intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Xóa bỏ độc quyền xuất bản sách giáo khoa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là xác định cấu trúc thị trường xuất bản SGK, cụ thể là hệ thống phân phối, kết hợp với phỏng vấn chuyên gia, điều tra, ước lượng giá thành SGK trong điều kiện thị trường cạnh tranh. Từ đó kết luận liệu vị thế độc quyền có dẫn đến tình trạng lũng đoạn thị trường, cụ thể là việc tăng giá bán SGK.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Xóa bỏ độc quyền xuất bản sách giáo khoa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ————————— CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGÔ THƯỢNG TÙNG XÓA BỎ ĐỘC QUYỀN XUẤT BẢN SÁCH GIÁO KHOA? Ngành : Chính sách công Mã số : 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong Luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 05 năm 2013 Tác giả luận văn Ngô Thượng Tùng
  3. ii LỜI CẢM ƠN Chắc chắn tác giả sẽ không thể hoàn tất luận văn này nếu thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu từ nhiều phía. Tác giả biết ơn gia đình của mình. Những người thân yêu đã liên tục động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả biết ơn TS. Vũ Thành Tự Anh, người trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài này. Ngoài khía cạnh nội dung, những nhận xét, góp ý xác đáng và kịp thời cùng sự tận tụy của Thầy còn là nguồn động viên, khích lệ tác giả vượt qua những thời đoạn ít nhiều cảm thấy bế tắc. Tác giả biết ơn TS. Nguyễn Hữu Lam, Th.s Nguyễn Xuân Thành, Th.s Đỗ Thiên Anh Tuấn. Những hỗ trợ, nhận xét và ý kiến đóng góp của các Thầy đều được tác giả trân trọng tiếp thu trong quá trình nghiên cứu. Tác giả biết ơn nhà báo Trần Trọng Thức, Lê Lam Phong (báo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần), Hoàng Hương (báo Tuổi trẻ), GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn (Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS. Văn Như Cương (Trường Trung học phổ thông dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội), ông Nguyễn Văn Dòng (Chủ tịch Hiệp hội in Việt Nam), ông Nguyễn Trọng Nhã (Phó Giám đốc CTCP sách và thiết bị trường học Quảng Ninh), bà Phan Thị Lệ (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn hóa Phương Nam), chị Nguyễn Phương Loan (Phó Giám đốc NXB Tri Thức) cũng như những cá nhân, tổ chức mà tác giả không tiện nêu tên vì nhiều lý do tế nhị luôn sẵn lòng hỗ trợ, cung cấp nhiều thông tin giá trị phục vụ nghiên cứu này. Tác giả biết ơn những người bạn cả trong và ngoài lớp MPP4 đã nhiệt tình hỗ trợ, góp ý cả nội dung và hình thức của đề tài, cho dù nhiều bạn cũng đang phải chạy nước rút cho kịp luận văn của mình. Tác giả luận văn Ngô Thượng Tùng
  4. iii TÓM TẮT Kể từ niên học 2002 - 2003, khi ngành giáo dục triển khai chương trình đổi mới sách giáo khoa phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) đã hai lần tăng giá bán, lần gần nhất là niên học 2011 - 2012. Việc hàng hóa thiết yếu đối với những gia đình có con em đang học phổ thông tăng giá khiến dư luận bất bình, gây nhiều tranh luận trong xã hội. Phần lớn nội dung phản biện từ những chuyên gia cả trong và ngoài ngành giáo dục đều có cùng một điểm chung, rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tăng giá sách giáo khoa (SGK) là do NXBGD được hưởng độc quyền xuất bản mặt hàng này. Trước phản ứng từ dư luận, đại diện NXBGD giải trình việc tăng giá là bởi hoạt động xuất bản SGK khiến đơn vị này bị thua lỗ. “Lỗ nên phải tăng giá” cũng là lý do NXBGD thuyết phục Chính phủ cho phép tăng giá SGK 10% lần đầu tiên vào niên học 2008 - 2009. Mặc dù có nhiều nghi vấn trong giải trình của NXBGD nhưng đến nay, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu liên quan đến hoạt động kinh doanh độc quyền xuất bản SGK của đơn vị này, nhất là trong bối cảnh ngành giáo dục sẽ triển khai chương trình SGK mới vào năm 2016. Đây cũng chính là động cơ thúc đẩy hình thành đề tài tập trung trả lời hai câu hỏi: (i) NXBGD thực sự lời hay lỗ từ hoạt động xuất bản SGK? (ii) Nếu không xóa bỏ tình trạng độc quyền xuất bản SGK thì những thiệt hại về tài chính mà người tiêu dùng và ngân sách phải trả sẽ như thế nào? Nghiên cứu này sử dụng số liệu của niên học 2011- 2012 là năm gần nhất có số liệu để ước lượng giá thành sản xuất SGK trong điều kiện giả định rằng thị trường có tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng kết hợp phỏng vấn một số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, xuất bản… để bổ sung thông tin sơ cấp cho quá trình phân tích. Nghiên cứu đưa ra ba phát hiện chính. Về cấu trúc thị trường, NXBGD phân phối SGK đến các nhà bán lẻ thông qua mạng lưới những doanh nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi ích là công ty sách và thiết bị trường học, giúp những đơn vị này dễ dàng hưởng mức chênh lệch chiết khấu từ 4% đến 7% trên giá bìa. Ngoài bán sỉ, mạng lưới trung gian còn tham gia thị trường bán lẻ, cạnh tranh trực tiếp với những nhà bán lẻ mà họ cung cấp SGK. Về quan hệ với nhà thầu, NXBGD ràng buộc các đơn vị trúng thầu phải mua 2/3 lượng giấy in SGK từ NXBGD, được cung cấp bởi CTCP Tập đoàn Tân Mai trên mỗi hợp đồng
  5. iv thầu. Tân Mai là doanh nghiệp có quan hệ với NXBGD và trên thị trường có nhiều loại giấy nhập khẩu cùng loại nhưng chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn. Phát hiện thứ ba của nghiên cứu chỉ ra rằng NXBGD không hề thua lỗ từ hoạt động xuất bản SGK trong niên học 2011-2012. Phương pháp tính toán được sử dụng là ước lượng giá thành sản xuất SGK trong điều kiện thị trường cạnh tranh cùng các loại chi phí hợp lý khác, rồi so sánh với tổng doanh thu (được tính bằng số lượng bản sách phát hành nhân với giá bìa tương ứng). Kết quả tính toán cho thấy trong năm học 2011-2012, NXBGD có thể thu được lợi nhuận khoảng 197 tỉ đồng. Ngay cả trong trường hợp không tăng giá bán bình quân 16,9% thì có thể lợi nhuận của NXBGD cũng vẫn còn 116 tỉ đồng. Như vậy, lý do đơn vị được xếp vào danh sách doanh nghiệp công ích tăng giá để bù lỗ là không thuyết phục. Đối chiếu với Nghị định 31/2005/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng dịch vụ công ích, NXBGD không đáp ứng đủ tiêu chí để được đối xử như một doanh nghiệp nhà nước công ích. Ngoài động cơ lợi nhuận, dường như việc báo lỗ 100 tỉ đồng từ hoạt động độc quyền xuất bản SGK chỉ để hợp thức hóa tiêu chí mà NXBGD còn thiếu, cụ thể là khoản 2 thuộc điều 3, chương I của Nghị định 31/2005/NĐ - CP với nội dung: “Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí”. Trên cơ sở những phát hiện vừa nêu, tác giả đưa ra ba khuyến nghị chính sách tương ứng. Một là xóa bỏ hệ thống đại lý cấp I gồm những công ty sách và thiết bị trường học có quan hệ mật thiết với NXBGD bằng cách tổ chức đầu thầu phát hành SGK. Hai là tổ chức đấu thầu cung cấp giấy in SGK, vừa giúp giảm giá thành SGK, vừa tránh khả năng NXBGD và CTCPTĐ Tân Mai “bắt tay” đẩy giá bán giấy in lên để thu lợi bất chính. Khuyến nghị sau cùng là xóa bỏ độc quyền xuất bản SGK bởi lợi nhuận mà NXBGD kiếm được không phải nhờ năng lực, mà thuần túy nhờ vào đặc quyền xuất bản SGK được chỉ định một cách hành chính. Ấy là chưa kể việc đơn vị này có thể công bố “lỗ giả lãi thật” khiến ngân sách Nhà nước thất thu, nhân danh “nhiệm vụ chính trị” để trục lợi, dồn gánh nặng lên vai của người tiêu dùng. Việc xóa bỏ hoạt động độc quyền xuất bản SGK là cần thiết, tạo ra sức lan tỏa tích cực.
  6. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................viii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................. ix DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC.............................................................................................. xi Chương 1: BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH NGHĨA VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH CÔNG ............... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................................ 6 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 6 1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 6 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 6 Chương 2: ĐẶC TRƯNG THỊ TRƯỜNG SGK Ở VIỆT NAM...................................... 7 2.1. Tính chất độc quyền trong thị trường SGK ở Việt Nam ................................................ 7 2.2. Hệ thống phân phối ....................................................................................................... 10 2.3. Hệ thống cung cấp giấy in SGK mới ............................................................................ 12 Chương 3: ƯỚC LƯỢNG GIÁ THÀNH SÁCH GIÁO KHOA TRONG ĐIỀU KIỆN THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ...................................................................... 14 3.1. Ước lượng số lượng SGK thực in ................................................................................. 14 3.2. Ước lượng chi phí sản xuất và cung ứng SGK ............................................................. 21 3.2.1. Chi phí giấy in............................................................................................................ 22 3.2.2. Chi phí công in ........................................................................................................... 30
  7. vi 3.2.3. Ước lượng chi phí nhuận bút viết SGK ..................................................................... 33 3.2.4. Ước lượng chi phí tiền lương của NXBGD ............................................................... 33 3.3. Ước lượng lời - lỗ của NXBGD từ hoạt động độc quyền xuất bản bản SGK trong niên học 2011-2012 ..................................................................................................... 34 3.4. Ước lượng “cái giá phải trả” đối với người tiêu dùng và ngân sách từ hoạt động độc quyền xuất bản SGK ........................................................................................... 36 3.4.1. Ước lượng cái giá phải trả đối với ngân sách ............................................................ 36 3.4.2. Ước lượng “cái giá phải trả” đối với người tiêu dùng ............................................... 39 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 40 4.1. Kết luận ......................................................................................................................... 40 4.2. Khuyến nghị chính sách ................................................................................................ 41 4.3. Những hạn chế của luận văn ......................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 44 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 48
  8. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt CTCP : Công ty cổ phần NXBGD : Nhà xuất bản Giáo dục SGK : Sách giáo khoa TCTK : Tổng cục thống kê TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TP : Thành phố TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTCP : Thanh tra Chính phủ
  9. viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1: Mạng lưới các công ty cổ phần sách và thiết bị trường học là thành viên của NXBGD ................................................................................................................. 3 Hình 2.1: Mô hình độc quyền bán SGK mới tại thị trường Việt Nam .................................. 7 Hình 2.2.1: Quy trình phân phối và tỷ lệ chiết khấu SGK tại tỉnh Quảng Ninh niên học 2011 - 2012.......................................................................................................... 11 Hình 2.2.2: Quy trình phân phối và tỷ lệ chiết khấu SGK tại TP. Hồ Chí Minh (2011 – 2012).................................................................................................................... 12 Hình 2.3: Sơ đồ cung cấp giấy in cho đơn vị thắng thầu SGK từ năm 2011 đến 2013 ....... 13 Hình 3.2: Sơ đồ ước lượng chi phí sản xuất và cung ứng SGK........................................... 22
  10. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1.1: Số lượng học sinh TP. Hồ Chí Minh niên học 2011-2012 ............................... 14 Bảng 3.1.2: Ước tính số lượng học sinh từng cấp học trên 1.000 dân tại 7 vùng trong niên học 2011-2012 (Xem bảng đầy đủ cho từng địa phương ở phụ lục 2)................ 16 Bảng 3.1.3: Ước tính lượng cầu bộ SGK theo từng bậc học ở cấp I tại 7 vùng trong niên học 2011-2012 (xem bảng tính đầy đủ cho từng địa phương ở phụ lục 3) ......... 17 Bảng 3.1.4: Ước tính lượng cầu bộ SGK theo từng bậc học ở cấp II tại 7 vùng trong niên học 2011-2012 (xem bảng tính đầy đủ của từng địa phương ở phụ lục 4) ......... 18 Bảng 3.1.5: Ước tính lượng cầu bộ SGK theo từng bậc học ở cấp III tại 7 vùng trong niên học 2011-2012 (xem bảng tính đầy đủ của từng địa phương ở phụ lục 5) ......... 19 Bảng 3.1.6: Ước lượng SGK thực in trong niên học 2011-2012 (Bảng đầy đủ ở phụ lục 6) ............................................................................................................................. 21 Bảng 3.2.1.1: Giá giấy in trang ruột SGK trong niên học 2011-2012 ................................. 23 Bảng 3.2.1.2: Chi phí giấy in của từng đơn vị sách một màu trong niên học 2011-2012 (xem bảng đầy đủ ở phụ lục 7) ............................................................................ 24 Bảng 3.2.1.3: Chi phí giấy in của từng đơn vị sách 2 màu trong niên học 2011-2012 (xem bảng đầy đủ tại phụ lục 8) ................................................................................... 25 Bảng 3.2.1.4: Chi phí giấy in của từng đơn vị sách 4 màu trong niên học 2011-2012 (xem bảng đầy đủ tại phụ lục 9) ................................................................................... 26 Bảng 3.2.1.5: Biểu giá giấy in trang bìa trong niên học 2011-2012 .................................... 27 Bảng 3.2.1.6: Chi phí giấy bìa của từng đơn vị sách 1 màu trong niên học 2011-2012 (xem bảng đầy đủ tại phụ lục 10) ................................................................................. 28 Bảng 3.2.1.7: Chi phí giấy bìa sách nhiều màu và sách cấp I trong niên học 2011-2011 (xem bảng đầy đủ tại phụ lục 11) ........................................................................ 29 Bảng 3.2.2.1: Biểu chi phí công in SGK trong niên học 2011-2012 (Đơn vị: đồng) .......... 30 Bảng 3.2.2.2: Ước lượng chi phí công in SGK vào bìa đóng lộng trong niên học 2011-2012 (xem bảng đầy đủ tại phụ lục 12) ........................................................................ 31
  11. x Bảng 3.2.2.3: Ước lượng chi phí công in SGK vào bìa keo nhiệt trong niên học 2011-2012 (xem bảng đầy đủ tại phụ lục 13) ........................................................................ 32 Bảng 3.2.3.1: Ước tính chi phí nhuận bút tái bản SGK niên học 2011 - 2012 .................... 33 Bảng 3.3.1: Doanh số SGK trong niên học 2011 - 2012 (xem bảng đầy đủ tại phụ lục 14)34 Bảng 3.3.2: Ước tính lời - lỗ của NXBGD từ hoạt động độc quyền xuất bản SGK trong niên học 2011 - 2012 ........................................................................................... 35 Bảng 3.4.1.1: Ước tính lời - lỗ của NXBGD từ hoạt động độc quyền xuất bản SGK trong trường hợp xóa bỏ hệ thống đại lý cấp I, niên học 2011 - 2012 ......................... 37 Bảng 3.4.2.1: Ước tính lời - lỗ của NXBGD từ hoạt động độc quyền xuất bản SGK trong trường hợp không tăng giá 16,9% trong niên học 2011 - 2012........................... 39
  12. xi DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1. Đơn giá công in, vận chuyển SGK ..................................................................... 48 Phụ lục 1. Đơn giá công in, vận chuyển SGK (tt) ............................................................... 50 Phụ lục 1. Đơn giá công in, vận chuyển SGK (tt) ............................................................... 51 Phụ lục 2. Ước tính số lượng học sinh từng cấp học trên 1.000 dân tại 63 tỉnh/thành trong niên học 2011 – 2012. ......................................................................................... 52 Phụ lục 2. Ước tính số lượng học sinh từng cấp học trên 1.000 dân tại 63 tỉnh/thành trong niên học 2011 – 2012 (tt) .................................................................................... 53 Phụ lục 2. Ước tính số lượng học sinh từng cấp học trên 1.000 dân tại 63 tỉnh/thành trong niên học 2011 – 2012 (tt) .................................................................................... 54 Phụ lục 3. Ước tính lượng cầu bộ SGK theo từng bậc học ở cấp I tại 63 tỉnh/thành trong niên học 2011 – 2012. ......................................................................................... 55 Phụ lục 3. Ước tính lượng cầu bộ SGK theo từng bậc học ở cấp I tại 63 tỉnh/thành trong niên học 2011 – 2012 (tt) .................................................................................... 56 Phụ lục 4. Ước tính lượng cầu bộ SGK theo từng bậc học ở cấp II tại 63 tỉnh/thành trong niên học 2011 – 2012 .......................................................................................... 57 Phụ lục 4. Ước tính lượng cầu bộ SGK theo từng bậc học ở cấp II tại 63 tỉnh/thành trong niên học 2011 – 2012 (tt) .................................................................................... 58 Phụ lục 5. Ước tính lượng cầu bộ SGK theo từng bậc học ở cấp III tại 63 tỉnh/thành trong niên học 2011 – 2012 .......................................................................................... 59 Phụ lục 5. Ước tính lượng cầu bộ SGK theo từng bậc học ở cấp III tại 63 tỉnh/thành trong niên học 2011 – 2012 (tt) .................................................................................... 60 Phụ lục 6. Ước tính lượng SGK thực in trong niên học 2011 – 2012 ................................. 61 Phụ lục 6. Ước tính lượng SGK thực in trong niên học 2011 – 2012 (tt)............................ 62 Phụ lục 7. Chi phí giấy in của từng đơn vị sách sử dụng giấy in ruột một màu trong niên khóa 2011 – 2012 ................................................................................................ 63
  13. xii Phụ lục 8. Chi phí giấy in của từng đơn vị sách sử dụng giấy in ruột hai màu trong niên khóa 2011 – 2012 ................................................................................................ 64 Phụ lục 9. Chi phí giấy in của từng đơn vị sách sử dụng giấy in ruột bốn màu trong niên khóa 2011 – 2012 ................................................................................................ 65 Phụ lục 10. Chi phí in bìa mỏng của từng đơn vị sách 1 màu trong niên học 2011 – 2012 66 Phụ lục 11. Chi phí in bìa dày của từng đơn vị sách nhiều màu và cấp I trong niên học 2011 – 2012 ......................................................................................................... 67 Phụ lục 12. Ước lượng chi phí công in SGK vào bìa đóng lộng trong niên học 2011 – 2012 ............................................................................................................................. 68 Phụ lục 12. Ước lượng chi phí công in SGK vào bìa đóng lộng trong niên học 2011 – 2012 (tt) ........................................................................................................................ 69 Phụ lục 13. Ước lượng chi phí công in SGK vào bìa keo nhiệt trong niên học 2011 – 2012 ............................................................................................................................. 70 Phụ lục 13. Ước lượng chi phí công in SGK vào bìa keo nhiệt trong niên học 2011 – 2012 (tt) ........................................................................................................................ 71 Phụ lục 14. Ước lượng doanh số SGK trong niên học 2011 – 2012 ................................... 72 Phụ lục 14. Ước lượng doanh số SGK trong niên học 2011 – 2012 (tt).............................. 73 Phụ lục 14. Ước lượng doanh số SGK trong niên học 2011 – 2012 (tt).............................. 74 Phụ lục 14. Ước lượng doanh số SGK trong niên học 2011 – 2012 (tt).............................. 75 Phụ lục 15. Ước tính đơn giá đồng/bản của SGK 2 màu vào bìa keo nhiệt và thủ công ..... 76 Phụ lục 15. Ước tính đơn giá đồng/bản của SGK 2 màu vào bìa keo nhiệt và thủ công (tt) ............................................................................................................................. 77 Phụ lục 16. Ước tính đơn giá đồng/bản của SGK 1 màu và 4 màu vào bìa keo nhiệt và thủ công ..................................................................................................................... 78 Phụ lục 16. Ước tính đơn giá đồng/bản của SGK 1 màu và 4 màu vào bìa keo nhiệt và thủ công (tt) ............................................................................................................... 79
  14. 1 Chương 1: BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH NGHĨA VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH CÔNG 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Ngành giáo dục Việt Nam bị tụt hậu so với khu vực và thế giới dù đầu tư cho ngành này vẫn tăng liên tục, từ 12% lên 20% trong tổng chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 1998 - 2010.1 Năm 2011, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) trình dự thảo đề án cải cách giáo dục với kinh phí lên tới 70.000 tỉ đồng, trong đó chi phí cho biên soạn sách giáo khoa (SGK) là 962 tỉ đồng, theo ông Ngô Trần Ái, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGD). Dự thảo này vấp phải sự phản ứng gay gắt từ xã hội. Dự kiến, tháng 10/2013, đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông sẽ được trình lên Chính phủ bởi theo Bộ GD - ĐT, “đã đến lúc phải đổi mới căn bản và toàn diện chương trình giáo dục phổ thông”.2 Chương trình SGK hiện tại, triển khai từ năm 2002 và sẽ kết thúc vào năm 2015, được thực hiện theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 ban hành ngày 9/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Theo đó, việc thay mới SGK được triển khai ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002-2003, ở lớp 10 từ năm học 2004-2005. Năm 2016, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai chương trình SGK mới. Xác định mục tiêu “xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”3 nhưng cách làm của Việt Nam lại khá đặc thù với một bộ SGK được áp dụng thống nhất trên toàn quốc do một đơn vị duy nhất được phép xuất bản là NXBGD. Nhìn sang Singapore, một quốc gia có nền giáo dục phổ thông phát triển nhất không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà còn trong thế giới của các quốc gia phát triển, thì riêng bậc tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6), số lượng SGK được phép sử dụng làm giáo trình như sau: 126 bộ sách Toán (trung bình mỗi lớp có 21 bộ), 38 bộ sách Tiếng Anh (trung bình mỗi lớp có 6-7 bộ) và 81 bộ sách Khoa học (trung bình mỗi lớp có 12-13 bộ).4 Số lượng SGK kể trên được thực hiện bởi 19 nhà xuất bản. Ở Hàn Quốc, SGK được tư nhân tham gia xuất bản từ năm 1995. Thành phần này chia làm hai nhóm. Nhóm thứ 1 Nguyễn Văn Ngữ (2010) [15] 2 Hồng Hạnh (2010) [6] 3 Quốc hội (2000) [8] 4 Giáp Văn Dương (2011) [4]
  15. 2 nhất do Bộ Giáo dục Hàn Quốc biên soạn, gồm SGK cho bậc mầm non và tiểu học. Nhóm thứ hai là SGK từ lớp 7 đến lớp 12, do các nhà xuất bản tư nhân tổ chức biên soạn nhưng chỉ được xuất bản sau khi bộ chủ quản thẩm định theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Nhờ vậy, ở bậc “THCS có 32 bộ sách Toán, 9 bộ sách Khoa học và 10 bộ sách môn Xã hội. Ở bậc THPT có 8 bộ sách Hóa học, 9 bộ sách Vật lý, 6 bộ sách môn Lịch sử Hàn Quốc hiện đại, 8 bộ sách môn Sinh học, 8 bộ sách môn Xã hội, 11 bộ sách Khoa học…”.5 Đầu mối tổ chức sản xuất và cung ứng SGK là NXBGD được thành lập năm 1957 với khẩu hiệu “lấy nhiệm vụ chính trị là mục tiêu, kinh doanh là phương tiện”. Năm 2003, đơn vị này chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo Quyết định số 102/2003/QĐ - TTg ngày 21/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 3961/2003/QĐ - BGD&ĐT ngày 28/7/2003. Theo Quyết định số 102/2003/QĐ - TTg, “công ty mẹ được hình thành trên cơ sở tổ chức lại cơ quan Nhà xuất bản Giáo dục, Công ty Bản đồ và Tranh ảnh giáo khoa, Chi nhánh Nhà xuất bản Giáo dục TP. Đà Nẵng và Chi nhánh Nhà xuất bản Giáo dục TP. Hồ Chí Minh”. Từ sáu công ty con được hình thành trên cơ sở cổ phần hóa giai đoạn 2003 - 2005 theo lộ trình quy định tại điều 2 của quyết định này, hiện danh sách đơn vị thành viên công bố trên website của NXBGD lên đến con số 63 (tác giả đã loại trừ một doanh nghiệp giải thể hồi tháng 4/2013 là Công ty cổ phần In Diên Hồng). Trong số này có 26 đơn vị là công ty cổ phần sách và thiết bị trường học rải trên 26 tỉnh/thành (xem Hình 1.1). Một trong những chức năng quan trọng của những đơn vị này là giữ vai trò đại lý cấp I trong chuỗi phân phối SGK mới. Tuy nhiên, 63 đơn vị thành viên vẫn chưa phải là con số cuối cùng. Còn có những công ty con khác chưa được NXBGD cập nhật trên website chính thức của mình, chẳng hạn như CTCP đầu tư tài chính giáo dục thành lập theo Quyết định số 1474/QĐ-TNCS ngày 19/12/2007, được giao quản lý tòa nhà 81 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với tổng diện tích mặt sàn khoảng 6.000 m2. 5 Bùi Mạnh Hùng (2012) [10]
  16. 3 Hình 1.1: Mạng lưới các công ty cổ phần sách và thiết bị trường học là thành viên của NXBGD NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM Khu vực miền Bắc Khu vực miền Trung Khu vực miền Nam Các CTCP sách và thiết bị giáo dục Sơn La Miền Bắc Bình Định Miền Trung Cần Thơ Miền Nam Nam Định Cao Bằng Quảng Ngãi Đà Nẵng Tiền Giang TP.HCM Tuyên Quang Hòa Bình Quảng Trị Thanh Hóa Bà Rịa–Vũng Tàu Cửu Long Lào Cai Hà Tây Nghệ An Bến Tre Bình Dương Hưng Yên Trà Vinh Bình Thuận Vĩnh Long Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website của NXBGD
  17. 4 Năm học 2011 - 2012, giá bán SGK mới tăng trung bình 16,9% so với năm học trước. Giải trình với công luận, ông Nguyễn Minh Khang, Phó Tổng giám đốc NXBGD cho biết doanh thu năm 2011 của đơn vị này đạt 522 tỉ đồng, lỗ 100 tỉ đồng nhưng vì “nhiệm vụ chính trị” nên phải bù lỗ bằng những nguồn thu khác. Thua lỗ cũng chính là lý do đơn vị này thuyết phục được Chính phủ cho phép tăng giá SGK 10% trong niên học 2008 - 2009. Tuy nhiên, dư luận có cơ sở để nghi ngờ giải trình của NXBGD. Giáo sư Phạm Tất Dong, nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương, cho biết: “Từng làm quản lý giáo dục, tôi biết lợi nhuận của NXBGD là khổng lồ bởi họ độc quyền việc in SGK trên cả nước”.6 Năm 2007, Thanh tra Chính phủ (TTCP) tiến hành thanh tra NXBGD. Kết luận do Phó Tổng TTCP ký có một số điểm đáng chú ý. Thứ nhất, trong khoảng thời gian từ 2002 đến 30/6/2006, tổng lợi nhuận của NXBGD đạt 345,8 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 236,9 tỉ đồng. Thứ hai, mức chiết khấu bình quân trên cả nước là 24% trên giá bìa, cao hơn 4% so với khu vực. Thứ ba, giá bán SGK được xây dựng từ năm 2002 trên cơ sở giá thành kế hoạch và lợi nhuận định mức theo phương án ổn định giá bán từ năm 2002 đến 2010. Sau khi kết quả thanh tra NXBGD được TTCP công bố năm 2007, Bộ GD-ĐT trả lời báo giới rằng khó thực hiện giảm giá SGK ngay trong niên học học 2007 - 2008 bởi đã “lỡ in giá bìa” vì thời điểm đó việc chuẩn bị SGK cho năm học mới cơ bản đã xong, trong khi việc tổ chức dán tem giá mới đè lên giá cũ rất nhiêu khê, phức tạp (làm thủ công) và tốn kém (chi phí in tem, dán nhãn). Trong năm 2008, sau khi được Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chấp thuận cho phép tăng giá bằng việc ký Công văn số 1910/VPCP- KTTH,7 Bộ GD-ĐT đã đồng ý cho NXBGD khẩn trương tổ chức in tem giá để dán đè lên giá cũ của từng cuốn SGK. Mặc dù dư luận nghi ngờ việc NXBGD có được siêu lợi nhuận nhờ vị thế độc quyền xuất bản SGK nhưng cho đến nay, theo tìm hiểu của tác giả, mới chỉ có ông Nguyễn Xuân Hãn (Đại học Quốc gia Hà Nội) ước tính doanh số của NXBGD vào năm 2001. Cách tính của ông Hãn tập trung vào năm học 2001 - 2002 được mô tả như sau:8 6 Tuệ Nguyễn (2011) [16] 7 Quý Hiên (2008) [7] 8 Nguyễn Xuân Hãn (2013) [5]
  18. 5 Ông Nguyễn Xuân Hãn dẫn số liệu từ Cục Xuất bản cho biết tổng số xuất bản phẩm trong năm 2001 là 237,76 triệu bản, mang lại tổng doanh thu 1.705 tỉ đồng. Số lượng xuất bản phẩm của NXBGD là 200 triệu bản. Con số 200 triệu bản sách này được ông Nguyễn Xuân Hãn tính toán dựa vào số tiền mà NXBGD mua tem chống sách lậu là 8 tỉ đồng (40 đồng/tem theo thời giá), chiếm 84,1% tổng lượng xuất bản phẩm của cả nước. Lấy 1.705 tỉ đồng nhân với 84,1% được 1.434 tỉ đồng. Ông Nguyễn Xuân Hãn kết luận con số trên là doanh số của NXBGD. Kết luận này có thể bị nghi ngờ bởi hai lý do. Thứ nhất là sự khác biệt về SGK và các loại sách khác. Thứ hai, ngoài SGK, NXBGD còn sản xuất những sản phẩm mà học sinh không bắt buộc phải mua như sách tham khảo, trang thiết bị giảng dạy và học cụ. Tức là cách tính trên chưa bóc tách được cấu phần doanh thu SGK hằng năm của NXBGD, từ đó chưa tính được lợi nhuận mà đơn vị này thu được. Ông Nguyễn Kiểm, khi còn giữ cương vị Cục phó Cục Xuất bản, từng nói: “Không nơi nào trên thế giới, xuất bản sách giáo khoa chỉ là “đặc quyền” của một nhà xuất bản (NXB). Sách giáo khoa tài sản quốc gia, không phải do Bộ GD&ĐT giữ bản quyền. Khi đã là tài sản quốc gia thì không NXB nào được “độc chiếm””.9 Theo Cục Xuất bản, năm 2011, toàn ngành đã xuất bản 27.542 đầu sách, tương đương 293,723 triệu bản sách, tăng 7% về đầu sách và 6% số lượng bản sách so với năm 2010. Ông Nguyễn Trọng Nhã,10 Phó Giám đốc Công ty Cổ phần (CTCP) sách và thiết bị trường học Quảng Ninh, cho biết NXBGD vẫn chiếm khoảng 70% - 80% số lượng bản sách lưu hành. CTCP sách và thiết bị trường học Quảng Ninh tiền thân là một phòng trực thuộc Sở GD - ĐT Quảng Ninh, tách ra thành doanh nghiệp nhà nước từ năm 1992, rồi chuyển đổi thành công ty cổ phần, trong đó Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước đại diện phần vốn Nhà nước với tỷ lệ cổ phần chi phối. Hệ thống phân phối của SGK khá khép kín. Tính đến tháng 9/2011, CTCP sách và thiết bị trường học Quảng Ninh vẫn là nhà phân phối SGK mới duy nhất tại Quảng Ninh với bốn nhà sách đặt tại TP. Uông Bí, TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả và TP. Móng Cái. Hệ thống này phân phối SGK đến từng trường thông qua mạng lưới các phòng giáo dục cấp huyện. 9 Việt Anh (2006) [1] 10 Nguyễn Trọng Nhã (2013) [14]
  19. 6 1.2 Mục tiêu đề tài Mục tiêu của luận văn là xác định cấu trúc thị trường xuất bản SGK, cụ thể là hệ thống phân phối, kết hợp với phỏng vấn chuyên gia, điều tra, ước lượng giá thành SGK trong điều kiện thị trường cạnh tranh. Từ đó kết luận liệu vị thế độc quyền có dẫn đến tình trạng lũng đoạn thị trường, cụ thể là việc tăng giá bán SGK. Nếu NXBGD không lỗ mà vẫn tăng giá bán từ hoạt động xuất bản SGK thì có nghĩa là họ đã dồn gánh nặng lên vai học sinh, tức là nhân danh nhiệm vụ chính trị để trục lợi. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu  Liệu NXBGD thực sự lời hay lỗ từ hoạt động xuất bản SGK?  Nếu không xóa bỏ tình trạng độc quyền xuất bản SGK thì những thiệt hại tài chính mà xã hội và ngân sách phải chịu sẽ như thế nào? 1.4 Phạm vi nghiên cứu Sau ngày đất nước thống nhất, SGK đã được thiết kế lại nội dung ba lần, vào các năm 1975, 1981 và 2002. Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu tình huống niên học 2011 - 2012, năm NXBGD phát hành 89 triệu bản SGK mới trên cả nước.11 1.5 Phương pháp nghiên cứu Áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sẽ ước lượng giá thành sản xuất SGK trong điều kiện thị trường cạnh tranh để phân tích, kết hợp phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, xuất bản… nhằm bổ sung số liệu sơ cấp phục vụ tính toán. 11 Lâm Nguyên (2011) [13]
  20. 7 Chương 2: ĐẶC TRƯNG THỊ TRƯỜNG SÁCH GIÁO KHOA Ở VIỆT NAM Xuất bản SGK là đặc quyền của NXBGD. Trong chương này, yếu tố độc quyền sẽ lần lượt được xem xét dưới ba giác độ, từ vị thế độc quyền bán của NXBGD cũng như những đặc tính của SGK, cho đến hệ thống phân phối và sau cùng là hệ thống cung cấp giấy nguyên liệu. 2.1 Tính chất độc quyền trong thị trường SGK ở Việt Nam Sách giáo khoa là loại hàng hóa khá đặc biệt. Thứ nhất, chỉ có duy nhất bộ sách giáo khoa phổ thông được sử dụng một cách bắt buộc trong toàn quốc. Điều này có nghĩa là SGK bậc phổ thông hoàn toàn không có sản phẩm thay thế, ngoại trừ sách cũ hay sách phô-tô. Tính “duy nhất” và “không thể thay thế” một mặt làm gia tăng giá trị độc quyền của ai sở hữu quyền phát hành sách (ở đây là NXBGD), mặt khác làm SGK trở thành mặt hàng dễ dàng tồn kho lâu dài mà không ảnh hưởng đáng kể tới giá trị. Thứ hai, trong thị trường này ở Việt Nam, NXBGD là đơn vị độc quyền bán. Tình trạng độc quyền này vừa là nguyên nhân khiến NXBGD có thể đơn phương tăng giá bán bất chấp phản ứng của thị trường, vừa là lý do làm gia tăng sự bất bình của các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Mô hình độc quyền bán SGK mới tại thị trường Việt Nam được mô phỏng như Hình 2.1. Hình 2.1: Mô hình độc quyền bán SGK mới tại thị trường Việt Nam P A G MC1 P m1 B Pm E1 MC E Pc M1 M D MR D Q Qm1 Qm Qc Nguồn: Phỏng theo mô hình độc quyền bán của Pindyck và Rubinfeld (1999)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0