức vào giấy in báo, ngành giấy Mỹ đã phát minh ra những sản phẩm mới như giấy dùng trong hộ gia đình, giấy vệ sinh, giấy bao bì tạo thêm nhu cầu đối với ngành. Nguồn: Toivanen (2013) Jarvinen và cộng sự (2012) định nghĩa sức sống của cụm ngành được là khả năng tồn tại và duy trì mức độ hoạt động cao của cụm. Sức sống của cụm thế hiện sự thành công trong việc
- -9- mang lại lợi ích kinh tế, xã hội, phục vụ cộng đồng của cụm. Lợi thế cạnh tranh và sức sống là hai khái niệm tồn tại song song. Sức sống của cụm đo bằng tổng số lao động, số lượng các quan hệ trong mạng, mức độ kiến thức học thuật. Lợi thế cạnh tranh đo bằng hoạt động thương mại quốc tế, mức lương trung bình, tăng trưởng việc làm, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, cán cân thương mại. Tổng hợp các nghiên cứu trước, Jarvinen và cộng sự (2012) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sức sống cụm ngành gồm: điều kiện các nhân tố nhân tố đầu vào, điều kiện cầu, mật độ doanh nghiệp trong cụm, chu kỳ sống của cụm và kiến trúc chuỗi giá trị của cụm. Các yếu tố này ảnh hưởng đến cách một cụm ngành lớn lên, mất đi khả năng thích ứng, động lực cạnh tranh trong khi những cụm ngành mới dùng khả năng sáng tạo để thay đổi hiện trạng. Hình 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sống của cụm ngành Sức sống cụm ngành Mật độ doanh Điều kiện các nghiệp nhân tố Kiến trúc chuỗi giá trị Giai đoạn trong Điều kiện cầu vòng đời (Nguồn: Jarvinen và cộng sự 2012) Từ đó, Jarvinen và cộng sự (2012) phân tích lịch sử của cụm ngành giấy, bột giấy thế giới. Ban đầu nhà máy giấy, công nghiệp hóa học ở Anh chi phối hoạt động của ngành. Năm 1920 cụm Đức, Mỹ bắt đầu chiếm lĩnh ngành giấy, bột giấy thế giới. Vị trí này được thay thế bởi cụm Bắc Âu khoảng thời gian 1980-1990. Từ 1990-2000 cụm quốc gia biến mất, sự thống lĩnh chuỗi giá trị được tổ chức bởi những nhà sản xuất máy Phần Lan và Đức. Ngày nay khả năng cạnh tranh của các cụm chủ yếu xác định trên quy mô toàn cầu. Những bất ổn kinh tế trong đầu những năm 1990, dẫn đến hội nhập và cạnh tranh quốc tế trở thành chuẩn mực, một số yếu tố liên quan tới mạng lưới trong ngành giấy cũng thay đổi theo. Đo lường sức sống của cụm ngành thông qua số lượng các liên kết trong cụm ngành, Jarvinen và cộng sự (2012) cho rằng ngày nay mạng lưới bột giấy, giấy toàn cầu được dẫn
- -10- dắt bởi những nhà sản xuất máy trung tâm thuộc khối Bắc Âu, doanh nghiệp ở các nước giờ đây trở thành một bộ phận của cụm ngành Bắc Âu. Hộp 2.2. Hoạt động môi trường trong ngành giấy ở Indonesia Nhà nước Indonesia xây dựng dự án nhà máy sản xuất bột giấy Indorayon vào những năm 1970. Việc xây dựng dự án không qua lấy ý kiến của người dân. Tư vấn cho dự án là Sandwell (Canada) và Jaakko Poyry. Tháng 8/1988, sau khi chạy thử nghiệm 3 tháng, Indorayon gặp sự cố kỹ thuật dẫn đến việc xả thải chất thải chưa xử lý ra sông Asahan, gây ô nhiễm nước ở hạ nguồn. Các tổ chức xã hội đã khởi kiện Indorayon và các quan chức Chính phủ. Vụ kiện thất bại nhưng đã tạo ra tiền lệ cho việc tổ chức NGO khởi kiện các công ty và quan chức Chính phủ. Xung đột giữa người dân và cộng đồng địa phương diễn ra gay gắt trong khoảng thời gian 1989-1990 liên quan đến diện tích rừng nguyên liệu. Chính quyền đã giảm tình trạng căng thẳng trong khu vực bằng nhiều hành động như sử dụng quân đội, yêu cầu các tổ chức hoạt động xã hội phải dừng hoạt động, hủy bỏ các cuộc tụ họp, dàn xếp ở các vụ kiện, bịt miệng các nhà hoạt động xã hội ở nhà thờ. Sinh viên, và các nhà hoạt động xã hội vẫn nỗ lực để gây sự chú ý đến tác động xã hội và môi trường của Indorayon bằng cách viết những bài báo dài bằng tiếng bản địa và tiếng Anh, thành lập các tổ chức nghiên cứu về ngành giấy và bột giấy trong nước. Ngày 05/11/1993, một lò hơi của Indorayon phát nổ, hóa chất lại tràn ra môi trường ở nông thôn. Lo sợ hóa chất sẽ gây nhiễm độc cho bản thân, con cái, đồng lúa, vật nuôi, 10.000 người dân đã rời khỏi địa phương bằng bất cứ phương tiện nào mà họ có. Sự bỏ chạy được một người dân miêu tả “Họ đi đến khi không còn đi được, lái xe đến khi xe không còn một giọt xăng”. Các nhà hoạt động xã hội và những người ủng hộ lại lên tiếng yêu cầu chính quyền có phản ứng với Indorayon. Tài liệu của các tổ chức NGO chỉ ra những tai nạn trong quá khứ và đặt nhiều câu hỏi nghiêm trọng về tác động của việc phơi nhiễm hóa chất. Bộ trưởng mới của Bộ quản lý tác động môi trường dừng hoạt động của Indorayon để điều tra. Các luật lệ về môi trường trở nên nghiêm khắc hơn với sự hỗ trợ từ Canada, Úc và các tổ chức quốc tế. Các nhà máy mới xây dựng ở Indonesia sau đó đều sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường theo tiêu chuẩn ngang bằng và thậm chí cao hơn tiêu chuẩn thế giới (vào những năm 1990 Indonesia đã có nhà máy sử dụng công nghệ TCF). Nguồn: Sonnenfeld (1998)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 47 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn