Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xã hội với người có công tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình hiện nay
lượt xem 0
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Thực hiện chính sách xã hội với người có công tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình hiện nay" nhằm khảo sát, làm rõ thực trạng thực thi chính sách xã hội với NCC trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình từ năm 2019 – 2022. Từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác ban hành, thực thi chính sách với đối tượng NCC trên địa bàn huyện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xã hội với người có công tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình hiện nay
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THU HUYỀN LÊ THU HUYỀN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG TẠI HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÕA BÌNH HIỆN NAY LU N V N THẠC S ỊNH HƢỚNG ỨNG D NG NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THU HUYỀN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG TẠI HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÕA BÌNH HIỆN NAY LU N V N THẠC S ỊNH HƢỚNG ỨNG D NG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình Hà Nội, 2024
- LỜI CAM OAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu, luận văn thạc sĩ là sản phẩm của tôi. Toàn bộ nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn là hoàn toàn trung thực và có cơ sở rõ rang trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích. Các số liệu và kết luận của luận văn chưa từng được công bố và sử dụng trong các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng nếu có sự không trung thực trong thông tin được sử dụng trong công trình nghiên cứu này.
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: Ban Giám đốc, Các Ban, Khoa, Trung tâm, cùng toàn thể quý thầy, cô giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia đã luôn quan tâm, tạo điều kiện cho em khi học tập tại trường. Em xin cảm ơn quý thầy, cô giáo đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kỹ năng và giúp đỡ em trong suốt 02 năm học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc nhất tới Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình –Trưởng Khoa Công tác xã hội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Em xin cảm ơn lãnh đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình và các cô/bác tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn thị trấn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đã giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp tài liệu và số liệu cần thiết để em thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ. Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ, em luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động, chính sách đối với NCC trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, do còn hạn chế về tài liệu, số liệu cũng như kỹ năng, khả năng của bản thân nên đề tài luận văn còn tồn tại một số thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà khoa học để hoàn thiện tốt nhất đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2024 Tác giả luận văn Lê Thu Huyền
- DANH M C TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ẦY Ủ ATTP An toàn thực phẩm BHXH Bảo hiểm xã hội BLĐ Ban lãnh đạo CBCC Cán bộ, công chức CTXH Công tác xã hội CĐHH Chất độc hóa học LĐTBXH Lao động Thương binh và Xã hội LĐKC Lao động kháng chiến HĐKC Hoạt động kháng chiến HĐND Hội đồng nhân dân HĐCM Hoạt động cách mạng KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình UBND Ủy ban nhân dân VSTP Vệ sinh thực phẩm TDP Tổ dân phố TBXH Thương binh xã hội CSXH Chính sách xã hội NCC Người có công
- M CL C LỜI CAM OAN LỜI CẢM ƠN DANH M C TỪ VIẾT TẮT DANH M C BẢNG PHẦN MỞ ẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...................................................... 5 7. Bố cục của luận văn .................................................................................. 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LU N CỦA THỰC THI CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG........................................................................ 7 1.1. Những vấn dê chung về ngƣời có công và chính sách xã hội với ngƣời có công ............................................................................................... 7 1.1.1. Người có công ..................................................................................... 7 1.1.2 Chính sách xã hội với người có công ................................................... 8 1.2. L luận về việc thực hiện chính sách xã hội ối với ngƣời có công ..................................................................................................................... 12 1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách xã hội với người có công ............... 12 1.2.2. Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách xã hội với người có công .... 13 1.2.3. Quy trình thực hiện chính sách xã hội với người có công ................ 13 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xã hội với người có công ............................................................................................................. 16 1.3.1. Các yếu tố về chính sách ................................................................... 16 1.3.2.Yếu tố nhận thức ................................................................................ 17 1.3.3. Yếu tố kinh tế xã hội ......................................................................... 18
- 1.3.4. Yếu tố nguồn lực, con người, cơ sở vật chất .................................... 18 Tiểu kết Chƣơng 1 ..................................................................................... 19 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG TẠI HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÕA BÌNH ........... 20 2.1. Thực trạng ời sống của ngƣời có công tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình..................................................................................................... 20 2.1.1. Khái quát chung về huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình ......................... 20 2.1.2. Thực trạng đời sống của NCC tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình ... 21 2.2. Thực trạng tình hình triển khai chính sách xã hội với ngƣời có công tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình .................................................. 26 2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách NCC trên địa bàn huyện Lạc Sơn ............................................................................................. 26 2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách người có công ............................ 27 2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách người có công ............... 28 2.2.4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách người có công ..................................................................................................................... 29 2.2.5. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách người có công ........................................................................................................ 30 2.3. ánh giá chung về thƣc trạng thực hiện chính sách xã hội với ngƣời có công tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình................................... 38 2.3.1. Ưu điểm ............................................................................................ 38 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ............................................... 39 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 43 CHƢƠNG 3. ỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG TẠI HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÕA BÌNH ................................. 44 3.1. ịnh hƣớng thực thi chính sách xã hội với ngƣời có công tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình ............................................................................ 44
- 3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực hiện chính sách xã hội với Người có công ............................................................................................. 44 3.1.2. Quan điểm chỉ đạo của tỉnh Hòa Bình với chính sách xã hội với người có công .............................................................................................. 45 3.1.3. Quan điểm chỉ đạo của UBND huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình về chính sách xã hội với Người có công .......................................................... 46 3.2. Một số giải pháp cụ thể ...................................................................... 47 3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy nhân sự, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thực thi chính sách xã hội với người có công ............................................................................................................. 47 3.2.2. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội hiện hành với người có công .................................................... 49 3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách xã hội với người có công ................................................................................. 50 3.2.4. Đẩy mạnh phối hợp trong thực hiện chính sách xã hội với người có công trên địa bàn huyện Lạc Sơn ................................................................ 51 3.2.5. Xã hội hóa công tác thực hiện chính sách xã hội với người có công 51 3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các chính sách ưu đãi người có công ......................... 52 3.3. Một số khuyến nghị, ề xuất ............................................................. 52 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 55 KẾT LU N .................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57
- DANH M C BẢNG Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức thực hiện chính sách công ................................ 14 Bảng 2.1. Danh sách đối tượng người có công ............................................... 22 Bảng 2.2. Những thông tin chung về NCC trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình ......................................................................................................... 23 Bảng 2.3. Số lượng cán bộ làm công tác người có công tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình .................................................................................................. 28 Bảng 2.4. Thống kê tặng quà Tết Nguyên đán cho các đối tượng NCC trên địa bàn huyện Lạc Sơn .......................................................................................... 31 Bảng 2.5. Thống kê tặng quà ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 hằng năm cho đối tượng NCC trên địa bàn huyện Lạc Sơn ................................................... 32 Bảng 2.6. Trợ cấp khó khăn cho đối tượng NCC trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình .................................................................................................. 34 Bảng 2.7. Cấp thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình ................................................................................... 37
- PHẦN MỞ ẦU 1. Lý do chọn ề tài Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao thăng trầm, trong đó tiêu biểu nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Đã có biết bao chiến sĩ và đồng bào ta đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, dâng hiến cả than mình để giành lấy độc lập, tự do và hòa bình cho đất nước. Mặc dù chiến tranh đã đi qua, đất nước đã hòa bình thống nhất nhưng có những người con Việt Nam sẽ không bao giờ trở lại, họ đã trở về với đất mẹ, để lại bao mát mát cho thân nhân gia đình anh hùng liệt sĩ và những người ở lại. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm coi công tác chăm lo với NCC là nhiệm vụ hàng đầu. Sau khi nước nhà giành độc lập, thống nhất, Đảng và Nhà nước đã thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội dành cho NCC với cách mạng. Cho tới nay, đã có biết bao chủ trương, chính sách ưu đãi NCC được thực hiện và ban hành. Bên cạnh đó, đối tượng được ưu đãi không ngừng được mở rộng, chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung, hoàn thiện và đi vào thực thi trong xã hội. Hàng năm đã có nhiều cuộc vận động “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc thương binh liệt sĩ và gia đình NCC cách mạng. Việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC là trách nhiệm không chỉ của hệ thống chính trị mà là của toàn dân, toàn xã hội; thể hiệ sự công bằng và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là nơi có truyền thống yêu nước vô cùng sâu sắc, đồng thời cũng là một trong những huyện khó khăn của tỉnh nhà, có mật độ dân số cũng như số lượng NCC rất cao. Có khoảng 2000 đối tượng nằm trong danh sách thụ hưởng chính sách đãi NCC theo pháp lệnh. Xuất phát từ những lý do cấp thiết trên, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao đời sống, báo đáp đối với những NCC cho đất nước nên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực hiện chính 1
- sách xã hội với người có công tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan ến ề tài Đề tài nghiên cứu về vấn đề này đã và đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong đó có một số các công trình nghiên cứu như: Luận văn của tác giả Nguyễn Đình Liêu (1996) đã nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”. Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật ưu đãi người có công, thực trạng đời sống của người có công, từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện ưu đãi người có công ở Việt Nam. Đưa ra các quan điểm chủ yếu nhằm đổi mới, hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công. [27] Tác giả Nguyễn Thị Hằng đã tổng kết những kết quả đạt được trong việc thực hiện chế độ trợ cấp xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công trong 10 năm 1995-2005, nêu ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chế độ trợ cấp xã hội cho người có công qua tác phẩm: “Tiếp tục thực hiện tốt hơn chính sách ưu đãi xã hội đổi với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công”. [28] Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009) đã nghiên cứu về: “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam” phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật ưu đãi xã hội, hệ thống trợ cấp ưu đãi của pháp luật ưu đãi xã hội và thực tiễn áp dụng các quy định này ở Việt Nam nhằm làm rõ những nội dung chủ yếu, thành tựu và hạn chế của pháp luật ưu đãi xã hội. hiện hữu. Phân tích, hướng hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội và đưa ra các đề xuất: đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội; hệ thống trợ cấp ưu đãi; hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật ưu đãi xã hội; mục tiêu xây dựng pháp luật ưu đãi xã hội hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội của Việt Nam. [29] 2
- Chuyên đề nghiên cứu của tác giả Lê Thị Liên về “Suy nghĩ từ lời dặn của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sĩ trong Di chúc” được Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2009. Chuyên để nghiên cứu phân tích, trình bày rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lớp người đã hy sinh vì tổ quốc độc lập tự do. Với cách tiếp cận đó, tác giả đã khẳng định sâu sắc giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách người có công; cũng như ý nghĩa thời sự của nó đối với quá trình tổ chức thực thi chính sách người có công ở bối cảnh hiện nay. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của tác giả Hà Huy Sơn vào năm 2014 đã nghiên cứu về:“Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thực hiện ưu đãi vật chất cho người có công ở huyện Thạch Hà, tác giả đã đề ra giải pháp để tiếp tục nâng cao mức sống cho người có công tại địa phương. [30] Tác giả Nguyễn Hữu Đại trong tác phẩm “Chính sách ưu đãi người có công và quy trình giải quyết hồ sơ xác nhận người có công” năm 2017 đã tập trung nghiên cứu pháp lệnh ưu đãi người có công và hướng dẫn thi hành. Đồng thời là các quy định trong giải quyết hồ sơ, thủ tục về các chế độ đối với người có công. [31] Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Huyền Trang (2017) đã nghiên cứu về “Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công tại phường Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” nhằm tìm hiểu, đánh giá hoạt động chăm sóc sức khỏe của người có công trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chăm sóc sức khỏe cho người có công. [32] Các tác giả Phạm Thị Thanh Mai, Trần Công Nghiệp, Phạm Thị Thu Hà đã đưa ra kết quả nghiên cứu về đặc điểm đối tượng thụ hưởng chính sách; Công tác xây dựng kế hoạch, phổ biến, tuyên truyền chính sách; Triển khai thực hiện, đề xuất phương án hoàn thiện công tác quản lý, thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Tạp chí kinh tế và Quản trị kinh doanh số 3
- 17 về vấn đề “Quản lý thực thi chính sách ưu đãi người có công tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”. [33] Các công trình nghiên cứu liên quan chưa có trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nên những công trình trên sẽ là cơ sở lý luận để tác giả có thể tiếp tục nghiên cứu về vấn đề thực hiện chính sách NCC trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình hiện nay. 3. Mục ích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, làm rõ thực trạng thực thi CSXH với NCC trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình từ năm 2019 – 2022. Từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác ban hành, thực thi chính sách với đối tượng NCC trên địa bàn huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn chính sách đối với người có công. - Tình hình thực hiện chính sách với đối với người có công tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình (các hoạt động ưu đãi, các yếu tố tác động tới thực trạng hoạt động ưu đãi, các yếu tố tác động như: cộng đồng, xã hội, gia đình...). - Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai, thực hiện chính sách với đối với nguời có công. Đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của thựctrạng thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Từ đó, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm 4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực thi chính sách đối với NCC trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. 4
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Từ 2019- 2022 Về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động thực thi việc thực hiện chính sách NCC tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình hiện nay. Về vấn đề nghiên cứu: Đề tài tiếp cận theo hướng quy trình thực thi chính sách. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Là phương pháp chính được sử dụng trong luận văn. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới luận văn nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu nhằm có một cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề đang được quan tâm này. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp: Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới thực trạng chính sách ưu đãi đối với NCC; nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các định hướng và giải pháp thực thi chính sách với NCC.. - Các phương pháp liên ngành như chính trị học, xã hội học, sử học, chính sách công. 6. Ý nghĩa l luận và thực tiễn của ề tài Đề tài nghiên cứu tiềm năng và thực trạng khai thác thực trạng thực thi chính sách đối với NCC tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình và từ đó đưa ra các giải pháp mang tính thực tế nhằm triển khai các chính sách một cách hiệu quả, nâng cao đời sống cho NCC trên địa bàn huyện. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và các Phụ lục, luận văn thạc sĩ chia làm 03 chương: 5
- Chương 1: Cơ sở lý luận của thực thi chính sách xã hội với người có công. Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách xã hội với người có công tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách xã hội với người có công tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. 6
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LU N CỦA THỰC THI CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG 1.1. Những vấn dê chung về ngƣời có công và chính sách xã hội với ngƣời có công 1.1.1. Người có công 1.1.1.1 . Khái niệm người có công Ngay từ những ngày đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào hằng năm chọn một ngày để đền ơn đáp nghĩa ghi nhớ tri ân những NCC lao với Tổ quốc và nhân dân. Trong những năm qua, mặc dù trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng công tác Cựu chiến binh, liệt sĩ và người có công luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ coi trọng, quan tâm và các cấp, các ngành sẵn sàng hưởng ứng. Với sự vào cuộc cao, trách nhiệm lớn, đông đảo người dân, các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách khen thưởng, chăm lo người có công ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt, Điều 59 Khoản 1 Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước và xã hội tôn vinh, khen thưởng và có chính sách ưu đãi đối với người có công với nước” [9]. Các thời kỳ, chế độ khác nhau có chính sách đối với người cách mạng khác nhau. Trước đây, Đảng và Nhà nước ta đã coi việc thực hiện chế độ an sinh xã hội đối với người có công là nhiệm vụ hàng đầu của cả nước. Hiện nay, chủ trương đó được thể hiện pháp lệnh: Pháp lệnh 02 ưu đãi người hoạt động cách mạng. Hiện nay, chưa có khái niệm cụ thể về người có công. Tuy nhiên có thể hiểu, người có công là người những đóng góp lớn đối với đất nước, với dân tộc. Những người tham gia, giúp đỡ cách mạng, cống hiến hi sinh cho sự nghiệp cách mạng của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thân nhân của người có công được quy định tại Pháp lệnh bao gồm cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi) và người có công nuôi liệt 7
- sĩ. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9 tháng 12 năm 2020 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công là căn cứ pháp lý để thực hiện chính sách ưu đãi hiện nay [12]. 1.1.1.2. Phân loại người có công Theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng thì NCC bao gồm các đối tượng [28]. Một là, Người tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. Hai là, người tham gia hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 Ba là, liệt sĩ. Bốn là, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Năm là, anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sáu là, anh hùng Lao động trong thời kì kháng chiến. Bảy là, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Tám là, bệnh binh. Chín là, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Mười là, người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Mười một, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Mười hai, NCC giúp đỡ cách mạng NCC giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm. 1.1.2 Chính sách xã hội với người có công 1.1.2.1 Khái niệm chính sách xã hội với người có công - Khái niệm chính sách công: 8
- Thuật ngữ chính sách được sử dụng khá rộng rãi ở nước ta trong thời gian gần đây, tuy nhiên, có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra: Một số quan điểm của học giả nước ngoài: Trước hết, chính sách công là một chính sách của nhà nước, của chính phủ, là một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi đất nước. Thứ hai, về mặt kinh tế, chính sách công phản ánh và thể hiện những hoạt động cũng như quản lý của nhà nước đối với khu vực công, phản ánh việc đảm bảo ang hóa, dịch vụ công cộng cho nền kinh tế [29]. Thứ ba, đây là một công cụ quản lý của nhà nước, được nhà nước sử dụng để đo lường năng lực hoạch định chính sách, xác định mục tiêu, căn cứ kiểm tra, đánh giá, xác định trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn lực công như ngân sách nhà nước, tài sản công, tài nguyên đất nước. Một số quan điểm của học giả Việt Nam: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), “Chính sách là những chuẩn tác thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong cụ một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [24, tr.475]. Theo Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công: “Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt được mục tiêu nhất định” [10, tr.14]. Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Chính sách được hiểu một cách chung nhất là chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội” hay “Chính sách là tập hợp biện pháp được thể chế hóa mà một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra định hướng hoạt động cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của xã hội”. Đỗ Phú Hải cho rằng, “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có 9
- liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”. Như vậy chính sách được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, đó có thể là chiến lược, sách lược, kế hoạch hay chuẩn tắc cụ thể, cũng có thể là hành động ứng xử của nhà nước trước các vấn đề cần giải quyết trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong luận văn này, tác giả quan niệm như sau: Chính sách công là hành động ứng xử của Nhà nước đối với các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, với các mục tiêu, giải pháp, công cụ cụ thể được xác lập trong hệ thống văn bản do cơ quan nhà nước ban hành. Như vậy, chính sách công bao giờ cũng là hành động mang tính quyền lực nhà nước, được bảo đảm thực thi bởi các văn bản do nhà nước ban hành, luôn luôn có mục tiêu được xác định một cách rõ ràng để giải quyết vấn đề đang đặt ra và hệ thống công cụ, giải pháp của chính sách được xác định dựa trên nguyên nhân của vấn đề đang đặt ra nhằm phục vụ cho việc đạt tới mục tiêu đó. - Khái niệm chính sách xã hội: Với vai trò giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội, nhà nước ban hành chính sách công trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nên xét từ khía cạnh đối tượng chịu sự điều chỉnh của chính sách, có rất nhiều loại chính sách khác nhau như chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách văn hóa… Mỗi loại chính sách lại sử dụng hệ thống giải pháp, công cụ mang tính đặc trưng của lĩnh vực mà nó điều chỉnh để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực đó. Trong đó, chính sách xã hội là chính sách điều chỉnh một trong những lĩnh vực quan trọng nhất – lĩnh vực xã hội, bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của một quốc gia theo hướng công bằng, dân chủ, văn minh. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt đời sống của con người, từ điều kiện lao động và sinh hoạt, an sinh… Trình độ phát triển kinh tế là tiền đề để phát triển chính sách xã hội và ngược lại, sự hợp lý, sự công bằng và tiến bộ được thực hiện 10
- qua chính sách xã hội lại tạo ra những động lực mạnh mẽ cho việc thực hiện những mục tiêu kinh tế nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh. Trong luận văn này, tác giả quan niệm, chính sách xã hội là hành động ứng xử của Nhà nước đối với các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội, với các giải pháp, công cụ cụ thể được xác lập trong hệ thống văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hướng tới lợi ích và sự phát triển con người, cộng đồng dân cư với mục tiêu bảo đảm sự công bằng và tiến bộ của xã hội. Đặc trưng của chính sách xã hội phải luôn mang tính xã hội, nhân văn và nhân đạo sâu sắc, luôn hướng và lấy co người làm trung tâm. - Khái niệm chính sách xã hội với người có công: Từ những phân tích phía trên, có thể đi tới quan niệm, chính sách xã hội với người có công là hành động ứng xử của Nhà nước đối với các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội của người có công, với các giải pháp, công cụ cụ thể được xác lập trong hệ thống văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hướng tới lợi ích và sự phát triển của đối tượng người có công, với mục tiêu bảo đảm sự công bằng và tiến bộ xã hội cho đối tượng này. 1.1.2.2. Nội dung chính sách xã hội với người có công Sau khi chiến tranh kết thúc, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách xã hội nhằm khôi phục và phát triển đất nước, đặc biệt đối với những người có công trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Được chia thành các giai đoạn như sau: Giai đoạn từ 1945 đến 1954: Trong giai đoạn này, đất nước vừa giành lại độc lập, tiếp tục chiến đầu giành lại miền Nam, dù muôn vàn khó ang khi chiến tranh tàn phá miền bắc nặng nề, chính quyền Mỹ - Diệm chiếm đóng miền trong nhưng Đảng và Chính phủ đã nhanh chóng thực hiện các chính sách cho người có công như thương binh, gia đình liệt sĩ. Giai đoạn: 1976-1985: Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam đã ban hành một số văn bản về ưu đãi người có công. Bổ sung điều kiện để xác định đối tượng thương binh, bệnh binh, liệt sĩ trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quốc tế. Thực hiện khắc phục được 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 47 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn