intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: Kethamoi5 Kethamoi5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

44
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VI QUANG CHUNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN Ngành: Chính sách công Mã số: 8.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG HÀ NỘI – 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” của luận văn này là kết quả của sự nỗ lực cố gắng, tìm tòi và nghiên cứu của riêng bản thân tôi cùng với sự hướng dẫn tận tâm của người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng. Tôi xin cam đoan, kết quả nghiên cứu này chưa hề được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Lạng Sơn, tháng 02 năm 2019 Học viên Vi Quang Chung
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn đối với các thầy giáo, cô giáo Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã tạo điều kiện cho em được học tập, được giao lưu học hỏi kinh nghiệm, được trang bị cho bản thân kiến thức bổ ích về Chính sách công, giúp em tự tin hơn trong công việc. Nhân dịp này, cho phép em bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành Luận văn. Cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng chí, đồng nghiệp đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy giáo, cô giáo để Luận văn hoàn chỉnh. Xin trân thành cảm ơn! Tác giả Luận văn Vi Quang Chung
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ............................................................................................................ 8 1.1. Một số khái niệm chung ............................................................................. 8 1.2. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo ............................................. 14 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo ................ 15 1.4. Kinh nghiệm và bài học rút ra về thực hiện chính sách giảm nghèo có thể áp dụng cho huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ................................................ 21 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN ......................... 26 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - văn hóa, xã hội ........................... 26 2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo huyện Hữu Lũng ............................... 29 Chương 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN ......................................... 54 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến thực hiện chính sách giảm nghèo ............................................................................................................... 54 3.2. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo .......................... 59 3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ............................... 66 KẾT LUẬN .................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Từ và cụm từ được viết tắt BHYT Bảo hiểm Y tế CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSC Chính sách công CSXH Chính sách xã hội HĐND Hội đồng nhân dân KCB Khám chữa bệnh KH&CN Khoa học và công nghệ MTQG Mục tiêu quốc gia MTTQ Mặt trận Tổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường XĐGN Xóa đói giảm nghèo XKLĐ Xuất khẩu lao động
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là một trong những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu, diễn ra trên tất cả các châu lục, nhất là các nước khu vực Châu Phi, Mỹ la tinh và Châu Á, với những mức độ khác nhau. Đói và nghèo là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương Ở nước ta, ngay từ khi mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhiệm vụ chống đói nghèo, ngày 17/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Người coi đói nghèo là một thứ “giặc” như “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Người khẳng định phải làm sao cho mọi người dân ai cũng ăn no, mặc ấm, ai cũng được học hành. Người chủ trương: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá, giàu. Người khá, giàu thì giàu thêm”. Tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng, Nhà nước ta quán triệt trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kể từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi sướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách giảm nghèo nhằm thúc đẩy xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Nền kinh tế có mức tăng trưởng tương đối nhanh, tiềm lực kinh tế chung của đất nước và đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng cao rõ rệt. Nhiều chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt đối với đồng bào ở vùng sâu, vùng xã, vùng có nhiều khó khăn, vùng biên giới, hải đảo... đã thu được kết quả; nhiều phong trào tương thân, tương ái đầy tình nghĩa đã được nhân dân mọi miền đất nước, kiều bào ta ở nước ngoài, các cá nhân người nước ngoài, chính phủ các nước, Liên Hợp quốc, các tổ chức quốc tế hưởng ứng; đồng bào ở các vùng đói nghèo cũng đã nỗ lực vươn lên, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống mới... Tuy nhiên, nhìn chung Việt Nam vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp, đời sống nhân dân lao động, nhất là đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa còn 1
  7. nhiều khó khăn. Nước ta lại ở vị trí địa lý thường xẩy ra thiên tai, nhất là giông bão, lũ lụt, hạn hán... Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, dân tộc, có trên 80% người dân sinh sống làm nông nghiệp, lâm nghiệp. Là địa phương nghèo, xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, giao thông không thuận lợi, trình độ dân trí còn rất thấp, không đồng đều, dân cư ở dải rác không tập trung, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo so với toàn quốc cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp và thiếu tính ổn định... Mặt khác, là địa bàn thường xuyên bị thiệt hại ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai gây ra như: lũ lụt, sạt lở và các đợt rét đậm, rét hại diện rộng kéo dài... trong đó, Hữu Lũng một huyện của tỉnh Lạng Sơn cũng không là ngoại lệ. Lạng Sơn luôn coi nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu. Theo báo cáo của UBND tỉnh Lạng Sơn về kết quả đánh giá giữa nhiệm kỳ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2011 đến 2017, có 02 huyện được hưởng chính sách hỗ trợ có mục tiêu theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; 91 xã, 838 thôn, bản thuộc khu vực III và 8 xã an toàn khu. Kết quả điều tra, ra soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trong 3 năm gần đây của tỉnh Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ hộ nghèo của huyện Hữu Lũng năm 2015 giảm còn 2.427 hộ (chiếm 8,32%); tỷ lệ hộ cận nghèo 2.614 hộ (chiếm 8,96%). Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn huyện giảm còn 6.506 hộ (chiếm 21,98%); tỷ lệ hộ cận nghèo 3.544 hộ (chiếm 11,97%). Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 5.415 hộ (chiếm 18,07%); tỷ lệ hộ cận nghèo còn 3.050 hộ (chiếm 10,18%). Như vậy, có thể thấy bức tranh toàn cảnh về công tác xoá đói, nghèo trên địa bàn huyện Hữu Lũng thời gian qua đã đạt được thành tựu nhất định, đời sống nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm, người nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng các xã, các thôn, bản, khu phố được quan tâm đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế, xóa nghèo bền vững. Điều này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nhưng chủ yếu là do cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, 2
  8. đoàn thể và toàn xã hội của huyện Hữu Lũng quan tâm, ban hành và tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để giúp người nghèo thoát nghèo và coi đây là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị – xã hội quan trọng của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Tuy nhiên, công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn, tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết mà không có hiệu quả, nhất là dưới góc độ quản lý nhà nước. Vấn đề được đặt ra ở đây là: Đâu là nguyên nhân của đói nghèo, việc triển khai những chính sách về giảm nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn có hiệu quả hay không? Trong bối cảnh đó, vấn đề “Thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” được chọn làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Với các cách tiếp cận khác nhau, đến nay đã có một số nhà khoa học, nhà quản lý nghiên cứu về chính sách xóa đói, giảm nghèo, có thể kể ra một số công trình như sau: - PGS.TS Lê Trọng, Hướng dẫn kế hoạch làm ăn cho hộ nông dân để xóa đói, giảm nghèo, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000. Trong công trình này, tác giả đưa ra những minh chứng về đói nghèo của hộ nông dân cũng như cách vượt nghèo của hộ, luận giải những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đời sống đói nghèo của nông dân, đồng thời đưa ra một số giải pháp để hướng dẫn nông dân tự thoát nghèo. - Bùi Thị Lý, Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, luận văn thạc sĩ kinh tế, 2000. Trong công trình này, người viết đã đưa ra những quan niệm về đói nghèo, tiêu chí đánh giá đói nghèo, thực trạng nghèo đói và nguyên nhân trực tiếp gây nên nghèo đói trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Nguyễn Thị Hoa, Hoàn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, luận án tiến sỹ, 2009. Tác giả đã xây dựng một khung lý thuyết hoàn thiện chính sách, trong đó có khung đánh giá chính 3
  9. sách xoá đói giảm nghèo (XĐGN) dựa trên lý thuyết quản lý theo kết quả. Từ việc tổng kết vai trò của Chính phủ trong tấn công nghèo đói và đi đến kết luận, Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong giải quyết tính đa chiều của nghèo đói cũng như đã rút ra được một số bài học từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về giải quyết vấn đề đa chiều của nghèo đói. Nghiên cứu này đã chỉ ra các mặt được mà mỗi chính sách mang lại và đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề bất cập trong triển khai chính sách cũng như nguyên nhân của những tồn tại đó. - Trần Thị Vân Anh, Nghiên cứu giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho nông dân ở huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ, 2010. Tác giả đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói, đánh giá thực trạng nghèo đói của huyện Sơn Động; chỉ ra những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của hộ nông dân huyện Sơn Động và đề xuất được một số giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Sơn Động. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở việc xem xét việc giải quyết nghèo đói cho nông dân huyện Sơn Động theo quan điểm của ngành kinh tế nông nghiệp, chưa đề cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo bền vững cho nông dân nói riêng và dân cư nghèo của huyện Sơn Động nói chung. - Phạm Thái Hưng và một số tác giả với đề tài: Nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thực trạng và thách thức tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135-II, năm 2010 đã nghiên cứu về mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nghiên cứu mô tả một cách toàn diện về tình trạng nghèo và vấn đề mức sống của nhóm dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn. Mô tả này tập trung ở khía cạnh nghèo về thu nhập và khía cạnh phi tiền tệ của vấn đề mức sống kinh tế (như: tiếp cận giáo dục, dịch vụ y tế và phát huy tính chủ động...). Khía cạnh quan trọng thứ ba là đã tìm hiểu đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ từ những chương trình và chính sách hiện tại như thế nào. Sau những phân tích đó tác giả đã có những kiến 4
  10. nghị cho các chính sách và chương trình tương lai nhằm đưa ra những hỗ trợ hiệu quả hơn cho việc nâng cao mức sống cho các dân tộc thiểu số. - Cùng với các đề tài khoa học, công trình nghiên cứu còn có nhiều bài viết, bình luận khoa học đăng trên các tài liệu chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành nghiên cứu đề tài ở nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Những nội dung khoa học của các công trình trên đã mang đến cho tác giả kiến thức lý luận chung về chính sách xóa đói, giảm nghèo, bởi các công trình này chứa đựng một lượng thông tin lớn, đa dạng, là tài liệu vô cùng quý giúp tác giả có thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Tuy nhiên, đến nay chưa có đề tài, công trình khoa học nào tiếp cận từ chuyên ngành Chính sách công để nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu, đánh giá kết quả thực hiện chính sách và đưa ra những giải pháp tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách giảm nghèo. - Đánh giá, phân tích thực trạng việc tổ chức, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản để thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2019 - 2025 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5
  11. - Phạm vi về nội dung: Vấn đề thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn dưới góc độ chuyên ngành chính sách công. - Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. - Phạm vi về thời gian: đánh gía thực trạng giai đoạn 2016 - 2018, giải pháp cho giai đoạn 2019 - 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp vào quá trình nghiên cứu của luận văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là tiếp cận từ góc độ nghiên cứu chính sách công, để thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát, đánh giá hệ thống, so sánh dựa trên kết quả thực tế từ đó dự báo xu hướng phát triển đề ra chính sách giảm nghèo trong giai đoạn tới. - Phương pháp phân tích: sử dụng phân tích thực trạng, các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài, phân tích các tác động đến cơ hội và thách thức của chính sách xóa đói, giảm nghèo. - Phương pháp thống kê: sử dụng các số liệu thống kê, tính toán để có kết quả biểu thị bằng con số nhằm làm nổi bật đối tượng nghiên cứu, cũng như sự cần thiết và tính thực tiễn cao của đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thu thập thông tin: sử dụng để thu thập và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đền đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định của Đảng, Nhà nước, chính phủ, Bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân liên 6
  12. quan trực tiếp, gián tiếp tới vấn đề thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Lạng Sơn nói chung và tại huyện Hữu Lũng nói riêng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về chính sách giảm nghèo, bao gồm khái niệm, vai trò, đặc điểm. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức, triển khai thực hiện chính sách về giảm nghèo ở địa phương góp phần minh chứng cho chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành phù hợp với thực tế trong giai đoạn mới 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần cung cấp thêm cơ sơ khoa học cho các cơ quan, các sở, ban, ngành của tỉnh Lạng Sơn và các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chuyên môn của huyện Hữu Lũng trong quá trình hoạch định và tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo một cách hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương ngày càng ổn định, vững mạnh. 7. Kết cấu của luận văn - Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn cấu trúc thành 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo. - Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. - Chương 3. Giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 7
  13. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO 1.1. Một số khái niệm chung 1.1.1. Khái niệm Chính sách công Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội, hoặc CSC là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng. Chính sách công là một chuỗi các quyết định hoạt động của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định. - Chính sách công là tất cả những công việc mà chính quyền thi hành đến dân. - Là ý chí của Nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu theo định hướng chính trị. - Là những tác động mang tính cộng đồng vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc. - Mang tính hệ thống và đảm bảo thực thi bởi các cơ quan quyền lực và hệ thống hành chính từ trung ương đến địa phương. - Thể hiện ý chí chính trị của chủ thể ban hành và thường gắn với các Đảng phái chính trị lãnh đạo cầm quyền. Trong thực tiễn ở Việt Nam, chủ thể chính sách là các cơ quan ban hành và thực thi chính sách gồm Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ ngành; khách thể chính sách hay đối tượng điều chỉnh của chính sách là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình mà chính sách sẽ tác động vào. 1.1.2. Thực hiện chính sách công 8
  14. Tổ chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước, hoặc thực hiện chính sách công là toàn bộ quá trình huy động, bố trí sắp xếp các nguồn lực để đưa chính sách vào đời sống thực tế theo một trình tự thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm đạt được mục tiêu của chính sách. Tổ chức thực hiện chính sách là trung tâm kết nối các khâu (các bước) trong chu trình chính sách thành một hệ thống. Hoạch định được chính sách đúng, có chất lượng là rất quan trọng, nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn. 1.1.3. Quy trình chính sách công Quy trình chính sách công là chuỗi các giai đoạn kế tiếp liên quan tới nhau từ khi vấn đề công được đề xuất cho tới khi kết quả được ghi nhận và đánh giá. Có 7 bước trong quy trình tổ chức thực hiện CSC: Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. Xây dựng và đưa ra các quyết định chính sách. Các cơ quan đơn vị chuyên môn phân tích, xác định mục tiêu chính sách, giải pháp chính sách để đưa ra những lựa chọn chính sách đúng đắn. Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách. Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách. Bước 4: Duy trì chính sách. Bước 5: Điều chỉnh chính sách. Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực thi chính sách. Bước 7: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm. 1.1.4. Khái niệm về xóa đói, giảm nghèo Đến nay khái niệm nghèo được một số tổ chức quốc tế sử dụng nhiều nhất là khái niệm đã được đưa ra tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 09/1993 “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các 9
  15. nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Theo đó có thể hiểu cụ thể như sau: Xóa đói: Là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Giảm nghèo: Là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Sự thống nhất giữa hai mục tiêu này thể hiện ở chỗ: Nếu giảm nghèo đạt được mục tiêu thì đồng thời cũng xóa đói luôn. Do vậy thực chất giảm nghèo và xóa đói là đồng nghĩa. 1.1.5. Khái niệm nghèo đa chiều Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng, Nghèo là một khái niệm đã chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục..., Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN), “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”. Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá 10
  16. nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản. Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Chỉ số nghèo đa chiều của quốc tế, với ba chiều cạnh chính: 1 là, y tế - 2 là, giáo dục - 3 là, điều kiện sống. Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Từ năm 2013, khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Đo lường nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ và toàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta. Một số quy định chính sách về nghèo đa chiều ở Việt Nam như sau: Nghị quyết số: 15-NQ/TW, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khoá XI) về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 đã đề ra nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc ít người, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và một số dịch vụ xã hội cơ bản như khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, nước sạch, thông tin, truyền thông. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả, bền vững hơn, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số: 76/2014/QH13, về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ: Xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản; Quyết định số: 2324/QĐ-TTg, ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số: 76/2014/QH13, của Quốc hội đã 11
  17. xác định rõ nhiệm vụ xây dựng, nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể về đổi mới phương pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều. Ngày 15/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số: 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.” Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam được xây dựng theo hướng: sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xây dựng dựa trên cơ sở: Một là các tiêu chí về thu nhập, bao gồm: chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập. Hai là mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Những quy định chính sách nói trên tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho chương trình giảm nghèo của nước ta trong giai đoạn 2016 - 2020. Theo Quyết định số: 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, tại Khoản 1, Điều 2 quy định về chuẩn hộ nghèo: a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên”. 12
  18. Vậy chuẩn nghèo là những người được coi là nghèo khi mức sống của họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn mức tối thiểu chấp nhận được, tức là thấp hơn chuẩn nghèo. Những người có mức thu nhập hoặc chi tiêu ở trên chuẩn này là người không nghèo hoặc đã vượt nghèo, thoát nghèo. Phương pháp xác định chuẩn nghèo a) Phương pháp xác định chuẩn nghèo của thế giới Theo phương pháp Atlas: năm 1990 người ta chia mức bình quân của các nước trên toàn thế giới làm 6 loại: cực giàu, nước giàu, nước khá giàu, nước trung bình, nước nghèo, nước cực nghèo. b) Phương pháp xác định chuẩn nghèo của Việt Nam Từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã 6 lần điều chỉnh chuẩn nghèo đói của Việt Nam cho phù hợp với tình hình phát triển chung của xã hội: - Giai đoạn 2006 - 2010: + Chuẩn nghèo: Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/ tháng hoặc 2.400.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo; Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/ tháng hoặc 3.120.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo. + Chuẩn cận nghèo: Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ 270.000 đồng/người/ tháng đến 400.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo; Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 350.000 đồng/người/ tháng đến 500.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. - Giai đoạn 2011 - 2015: + Chuẩn nghèo: Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/ tháng hoặc 4.800.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo; Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/ tháng hoặc 6.000.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo. + Chuẩn cận nghèo: Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ 401.000 đồng/người/ tháng đến 520.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo; 13
  19. Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 501.000 đồng/người/ tháng đến 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. 1.2. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo 1.2.1. Các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập - Các chính sách tín dụng ưu đãi. Việc tổ chức cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và học sinh, sinh viên thông qua các tổ chức hội, đoàn thể như: Cho vay hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; Học sinh, sinh viên. - Chính sách hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, phát triển hệ thống khuyến nông 1.2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo thông qua các dự án Dự án 1: Chương trình 135, bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Dự án 2: hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế. Dự án 3: Nhân rộng mô hình giảm nghèo. Dự án 4: Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. 1.2.3. Chương trình đào tạo, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo việc làm cho người nghèo Tập trung đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất sản phẩm nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn để tạo việc làm trong những lúc nông nhàn, tăng thu nhập, tăng thời gian sử dụng lao động trong khu vực nông thôn; chuyển đổi nghề và cơ cấu lao động trong nội bộ nông thôn (mở nghề mới, phát triển các nghề dịch vụ tại chỗ); Tập trung đẩy mạnh Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn với phương châm là cầm tay chỉ việc, nâng cao chất lượng, năng suất của lao động làm nghề nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản); thường xuyên quan tâm đến công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. 14
  20. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, tạo thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề vay vốn, liên kết đào tạo; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn; có chính sách đầu tư và cơ chế hỗ trợ các hoạt động dạy nghề cho phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển ngành nghề nông thôn. chuyển lao động nông thôn sang các ngành công nghiệp, dịch vụ góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động và đáp ứng nhu cầu lao động của các ngành kinh tế khác và phục vụ xuất khẩu lao động. 1.2.4. Các chính sách tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội - Chính sách hỗ trợ về Bảo hiểm y tế. - Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo. - Hỗ trợ người nghèo về nhà ở. - Hỗ trợ hộ nghèo thuộc chính sách người có công. - Hỗ trợ hộ nghèo về tiền điện thắp sáng. - Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo 1.3.1. Nhân tố khách quan - Tác động của tăng trưởng kinh tế đến đói nghèo Qúa trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và công tác xóa đói, giảm nghèo có mối quan hệ biện chướng với nhau, vì giảm nghèo sẽ là nhân tố đảm bảo cho việc tăng trưởng kinh tế và ngược lại tăng trưởng kinh tế nó tạo điều kiện về vật chất, nguồn kinh phí đề thực hiện chính sách và mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Chính vì vậy sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến việc xóa đói, giảm nghèo là rất quan trọng nếu nguồn lực kinh tế có - mà không tăng trưởng thì sẽ không có nguồn vật chất và tài chính để đầu tư hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội và đặc biệt là công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. - Qúa trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ảnh hưởng đến đói nghèo 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2