intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam theo hình thức mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu những điểm nghẽn về mặt chính sách và các quy định hiện hành, trở ngại về mặt kỹ thuật khiến cho việc mua bán nợ trở nên khó khăn và chuyển nợ thành cổ phần trở nên bế tắc. Từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu trong điều kiện phải đảm bảo lợi ích xã hội là cao nhất, đảm bảo tính cân bằng giữa mọi thành phần tham gia quá trình xử lý nợ: Ngân hàng, các DN vay nợ, các chủ thể trong quá trình mua bán và xử lý nợ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam theo hình thức mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- LÊ THỊ THU HIỀN MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM THEO HÌNH THỨC MUA BÁN NỢ VÀ CHUYỂN NỢ THÀNH CỔ PHẦN LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- LÊ THỊ THU HIỀN MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM THEO HÌNH THỨC MUA BÁN NỢ VÀ CHUYỂN NỢ THÀNH CỔ PHẦN LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2015
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 8 năm 2015 Tác giả Lê Thị Thu Hiền
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các Thầy Cô trong chương trình Fulbright. Là một cựu học viên, sau khi hoàn thành khoá học một năm cách đây 10 năm, nay quay lại chương trình, tôi thực sự gặp khó khăn trong việc tiếp tục hoàn thành luận văn, từ thu xếp thời gian, tìm tài liệu, đến việc làm quen lại với guồng máy làm việc vô cùng khẩn trương của Chương trình. Các Thầy Cô đã rất nhiệt tình hỗ trợ khi tôi có bất kỳ một đề xuất nào trong quá trình làm luận văn của mình. Tôi thực sự xúc động và xin được cảm ơn các Thầy Cô. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Vũ Thành Tự Anh, và lời cảm đặc biệt đến Thầy Huỳnh Thế Du, Thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn. Ngay từ những bản đăng ký đề tài, đề cương, cho đến các bản thảo luận văn và bản luận văn cuối cùng, các Thầy đã tốn rất nhiều thời gian để đọc, góp ý bởi lòng tham và sự hoang mang của tôi trong quá trình viết đã làm cho những phần tôi viết ra không khác mấy một món ăn thập cẩm. Tôi xin gửi lời cảm ơn của tôi rất chân thành đến các đồng nghiệp của tôi, đã san sẻ những khó khăn trong công việc, để tôi có thể có thêm nhiều thời gian cho Luận văn. Lời cảm ơn mà tôi thấy khó khăn nhất để nói ra là dành cho gia đình và con trai mình, cảm ơn các con đã chịu khó xa mẹ trong suốt thời gian qua, cảm ơn các con đã tự mình làm những bài toán khó, những bài văn dài mà không có mẹ ở bên, cảm ơn các con mỗi buổi sáng thực dậy tự mình chuẩn bị để đến trường mà không có mẹ bên cạnh…. Lời cảm ơn có lẽ là còn rất dài, bởi có rất nhiều người đã hỗ trợ tôi khi hoàn thành Luận văn này. Cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 8 năm 2015 Tác giả Lê Thị Thu Hiền
  5. -iii- TÓM TẮT Các giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt nam đã không diễn ra theo như mong muốn của đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng; các quỹ đầu tư nước ngoài muốn tìm cơ hội ở mua bán nợ tại Việt Nam và các chủ nợ muốn chuyển nợ thành cổ phần nhưng thực tế chưa xảy ra hoặc có thực hiện nhưng không hiệu quả. Do nhiều rào cản về mặt kỹ thuật, pháp lý chẳng hạn như kỹ thuật định giá, các quy định về thị trường… đã khiến cho vấn đề xử lý nợ trở nên bế tắc, thời gian kéo dài trong khi thực tế có những đòi hỏi phải xử lý nợ triệt để và trên diện rộng. Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra nhiều trường hợp thành công, tuy nhiên đối với từng trường hợp cụ thể tại Việt nam, Ngân hàng và doanh nghiệp đều lúng túng cùng với sự bất lợi về vị trí đàm phán dẫn đến việc không xử lý được nợ xấu cho Ngân hàng mà còn làm mất đi những thương hiệu đã từng có tên tuổi trên thị trường. Với thực trạng như vậy, tác giả với mong muốn quá trình xử lý nợ xấu phải thật triệt để và đứng trên giác độ mang lại hiệu quả xã hội cao nhất, đề xuất các kiến nghị như sau: Thứ nhất, giải pháp liên quan đến việc hình thành và vận hành thị trường mua bán nợ: Nhất thiết phải hình thành một thị trường mua bán nợ, trong đó có đầy đủ các thành phần: cơ quan quản lý, cơ quan giám sát, cơ quan định giá, các nhà đầu tư. Thứ hai, kiến nghị về giới hạn đầu tư: bỏ giới hạn đầu tư đối với những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ và không hạn chế về mặt thời gian nắm giữ trong các trường hợp mua bán nợ nhằm tạo thanh khoản. Thứ ba, kiến nghị liên quan đến quá trình chuyển nợ thành cổ phần: về cơ sở định giá, năng lực của đơn vị định giá, cơ sở dữ liệu định giá; chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp sau chuyển nợ thành cổ phần và văn bản pháp luật hướng dẫn về việc đăng ký giảm vốn điều lệ. Thứ tư, thành lập ngân hàng đầu tư hoặc VAMC phải có chức năng đầu tư, nhằm tổ chức quản lý các khoản nợ chuyển thành cổ phần theo chuẩn mực đầu tư.
  6. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i MỤC LỤC…………………………………………………………………………………iv LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii TÓM TẮT ....................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. ix DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................. x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH............................................ 1 1.1. Bối cảnh chính sách ................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi chính sách .................................................................................................. 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4 1.6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ........................ 5 2.1. Vấn đề xử lý nợ xấu ................................................................................................ 5 2.2. Những biện pháp xử lý nợ và những trục trặc trong quá trình xử lý nợ .................... 5 2.3. Những yếu tố cần có của xử lý nợ thông qua việc mua bán nợ và chuyển nợ thành vốn cổ phần ................................................................................................................... 6 2.4. Ưu điểm và hạn chế của mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần ........................... 9 2.5. Phương diện kỹ thuật của việc mua bán nợ và chuyển nợ thành vốn cổ phần......... 10 2.6. Kinh nghiệm của một số nước trong quá trình xử lý nợ xấu .................................. 11 2.6.1. Hàn Quốc ..................................................................................................... 11 2.6.2. Trung Quốc .................................................................................................. 13 2.6.3. Thái Lan ....................................................................................................... 14
  7. -v- CHƯƠNG 3: NHỮNG TRỤC TRẶC TRONG VIỆC XỬ LÝ NỢ THEO PHƯƠNG THỨC MUA BÁN NỢ, CHUYỂN NỢ THÀNH CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM ........... 16 3.1. Bức tranh chung về nợ xấu tại Việt Nam ............................................................... 16 3.2. Phân loại nợ xấu ................................................................................................... 17 3.3. Những trục trặc trong việc xử lý nợ theo phương thức mua bán nợ, chuyển nợ thành cổ phần tại Việt nam .................................................................................................... 18 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH ........................... 24 4.1. Công ty cổ phần Giấy Mỹ Hương ......................................................................... 24 4.1.1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp trước xử lý ......................................... 24 4.1.2. Phương án xử lý của Ngân hàng ................................................................... 25 4.1.3. Đánh giá kết quả .......................................................................................... 26 4.2. Công ty Giấy Thành Đạt ....................................................................................... 27 4.2.1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp trước xử lý ......................................... 27 4.2.2. Phương án xử lý của Ngân hàng ................................................................... 29 4.2.3. Đánh giá kết quả .......................................................................................... 29 4.3. Công ty cổ phần Thủy sản Bianfishco ................................................................... 29 4.3.1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp trước xử lý ......................................... 29 4.3.2. Phương án xử lý của Ngân hàng ................................................................... 31 4.3.3. Đánh giá kết quả .......................................................................................... 33 4.4. Đánh giá chung ..................................................................................................... 34 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ........................................... 35 5.1. Kết luận ................................................................................................................ 35 5.2. Kiến nghị giải pháp ............................................................................................... 35 5.3. Hạn chế của đề tài................................................................................................. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 38 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 41
  8. -vi- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt AMC : Asset Management Company Công ty quản lý tài sản Công ty cổ phần thủy sản Bianfishco : Binh An Seafood joint stock Company Bianfishco BIS : Bank for International Settlements Ngân hàng thanh toán quốc tế BTC : Ministry of Finance Bộ Tài chính CIC : Credit Information Center Trung tâm thông tin tín dụng CP : Shares Cổ phần CRC : Company restructuring corporate Công ty tái cơ cấu doanh nghiệp Công ty Mua bán nợ và Tài sản Vietnam Debt and Asset Trading DATC : tồn đọng doanh nghiệp của Bộ Tài Corporation. chính DN : Enterprise Doanh nghiệp Ngân hàng thương mại cổ phần Habubank : Hanoi Building Bank Nhà Hà Nội Ngân hàng thương mại cổ phần HD Bank : The Ho Chi Minh City Development Bank phát triển Thành phố Hồ Chí IMF : International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế KAMCO Korean Asset Management Corporation Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc NĐTNN : Foreign investors Nhà đầu tư nước ngoài NH : Bank Ngân hàng NHNN : The State Bank Ngân hàng nhà nước
  9. -vii- Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt NHTM : The Commercial Bank Ngân hàng thương mại NHTW : The Central Bank Ngân hàng trung ương Ủy ban giám sát tài chính quốc NSFC : National Financial Supervisory Commission gia Quyết định – Thủ tướng Chính QĐ-TTg : Decision - Prime Minister phủ SHB Ngân hàng thương mại cổ phần : The Saigon - Hanoi Commercial Bank Sài Gòn – Hà Nội SBV The State Bank of Vietnam Ngân hàng Nhà nước Việt nam TCTC : Financial institutions Tổ chức tài chính TCTD : Credit institutions Tổ chức tín dụng TPĐB : The special bond Trái phiếu đặc biệt TSHTTTL : Assets formed in future Tài sản hình thành trong tương lai TQ : China Trung Quốc TT : Circular Thông tư TAMC : Thailand Asset Management Company Công ty quản lý tài sản Thái Lan TNHH : Limited Trách nhiệm hữu hạn The asset management company of the Công ty quản lý tài sản các TCTD VAMC : Vietnam credit institutions Việt Nam VAS : The Vietnam Accounting Standards Chuẩn mực kế toán Việt Nam The Vietnam Executive Leadership Chương trình Lãnh đạo Quản lý VELP : Program cao cấp Việt Nam
  10. -viii- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Cấu trúc tổ chức của một quy trình quản lý, giám sát hoạt động mua bán nợ ...... 7
  11. -ix- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3-1: Số liệu nợ xấu từ năm 2011 – tháng 2/2015 ..................................................... 17 Bảng 3-2: Hệ thống các công ty AMC, DATC, VAMC tại Việt Nam .............................. 19 Bảng 4-1: Nợ phải trả đến thời điểm 30/9/2012 ............................................................... 24 Bảng 4-2: Số liệu tình hình chạy thử của Công ty giấy Mỹ Hương................................... 25 Bảng 4-3: Tình hình sản xuất kinh doanh trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp .. 27 Bảng 4-4: Tổng dư nợ vay của Công ty Giấy Thành Đạt .................................................. 28 Bảng 4-5: Thị trường xuất khẩu của Công ty trong năm 2009 và năm 2010 ..................... 30 Bảng 4-6: Tình trạng một số nội dung kiểm toán chính .................................................... 32
  12. -x- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phân loại nợ xấu theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN .................................. 41 Phụ lục 2: Phân loại nợ xấu theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN ....................................... 43 Phụ lục 3: Giới hạn đầu tư, nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam ................... 46 Phụ lục 4: Tổng hợp các phương thức xử lý nợ ................................................................ 48
  13. -1- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH 1.1. Bối cảnh chính sách Có quá nhiều chênh lệch giữa các công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế về số liệu nợ xấu tại Việt nam (xem bảng 3.1) và có thể những số liệu công bố đã không phản ánh được hết hoặc trung thực tình hình nợ xấu của các ngân hàng hiện nay. Có bao nhiêu Ngân hàng (NH) đã báo cáo số liệu như trường hợp của NH Phương nam, khi số liệu thực tế về nợ xấu theo Kiểm toán Nhà nước tại NH Phương Nam lần lượt là 45,6%/dư nợ (giữa năm 2012) và 55,31%/dư nợ (cuối năm 2013) được so sánh với con số báo cáo của NH này là 3,39% (Thanh Thanh Lan 2015). Hay như trường hợp của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) khi sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà Nội (SHB), vẫn đơn vị kiểm toàn là Ernst & Young Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của HBB tính đến cuối tháng 2/2012 đã tăng lên 16,06% so với con số cuối 2011 là 4,7%/dư nợ. Còn tại Đại hội cổ đông của SHB thì tỷ lệ nợ xấu của HBB lại được cung cấp một con số khác, là 12,88%/dư nợ. Không có một con số chính xác về tình hình nợ xấu nhưng rõ ràng là với những thông tin được đưa ra thì nợ xấu ở Việt nam đã là một vấn đề nghiêm trọng và không minh bạch. Trong đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các TCTD thực hiện xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp (1) Tiến hành đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu; (2) Bán nợ xấu có tài sản bảo đảm cho Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính; (3) Bán nợ xấu cho các doanh nghiệp không phải công ty mua bán nợ tư nhân và công ty mua bán nợ của các ngân hàng NHTM; (4) Xóa nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro; xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; (5) Chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp vay; Tiếp theo đề án này, ngày 27/6/2013, Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) được thành lập theo Quyết định số 1459/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam, nhằm góp phần đẩy nhanh xử lý nợ xấu.
  14. -2- Đề án đề ra rất nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu, nhưng thực tế hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ thực hiện được có 03 trong số các giải pháp đó, đó là các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ; trích lập dự phòng và bán nợ cho VAMC. Tại hội thảo giới thiệu Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2013 do Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (NFSC) tổ chức ngày 24/4/2014 tại Hà Nội, ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đã đưa ra thông tin: Đã có 106.000 tỉ đồng nợ xấu được xử lý nhưng về bản chất chỉ là hạch toán, không phải xử lý bằng nguồn tài chính thực để có tác động vào nền kinh tế, gồm 66.000 tỉ đồng từ nguồn dự phòng của các NH và chuyển Công ty Quản lý tài sản (VAMC) mua 40.000 tỉ đồng. Đến hết năm 2014, tổng các khoản nợ xấu được xử lý ước đạt 311,1 nghìn tỉ đồng, tương đương 67% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012, VAMC đã mua trên 137 nghìn tỉ đồng nợ xấu với giá mua nợ trên 111 nghìn tỉ đồng. Có thể thấy là các ngân hàng, doanh nghiệp có nợ xấu và cơ quan quản lý đã chủ động xử lý nợ xấu nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Thứ nhất, việc cơ cấu nợ bao gồm việc thay đổi kỳ hạn trả nợ, thời gian trả nợ, số lần trả nợ, số tiền trả nợ từng lần…, điều này có nghĩa là chuyển nhóm nợ từ các nhóm nợ có độ rủi ro cao qua các nhóm nợ có độ rủi ro thấp, nhưng điều này có thể làm giảm khả năng đánh giá chính xác món nợ. Thứ hai, khi các NH trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro, NH được hạch toán nợ ra ngoại bảng để bảng cân đối tài sản không còn hiển thị nợ xấu. Trên thực tế, dù đã được đưa từ nội bảng ra ngoại bảng, thì khoản nợ vẫn còn tồn tại và nó phải được tiếp tục thu hồi. Thế nhưng, với không ít NH, nợ đã ra ngoại bảng có thể không được báo cáo. Công bố nợ chỉ là nợ xấu hạch toán nội bảng, một tỷ lệ thấp so với nợ hạch toán ngoại bảng. Bức tranh nợ xấu, vì thế bị che bớt một phần đáng kể. Thứ ba, giải pháp bán nợ cho VAMC thì thực chất là các NHTM đã chuyển giao nợ xấu sang VAMC chứ không phải là quan hệ mua bán do trách nhiệm thu hồi nợ xấu vẫn thuộc các NHTM. VAMC sẽ phát hành trái phiếu để đổi lấy các khoản nợ xấu bằng giá trị sổ sách (các NH sẽ không nhận được khoản tiền mặt nào từ VAMC). Sau đó, các NH có thể dùng các trái phiếu này để cầm cố và vay vốn tại NHNN. Như vậy có thể thấy những giải pháp hiện nay đang áp dụng để xử lý nợ xấu không giải quyết tận gốc của vấn đề, mà chỉ chuyển từ nợ xấu từ hình thức này sang hình thức khác.
  15. -3- Tạm bỏ qua các vấn đề tiêu cực, yếu kém trong quá trình cho vay, thì hiện nay việc gia tăng nợ xấu là do bản thân các DN đang ở trong một nền kinh tế yếu kém, khả năng kinh doanh và trả nợ không còn, nhiều DN có ngành nghề kinh doanh, sản phẩm tốt nhưng trong điều kiện không tiếp cận được nguồn vốn, dẫn đến mất khả năng về tài chính, nợ xấu theo đó mà gia tăng. Có thể nói cuộc chiến với nợ xấu vẫn đang tiếp diễn nặng nề và nó sẽ còn lấy đi của nền kinh tế nhiều nguồn lực. Việc giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu bao gồm hạn chế nợ xấu mới phát sinh và xử lý nợ xấu đã tồn tại là một yêu cầu cấp bách đối với nền kinh tế. Vì vậy nên chăng là dừng lại những việc nhằm che giấu con số nợ xấu mà đi thẳng vào giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Không thể tồn tại một hệ thống NH mạnh trên cơ sở một nền kinh tế có các DN yếu kém. Cùng với việc minh bạch hóa bức tranh nợ xấu, có thể chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần và chuyển vị thế các NH đang là chủ nợ thành cổ đông lớn, cổ đông nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Từ trước tới nay, kể cả trên thế giới hay ở Việt Nam thì cũng đã có rất nhiều trường hợp thành công, thể hiện không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của các NHTM. Với cách làm này, sau khi chuyển đổi, các NHTM có nhiều cơ hội hơn các DN trong việc tìm được người mua là các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư ngành hoặc thông qua các thị trường mua bán nợ để có thể bán được các khoản nợ xấu của khách hàng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Các giải pháp xử lý nợ đã không diễn ra theo như mong muốn của đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD; các quỹ đầu tư nước ngoài muốn tìm cơ hội ở mua bán nợ tại Việt Nam và các chủ nợ muốn chuyển nợ thành cổ phần nhưng thực tế chưa xảy ra. Do nhiều rào cản về mặt kỹ thuật, pháp lý chẳng hạn như kỹ thuật định giá, các quy định về thị trường… đã khiến cho vấn đề xử lý nợ trở nên bế tắc, trong khi thực tế có những đòi hỏi phải xử lý nợ triệt để và trên diện rộng. Do vậy, luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu những điểm nghẽn về mặt chính sách và các quy định hiện hành, trở ngại về mặt kỹ thuật khiến cho việc mua bán nợ trở nên khó khăn và chuyển nợ thành cổ phần trở nên bế tắc. Từ đó đề xuất các khuyến
  16. -4- nghị chính sách nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu trong điều kiện phải đảm bảo lợi ích xã hội là cao nhất, đảm bảo tính cân bằng giữa mọi thành phần tham gia quá trình xử lý nợ: ngân hàng, các DN vay nợ, các chủ thể trong quá trình mua bán và xử lý nợ…. 1.3. Câu hỏi chính sách Với vấn đề chính sách và mục tiêu nghiên cứu được đề cập, Luận văn tập trung vào các câu hỏi chính sách sau: Thứ nhất, đâu là những rào cản chính của việc chuyển nợ thành cổ phần, mua bán nợ tại Việt Nam? Thứ hai, những giải pháp cần thiết để việc mua bán nợ, chuyển nợ thành cổ phần tại Việt Nam trở thành một cách thức xử lý nợ xấu hiệu quả là gì? 1.4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung vào phân tích những một số vấn đề liên quan đến thị trường mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần. Các vấn đề pháp lý chủ yếu được thảo luận trong luận văn là các điều kiện thể chế để hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần. Các vấn đề kỹ thuật chủ yếu được thảo luận trong luận văn là các quy định mang tính chất pháp lý của các kỹ thuật định giá. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với việc phân tích các số liệu thống kê và thông tin sẵn có với nghiên cứu các tình huống điển hình. 1.6. Cấu trúc luận văn Chương 1 trình bày bối cảnh chính sách, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách của luận văn. Chương 2 trình bày về khung phân tích và kinh nghiệm quốc tế. Chương 3 trình bày những trục trặc trong việc xử lý nợ theo phương thức mua bán nợ, chuyển nợ thành cổ phần tại Việt Nam. Chương 4 sẽ phân tích một số tình huống điển hình. Và sau cùng, Chương 5 đưa ra các khuyến nghị chính sách liên quan đến thị trường mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần như là một trong những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu trong hệ thống NH.
  17. -5- CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 2.1. Vấn đề xử lý nợ xấu Ngân hàng là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động một cách nhịp nhàng thông qua các chức năng của mình. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của hệ thống NH, cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động của nền kinh tế. Khi hoạt động tín dụng trở nên không hiệu quả và thiếu an toàn, thì tỷ lệ nợ xấu bắt đầu tăng nhanh và trở nên một vấn đề lớn của bất kỳ một quốc gia nào. Ở bất kỳ mức độ nào thì nợ xấu cũng phải được nhanh chóng giải quyết, bởi vì nợ xấu sẽ ảnh hưởng trước hết đến hệ thống NH, chậm giải quyết nợ xấu đồng nghĩa hệ thống NH không có tiền quay vòng, phải giảm mức tăng trưởng tín dụng, NH tiến dần đến việc mất dần khả năng thanh toán (Elsinger và Summer 2009). Nền kinh tế không có nguồn vốn mới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng này gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cả nền kinh tế trong thời gian tiếp theo. Chính vì yêu cầu cấp thiết phải xử lý nợ xấu trong hệ thống NH mà Chính phủ đã đặt vấn đề này như là môt ưu tiên hàng đầu để đưa nền kinh tế quay lại quỹ đạo của nó. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN, nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Và cũng theo quyết đinh này thì để đánh giá chất lượng tín dụng của các TCTD, người ta sử dụng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Thông thường tỷ lệ nợ xấu được cảnh báo ở các ngưỡng 3%, so với dư nợ tín dụng của một TCTD. Có các ngưỡng này là do tại Thông tư 21/2013/TT- NHNN quy định về mạng lưới hoạt động TCTD, thì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3% là một trong các điều kiện để NH được xem xét mở chi nhánh hay không, và chỉ cần nợ xấu từ 10% trở lên, theo Thông tư 08/2010/TT-NHNN, thì NH chính thức bị đưa vào diện bị kiểm soát đặc biệt. 2.2. Những biện pháp xử lý nợ và những trục trặc trong quá trình xử lý nợ Qua kinh nghiệm của nhiều quốc gia thì các giải pháp xử lý nợ xấu có thể được tổng hợp thành hai nhóm: nhóm mang tính hệ thống là nhóm các giải pháp thuộc phạm vi giải quyết của Chính Phủ, của Ngân hàng trung ương như là sáp nhập các NH yếu kém, thành lập các
  18. -6- công ty chuyên trách xử lý nợ…..; và nhóm giải pháp mang tính cá thể, bao gồm các nhóm thuộc phạm vi giải quyết của mỗi ngân hàng, các ngân hàng tự quyết định như là thanh lý tài sản đảm bảo, chuyển nợ thành cổ phần. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, xin phép tập trung vào các giải pháp cụ thể mà không tìm hiểu các mô hình xử lý nợ mang tính tổng quát. Có thể tổng hợp các phương thức xử lý nợ cụ thể và điều kiện xử lý trong Phụ lục 4 nêu dưới đây. Mỗi một phương thức xử lý nợ chỉ thích hợp với một số điều kiện nhất định, vì vậy trong quá trình xử lý nợ nếu không có khả năng quản lý và nhận diện các điều kiện này thì các NH rất dễ gặp phải những trục trặc, gây khó khăn cho quá trình xử lý nợ. Theo lý thuyết tín dụng thì khi nợ xấu xảy ra, NH sẽ tuần tự các bước: thương thảo, thanh lý hợp đồng, thu tài sản đảm bảo, đưa ra tòa án, xử lý bằng trích lập dự phòng. Các bước này đều thể hiện ý chí chủ quan của NH, và đều có những khó khăn nhất định do cơ chế, chính sách chưa đủ để thực thi một cách triệt để, và nếu xét về khía cạnh lợi ích tổng hoà nền kinh tế thì cũng chưa hiệu quả, chưa tính đến lợi ích của phía bên kia của món nợ, tức là bên nợ. Khi thị trường tài chính phát triển, bất kể một giao dịch tài chính nào cũng có thể được đưa ra mua bán, hoán đổi với mức độ công khai thông tin ngày càng cao. Điều này giúp cho các chủ thể tham gia có nhiều cơ hội tham gia các loại thị trường tài chính cũng như hiệu quả về mặt kinh tế ngày càng lớn. Các khoản nợ cũng tương tự, bản thân nó cũng hình thành từ một giao dịch vốn. Việc mua bán nợ, hoán đổi nợ, chuyển nợ thành cổ phần ngày càng được nhắc đến như một giao dịch hiệu quả trong thị trường tài chính, giúp cho các chủ thể trong các giao dịch này giải quyết các vấn đề của họ với nhiều lựa chọn hơn và tiết kiệm thời gian, công sức hơn. 2.3. Những yếu tố cần có của xử lý nợ thông qua việc mua bán nợ và chuyển nợ thành vốn cổ phần Thị trường mua bán nợ là nơi diễn ra việc dịch chuyển khoản nợ từ những chủ nợ đầu tiên sang các chủ nợ tiếp theo thông qua hoạt động mua bán nợ, với chi phí giao dịch hợp lý và tại mức giá đàm phán. Thị trường làm việc bằng cách đặt các đối tượng tham gia thị trường ở cùng một vị trí, mà ở đó họ có thể tìm thấy nhau dễ dàng, dưới sự giám sát của các cơ
  19. -7- quan quản lý cũng như hệ thống luật pháp có liên quan. Thông thường các AMC được coi là nhân tố khởi tạo và chủ đạo của các giao dịch mua bán nợ. Thể chế kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành các giao dịch khác nhau, cùng với hệ thống văn bản pháp luật, quy định rõ ràng về điều kiện thành lập, tham gia và hoạt động của thị trường. Một hệ thống văn bản pháp quy có thể được ban hành mở đường cho hoạt động mua bán nợ được hình thành. Tuy nhiên khi thị trường đã đi vào hoạt động, cần có một hành lang pháp lý khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia thị trường. Hình 2.1: Cấu trúc tổ chức của một quy trình quản lý, giám sát hoạt động mua bán nợ CƠ QUAN CẤP PHÉP (NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC HOẶC BỘ TÀI CHÍNH) GIAO DỊCH MUA BÁN NỢ CƠ QUAN GIÁM SÁT CON NỢ CƠ QUAN ĐỊNH GIÁ CÁC CHỦ NHÀ MÔI CHỦ NỢ 1 NỢ THỨ GIỚI CẤP Hình 2.1 trình bày về cấu trúc tổ chức của một quy trình quản lý, giám sát hoạt động mua bán nợ, theo đó về mặt tổ chức có ba cơ quan tham gia vào quy trình, bao gồm cơ quan cấp phép quản lý, cơ quan giám sát, cơ quan định giá. Thứ nhất, cơ quan cấp phép, quản lý đảm bảo chức năng quản lý, cấp phép và giải quyết khi có các tranh chấp xảy ra, đồng thời đảm bảo cho giao dịch diễn ra đúng quy định của Pháp luật. Thứ hai, cơ quan giám sát thường là các NH được chỉ định giám sát, đảm bảo giao dịch được diễn ra với đầy đủ khả năng về tài chính, khả năng chuyển giao. Thứ ba, cơ quan định giá độc lập được cơ quan
  20. -8- quản lý cấp phép: đảm bảo cho giá trị định giá là khách quan, độc lập, tuân thủ các quy định. Điều kiện kinh tế - tài chính: Trước hết thị trường tồn tại một nhu cầu cao về mua bán nợ, nhu cầu này phải có trước khi thị trường được xây dựng. Hàng hoá tham gia thị trường là dư nợ vay có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo, nhận được sự quan tâm của một số lượng nhà đầu tư tài chính đủ tiềm lực là điều kiện không thể thiếu. Số lượng và tiềm lực của các thành viên tham gia thị trường sẽ quyết định sự tồn tại thế nào của thị trường. Điều kiện kỹ thuật: Bộ tiêu chuẩn định giá là cơ sở tiên quyết, đầu tiên đảm bảo cho cuộc đàm phán được tiến hành. Thông thường bên bán có mong muốn bán được giá cao, bên mua luôn có xu hướng tìm mọi cách giảm giá mua, điều này dẫn đến sự chênh lệnh rất lớn trong việc đưa ra giá đàm phán giữa các bên, thời gian đàm phán thường kéo dài và có thể gây thất bại. Bên cạnh đó cần đảm bảo có hệ thống các quy định về tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ sở hữu đối với các DN nhằm tạo sự hấp dẫn và điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận được và chấp nhận tham gia thị trường mua bán nợ. Chuyển nợ thành cổ phần là một trong những phương pháp đang được các DN và NH nhắc đến trong việc xử lý nợ xấu như một cứu cánh cho cả hai bên. Trong trường hợp này xuất hiện tình huống đánh đổi đó là phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ. Với DN, họ chấp nhận để các chủ nợ trở thành cổ đông của công ty nhằm mục tiêu xóa nợ, giảm bớt áp lực trả nợ. Với các cổ đông cũ, họ phải chấp nhận hiệu ứng pha loãng cổ phiếu khi công ty phát hành cổ phiếu để trừ nợ, nhưng đổi lại họ hoàn toàn có kỳ vọng thu được lợi nhuận cao khi công ty có khả năng hồi sinh. Mà khả năng hồi sinh và phát triển của các công ty này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chiến lược phát triển, được nhìn nhận, xây dựng và thực hiện của những người đồng quan điểm. Điều này không dễ có, nếu chủ nợ được nhận cổ phiếu với tỷ trọng lớn lại đang hoạt động ở các lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Như vậy trong trường hợp này, các thành viên tham gia phải đánh giá được rõ các lợi ích cũng như cân đối được lợi ích với các chi phí họ phải chấp nhận. Cũng như trong thị trường mua bán nợ, yếu tố định giá được đặt lên hàng đầu nhằm hỗ trợ các bên đưa ra được giá chuyển đổi, đảm bảo hài hoà lợi ích của chủ nợ, bên nợ và các cổ đông cũ. Các thị trường như thị trường chứng khoán, thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, thị trường mua bán nợ hình thành và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1