intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

69
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nêu ra thực trạng, làm nổi bật kết quả thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hiện nay, Những nguyên nhân và hạn chế của việc thực hiện chính sách này mối quan hệ giữa FDI với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở kết quả của đề tài, nghiên cứu còn đề xuất giải pháp nhằm thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hiệu quả nhất, gắn thu hút FDI với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM HOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN QUANG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, năm 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM HOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN QUANG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN CHIẾN THẮNG Hà Nội, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những vấn đề được trình bày trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, có sự tham khảo, sưu tầm từ những nghiên cứu của các tác giả đi trước. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, có trích dẫn rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ Nguyễn Văn Quang
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ...................................................... 12 1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 12 1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ........................................ 12 1.1.2. Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................... 13 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................................................................. 15 1.2.1. Môi trường đầu tư nước ngoài ................................................................. 15 1.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ............................................................. 16 1.2.3. Phát triển nguồn nhân lực thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài .................................................................................................................. 16 1.3.Một số kinh nghiệm quốc tế về thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài....................................................................................................................... 17 1.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc .................................................................... 17 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc .................................................................. 19 1.3.3. Kinh nghiệm của Malayxia....................................................................... 21 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................. 24 2.1. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở nước ta hiện nay 24 2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay ............... 26 2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép ............................................ 26 2.2.2. Tình hình vốn đăng ký kinh doanh ........................................................... 28 2.2.3. Quy mô dự án FDI.................................................................................... 31 2.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh FDI ......................................................... 33 2.2.5. Cơ cấu nguồn vốn FDI ............................................................................. 34
  5. 2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở nước ta hiện nay .......................................................................................... 40 2.3.1. Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ........................................................................... 40 2.3.2. Những hạn chế thực hiện chính sách thu hút vốn FDI............................. 49 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế thực hiện chính sách thu hút vốn FDI ở Việt Nam..................................................................................................................... 56 Chương 3: BỐI CẢNH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM ................... 63 3.1. Bối cảnh chiến lược thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ..... 63 3.1.1. Bối cảnh khu vực và thế giới .................................................................... 63 3.1.2. Bối cảnh trong nước ................................................................................. 64 3.2. Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam........................................................................ 67 3.2.1. Quan điểm chỉ đạo ................................................................................... 67 3.2.2. Hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư nước ngoài ............................................................. 68 3.2.3. Vận hành có hiệu quả các loại thị trường và mở cửa thị trường để thu hút đầu tư nước ngoài............................................................................................... 71 3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để định vị lại lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài73 3.2.5. Phát triển hạ tầng chất lượng cao............................................................ 74 3.2.6. Một số giải pháp khác .............................................................................. 75 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Nghĩa đầy đủ Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á APEC Pacific Economic Co-operation Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các nước Đông Nam Á Nations ASEM ASEAN European Meeting Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các nước Đông Nam Á Nations BỘ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư BOT Build - Operate - Transfer Xây dựng - Kinh doanh-Chuyển giao BT Build - Transfer Xây dựng-Chuyển giao BTO Build - Transfer - Operate Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh CIEM Central Institute of Economic Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Management Trung ương CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CPTPP Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến Agreement for Trans-Pacific bộ xuyên Thái Bình Dương Partnership ECO Economic Cooperation Tổ chức Hợp tác kinh tế Organization ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDI Gross Domestic Income Thu nhập được quyền chi
  7. Nghĩa đầy đủ Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước GNI Gross National Income Tổng thu nhập quốc dân GO Gross Output Tổng giá trị sản xuất GTSX Giá trị sản xuất IT Information Technology Công nghệ thông tin JETRO Japan External Trade Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Organization Bản KHĐT Kế hoạch đầu tư KHPT Kế hoạch phát triển KOICA The Korea International Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc Cooperation Agency KT-XH Kinh tế - xã hội LLLĐ Lực lượng lao động M&A Merger and Acquisition Sáp nhập và mua lại MNC Multinational Corporation Công ty đa quốc gia MSC Multi Server Communication Hệ thống truyền thông đa phương tiện NI National Income Thu nhập quốc dân NICs Newly Industrializing Countries Các nước công nghiệp mới NQTW Nghị quyết Trung ương NSLĐ Năng suất lao động ODA Offical Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Organisation of Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Cooperation and Development PCI Provincial Copetition Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PPP Public-Private Partnership Hợp tác Công - Tư
  8. Nghĩa đầy đủ Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt PTBV Phát triển bền vững RGDP Real Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội thực tế R&D Reseach & Development Nghiên cứu và Phát triển SNA System of National Accounts Hệ thống tài khoản quốc gia SIDA Swedish International Tổ chức hợp tác phát triển Thụy Điển Development Cooperation Agency TCTK Tổng cục Thống kê TFP Total Factor Productivity Năng suất nhân tố tổng hợp TI Transparency International Tổ chức minh bạch quốc tế TNCs Transnational Corporation Công ty xuyên quốc gia TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Agreement Dương UNCTAD The United Nations Conference Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương on Trade and Development mại và Phát triển VCCI Vietnam Chamber of Commerce Phòng Công nghiệp và Thương mại and Industry Việt Nam WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới XTĐT Xúc tiến đầu tư
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương .................... 18 Bảng 1.2. FDI thực tế theo giá hiện hành ................................................................ 20 Bảng 1.3. GDP theo giá hiện hành .......................................................................... 22 Bảng 2.1. FDI được cấp giấy phép theo từng giai đoạn .......................................... 27 Bảng 2.2. Số dự án FDI điều chỉnh vốn đầu tư ........................................................ 29 Bảng 2.3. Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế ................................................................................................................................ 33 Bảng 2.4. FDI được cấp phép phân theo vùng ......................................................... 38 Bảng 2.5. Thu hút ĐTNN theo mức độ công nghệ (% tổng số vốn đăng ký) .......... 52
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1991-2017 ......... 28 Hình 2.2 Tình hình tăng vốn đầu tư của các dự án FDI ............................................... 30 Hình 2.3 Quy mô trung bình một dự án tính theo năm (Triệu USD/dự án) ................. 32 Hình 2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo vùng kinh tế tính đến 31/12/2016 ... 39
  11. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1988 - 2017 Phụ lục 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành Phụ lục 3. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta từ 1986 đến nay, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, điều này có ý nghĩa rất to lớn trong việc hội nhập sâu và rộng với khu vực và toàn thế giới. Kết quả thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong gần 30 năm qua là một minh chứng về thành tựu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Khu vực ĐTNN là nguồn vốn quan trọng bổ sung vào tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn; gia tăng năng lực sản xuất; giữ vai trò chủ đạo trong xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, từng bước đưa sản phẩm của Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; thực hiện chuyển giao công nghệ ở một số ngành, lĩnh vực; hình thành mối liên kết giữa khu vực ĐTNN với khu vực trong nước; hỗ trợ cán cân thanh toán, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu việc làm, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng xuất lao động và hiện đã trở thành một động lực của tăng trưởng. Sự phát triển của khu vực ĐTNN đã có tác động tích cực và lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế, như thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ, tạo sức ép cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất ở khu vực doanh nghiệp trong nước. ĐTNN không chỉ là một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn góp phần tích cực thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần đáng kể trong việc nâng cao thế và lực của đất nước. Trong giai đoạn đầu, ĐTNN đã góp phần khai thông, mở rộng quan hệ quốc tế, đưa Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn, bình thường hóa qua hệ với các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện chính sách thu hút và quản lý ĐTNN thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập. Liên kết của khu vực ĐTNN với khu vực trong nước và hiệu ứng lan tỏa năng suất chưa cao, thu hút, chuyển giao công nghệ từ khu vực ĐTNN chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng. 1
  13. Đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến còn hạn chế. Phát triển kết cấu hạ tầng và nông nghiệp là những lĩnh vực mà nước ta ưu tiên, có nhu cầu và tiềm năng lớn, nhưng kết quả thực hiện chính sách thu hút vốn ĐTNN còn chưa tương xứng. Một số dự án ĐTNN chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Còn trường hợp doanh nghiệp ĐTNN nhập khẩu, máy móc thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sử dụng đất của nhiều dự án ĐTNN chưa cao. Một số doanh nghiệp ĐTNN có hành vi chuyển giá, gây thất thu ngân sách nhà nước. Trong một số trường hợp, thực hiện chính sách thu hút ĐTNN cò chưa cân nhắc đầy đủ, toàn diện giữa các yếu tố liên quan đến Quốc phòng, an ninh. Tình trạng đình công không tuân thủ trình tự pháp luật quy định trong khu vực ĐTNN có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Chính sách, pháp luật về thu hút vốn ĐTNN liên tục được hoàn thiện song song với tiến trình đổi mới và ngày càng tiệm cận với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống chính sách pháp luật còn thiếu đồng bộ. Đặc biệt việc thực hiện chính sách về thu hút ĐTNN còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ, không ổn định, chất lượng thực hiện chính sách pháp luật chưa nghiêm minh, nhờn luật, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhà ĐTNN. Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam chưa thực sự đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng, nhiều yếu tố sản xuất chưa được thị trường hóa như (lao động, đất đai….) gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiệu quả quản lý nhà nước còn hạn chế, bất cập, nhất là việc phân công, phân cấp, phối hợp quản lý thực hiện chính sách, tổ chức bộ máy thực thi cồng kệnh kém hiệu quả, năng lực cán bộ không đáp ứng được yêu cầu thực hiện chính sách, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật về chính sách thực thi kém hiệu quả. Các hoạt động xúc tiến đầu tư chưa được tổ chức một cách bài bản và chuyên nghiệp, chưa phù hợp với xu thế phát triển chung. Bối cảnh thế giới, trong khu vực và trong nước hiện nay đang có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, mở ra nhiều cơ hội xong cũng chứa đựng nhiều rủi ro, thách thức, điều này đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục đổi mới và hoàn 2
  14. thiện thể chế, chính sách, đặc biệt vấn đề thực hiện chính sách thu hút ĐTNN nhằm thích ứng với tình hình mới, góp phần thúc đẩy thực hiện chính sách phát triển đất nước trong tình hình mới. Thực hiện yêu cầu và mục tiêu của đề tài với mục tiêu để đánh giá những kết quả thực hiện chính sách thu hút ĐTNN, trên cơ sở những thành công mà ĐTNN mang lại để phân tích những nguyên nhân, hạn chế, bất cập và rút ra những bài học kinh nghiệm dựa trên bối cảnh của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia vào tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đồng thời đề xuất những quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm thực hiện và nâng cao chất lượng ĐTNN đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) ở Việt Nam hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở nước ta, có rất nhiều các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nươc ngoài (FDI) được thực hiện. Tuy nhiên, phần lớn là các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích, đánh giá tác động của ĐTNN (FDI) tới tăng trưởng, xuất khẩu và tạo việc làm; thực trạng và giải pháp nâng cao nhằm hiệu quả thu hút và quản lý FDI ở các giai đoạn và chuyên ngành khác như: Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Chí Dũng (1996) “Hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ của Hoàng Văn Huấn (1995) “Hoàn thiện chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ của Đỗ Thị Thủy (2001) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp CNH- HĐH ở Việt Nam giai đoạn 1988-2005”… Ngoài ra có một số nghiên cứu về chính sách thu hút vốn đầu tư, môi trường đầu tư, luật đầu tư như: Luận án Tiến sĩ của Ngô Thu Hà (2009) “Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc và khả năng vận dụng tại Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ của Đỗ Nhất Hoàng (2002) “Sự hình thành và phát triển của Luật Đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Ái Liên (2011) “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”… 3
  15. Các nghiên cứu về thu hút vốn ĐTNN tại Việt Nam đều cho rằng ĐTNN (FDI) đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh & Lê Thu Hà (2012) sử dụng mô hình VAR để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam đã nhận định ĐTNN (FDI) đã tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và ngược lại. ĐTNN ( FDI) góp phần kích thích xuất khẩu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và lan tỏa công nghệ, liên kết và phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT)… Vì vậy, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu này đưa ra những tác động chưa rõ nét và tính thiếu bền vững, tính chất hai mặt của những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh của ĐTNN (FDI) như: Nghiên cứu của Trần Minh Tuấn (2010) đã đưa ra những đóng góp tích cực của ĐTNN và ngược lại ĐTNN (FDI) cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam, ví dụ: Doanh nghiệp ĐTNN có hành vi chuyển giá, trốn thuế, có nhiều doanh nghiệp ĐTNN có trình độ công nghệ thấp và lạc hậu gây ô nhiễm môi trường…; Luận án Tiến sĩ của Trần Quang Thắng (2012) “Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước Châu Á và giải pháp cho Việt Nam”, đã phân tích, đánh giá tác động tiêu cực và tính khách quan của 9 vấn đề kinh tế - xã hội đặc thù nảy sinh liên quan đến ĐTNN (FDI). Trên cơ sở luận giải, luận án đưa ra nhiều giải pháp xử lý đồng thời phòng ngừa những vấn đề kinh - tế xã hội nảy sinh trong ĐTNN (FDI) ở Việt Nam đến năm 2020. Thông qua các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong thu hút ĐTNN (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ tính thiếu bền vững nảy sinh từ khu vực ĐTNN. Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Nhung (2017) chỉ ra rằng ĐTNN (FDI) có tác động tích cực đến tăng trưởng trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn FDI không có tác động đến tăng trưởng. Trong khi đó, nghiên cứu của Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014) chỉ ra rằng hiện tượng doanh nghiệp ĐTNN có hành vi chuyển giá, trốn thuế, né thuế để giảm thiểu nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp ĐTNN (FDI) là rất phổ biến, gây thất thu lớn đối với ngân sách nhà nước. 4
  16. Hiện nay, tại Việt Nam, chỉ có một số nghiên cứu đi sâu phân tích những tác động của ĐTNN (FDI), và chủ yếu là tăng trưởng GDP: Nghiên cứu “Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” trong khuôn khổ Dự án SIDA “Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010” của Nguyễn Thị Tuệ Anh và Cộng sự (2006) đã chỉ ra rằng ĐTNN (FDI) có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng GDP. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), Freeman (2002), Nguyễn Mại (2003), việc nghiên cứu tổng quát ĐTNN ( FDI) ở Việt Nam, các nghiên cứu trên sử dụng phương pháp định tính và chủ yếu dựa vào số liệu thống kê, điều tra doanh nghiệp để đưa ra kết luận ĐTNN (FDI) có tác động tích cực tới tăng trưởng GDP thông qua kênh đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Lê Xuân Bá (2006), với cách tiếp cận hẹp, dựa vào khung khổ phân tích được vận dụng trên thế giới, phân tích tác động của ĐTNN (FDI) tới tăng trưởng kinh tế thông qua hai kênh là vốn đầu tư và các tác động tràn. Kết quả đó là sự kết hợp của hai phương pháp phân tích định tính và định lượng khẳng định ĐTNN (FDI) đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Theo báo cáo 30 năm thu hút ĐTNN (FDI) tại (Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút ĐTNN tổ chức ngày 04/10/2018 do Bộ KH&ĐT chủ trì) đã đánh giá cao những thành tựu to lớn và đóng góp quan trọng của khu vực ĐTNN - FDI vào tăng trưởng kinh tế kinh tế - xã hội và tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng dựa trên công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động với thu nhập ngày càng tăng, góp phần xây dựng đội ngũ lao động đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP và thu ngân sách nhà nước... Trên cơ sở đó, đề ra định hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút FDI trong giai đoạn mới. Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2014) Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), “Nghiên cứu điều chỉnh chính 5
  17. sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đến năm 2020” Đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước KX.01/11-15 Đề tài đã tập trung phân tích cơ sở lý luận cho việc điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát triển. tác giả đã điểm lại các lý thuyết về đầu tư ra nước ngoài của các công ty đa quốc gia (MNC), bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài, xây dựng khung chính sách đầu tư nước ngoài, nghiên cứu chỉ rõ nội hàm của điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố dẫn đến việc điều chỉnh chính sách như điều kiện toàn cầu, thay đổi trong chiến lược của công ty đa quốc gia, thay đổi trong điều kiện phát triển của nước tiệp nhận đầu tư và những bất cập trong chính sách thu hút, sử dụng đầu tư. Ngoài ra nghiên cứu đã đưa ra những bài học kinh nghiệm quốc tế, trong việc điều chỉnh chính sách. Tập trung vào các kinh nghiệm từ các nước Malaysia, Trung quốc và Hàn quốc. vấn đề này cho thấy, các quốc gia đều rất chủ động trong thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc điều chỉnh chính sách của các quốc gia gắn chặt với các chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các ưu tiên trong từng giai đoạn đoạn. Các nước cũng rất chú trọng đến hiệu quả của ĐTNN (FDI), các ưu đãi tài chính không được coi là trọng tâm trong thu hút FDI và đi kèm với các điều kiện nghiêm ngặt, cụ thể. Đề tài còn đánh giá thực trạng chính sách đầu tư nước ngoài của Việt nam. Các chính sách chia thành các nhóm khác nhau như chính sách đảm bảo đầu tư, quy định về sở hữu và hình thức đầu tư, quy định về thủ tục gia nhập và rút khỏi thị trường, quy định về khuyến khích đầu tư…Đặc biệt chương này làm rõ những mặt được và chưa được trong hệ thống chính sách hiện hành đối với thu hút và sử dụng ĐTNN FDI. Đánh giá hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua. Nghiên cứu tập trung khai thác các khía cạnh, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp; hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường bền vững. và khẳng định, đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng rất góp lớn vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội và xuất khẩu. Tuy nhiên khu vực ĐTNN không đóng góp nhiều trong cơ cấu GDP. Các 6
  18. mô hình phân tích định lượng cho thấy doanh nghiệp trong nước ít nhận được tác động tràn tích cực từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp trong nước lại nhận được tác động âm do cạnh tranh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có tác động tiêu cực tới sự sống sót của doanh nghiệp trong nước, tác động lan tỏa theo không gian bị hạn chế. Một nguyên nhân quan trọng hạn chế tác động tích cực đó là bản thân các doanh nghiệp trong nước có mối liên kết sản xuất yếu với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các tác động tới môi trường và đói nghèo không rõ ràng. Dựa trên các kết quả phân tích đánh giá ĐTNN (FDI) nhóm tác giả đã tập trung đề xuất các định hướng và giải pháp điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, sử dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Tăng cường các dự án thúc đẩy được doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thu hút đầu tư nước ngoài phải phù hợp với lợi thế cạnh tranh của từng vùng. Khung điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài cần gắn với thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước. Đề tài cũng nêu vấn đề điều chỉnh chính sách ưu tiên chất lượng, vẫn chú trọng số lượng. Quy định cụ thể những lịch vực khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đề xuất lộ trình và các điều kiện để thực hiện các đề xuất chính sách… Với cách tiếp cận theo hướng tập trung vào việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh những đóng góp quan trọng, ĐTNN (FDI) bộc lộ những hạn chế trong nền kinh tế Việt Nam, đề tài sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá những nguyên nhân, hạn chế của việc thực hiện chính sách thu hút FDI, những kết quả đạt được và hạn chế trong việc thực hiện chính sách từ đó đi sâu vào vấn đề chất lượng nguồn nhân lực thực hiện chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiệ thể chế và các công cụ quản lý thực hiện chính sách và điều tiết hiệu quả thực hiện chính sách thu hút FDI. Để ĐTNN thực sự đóng góp tích cực vào nền kinh tế nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 7
  19. 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu Mục đích của luận văn Nghiên cứu nêu ra thực trạng, làm nổi bật kết quả thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hiện nay, Những nguyên nhân và hạn chế của việc thực hiện chính sách này mối quan hệ giữa FDI với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở kết quả của đề tài, nghiên cứu còn đề xuất giải pháp nhằm thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hiệu quả nhất, gắn thu hút FDI với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhiệm vụ của luận văn - Hệ thống lại các đề tài nghiên cứu trong nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, các nghiên cứu liên quan đến thu hút, sử dụng vốn ĐTNN, các tác động của ĐTNN tới tăng trưởng…. - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách thu hút vốn (FDI) với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2018, phân tích, đánh giá những kết quả, bất cập, hạn chế trong việc thực hiện chính sách thu hút vốn FDI ở nước ta. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và khu vực về thu hút vốn ĐTNN – FDI và rút ra bài học cho Việt Nam. - Đề xuất định hướng và giải pháp thực hiện chính sách thu hút vốn FDI ở Việt Nam một cách hiệu quả nhất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, gắn FDI với tư cách là một nguồn lực quan trọng góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Luận văn giới hạn việc nghiên cứu việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, trên địa 8
  20. bàn cả nước và có nêu những kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Các số liệu thu thập và phân tích về đối tượng nghiên cứu được lấy trong giai đoạn từ 2000 – 2018 và tầm nhìn đến 2035 Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách thu hút vốn ĐTNN ở Việt Nam hiện nay; Thực trạng chính sách thu hút vốn FDI ở nước ta, những kết quả đạt được trong công tác thực hiện chính sách thu hút vốn FDI, trên một số khía cạnh: đóng góp vốn, công nghệ, lao động, đóng góp thu ngân sách, tăng trưởng GDP, xuất nhập khẩu, mở cửa thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển những ngành nghề, sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh...tìm hiểu những nguyên nhân bất cập, hạn chế của việc thực hiện chính sách từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp thực hiện chính sách thu hút vốn FDI mang lại hiệu quả nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về thu hút vốn FDI với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hôi, rút ra bài học đối với Việt Nam 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính sách công và phương pháp duy vật biện chứng, đi sâu phân tích chu trình chính sách, mà cụ thể ở giai đoạn thực hiện chính sách thu hút vốn FDI ở nước ta. Phương pháp nghiên cứu chính sách công sẽ làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc ban hành và thực hiện chính sách thu hút vốn FDI và đánh giá những bất cập và hạn chế của chính sách nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách hiện nay. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, nghiên cứu tài liệu, các đề tài khoa học trong nước có liên quan đến nội dung đề tài, thông qua tìm kiếm tài liệu tại thư viện, hướng dẫn của các nhà khoa học, các báo cáo, tạp chí khoa học và mạng internet… nhằm phân loại, so sánh, đánh giá, làm rõ mục tiêu nghiên cứu. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0