intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam - từ thực tiễn truyền thông tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:152

31
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam - từ thực tiễn truyền thông tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam từ thực tiễn tại cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN hiện nay; Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam trên cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam - từ thực tiễn truyền thông tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÙY LINH TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TỪ THỰC TIỄN TRUYỀN THÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ THUỘC BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÙY LINH TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TỪ THỰC TIỄN TRUYỀN THÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ THUỘC BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG THỊ PHONG LAN HÀ NỘI – NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn mang tên: “Truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam - từ thực tiễn truyền thông tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Phùng Thị Phong Lan (Học viện Hành chính Quốc gia). Các số liệu và thông tin được sử dụng đều có nguồn gốc rõ ràng và kết quả nghiên cứu là quá trình lao động của bản thân tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Nguyễn Thùy Linh
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ với đề tài “Truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam - từ thực tiễn truyền thông tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phùng Thị Phong Lan – Người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Đồng thời, tôi trân trọng cảm ơn các nhà khoa học tham gia hội đồng góp ý đề cương và hội đồng chấm luận văn thạc sĩ của Học viện đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, lãnh đạo Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, cung cấp cho tôi hệ thống kiến thức lý luận và thực tiễn cần thiết. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo, Ban Biên tập và các anh/chị phóng viên, biên tập viên phụ trách chuyên mục Khoa học và Công nghệ tại các báo, tạp chí: Trung tâm Báo KH&PT và Báo VnExpress, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Học viên Nguyễn Thùy Linh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ........................................................ 12 1.1. Những vấn đề chung về chính sách phát triển khoa học và công nghệ 12 1.2. Truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ ................ 18 1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam ..30 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 40 Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM TRÊN CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ THUỘC BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ....................................... 41 2.1. Khái quát về chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam . 41 2.2. Tổng quan về các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN......................... 44 2.3. Thực trạng truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2018 – 2022 ......................................................................................... 48 2.4. Đánh giá chung ..................................................................................... 63 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 77 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM TẠI CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ THUỘC BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỜI GIAN TỚI ................78 3.1. Quan điểm chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 ......................................................................................... 78 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN thời gian tới .81 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................... 98 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 105 KẾT LUẬN ................................................................................................... 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 108 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 113
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CMS : Hệ thống quản trị nội dung CSC : Chính sách công KH&CN : Khoa học và Công nghệ KH&PT : Khoa học và Phát triển KH, CN&ĐMST : Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo KOFAC : Quỹ vì sự tiến bộ của khoa học và sáng tạo TTCS : Truyền thông chính sách
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc truyền thông chính sách [32, tr.31] ......................... 19 Hình 1.2. Mô hình truyền thông của C. Shannon [57, tr.18] .......................... 23 Hình 2.1. Giao diện website của VnExpress................................................... 60 Hình 2.2. Giao diện website của Báo Khoa học và Phát triển ........................ 60 Hình 2.3. Giao diện website của Tạp chí KH&CN Việt Nam ........................ 61 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Đánh giá của độc giả về nội dung truyền thông chính sách (TTCS) phát triển KH&CN trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN ................... 52 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về nguồn đăng tải những bài viết truyền thông về chính sách phát triển KH&CN trên báo, tạp chí khảo sát của độc giả............ 58 Biểu đồ 2.3: Kết quả khảo sát về cách thức độc giả tiếp cận thông tin truyền thông chính sách (TTCS) phát triển KH&CN trên các cơ quan ..................... 60 Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát về hình thức trình bày thông tin về chính sách phát triển KH&CN trên những bài báo, tạp chí của các cơ quan báo chí khảo sát..................................................................................................................... 62 Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát đánh giá về việc công chúng, người dân cũng cần hiểu biết về chính sách phát triển KH&CN .................................................... 66 Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát đánh giá về thực trạng TTCS phát triển KH&CN trên những bài báo, tạp chí của các cơ quan báo chí khảo sát ........................ 67 Biểu đồ 2.7. Tần suất tiếp nhận thông tin về chính sách phát triển KH&CN trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN .......................................................... 71
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả khảo sát tin bài về truyền thông cơ chế chính sách phát triển KH&CN trên 3 trang báo, tạp chí thuộc Bộ KH&CN .................................... 49 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát đánh giá của độc giả về chất lượng thông điệp, nội dung về chính sách phát triển KH&CN trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN .......................................................................................................... 53 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát độ hữu ích của các nội dung chính sách phát triển KH&CN tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN đối với độc giả hiện nay . 54
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Truyền thông chính sách đóng vai trò quan trọng đối với mỗi khâu của chu trình chính sách công và là một phần trong hoạt động của chính phủ nhằm đưa thông tin về chính sách đến người dân, thuyết phục họ thay đổi nhận thức và hành vi đúng pháp luật; là kênh để chính phủ lấy ý kiến nhân dân khi xây dựng chính sách mới, điều chỉnh chính sách hiện tại, tạo ra sự đồng thuận xã hội. Sự tham gia của truyền thông chính sách một mặt đảm bảo cho sự thành công của chính sách, mặt khác giúp cho chính sách ngành một được hoàn thiện hơn. Nhận thức rõ vai trò của truyền thông chính sách sẽ giúp chính phủ và các nhà truyền thông có chiến lược phù hợp, xây dựng sự đồng thuận xã hội; đồng thời cải thiện chất lượng chính sách, thực thi chính sách một cách hiệu quả. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trở thành sức mạnh và góp phần nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Truyền thông trở thành cầu nối hữu dụng, đưa tri thức và tiến bộ KH&CN đến nhanh hơn với quảng đại quần chúng và đời sống sản xuất, xã hội; khơi dậy, truyền cảm hứng và khát vọng sáng tạo trong cộng đồng; góp phần hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng tình yêu khoa học trong giới trẻ, giúp tạo ra một xã hội tôn trọng khoa học và có tư duy sáng tạo. Bên cạnh đó, hiện nay Đảng, Nhà nước ta coi phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Điều 62 Hiến pháp năm 2013), là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng trong những năm qua, chính sách, pháp luật về KH&CN đã có nhiều đột phá lớn, tích cực hoàn thiện và đổi mới như: Luật Chuyển giao công nghệ (2017), Luật Khoa học và Công
  10. 2 nghệ sửa đổi (2018), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (2022), ... Tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, trong đó các nội dung về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) được đề cập một cách hệ thống, đồng bộ, xuyên suốt. KH, CN&ĐMST được khẳng định là một nội dung đột phá chiến lược để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế số đã trở thành một trong những xu hướng phát triển chủ yếu của thời đại, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để KH&CN thực hiện tốt sứ mệnh của mình, đạt được mục tiêu đã đề ra và ngày càng phát triển thì một trong những yếu tố quan trọng đó là hoạt động truyền thông KH&CN nói chung và truyền thông chính sách phát triển KH&CN nói riêng. Những năm gần đây, truyền thông chính sách phát triển KH&CN luôn được đề cập, khẳng định trong các văn kiện, chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030 đã xác định hoạt động tuyên truyền, phổ biến KH,CN&ĐMST là một trong 9 giải pháp chủ yếu để phát triển KH,CN&ĐMST ở Việt Nam: “Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về KH,CN&ĐMST. Đa dạng hóa các loại hình truyền thông trên nền tảng số và mạng xã hội; quy định các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước phải truyền thông, phổ biến rộng rãi kết quả trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về doanh nghiệp có doanh thu tạo ra từ sản xuất - kinh doanh hình thành từ kết quả hoạt động KH&CN để nâng cao giá trị thương hiệu, tạo uy tín đối với người tiêu dùng, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp KH&CN và
  11. 3 doanh nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh truyền thông và hỗ trợ của nhà nước đối với các hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của người dân. Xây dựng các hình thức trưng bày, bảo tàng KH,CN&ĐMST phục vụ rộng rãi các đối tượng trong xã hội trên cả nước” [38, tr.21]. Đặc biệt, với vai trò chủ chốt về truyền thông chính sách phát triển KH&CN, các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN đã ngày càng chú trọng, quan tâm, đầu tư phát triển, đẩy mạnh truyền thông chính sách phát triển KH&CN đến với công chúng; đã có những chuyển biến nhất định, góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách và các quy định của pháp luật về KH&CN đến với nhân dân, phổ biến tri thức, nâng cao dân trí KH&CN; cung cấp thông tin KH&CN phục vụ quản lý nhà nước, phục vụ nghiên cứu, triển khai, phục vụ sản xuất và đời sống; tạo được sự đồng thuận cao của công chúng. Tuy nhiên, truyền thông chính sách trong lĩnh vực KH&CN còn chưa được coi trọng so với những lĩnh vực khác; vẫn chưa theo kịp, thậm chí còn có khoảng cách rất lớn trong tiến trình phát triển của KH&CN khi truyền thông đến với công chúng, dẫn đến công chúng và xã hội chưa hiểu rõ và chưa thực sự để tâm; từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển KH&CN - một lĩnh vực quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa đất nước. Đây là thách thức đối với ngành truyền thông, báo chí nói chung và các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN nói riêng và để vượt qua được thách thức đó, đòi hỏi các cơ quan truyền thông, báo chí thuộc Bộ KH&CN trong suốt quá trình truyền thông đến công chúng và xã hội phải đánh giá đúng thực trạng truyền thông chính sách hiện tại với những vấn đề đặt ra; để từ đó có cơ chế, giải pháp giải quyết những bất cập nêu trên một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN trong thời gian tới và để đáp ứng yêu cầu mới của thời đại. Trên cơ sở đó, em quyết định chọn “Truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam - từ
  12. 4 thực tiễn truyền thông tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này, tác giả đã được tiếp cận với một số công trình khoa học, các sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo đăng trên tạp chí khoa học, … của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài ở những góc độ khác nhau như: 2.1. Nghiên cứu về chính sách công PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải (2014), Sách chuyên khảo “Chính sách công - những vấn đề cơ bản”, NXB Chính trị quốc gia. Cuốn sách cung cấp những kiến thức lý luận chung nhất về chính sách công (CSC) như: quá trình phát triển khoa học chính sách; đặc điểm, vai trò và phân loại chính sách công; cấu trúc nội dung và chu trình chính sách công; nguyên tắc, căn cứ, các bước và phương pháp, công cụ hoạch định chính sách công; yêu cầu, các hình thức, phương pháp tổ chức thực thi chính sách công và phân cấp quản lý chính sách công; nguyên tắc, tiêu chí, quy trình, nội dung và phương pháp phân tích chính sách công; nội dung đánh giá chính sách công; tổ chức công tác phân tích, đánh giá chính sách công. Đặc biệt tác giả còn chú trọng đến việc vận dụng những kiến thức cơ bản đã học vào thực tiễn đánh giá chính sách công. PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải (2019), Sách chuyên khảo “Phản biện chính sách công”, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội. Nội dung cuốn sách cung cấp nhận thức chung về phản biện xã hội và phản biện chính sách công, quy trình phản biện chính sách công, thực hiện phản biện chính sách công và phản biện chính sách công ở Việt Nam. TS. Lê Như Thanh, TS. Lê Văn Hòa (2016), Sách chuyên khảo “Hoạch định và thực thi chính sách công”, NXB Chính trị quốc gia sự thật. Với kết cấu 4 chương, cuốn sách đi sâu trình bày và phân tích những vấn đề cơ bản về tổng
  13. 5 quan về chính sách công; hoạch định chính sách công; những vấn đề chung về thực thi chính sách công; và lựa chọn công cụ thực thi chính sách công. 2.2. Nghiên cứu về truyền thông chính sách PGS.TS. Trương Ngọc Nam (2017), Sách tham khảo “Truyền thông chính sách – Kinh nghiệm Việt Nam và Hàn Quốc, NXB Chính trị quốc gia sự thật. Nội dung cuốn sách gồm 32 bài tham luận tiếp cận vấn đề truyền thông chính sách từ nhiều phương diện khác nhau, được chia thành hai phần: Phần thứ nhất cung cấp những vấn đề lý luận về truyền thông chính sách, Phần thứ hai tập trung phân tích kinh nghiệm của Việt Nam và Hàn Quốc về truyền thông chính sách trong cái nhìn so sánh của học giả hai nước; làm rõ các thách thức, yêu cầu và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TTCS. PGS.TS. Trương Ngọc Nam (2018), Sách tham khảo “Truyền thông chính sách và đồng thuận xã hội”, NXB Chính trị quốc gia sự thật. Trên cơ sở tuyển chọn các bài tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia, ... cuốn sách được biên soạn gồm 42 bài viết, chia thành 3 phần chính: Phần 1: “Lý luận và thực tiễn về truyền thông chính sách (TTCS) và đồng thuận xã hội”, Phần 2: “Kinh nghiệm truyền thông chính sách tạo đồng thuận xã hội của Hàn Quốc và một số quốc gia”, Phần 3: “Giải pháp truyền thông chính sách tạo đồng thuận xã hội”. TS. Lương Ngọc Vĩnh (2021), Giáo trình “Lý thuyết và Kỹ năng Truyền thông Chính sách”, NXB Lý luận Chính trị. Giáo trình đã đề cập một cách hệ thống từ khái niệm, bản chất của truyền thông chính sách; nguyên tắc truyền thông chính sách; tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực truyền thông chính sách; thông điệp truyền thông chính sách; kênh và môi trường truyền thông chính sách; hiệu quả truyền thông chính sách; từ đó, đưa ra hướng lập kế hoạch truyền thông chính sách một cách hiệu quả.
  14. 6 2.3. Nghiên cứu về truyền thông khoa học và công nghệ 2.3.1. Tài liệu bằng tiếng anh Massimiano Bucchi và Brian Trench (2008), Cuốn: “Handbook of Public Communication of Science and Technology” (Sổ tay truyền thông cộng đồng về khoa học và công nghệ), Routledge. Cuốn sách tập hợp 17 bài viết học thuật về các xu hướng nghiên cứu trong truyền thông về KH&CN của các học giả, chuyên gia, nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, sách cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển và tầm ảnh hưởng của truyền thông cộng đồng về KH&CN, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự thay đổi do truyền thông KH&CN được tạo ra. Schiele, Bernard, Claessens, Michel, Shi, Shunke (2012), Cuốn: “Science Communication in the World” (Truyền thông khoa học thế giới), Springer Netherlands. Nội dung sách đề cập về sự phát triển của truyền thông khoa học ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nam Phi và Tây Ban Nha. Sách không chỉ cung cấp các quan điểm về truyền thông khoa học từ các quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới mà còn có các chương đặc biệt truyền đạt kiến thức về truyền thông khoa học, thúc đẩy văn hóa khoa học ở EU và đo lường văn văn hóa khoa học. Martin W. Bauer và Massimiano Bucchi (2008), “Journalism, Science and Society: Science Communication between News and Public Relations”, Routledge. Đây là nghiên cứu của hai giáo sư tại trường Kinh tế London về phân tích vai trò của nhà báo trong truyền thông khoa học, cuốn sách này trình bày một góc nhìn về cách thức hoạt động sẽ phát triển trong thế kỷ XXI. Cuốn sách có ba góc nhìn riêng biệt về chủ đề thú vị này. Thứ nhất, các nhà báo khoa học phản ánh về “quy tắc hoạt động” của họ (giá trị tin tức khoa học và thói quen làm tin tức). Thứ hai, lịch sử ngắn gọn về báo chí khoa học đặt vào từng bối cảnh, đặc trưng cho sự thay đổi của cách viết báo khoa học trên báo chí
  15. 7 theo thời gian. Cuối cùng, mời một số nhà báo quốc tế hoặc các học giả truyền thông bình luận về những quan sát này, từ đó mở ra viễn cảnh toàn cầu. 2.3.2. Tài liệu bằng tiếng Việt Luận văn Thạc sĩ “Truyền thông về khoa học công nghệ trên báo điện tử” năm 2015 của tác giả Đào Quang Long bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Luận văn đã tập trung khái quát những thông tin KH&CN, quy trình sản xuất trên báo điện tử - một loại hình báo chí mới đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, luận văn mới đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu về quá trình, quy trình trên báo điện tử chứ không tìm hiểu, phân tích vào các chính sách KH&CN. Bài viết trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông về “Một số vấn đề về truyền thông chính sách công ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Dững đề cập đến những vấn đề chính liên quan đến nhận thức khái niệm và mô thức truyền thông; vai trò của thiết chế báo chí - truyền thông kiến tạo trong truyền thông chính sách công; thử đề xuất mô hình truyền thông chính sách công ở Việt Nam. Những vấn đề này có thể áp dụng vào truyền thông chính sách hoạt động KH&CN nói riêng và chính sách công nói chung. Qua những công trình nghiên cứu trên cho thấy truyền thông chính sách cũng như KH&CN đã được nhiều tác giả nghiên cứu chuyên sâu nhưng chưa có công trình nào tiếp cận dưới góc độ truyền thông chính sách phát triển KH&CN tại 3 cơ quan truyền thông báo chí thuộc Bộ KH&CN. Do vậy đề tài luận văn của tác giả là không trùng lặp với các công trình trước đó. Đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý báu để tác giả hoàn thành đề tài của mình. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về TTCS phát triển KH&CN Việt Nam trên 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN (giai đoạn: tháng 09/2018
  16. 8 – tháng 09/2022), đề tài đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện TTCS phát triển KH&CN Việt Nam trên 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN trong thời gian tới theo chiến lược phát triển chung của đất nước. 3.2. Nhiệm vụ: Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về TTCS phát triển KH&CN; - Phân tích, đánh giá thực trạng TTCS phát triển KH&CN Việt Nam từ thực tiễn tại 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN hiện nay; - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động TTCS phát triển KH&CN Việt Nam trên 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ hiện nay, gồm: Báo Khoa học&Phát triển, Báo VnExpress, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Tác giả tập trung nghiên cứu lý luận về truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam, thực hiện TTCS phát triển KH&CN Việt Nam trên 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu và khảo sát về truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam hiện nay tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN gồm: Báo điện tử VnExpress.net, Báo Khoa học và Phát triển, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. - Về thời gian: Từ tháng 09/2018 đến tháng 09/2022.
  17. 9 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của nhà nước về truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu dưới đây: - Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu tham khảo, giáo trình, sách chuyên khảo về chính sách, truyền thông chính sách, khoa học và công nghệ để hiểu rõ các vấn đề có tính lý luận liên quan đến đề tài; đọc các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển KH&CN nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thông qua phương pháp này, tác giả có thêm nền tảng sâu, rộng hơn về lĩnh vực đang nghiên cứu để làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu của đề tài luận văn, nhằm kế thừa kết quả của phương pháp khảo cứu tài liệu để đưa ra những nhận định về thực trạng và đánh giá chung về truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN. - Phương pháp thống kê: Dựa trên các thông tin số liệu mới nhất mà tác giả có thể thu thập được từ các nguồn thông tin đáng tin cậy và thống kê những tác phẩm truyền thông, báo chí để có những số liệu cụ thể như số lượng, hình thức (tin, bài, loạt bài, ...) viết về cơ chế, chính sách phát triển KH&CN Việt Nam; từ đó phân tích và rút ra những kết quả đánh giá khách quan về việc TTCS phát triển KH&CN Việt Nam trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN.
  18. 10 - Phương pháp điều tra xã hội học: Thời gian khảo sát: 1 tháng (từ 15/7/2022 – 15/8/2022); số phiếu khảo sát phát ra là 200 phiếu, bằng hình thức khảo sát qua internet (Google Forms); đối tượng khảo sát: độc giả, doanh nghiệp, công chúng, … ; mục tiêu khảo sát: thăm dò ý kiến, điều tra về hiệu quả đọc các tác phẩm báo chí về TTCS phát triển KH&CN đối với độc giả, doanh nghiệp, … - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số lãnh đạo cơ quan báo chí, truyền thông khảo sát; phóng viên phụ trách lĩnh vực KH&CN, ... Các câu hỏi điều tra tập trung vào làm rõ cách thức mà đơn vị đã thực hiện để triển khai hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách phát triển KH&CN; Đánh giá của bản thân người được phỏng vấn về hiệu quả hoạt động truyền thông về vấn đề điều tra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận Luận văn là tài liệu tham khảo về lý luận phục vụ hoạt động nghiên cứu, đào tạo tại các cơ sở báo chí truyền thông, khoa học và công nghệ; dành cho các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy báo chí có thêm cơ sở lý luận trong hoạt đào tạo nhà báo, những người làm công tác truyền thông về chính sách KH&CN. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ và hoàn thiện cơ sở lý luận về truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam. 6.2. Về thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn đối với các cơ quan ban hành chính sách; truyền thông, báo chí; nhất là những nội dung liên quan đến truyền thông chính sách phát triển KH&CN trên 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN để từ đó có những cơ chế phối hợp hiệu quả hơn giữa các cơ quan quản lý và truyền thông báo chí về vấn đề này. - Với những đề xuất của đề tài, dự kiến hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách phát triển KH&CN sẽ được đổi mới dư duy, cách làm. Từ đó,
  19. 11 nâng cao hiệu quả, tính lan tỏa của hoạt động truyền thông trong lĩnh vực này. - Các nhà quản lý, tư vấn chính sách KH&CN sẽ có cái nhìn toàn diện hơn với công tác TTCS phát triển KH&CN để đưa ra những chính sách, cơ chế và đầu tư hợp lý đối với hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và tại 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN nói riêng. - Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam trên 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN. Hoạt động truyền thông chính sách phát triển KH&CN trên 3 cơ quan này sẽ truyền tải được kịp thời, sâu rộng tới các đối tượng nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức KH&CN, ... - Góp phần đẩy nhanh các chính sách KH&CN đi vào cuộc sống. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Chương 2: Thực trạng truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN Chương 3: Giải pháp hoàn thiện truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN thời gian tới.
  20. 12 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. Những vấn đề chung về chính sách phát triển khoa học và công nghệ 1.1.1. Khái quát về chính sách công 1.1.1.1. Khái niệm “Chính sách công” Khái niệm “Chính sách” Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm” [46, tr.5]. Theo Vũ Cao Đàm: “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó, tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [12, tr.12]. Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Khái niệm “Chính sách công” Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công. Cho đến nay có nhiều quan điểm về khái niệm này: Theo quan điểm của William N. Dunn thì: “Chính sách công (CSC) là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra” [26, tr.41]. Còn B. Guy Peter đưa ra định nghĩa: “Chính sách công
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2