intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích thực tiễn thực hiện chính sách phát triển các KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, đáp ứng yêu cầu phát triển các KKTCK ở Tây Ninh trong thời kỳ hội nhập quốc tế và khu vực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN KIM PHỤNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN KIM PHỤNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH Ngành: Chính sách công Mã số: 834 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THANH SANG Hà Nội, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của độc lập. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn Thạc sĩ Chính sách công với đề tài “Thực hiện chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. Học viên Nguyễn Kim Phụng
  4. LỜI CẢM ƠN Công trình nghiên cứu khoa học “Thực hiện chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” được hoàn thành với sự tìm tòi, sáng tạo, cố gắng của bản thân. Trước tiên, cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám đốc Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam – Học viện Khoa học Xã Hội đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình theo học ở đây. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời trân trọng cảm ơn và biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo hướng dẫn khoa học Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Thanh Sang, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian góp ý và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Tiếp theo, tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã truyền đạt kiến thức và hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quý cơ quan đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát và tìm hiểu các hoạt động liên quan để phục vụ cho việc thực hiện luận văn này. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và chia sẻ công việc với tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thời gian đi học và hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH .............................................................................................................. 11 1.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 11 1.2 Chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam ...................... 12 1.3. Mục tiêu của chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ............. 15 1.4 Quy trình thực hiện chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu .......... 16 1.4.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu ......................................................................................................... 17 1.4.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu .................................................................................................. 17 1.4.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu .................................................................................................. 18 1.4.4. Duy trì thực hiện chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu 19 1.4.5. Điều chỉnh, bổ sung thực hiện chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu .................................................................................................. 19 1.4.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu ...................................................................................... 19 1.4.7. Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu ............................................................................... 20 1.5. Các kinh nghiệm trong nước về chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ...................................................................................................... 20 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2019 ................................................................. 25 2.1. Sự hình thành các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ... 25 2.1.1. Cơ sở pháp lý xây dựng các Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn
  6. tỉnh Tây Ninh ........................................................................................... 25 2.1.2. Cơ chế chính sách áp dụng tại các Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh .................................................................................... 26 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2015-2019 ...................................... 29 2.2.1. Công tác tổ chức và truyền thông về thực hiện chính sách các Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh .......................................... 29 2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách các Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2015-2019 ....................................... 39 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với thực hiện chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ................. 50 2.3.1. Các kết quả, thành tựu đạt được ................................................... 50 2.3.2. Các hạn chế ................................................................................... 51 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế ...................................................... 52 Chương 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH..................................... 57 3.1. Bối cảnh phát triển trong và ngoài tỉnh Tây Ninh ............................... 57 3.2. Các quan điểm định hướng phát triển chính sách các Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.................................................................. 58 3.3. Giải pháp phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ............................................................................................................. 59 3.3.1. Các giải pháp chung ..................................................................... 59 3.3.2. Các giải pháp về quy hoạch .......................................................... 62 3.3.3. Các giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng và phân luồng giao thông giải quyết tình trạng ách tắc ......................................................... 63 3.3.4. Các giải pháp về rà soát tiến độ triển khai các dự án .................. 64 3.3.5. Các giải pháp về quản lý đất đai, tài nguyên ............................... 65 3.3.6. Các giải pháp về cơ chế, chính sách............................................. 66
  7. 3.3.7. Các giải pháp về thu hút đầu tư vào các Khu kinh tế cửa khẩu ... 66 3.4. Phân công trách nhiệm thực hiện chính sách phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ........................................................... 67 3.4.1. Ban Quản lý Khu kinh tế ............................................................... 67 3.4.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính ........................................... 68 3.4.3. Sở Xây dựng .................................................................................. 68 3.4.4. Sở Công Thương ........................................................................... 69 3.4.5. Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh ............................... 69 3.4.6. Ủy ban nhân dân các huyện Bến Cầu, Trảng Bàng, Tân Biên ..... 69 3.4.7. Sở Tài nguyên và Môi trường ....................................................... 70 3.4.8. Sở Ngoại vụ ................................................................................... 70 3.4.9. Cục Hải quan ................................................................................ 70 3.4.10. Sở Giao thông Vận tải ................................................................. 70 3.5. Các kiến nghị với Chính phủ và Trung ương ...................................... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 2.1 : Số liệu các dự án tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Phụ lục 2.2 : Số liệu các dự án tại khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát. Phụ lục 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu - người – phương tiện qua lại cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát. Phụ lục 2.4: Danh mục các cửa khẩu trong quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát. Phụ lục 3.5: Danh mục dự án dự kiến đầu tư tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài từ nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 (theo quy hoạch đã được duyệt)
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Châu Á BQL Ban quản lý BVMT Bảo vệ môi trường DN Doanh nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định Thương mại tự do GPXD Giấy phép xây dựng GRDP Tổng sản phẩm trong tỉnh KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KKT Khu kinh tế KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu KT - XH Kinh tế - xã hội NSNN Ngân sách nhà nước ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức QSDĐ Quyền sử dụng đất XNK Xuất nhập khẩu
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng vốn đầu tư cho KKTCK Mộc Bài và Xa Mát từ ngân sách Trung ương và địa phương. ............................................................................. 43 Bảng 2.2. Tổng số dự án và vốn đăng ký đầu tư ở KKTCK Mộc Bài và Xa Mát phân theo khu vực FDI và trong nước ..................................................... 43 Bảng 2.3. Các khoản thu phí, thuế từ KKTCK Mộc Bài và Xa Mát qua các năm từ 2015-2019 ........................................................................................... 45
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tây Ninh là một trong tám tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích tự nhiên 403.000 ha, dân số 1.075 triệu người. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2019 (giá so sánh 2010) ước 51.381 tỷ đồng, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đóng góp từ công nghiệp - xây dựng 5,3 điểm phần trăm; từ dịch vụ 2,3 điểm phần trăm; từ nông - lâm - thủy sản 0,2 điểm phần trăm, và từ thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 0,2 điểm phần trăm. GRDP bình quân đầu người đạt 2.727 USD. Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ trong GRDP theo giá hiện hành là 23,1% - 39,9% - 33,0%. Tây Ninh có 5 khu công nghiệp đã được triển khai với quy mô 3.385 ha nhưng tỷ lệ lắp đầy bình quân chỉ mới đạt 10,4% cho thấy sức hút từ các khu công nghiệp này còn khá hạn chế. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 (giá so sánh 2010) thực hiện 76.678 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực đầu tư nước ngoài tăng 23,4%, khu vực ngoài nhà nước tăng 3,6%, khu vực nhà nước bằng so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp chiếm 62,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng 23,3% so với cùng kỳ. Đóng góp cho tăng trưởng chủ yếu ở các ngành công nghiệp thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có quy mô lớn và sản xuất, gia công xuất khẩu là chính, nên thực chất Tây Ninh vẫn là một tỉnh chậm phát triển về công nghiệp và thương mại dịch vụ. Với đường biên giới dài 240 km, Tây Ninh giáp với ba tỉnh của Campuchia là Kông Pông Chàm, Prây Ven và Soài Riêng, có hai cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài (quy mô 21.284 ha) và Xa Mát (quy mô 34.197 ha), 04 cửa khẩu quốc gia và 10 cửa khẩu phụ. Hơn hai thập niên qua, kết cấu hạ tầng 1
  11. từng bước được đầu tư tương đối đồng bộ tại các Khu Kinh tế cửa khẩu (KKTCK) và có một số tác động đáng kể đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay mức độ thu hút đầu tư vào các KKTCK này còn hạn chế. Dù qui mô qui hoạch rất lớn nhưng các hoạt động của KKTCK chỉ tập trung ở một phạm vi khiêm tốn. Ngoài ra, mức độ thành công cũng có sự khác nhau đáng kể giữa KKTCK Mộc Bài và KKTCK Xa Mát. Hơn nữa, nhiều chính sách đối với KKTCK đã có sự thay đổi, nhiều chính sách ưu đãi bị bãi bỏ, nên KKTCK không còn sức hút đối với các nhà đầu tư. Chính sách phát triển thương mại (chủ yếu bán hàng miễn thuế) để từng bước phát triển dịch vụ, đô thị nhà ở, công nghiệp,... hiện nay không còn phù hợp. Những vấn đề nêu trên đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách phát triển các KKTCK ở Tây Ninh cho đến nay như thế nào, giữa KKTCK Mộc Bài và KKTCK Xa Mát có sự khác nhau thế nào, và các yếu tố gì đã tác động đến sự thành công và hạn chế của các KKTCK trên. Qua đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện chính sách phát triển các KKTCK trong thời gian tới. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” trên cơ sở nghiên cứu hai KKTCK quốc tế Mộc Bài và Xa Mát để làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu về sự phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu trên thế giới Yang, Wang, Chen and Yuan (2011), trong công trình nghiên cứu “Factors Affecting Firm-Level Investment and Performance in Border 2
  12. Economic Zones and Implications for Developing Cross-Border Economic Zones between the People’s Republic of China and Its Neighboring GMS countries” cho thấy việc thành lập các khu hợp tác kinh tế qua biên giới (CBEZs - Cross-Border Economic Zones) ở khu vực biên giới Trung Quốc với các nước láng giềng ở Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) là một chiến lược nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong tiểu vùng. Bài viết cũng cho thấy CBEZs là các khu kinh tế xuyên biên giới nên cần phải có một hệ thống các chính sách đồng nhất cũng như các hỗ trợ trong khu vực: tài chính, thuế, đầu tư, thương mại và quy chế hải quan. CBEZs được khởi xướng đầu tiên cho khu vực Hà Khẩu - Lào Cai dọc biên giới hành lang kinh tế Bắc - Nam liên quan đến tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Theo tác giả, việc thiết kế các gói ưu đãi CBEZs là một cách thức chung cho các nhà hoạch định chính sách cả hai bên. Nhằm hỗ trợ thiết kế các chính sách ưu đãi trong CBEZs, nghiên cứu này đã nghiên cứu các khu kinh tế biên giới (Border Economic Zone) ở khu vực biên giới được lựa chọn với mục đích đánh giá các yếu tố thu hút đầu tư và các khu vực liên quan; các động tác chính sách ưu đãi đầu tư tới hiệu quả của các doanh nghiệp trong khu vực. Sử dụng ba loại động cơ đầu tư (tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn lực và tìm kiếm hiệu quả) làm biến phụ thuộc và áp dụng các phân tích tham số và phân tích phi tham số, nghiên cứu đã xác định các biến chính có ảnh hưởng đến quyết định địa điểm đầu tư của doanh nghiệp [27]. Lord and Tangtrongjita (2014) trong công trình “Special Border Economic Zone (SBEZ) in the Indonesia-Malaysia-Thaland Growth Triangle (IMT-GT) đã tập trung đánh giá các lợi thế và hạn chế của 8 khu vực xuyên biên giới trong khu tam giác Indonesia, Malaysia và Thailand, qua đó đề xuất các lựa chọn cho các bên liên quan. Việc đánh giá và xếp hạng 8 khu vực biên giới này dựa trên 6 thành phần chính là: Khu kinh tế đặc biệt; Các chuỗi giá 3
  13. trị; Tình hình phát triển kinh tế – xã hội; Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Các liên kết với Indonesia. Các tác giả cũng đánh giá về các ưu tiên của các khu vực biên giới trên trong ưu tiên thương mại hay ưu tiên phúc lợi. Các đánh giá trên đưa đến bảng xếp hạng chung của 8 khu vực biên giới được khảo sát, qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho việc xác định các ưu tiên trong phát triển các KKTCK. [25] Các nghiên cứu này gợi ý cho việc xác định các khu vực biên giới để xây dựng các KKTCK ở Việt Nam nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng. 2.2. Công trình nghiên cứu về sự phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam Đến thời điểm hiện nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu và bài báo khẳng định vai trò quan trọng của KKTCK đối với sự phát triển của Việt Nam. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau: Luận án tiến sĩ của Đặng Xuân Phong (2012) với đề tài “Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” đã chỉ ra rằng phát triển KKTCK biên giới là hoạt động nhằm phát triển không gian lãnh thổ kinh tế xã hội của khu vực biên giới, chủ yếu dựa trên hoạt động giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới, được đảm bảo bằng các cơ chế chính sách, phương thức tổ chức, quản lý đặc thù phù hợp với vùng biên giới. Nghiên cứu tình hình cụ thể các cửa khẩu phía Bắc Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, luận án đã xây dựng khung khổ lý luận phân tích nội dung phát triển KKTCK biên giới với hai bộ phận cấu thành cơ bản: (1) phát triển không gian lãnh thổ kinh tế với dân cư tại KKTCK biên giới và (2) phát triển giao thương kinh tế qua cửa khẩu biên giới. Luận án đã xây dựng 3 nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KKTCK biên giới là: các chỉ tiêu phản ánh phát 4
  14. triển không gian lãnh thổ tại kinh tế cửa khẩu biên giới; các chỉ tiêu phản ánh các khía cạnh xã hội tại KKTCK và các chỉ tiêu phát triển tại KKTCK. [17] Tác giả Phạm Văn Linh (2001) trong bài “Các khu kinh tế cửa khẩu Việt – Trung và tác động của nó đến phát triển kinh tế hàng hóa Việt Nam” đã phân tích vị trí, tầm quan trọng của KKTCK trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, hội nhập và mở cửa kinh tế cửa khẩu. Tác giả cho rằng KKTCK có khả năng tác động tích cực và lan tỏa trong các vùng kinh tế lân cận và là một trong những biện pháp để thực hiện tốt hơn việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và an ninh biên giới. KKTCK có thể coi là những chiếc cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế, là cửa ngõ thông thương kinh tế của đất nước đối với nước láng giềng và quốc tế [15]. KKTCK cũng giúp tăng thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, đóng góp to lớn vào ngân sách Nhà nước (Hiểu Trân 2017) [20]. Hoạt động giao lưu kinh tế qua cửa khẩu mang lại lợi ích kinh tế đáng kể thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động ngoại thương biên giới, đồng thời cũng thực hiện chủ trương cải cách kinh tế của Đảng là khẳng định nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi trong phát triển kinh tế đối ngoại, đa phương hóa, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại, khai thác có hiệu quả lợi thế trong phân công lao động quốc tế (Nguyễn Kim Dung, 1999) [9]. Luận án của Lê Thanh Tuấn (2019) với đề tài “Phát triển kinh tế biên giới Việt - Trung (tỉnh Quảng Ninh): Vấn đề và giải pháp” nghiên cứu biên giới trên đất liền nhằm làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung khu vực tỉnh Quảng Ninh hiện nay và giải pháp chính sách nhằm phát triển kinh tế biên giới khu vực này trong thời gian tới (đến năm 2030). Luận án lựa chọn một số vấn đề tiêu biểu để làm rõ như sau: (i) những vấn đề về cơ sở lý thuyết và thực tiễn của kinh tế biên giới; (ii) làm rõ thực trạng về chính sách phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung hiện 5
  15. nay trường hợp tỉnh Quảng Ninh, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực thương mại, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, chợ biên giới, xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới; (iii) đánh giá được những vấn đề đang đặt ra và giải pháp chính sách nhằm phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung khu vực Quảng Ninh trong thời gian tới, trong đó chủ yếu tập trung vào phát triển thương mại và xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới [21]. Bài viết “Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế biên giới của Thái Lan và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam trong phát triển khu kinh tế cửa khẩu” của Nguyễn Tiến Minh và Hà Văn Hội (2019) đã tổng kết các đặc điểm về SBEZ (Special Border Economic Zone – Khu Kinh tế cửa khẩu đặc biệt) của Thái Lan và so sánh với BEZ (Border Economic Zone – Khu Kinh tế cửa khẩu) của Việt Nam [16]. Xét trên các khía cạnh bản chất, mục đích, các lĩnh vực hoạt động, mô hình hoạt động, có thể nói giữa SBEZ của Thái Lan và BEZ của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng vì cả hai đều phát triển ở các địa bàn biên giới, nhằm phát huy các lợi thế như nguồn lao động rẻ, khai thông các dòng lưu chuyển hàng hóa qua biên giới không chỉ giữa hai nước mà còn kết nối với các nước khác trong vùng, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai, thủ tục pháp lý,… để thu hút đầu tư vào khu vực biên giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao phúc lợi cho người dân tại chỗ. Các kinh nghiệm về đánh giá thực trạng, định hướng giải pháp và việc triển khai chính sách trên thực tế cung cấp những bài học kinh nghiệm tốt cho việc thực hiện chính sách phát triển KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Hiện nay, nghiên cứu về các KKTCK tại khu vực biên giới với Campuchia chưa nhiều. Một số nghiên cứu và bài báo về KKTCK của Việt Nam dọc biên giới với Campuchia chủ yếu tập trung vào KKTCK Mộc Bài do đây là KKTCK lớn, quan trọng. Ngoài ra, KKTCK An Giang và KKTCK Đồng Tháp cũng được quan tâm vì các KKTCK này đều được phát triển theo 6
  16. hướng khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị và nông nghiệp, công nghiệp gắn liền với cửa khẩu quốc tế (Phạm Thị Ngọc Thảo - 2018) [18]. Có thể khẳng định rằng, các công trình, bài viết trên có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn về sự phát triển các KKTCK ở nước ta. Các tác giả đã nêu lên những lý luận cơ bản nhất về chính sách phát triển các KKTCK, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của các cửa khẩu và hiệu quả phát triển các KKTCK ở nước ta trong thời gian qua, vì vậy đưa ra những giải pháp, kiến nghị quan trọng nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước để phát triển các KKTCK ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện một cách toàn diện về quá trình thực hiện chính sách phát triển các KKTCK từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh. Nghiên cứu này góp phần bổ sung, làm phong phú thêm chủ đề nghiên cứu trên từ tiếp cận chính sách công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích thực tiễn thực hiện chính sách phát triển các KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, đáp ứng yêu cầu phát triển các KKTCK ở Tây Ninh trong thời kỳ hội nhập quốc tế và khu vực. 3.2 Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lý luận và chính sách phát triển các KKTCK. - Thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển các KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay. - Đề xuất các giải pháp dựa trên các kết quả nghiên cứu nhằm hoàn thiện chính sách phát triển các KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay. 7
  17. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Việc thực hiện chính sách phát triển các KKTCK tỉnh Tây Ninh và các yếu tố ảnh hưởng từ cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Các lĩnh vực và quá trình thực hiện chính sách phát triển các KKTCK. - Không gian nghiên cứu: KKTCK Mộc Bài và KKTCK Xa Mát, tỉnh Tây Ninh. - Thời gian nghiên cứu: Tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2015 – 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Ðảng, chính sách của Nhà nuớc Việt Nam làm phương pháp luận cơ bản thực hiện nghiên cứu. Chủ đề nghiên cứu về thực tiễn thực hiện chính sách phát triển các KKTCK tỉnh Tây Ninh có tính tổng hợp nên luận văn kết hợp cách tiếp cận đa chiều, đối chiếu, so sánh thực tiễn chính sách với các chính sách chung ở tầm vĩ mô, từ góc độ hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan cấp tỉnh đối với việc xây dựng các KKTCK của tỉnh. Đề tài cũng sử dụng cách tiếp cận từ dưới lên thông qua việc tìm hiểu ý kiến, nhận thức của người dân và các bên liên quan khác về quá trình thực hiện chính sách phát triển KKTCK trong quá trình nghiên cứu thực địa. 5.2 Phương pháp nghiên cứu - Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công, kết hợp giữa nghiên cứu lý luận với nghiên cứu thực tiễn, theo qui trình thực hiện chính sách công. 8
  18. - Phương pháp phân tích số liệu thống kê định lượng từ các cơ quan quản lý nhà nước về các KKTCK theo từng tiêu chí và nghiên cứu thực địa. - Ngoài ra, đề tài còn dựa trên các phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, diễn giải, quy nạp khi phân tích kết quả trong quá trình hoàn thành luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận văn này cung cấp các cơ sở lý luận về chính sách công và vận dụng vào nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển các KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách, qua đó góp phần làm phong phú và thực chứng hóa các lý luận về chính sách công trên lĩnh vực này. - Qua việc hệ thống hóa một số vấn đề có tính lý luận từ thực tiễn nghiên cứu KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, rút ra bài học, đóng góp vào việc hoàn thiện chính sách phát triển các KKTCK hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn cung cấp thực tiễn thực hiện chính sách công trong phát triển các KKTCK tỉnh Tây Ninh, góp phần chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển KKTCK ở địa phương. - Cung cấp bằng chứng từ thực tiễn và đề xuất có giá trị tham khảo đối với các nhà quản lý về giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chính sách phát triển các KKTCK tỉnh Tây Ninh. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia làm 3 chương, không kể phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1: cung cấp các cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, bao gồm các khái niệm cơ bản, các cơ sở lý luận nghiên cứu chính sách công, và các chính sách phát triển KKTCK. 9
  19. Chương 2: phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển các KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Nội dung phân tích bao gồm các lĩnh vực chính và các quá trình thực hiện chính sách, đánh giá hiệu quả chính sách và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển các KKTCK, trong đó có chỉ ra sự khác nhau giữa KKTCK Mộc Bài và KKTCK Xa Mát. Chương 3: xây dựng các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển các KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 10
  20. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 1.1. Các khái niệm cơ bản Chính sách và chính sách công Chính sách được hiểu là những tư tưởng, những định hướng, những mong muốn cần hướng tới, cần đạt được. Chính sách là sự thể hiện cụ thể của đường lối chính trị chung. Dựa vào đường lối chính trị chung, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền mà người ta định ra chính sách. [19] Theo nghĩa rộng, chính sách được hiểu là kết quả của việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của đảng cầm quyền thành các quyết định, tập hợp các quyết định chính trị có liên quan với nhau, với mục tiêu, giải pháp, công cụ, cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước và xã hội, phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội hướng tới mục tiêu là phục vụ người dân. Theo nghĩa hẹp, chính sách là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý, định hướng và thúc đẩy sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia trong những giai đoạn nhất định. Như vậy, chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển. [19] Theo PGS.TS. Hồ Việt Hạnh, chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng [12]. Theo Đỗ Phú Hải (2014), chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị của một nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện để giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu đã xác định của đảng chính trị cầm quyền [11]. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2