intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

50
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn cung cấp cơ sở dữ liệu về công tác thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoàithông qua việc đánh giá thực trạng tại tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời các giải pháp được đề xuất trong luận văn có giá trị tham khảo cho các nhà lãnh đạo và cơ quan quản lý có thẩm quyền tham khảo xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện nhằm nâng cao chất lượng thu hút FDI góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐỨC THÀNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - NĂM2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐỨC THÀNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI HÀ NỘI - NĂM2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chưa đuợc nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào, cũng như một chương trình đào tạo cấp bằng nào khác. Tôi xin cam đoan các kết quả, phân tích, và kết luận nghiên cứu trong luận văn Thạc sỹ Chính sách công về “Thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc” (ngoài các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Đức Thành
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và trách nhiệm của PGS.TS.Nguyễn Thị Hồng Hảiđã hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể giảng viên, cán bộ nhân viên tham gia công tác giảng dạy, phục vụ khoá đào tạo Chính sách công đã giúp tôi hoàn thành tốt khoá học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất, song do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được.Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các anh/chị, các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Đức Thành
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀTHU HÚT FDI .................................................................................................................. 10 1.1. Chính sách thu hút FDI..................................................................... 10 1.1.1. FDI .................................................................................................. 10 1.1.2. Chính sách thu hút FDI................................................................... 14 1.2. Thực hiện chính sách thu hút FDI ................................................... 19 1.2.1. Khái niệm........................................................................................ 19 1.2.2. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách thu hút FDI ....................... 21 1.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách thu hút FDI ...................................... 22 1.2.4. Quy trình thực hiện chính sách thu hút FDI ................................... 25 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách thu hút FDI ở địa phương ....................................................................................................... 31 1.3.1.Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật .............................................. 32 1.3.2. Tổ chức bộ máy và năng lực thực thi của cán bộ, công chức ........ 32 1.3.3. Môi trường thực thi chính sách thu hút FDI ................................... 33 1.3.4. Nhận thức xã hội và sự đồng tình, ủng hộ của người dân .............. 35 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 36 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI Ở TỈNH VĨNH PHÚC ........................................................................... 37 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc và ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách thu hút FDI trên địa bàn tỉnh.............................................................................................................. 37
  6. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh đến nay. ...................................................... 37 2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến việc thực thi chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc ................................................. 43 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay ........................................................................... 46 2.2.1. Ban hành văn bản, kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện Chính sách thu hút FDI........................................................................................ 46 2.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến về Chính sách thu hút FDI. ........ 48 2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện Chính sách thu hút FDI ................ 51 2.2.4. Tổ chức thực hiện các nội dung chính sách thu hút FDI. ............... 54 2.2.5. Kiểm tra, giám sát thực hiện Chính sách thu hút FDI .................... 63 2.3. Kết quả thực hiện chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc ....... 64 2.4. Nhận xét, đánh giá chung về thực hiện chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc .......................................................................................... 73 2.4.1. Ưu điểm .......................................................................................... 73 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................. 74 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 83 CHƯƠNG 3:QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH THU HÚT FDIỞ TỈNH VĨNH PHÚC ......................................................................................................................... 84 3.1. Quan điểm, phương hướng thực hiện chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc .......................................................................................... 84 3.1.1. Quan điểm....................................................................................... 84 3.1.2. Phương hướng thực hiện chính sách thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phúc. ......................................................................................................... 87
  7. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................................... 88 3.2.1. Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch ; đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư ...................................................... 88 3.2.2. Tăng cường vai trò của các cấp uỷ, chính quyền các cấp và CBCCVC trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách thu hút FDI của tỉnh .............................................................................................. 90 3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, công tác tuyên truyền, vận động ....................................................................................... 92 3.2.4. Thực hiện tốt công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách .......93 3.2.5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ........................................... 94 3.2.6. Tăng cường đối thoại và hỗ trợ doanh nghiệp................................ 95 Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 97 KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài DDI Đầu tư trực tiếp trong nước CNH Công nghiệp hoá HĐH Hiện đại hoá GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn XTĐT Xúc tiến đầu tư UBND Uỷ ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân CCHC Cải cách hành chính TTHC Thủ tục hành chính CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức SXKD Sản xuất kinh doanh KCN Khu công nghiệp
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng: Bảng 2.1. Hạn chế doanh nghiệp gặp khi đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc .............. 74 Bảng 2.2. Tỷ lệ người dân điều tra về việc tham gia ý kiến vào các chính sách ưu đãi tại thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc......... 75 Bảng 2.3. Tỷ lệ các doanh nghiệp điều tra nhận biết về các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................... 76 Biểu đồ: Biểu 1: Tỉnh Vĩnh Phúc trong mối liên hệ vùng ............................................. 38 Biểu 2: Số vốn FDI vào Vĩnh Phúc 10 tháng đầu năm qua các năm .............. 46 Biểu 3: Thu hút Dự án FDI của các địa phương trong tỉnh ............................ 46 Biểu 4: Cơ cấu lĩnh vực đầu tư theo số dự án ................................................. 46 Biểu 5: Thu hút FDI theo đối tác .................................................................... 46
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở mỗi quốc gia, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những nội dung quan trọng của kinh tế đối ngoại góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, chính sách thu hút FDI là một trong những dấu ấn đậm nét của chính sách đổi mới kinh tế, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cơ chế mở cửa và hội nhập quốc tế. Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ ngày 01/01/1997. Là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ đô. Với khởi điểm là một tỉnh nghèo, thuần nông, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 53,2%, công nghiệp chỉ chiếm 13%, thu ngân sách chỉ khoảng 100 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 144 USD. Do vậy, Vĩnh Phúc có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn để thực hiện công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) trên địa bàn. Với chủ trương phát triển công nghiệp làm nền tảng, thu hút vốn FDI và doanh nghiệp dân doanh là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, trên cơ sở chính sách thu hút đầu tư cởi mở thông thoáng của Việt Nam và sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chính sách đó của tỉnh Vĩnh Phúc, sau 20 năm tái lập, bằng sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, bằng các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả quan trọng, trở thành một tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài với lượng lớn và đã mang lại hiệu quả tích cực. Tỉnh đã có những hướng đi mang tính đột phá để trở thành “điểm sáng” của cả nước về thu hút đầu tư. Toàn tỉnh hiện có 231 dự án FDI với số vốn đăng ký 3,56 tỷ USD. Từ chỗ chỉ có một khu công nghiệp với quy mô 50 ha, đến nay tỉnh có 11 khu đã được thành lập với diện tích 2,3 nghìn ha. Một số doanh nghiệp lớn vào đầu tư và sản xuất ra những sản phẩm chủ lực, tạo việc làm cho hàng chục 1
  11. nghìn lao động, đóng góp chủ yếu cho ngân sách và gia tăng xuất khẩu cho tỉnh như: Toyota, Honda, Piaggio, Deawoo bus, Tập đoàn Prime... Mặc dù thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên các dự án FDI đa phần nhỏ lẻ, thiếu bền vững và chủ yếu là các doanh nghiệp vệ tinh. Do đó trước yêu cầu CNH- HĐH đất nước, đòi hỏi tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách thu hút FDI để FDI có tác dụng mạnh hơn đến phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần thực hiện mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI và thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm Vĩnh Phúc, đó là “Phải làm cho Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta”. Xuất phát từ lý do trên, học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Chính sách công của mình, với hy vọng có những đóng góp nhất định để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc thực thi chính sách thu hút FDI góp phần phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về Chính sách công và nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về FDIdưới nhiều góc độ khác nhau được thể hiện dưới nhiều hình thức như: sách chuyên khảo, giáo trình, bài báo, bài đăng tạp chí, đề tài khoa học,...Có thể khái quát một số công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về Chính sách công Hồ Văn Thông (1999), Tìm hiểu về khoa học chính sách công”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về các vấn đề chính sách công dưới góc độ lý thuyết như: khái niệm về 2
  12. chính sách công và khoa học chính sách công; phân tích chính sách công trong thực tế; những khuynh hướng phát triển cơ bản của chính sách công, công trình là tài liệu tham khảo quan trọng của luận văn. Nguyễn Hữu Hải (2002)“Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công”, NXB Thống kê, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập đến chính sách công dưới góc độ chung nhất, bao gồm các vấn đề như: nhận thức về chính sách công; hoạch định chính sách công; tổ chức thực thi chính sách công; phân tích chính sách công. Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (2014), “Đại cương về phân tích chính sách công”, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.Cuốn sách đã trình bày những nội dung cơ bản về khái niệm, chức năng, ý nghĩa của phân tích chính sách công, các nguyên tắc và yêu cầu của việc phân tích chính sách công; các yếu tố tác động đến phân tích chính sách công, tiêu chí trong phân tích chính sách công, nội dung phân tích chính sách công; phương pháp phân tích chính sách công. Cuốn sách đã cung cấp công cụ và phương pháp phân tích chính sách thực sự khoa học. Nguyễn Hữu Hải (2014),“Chính sách công - Những vấn đề cơ bản”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.Cuốn sách cung cấp những kiến thức lý luận chung nhất về chính sách công như: quá trình phát triển khoa học chính sách; đặc điểm, vai trò và phân loại chính sách công; cấu trúc nội dung và chu trình chính sách công; nguyên tắc, căn cứ, các bước và phương pháp, công cụ hoạch định chính sách công; yêu cầu, các hình thức, phương pháp tổ chức thực thi chính sách công và phân cấp quản lý chính sách công; nguyên tắc, tiêu chí, quy trình, nội dung và phương pháp phân tích chính sách công; nội dung đánh giá chính sách công; tổ chức công tác phân tích, đánh giá chính sách công. Đặc biệt tác giả còn chú trọng đến việc vận dụng những kiến thức cơ bản đã học vào thực tiễn đánh giá chính sách công. 3
  13. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo quan trọng của luận văn, cung cấp một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về chính sách công, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đánh giá chính sách công, góp phần hoàn thiện công tác hoạch định và thực thi chính sách công trong quản lý nhà nước. 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách thu hút FDI Mai Ngọc Cường (2000), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút FDI ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích những chính sách trong nước có tác động mạnh đến quá trình thu hút FDI, cũng như đề xuất các biện pháp thu hút FDI. Theo tác giả cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện phân cấp việc cấp phép đầu tư, giải quyết những vấn đề sở hữu, sử dụng đất đai, những ưu đãi và khuyến khích về tài chính, về chính sách tiền lương của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Tuy nhiên những đề xuất này đã được giải quyết phần lớn trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000, Luật Đất đai năm 2003... Phùng Xuân Nhạ, (2013), FDI tại Việt Nam: lý luận và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập tới khái niệm, hình thức FDI, nhiều lý thuyết luận giải về nguyên nhân hình thành FDI, bao gồm các lý thuyết truyền thống và các lý thuyết mới về quốc tế hóa sản xuất, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới FDI, các chính sách, biện pháp thu hút FDI tại Việt Nam. Trong cuốn sách, tác giả tập trung phân tích các luận cứ khoa học và làm rõ tác động của các chính sách cũng như kết quả hoạt động FDI ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua, từ đó đưa ra một số gợi ý điều chỉnh chính sách, biện pháp điều tiết các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam. Nguyễn Văn Tuấn, (2005), FDI với phát triển kinh tế ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. Đây là một đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng về lịch sử hình thành, phát triển của hoạt động FDI, trên cơ sở đó tác giả cũng đưa ra 4
  14. một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI đối với kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, ở đề tài này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích về vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế Việt Nam chứ không đề cập đến việc tổ chức thực thi chính sách thu hút FDI ở các địa phương. Trần Xuân Tùng (2005), FDI ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích vai trò, vị trí khách quan của FDI đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nêu bật những thành công cũng như những hạn chế chủ yếu trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trong tình hình hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy thu hút mạnh hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn ngoại lực quan trọng này. Nhìn chung các công trình trên đã mang lại những kiến thức lý luận cơ bản về FDI; làm rõ tác động của nguồn vốn FDI tới nền kinh tế Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp thực tiễn mang tính dài hạn. Tuy nhiên, nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu sâu về thực hiện chính sách thu hút FDI tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời, hiện nay cả nước đang đẩy mạnh thực hiện công cuộc CNH, HĐH, xây dựng “Chính phủ hành động, kiến tạo, liêm chính, phục vụ phát triển, phục vụ nhân dân”, thì vấn đề thu hút FDI càng cần được quan tâm hơn. Do vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về thực hiện chính sách thu hút FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc là hết sức cần thiết nhằm bổ sung các giải pháp thúc đẩy thu hút đầu tư từ các quốc gia khác trên thế giới. Và đó là lý do để học viên lựa chọn chủ đề nói trên làm đề tài luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở lý luận về thưc hiện chính sách thu hút FDIvà đánh giá thực trạng thựchiện các chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đề xuất 5
  15. một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong những năm tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ: Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận về thực hiện chính sách thu hút FDI. Tập trung những khái niệm và tiêu chí đánh giá, những yếu tố ảnh hưởng, các bước trong quá trình thực hiện chính sách thu hút FDI. Qua đó xây dựng khung lý thuyết về thực hiện chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc. - Phân tích thực trạng, đánh giá ưu điểm và hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế trong thực hiện chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thực hiện các chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá việc thực hiện các chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về thu hút FDI, các lý thuyết về thực thi chính sách công. 6
  16. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, học viên kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu được thực hiện nhằm thu thập thông tin, hệ thống các khái niệm và luận điểm, cơ sở lý thuyết liên quan đến chất thu hút FDI, các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước. Luận văn cũng nghiên cứu tài liệu là các văn bản pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị, Hướng dẫn…của các cơ quan Đảng và Nhà nước để làm căn cứ pháp lý cho việc phân tích các khái niệm liên quan đến đề tài. Đồng thời, để làm cơ sở thực tiễn cho việc phân tích thực trạng thực hiện chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn cũng sử dụng các tài liệu: Báo cáo thống kê tình hình thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm; quá trình hình thành, phát triển, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc … để phân tích, đánh giá tình hình chung về địa bàn và đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này giúp cho luận văn thu thập được những nhận định sát thực, các ý kiến đóng góp phù hợp với thực tiễn. Luận văn áp dụng phương pháp này trên cơ sở phỏng vấn, đối thoại, trao đổi với các cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh Vĩnh Phúc, những người làm công tác chuyên môn lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong thu hút FDI. Nội dung phỏng vấn về thực hiện chính sách thu hút FDI, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc. - Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi thu thập thông tin để đo lường, đánh giá việc thực hiện chính sách thu hút FDI dựa trên cơ sở phát phiếu khảo sát để người dân đánh giá, công chứctự đánh giá và lãnh đạo quản lý đánh giá. Tổng số phiếu phát ra là 137. Nội dung phiếu khảo sát được thiết kế phù hợp với việc thu thập thông tin từ 7
  17. ba nhóm đối tượng: Lãnh đạo, quản lý; công chức tại các sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Văn phòng UBND tỉnh…; công dân, tổ chức. Cụ thể như sau: + Lãnh đạo/quản lý:30 phiếu hỏi đã được gửi đến cho các đối tượng trên tại các Sở, ban,ngànhnhằm thu thập thông tin về quá trình thực hiện và kết quả thực hiện chính sách thu hút FDI. + Công chức: 70 phiếu hỏi được phát cho công chứcmột số Sở, ban, ngành ở các vị trí khác nhau nhằm thu thập thông tin vềvề chất lượng và kết quả thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. + Công dân, tổ chức: tác giả phát phiếu khảo sát đối với 16 doanh nghiệp nước ngoài và 21 doanh nghiệp trong nước ở các KCN trong địa bàn nhằm thu thập ý kiến đánh giá về kết quả thu hút FDI trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho người dân. Đối với đối tượng là công dân, tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát điều tra online để đạt được hiệu quả tối đa, nhanh chóng và đã thu về được 553 câu trả lời. Các bước tiến hành điều tra gồm: chuẩn bị và xây dựng mẫu phiếu điều tra, in sẵn các câu hỏi có liên quan đến luận văn; xác định đối tượng điều travà phát phiếu điều tra; tổng hợp ý kiến làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách thu hút FDI.. Thời gian thực hiện: quý 3/2017. Số liệu qua điều tra được thu thập, xử lý tổng hợp ra kết quả bằng cách thống kê số lượng các yếu tố ảnh hưởng, số lượng lựa chọn mức độ các yếu tố ảnh hưởng, các biện pháp tác động làm căn cứ tính tỷ lệ % để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa, bổ sung và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận, tạo cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu thực hiện chính sách thu hút FDI. 8
  18. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp cơ sở dữ liệu về công tác thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoàithông qua việc đánh giá thực trạng tại tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời các giải pháp được đề xuất trong luận văn có giá trị tham khảo cho các nhà lãnh đạo và cơ quan quản lý có thẩm quyền tham khảo xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện nhằm nâng cao chất lượng thu hút FDI góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc những năm tới. Đồng thời, luận văn là tài liệu tham khảo cho những cán bộ và học viên quan tâm đến việc triển khai thực hiện chính sách thu hút FDI tại địa phương. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thu hút FDI. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu hút FDIở tỉnh Vĩnh Phúc. 9
  19. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀTHU HÚT FDI 1.1. Chính sách thu hút FDI 1.1.1. FDI 1.1.1.1. Khái niệm FDI FDI (Foreign Direct Investment - FDI) là hình thức chủ yếu trong đầu tư quốc tế đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. FDI là dạng đầu tư mà chủ thể của nó chủ yếu là tư nhân, được nước tiếp nhận đầu tư cho phép đầu tư toàn bộ hay một phần vốn vào một dự án nào đó, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận. FDI đã trở thành hình thức đầu tư phổ biến và đã được định nghĩa bởi các tổ chức kinh tế quốc tế cũng như luật pháp của các quốc gia. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về FDI: Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn, “FDI là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi” [35, tr.30-31]. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF): “FDI là một hoạt động đầu tư quốc tế trong đó một thực thể trong một nền kinh tế thu lại lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp thường trú tại một nền kinh tế khác. Đầu tư trực tiếp hàm ý một mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp và nhà đầu tư đó có một mức độ ảnh hưởng đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp đầu tư trực tiếp đó” [35; tr.86].Theo định nghĩa này của IMF,khi tiến hành hoạt động FDI, nhà đầu tư thường đặt các mục tiêu đem lại lợi ích dài hạn và nhà đầu tư phải là người có quyền kiểm soát một 10
  20. phần đáng kể doanh nghiệp. Mọi kế hoạch hay mọi quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp, thì nhà đầu tư đó đều có quyền đưa ra ý kiến. Trong một định nghĩa khác của Ngân hàng Thế giới (WB): “FDI là việc công dân của một nước thành lập hoặc mua lại một phần đáng kể sở hữu và quản lý ít nhất là 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở một nước khác”. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp và hoạt động đầu tư có thể do người nước ngoài sở hữu hoàn toàn hoặc liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác đầu tư địa phương [36,tr.11]. Theo Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 định nghĩa như sau: “FDIlà việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” [19,tr.6]. Tuy nhiên, sau khi sửa đổi Luật đầu tư 2005 không có định nghĩa cụ thể về FDI nhưng theo khoản 2 và khoản 12, điều 3 định nghĩa: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” [20, tr.8].“Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” [20, tr.8]. Như vậy, từ các quan điểm đã nêu ở trên, có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau: FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền hay tài sản khác vào nước nhận đầu tư để trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. 1.1.1.2. Đặc điểm của FDI FDI với tư cách là xuất khẩu tư bản trực tiếp có những đặc điểm chung của hoạt động đầu tư là mục tiêu lợi nhuận cao, song cũng có nét đặc thù: Một là, FDI gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp. Nguồn vốn và công nghệ của nước ngoài được đem đến để xây dựng nhà máy, xí nghiệp, 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2