Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững
lượt xem 51
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững giới thiệu tới các bạn về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long. Mời các bạn tham khảo luận văn để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hồng Nhung PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hồng Nhung PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ QUẾ HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững” là đề tài do cá nhân tôi thực hiện, các bảng biểu, số liệu thể hiện trong luận văn được trích dẫn từ các nguồn nhất định. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung 1
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quí Thầy (Cô) ở Phòng Sau đại học - Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thực hiện các thủ tục học tập và làm luận văn; cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa lí đã giảng dạy, trang bị những kiến thức nền tảng nhất định để tôi thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành kính gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn TS.Vũ Quế Hương - Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững - Viện KHXH Việt Nam đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, quí đồng nghiệp,... đã luôn quan tâm, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung 2
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 6 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 6 3. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 7 4. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ........................................................................................ 7 5. Hệ thống quan điểm và các phương pháp nghiên cứu .............................................. 10 6. Những đóng góp chính của luận văn........................................................................... 12 7. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG CÂY ĂN QUẢ ............................................................................................ 14 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................................ 14 1.1.1. Các khái niệm chung............................................................................................. 14 1.1.2. Vai trò của sản xuất cây ăn quả ............................................................................. 19 1.1.3. Phân loại và đặc trưng cây ăn quả ........................................................................ 23 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành trồng cây ăn quả ....................... 25 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành trồng cây ăn quả theo hướng bền vững28 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển cây ăn quả ................................................................. 29 1.2.1. Vài nét về tình hình phát triển cây ăn quả ở Việt Nam ......................................... 29 1.2.2. Vài nét về tình hình phát triển cây ăn quả của vùng Đồng bằng sông Cửu Long 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TỈNH VĨNH LONG ......................................................................................................................... 48 2.1. Khái quát về Vĩnh Long ............................................................................................ 48 2.2. Vai trò của cây ăn quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long ...... 49 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long ................... 52 2.3.1. Các nhân tố tự nhiên ............................................................................................. 52 2.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội .................................................................................. 55 2.3.3. Đánh giá về tiềm năng phát triển cây ăn quả của tỉnh Vĩnh Long........................ 63 2.4. Hiện trạng phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long .................................................. 67 2.4.1. Tình hình phát triển cây ăn quả của tỉnh ............................................................... 67 3
- 2.4.2. Cơ cấu, qui mô, vị trí CAQ trong ngành sản xuất nông nghiệp ........................... 72 2.4.3. Tình hình ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ............................................ 73 2.4.4. Thị trường tiêu thụ trái cây ................................................................................... 77 2.4.5. Một số sản phẩm cây ăn quả chính của tỉnh Vĩnh Long ....................................... 78 2.4.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long ................... 95 2.5. Những thách thức trong phát triển cây ăn quả ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay ........ 97 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CỦA TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 ................ 102 3.1. Một số định hướng phát triển ngành cây ăn quả ở tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững đến năm 2020 .................................................................................................. 102 3.1.1. Những quan điểm cơ bản .................................................................................... 102 3.1.2. Những căn cứ để xây dựng định hướng chiến lược ............................................ 103 3.2. Các giải pháp cơ bản phát triển sản xuất ngành cây quả ở tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững đến năm 2020 ...................................................................................... 113 3.2.1. Nhóm giải pháp về qui hoạch phát triển ............................................................. 113 3.2.2. Nhóm giải pháp về khoa học & công nghệ........................................................ 115 3.2.3. Phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lao động .................................................. 118 3.2.4. Về chính sách, tổ chức và quản lí trong sản xuất ............................................... 119 3.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất và tiêu thụ. ...................................... 122 3.2.6. Nhóm giải pháp về quản lí và phát triển thị trường ............................................ 123 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 136 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 139 4
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT • BĐKH: Biến đổi khí hậu. • CAQ: Cây ăn quả. • DLST: Du lịch sinh thái. • ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long. • EurepGAP: Tiêu chuẩn châu Âu về thực hành nông nghiệp tốt. • FAO: (Food and Agriculture Organization) Tổ chức lương thực thế giới. • GTVT: Giao thông vận tải. • GO: Tốc độ tăng giá trị sản xuất. • GAP (Good Agriculture Practices - GAP): Thực hành nông nghiệp tốt. • GMP (Good Manufacturing Practices): Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. • HTX: Hợp tác xã. • HACCP: Hệ thống quản lí an toàn chất lượng thực phẩm hữu hiệu và được thế giới công nhận. • ISO: Tiêu chuẩn hóa chất lượng. • IPM (Intergrate Pest Management): Quản lí dịch hại tổng hợp. • IPC (Intergrate Pest Control): Chương trình phòng trừ tổng hợp. • IFPRI: Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế. • NGTK: Niên giám Thống kê. • SOFRI: Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. • TKNN: Thiết kế Nông Nghiệp • TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh. • UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc. • UBND: Ủy ban Nhân dân. • WCED: Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc. • WTO: Tổ chức thương mại Thế giới. • VA: Tốc độ tăng giá trị tăng thêm. • VNFPA: Quĩ dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam. 5
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Vĩnh Long nằm tại khu vực trung tâm của ĐBSCL, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất cây ăn quả (CAQ) nói riêng theo hướng thâm canh, tăng năng suất và đa dạng hóa sản phẩm so với các địa phương khác trong khu vực. Hiện nay, có rất nhiều loại nông sản hàng hóa của Vĩnh Long, đặc biệt là CAQ đã sản xuất được quanh năm với nhiều chủng loại giống, năng suất và chất lượng ngày càng cao đáp ứng tốt những yêu cầu ngày càng khó tính của thị trường. Hơn nữa, những năm gần đây nhờ việc tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ của KHKT vào sản xuất cho nên diện tích vườn trồng CAQ của tỉnh Vĩnh Long đạt trên 39.159ha, đứng thứ 2 ở ĐBSCL. Sản lượng CAQ của cả tỉnh cung cấp cho thị trường gần 400 ngàn tấn/năm với nhiều chủng loại đặc sản như: bưởi Năm Roi, cam sành, nhãn, sầu riêng Ri 6, măng cụt, bòn bon,… Đó được xem là tài sản quí trong nhân giống cũng như lai tạo ra các nông sản hàng hóa mang tính cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng ngành trồng CAQ của tỉnh Vĩnh Long hiện đang đối mặt với hàng loạt hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển như: Thị trường chưa ổn định (giá cả lại bấp bênh, điệp khúc “được mùa rớt giá” vẫn thường xuyên xảy ra làm cho nông dân dè dặt trong quyết định đầu tư,… ); Nhiều nguyên liệu sản xuất phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu như: phân bón, nông dược,… Phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhưng các sản phẩm CAQ Việt Nam nói chung và của Vĩnh Long nói riêng có sức cạnh tranh thấp về giá cả, năng suất và chất lượng; Sự biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng sâu rộng đang là thách thức chung đối với toàn ngành nông nghiệp và sự phát triển CAQ nói riêng của tỉnh Vĩnh Long. Trong bối cảnh như vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn. Đề tài được thực hiện sẽ góp phần giải quyết những khó khăn và khai thác tiềm năng sẵn có trong việc sản xuất CAQ của tỉnh Vĩnh Long. Kết quả đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc qui hoạch, định hướng phát triển CAQ của Vĩnh Long theo hướng bền vững trong giai đoạn 2014 - 2020. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu 6
- Trên cơ sở vận dụng những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển CAQ, đề tài tập trung phân tích hiện trạng phát triển CAQ của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011. Từ đó, đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển CAQ của tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển ngành CAQ, áp dụng vào địa bàn nghiên cứu. - Phân tích tiềm năng phát triển CAQ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. - Đánh giá hiện trạng phát triển CAQ của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2011 - Đề xuất một số định hướng và các giải pháp phát triển CAQ tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững đến năm 2020. 3. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn sẽ tập trung đánh giá tiềm năng, hiện trạng và những thách thức đối với việc phát triển một số CAQ của tỉnh Vĩnh Long hiện nay. Trên cơ sở đó kiến nghị một số định hướng và giải pháp phát triển CAQ ở Vĩnh Long theo hướng bền vững đến năm 2020. Về thời gian: Nguồn số liệu sử dụng phân tích trong luận văn chủ yếu từ năm 2000 cho đến năm 2011. Về không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu về không gian sản xuất CAQ của tỉnh Vĩnh Long. 4. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Những nghiên cứu ở các vùng trong nước Nghề làm vườn ở Việt Nam đã có từ lâu đời nên việc nghiên cứu về CAQ được rất nhiều tác giả quan tâm. Các tài liệu viết về CAQ rất phong phú cả về lí luận, đánh giá thực tiễn và kĩ thuật trồng trọt. Đặc điểm cơ bản của cây trồng là sự thích ứng của chúng với điều kiện ngoại cảnh. Thực tế, đã có nhiều Nghiên cứu về các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của CAQ. Trần Thế Tục (1998) cho rằng: Các yếu tố sinh thái không những trực tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của từng giống CAQ, mà còn ảnh hưởng đến sự phân bố các loài và giống CAQ trên địa bàn và cả nước. [30] Tương tự, Vũ Công Hậu (1999) cũng đã nghiên cứu đến các yếu tố cần quan tâm khi chọn địa điểm phát 7
- triển CAQ. Theo Tác giả, “ về đất, CAQ cần trước hết phải là đất có kết cấu tốt, tơi, thoáng, giữ được nhiều nước, nhiều ôxy,... hướng vườn ở chỗ dãi nắng,... [13] Ngoài các nhân tố tự nhiên: đất đai, khí hậu,… thì yếu tố kĩ thuật trồng CAQ cũng là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Theo Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận (1991) đã chỉ ra rằng: Muốn trồng CAQ đem lại hiệu quả cao, phải chọn giống sạch bệnh, khỏe, giữ được phẩm chất. Tác giả còn đi sâu hướng dẫn kĩ thuật nhân giống hữu tính (gieo hạt); vô tính (chiết, ghép, giâm cành,…). [29] Cùng đề cập đến vấn đề này, có các Tác giả: GS.TS.Trần Thế Tục, TS.Cao Anh Long, PGS.TS. Phạm Văn Côn, TS. Hoàng Ngọc Thuận và TS. Đoàn Thế Lư cũng đã nêu các yêu cầu kĩ thuật trồng và chăm sóc CAQ như về thời vụ trồng, đào hố, chế độ bón phân với nhiều loại CAQ. [30] Những kĩ thuật trên đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong trồng CAQ ở nước ta và đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Ngoài những yếu tố trên, để CAQ được đầu tư đúng hướng thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế của nó trong cơ cấu cây trồng cũng là vấn đề rất quan trọng cho sản xuất. Bàn về vấn đề này, Tác giả Vũ Công Hậu nhận định: trồng CAQ có hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, một số công trình điều tra cho thấy, hiện nay thu nhập về CAQ cao gấp 3 - 4 lần so với lúa trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Chính nhờ bán được giá cao nên phong trào trồng CAQ đang lên mạnh và xu hướng này có thể kéo dài, tình hình kinh tế được cải thiện, lương thực được đảm bảo. [13] Trong bất kì ngành sản xuất nào cũng vậy, công tác qui hoạch luôn là yêu cầu tất yếu. Nói về công tác qui hoạch cho vùng trồng CAQ, tiêu biểu có Tác giả Hoàng Ngọc Thuận (1998) đã nêu rõ: trong qui hoạch vùng trồng CAQ, cần chú trọng các căn cứ để xây dựng vùng CAQ cả về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đồng thời giải quyết các kĩ thuật trong qui hoạch như: thiết kế vườn, dự kiến kế hoạch sản xuất, đầu tư vốn,… [29] Đây chính là những nội dung không thể thiếu trong sản xuất CAQ. Ngoài những nhân tố trên, để sản xuất đạt hiệu quả và duy trì lâu dài, vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất - đó là thị trường tiêu thụ. Chính vì tầm quan trọng này, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về yếu tố thị trường trong sản xuất, cụ thể là: Viện Qui hoạch và KTNN (1993) đã chỉ ra rằng: Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế nhất định thì nhu cầu về sản phẩm quả nhất định phải khác nhau. [38] Khi nền kinh tế phát triển còn thấp, thu nhập các tầng lớp dân cư còn thấp thì yêu cầu của thị trường về chất lượng quả chưa cao và chỉ đòi hỏi đáp ứng nhu cầu về sản xuất. Khi thu nhập ngày càng gia tăng, nhu cầu về vật chất và tinh thần cũng thay đổi theo hướng vừa 8
- tăng về số lượng, chất lượng và giá cả lúc này có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt là tham gia thị trường xuất khẩu thì yêu cầu về chất lượng quả phải nghiêm ngặt. Trong thực tế sản xuất, xác định được yêu cầu của thị trường là rất quan trọng vì không những giúp cho hàng hóa bán được giá cao mà còn giúp cho ngành sản xuất qui hoạch, xây dựng chiến lược phát triển đúng hướng và có đầu tư cho phù hợp cho từng giai đoạn nhất định nhằm đảm bảo sản xuất phát triển ổn định và bền vững. Ngoài những công trình nghiên cứu cụ thể của các nhà khoa học, về phía Bộ Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Cơ điện Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu CAQ Miền Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh thành trên cả nước cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, mở nhiều hội thảo khoa học về phát triển CAQ, hội thi trái cây ngon,… nhằm hỗ trợ nhà vườn về kĩ thuật nhân giống, phòng trừ sâu bệnh, bón phân, tưới nước, công nghệ sau thu hoạch, chế biến sản phẩm quả, nâng cao hiệu quả kinh tế CAQ theo mô hình phát triển du lịch sinh thái,… góp phần đưa sản xuất CAQ trở thành ngành sản xuất quan trọng trong các ngành sản xuất vật chất nói chung và trong ngành trồng trọt nói riêng. Những nghiên cứu về CAQ của tỉnh Vĩnh Long Vĩnh Long có nhiều CAQ nổi tiếng, các vườn CAQ có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vì vậy, để ổn định diện tích và nhằm hỗ trợ nhà vườn phát triển CAQ, Hội thảo khoa học: “Khu vực hóa giống CAQ đặc sản có triển vọng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” đã được tổ chức năm 2000, với cơ quan chủ trì là Sở Khoa học Công nghệ Môi trường Vĩnh Long và cơ quan chủ quản là Sở NN và PTNT Vĩnh Long (Chủ nhiệm đề tài: Phan Nhựt Ái, Phó Giám Đốc Sở NN và PTNT Vĩnh Long).[23] Nhằm phát huy lợi thế về tiềm năng đất, nước, thủy văn của các vùng sinh thái ở tỉnh Vĩnh Long, hội thảo đã định hướng khu vực hóa các giống CAQ đặc sản có triển vọng đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu; hình thành mô hình thâm canh CAQ đặc sản có triển vọng và đưa ra giải pháp nhằm tổ chức nhân rộng những mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đặc biệt là phát triển cây có múi, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ từ khâu sản xuất giống đến kĩ thuật canh tác, nghiên cứu tác nhân gây sâu bệnh, giúp nhà vườn phòng trừ hiệu quả, đẩy mạnh các biện pháp công nghệ trước và sau thu hoạch, tìm hiểu thị trường, giải pháp tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm cây có múi. Trên cơ sở đó, đề tài: “ Nghiên cứu giống CAQ có năng suất, chất lượng và các biện pháp kĩ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất trên cây có múi 9
- tại tỉnh Vĩnh Long” đã được thực hiện với sự tham gia của Trường Đại học Cần Thơ, Viện Nghiên cứu CAQ miền Nam, Sở NN và PTNT Vĩnh Long và Sở Khoa học Công nghệ- Môi trường Vĩnh Long. Mặt khác, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế vườn CAQ, tỉnh cũng đã chủ trương đẩy mạnh khai thác tiềm năng vườn CAQ bằng biện pháp kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Năm 2009, có công trình “ Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao của Vĩnh Long”. Đề tài đi sâu phân tích những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao với các vườn CAQ trĩu quả của vùng nông thôn Nam Bộ. Qua đó, tỉnh có cơ sở định hướng, qui hoạch tập trung đầu tư các dự án phát triển sản phẩm du lịch có tính đặc thù, riêng biệt vùng sông nước miệt vườn nhằm nâng cao thu nhập cho nhà vườn và góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Vĩnh Long theo hướng tích cực. Ngoài những công trình trên, Vĩnh Long chưa có công trình nào nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, tính cạnh tranh, tiềm năng và thực trạng, đồng thời cũng chưa có công trình nghiên cứu nào nhằm mang lại định hướng và giải pháp cho phát triển CAQ tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững. Tuy nhiên, với các công trình nghiên cứu trên sẽ là những tài liệu tham khảo quí giá cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài luận văn: “Phát triển cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững”. 5. Hệ thống quan điểm và các phương pháp nghiên cứu 5.1. Hệ thống quan điểm 5.1.1. Quan điểm hệ thống CAQ là một sản phẩm quan trọng trong ngành trồng trọt đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp Vĩnh Long nói riêng cũng như ĐBSCL và cả nước nói chung. Do đó, khi nghiên cứu về hướng phát triển bền vững CAQ của tỉnh Vĩnh Long phải xét trong mối quan hệ với sự phát triển hệ thống nông nghiệp của tỉnh và cả nước. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, tác động đến sự phát triển CAQ. Theo quan điểm lãnh thổ, sự phát triển CAQ phải được đặt trong mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội,… trên địa bàn nghiên cứu. 5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh 10
- Mỗi một hiện tượng địa lí - kinh tế xã hội nói chung và địa lí nông nghiệp nói riêng, là một quá trình phát triển lâu dài và tồn tại trong thời gian nhất định. Đối với nông nghiệp và đặc biệt là ngành sản xuất CAQ, luôn chịu tác động mạnh của các yếu tố tự nhiên nhất là những diễn biến phức tạp và khó lường của BĐKH và mực nước biển dâng. Với quan điểm lịch sử viễn cảnh sẽ giúp cho việc nhận xét quá trình phát triển được thuận lợi đề ra định hướng hợp lí để đưa ngành sản xuất CAQ Vĩnh Long phát triển bền vững trong tương lai. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển CAQ theo hướng bền vững luôn có mối quan hệ mật thiết với hàng loạt các yếu tố khác như: nhu cầu thị trường, hiệu quả kinh tế lâu dài cho người nông dân, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn phân bón thuốc trừ sâu, môi trường sinh thái,… Theo quan điểm này yêu cầu phát triển CAQ sao cho vừa đáp ứng hiệu quả kinh tế đồng thời vừa gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tư liệu Phương pháp này cho phép tính kế thừa, tích lũy thành tựu của quá khứ. Đây là phương pháp được sử dụng hầu như xuyên suốt trong luận văn, bao gồm 2 giai đoạn: thu thập tài liệu và xử lí tài liệu. Nguồn tài liệu được sử dụng trong luận văn gồm có các dạng: tài liệu chuyên khảo, số liệu thống kê từ các cơ quan ban ngành; một số luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước; một số tạp chí,… Kết quả của quá trình thu thập và xử lí tài liệu sẽ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình nghiên cứu, tính chính xác và tính khoa học của đề tài. 5.2.2. Phương pháp thống kê Trong luận văn, các tài liệu, số liệu thống kê được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như Sở nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương Vĩnh Long, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long, Sở Tài nguyên Môi trường Vĩnh Long, Chi cục Bảo vệ Thực vật Vĩnh Long, Chi cục Khuyến nông Vĩnh Long và các Website có liên quan,… Việc sử dụng số liệu thống kê là một trong những cơ sở khoa học quan trọng để giúp tác giả đưa ra những so sánh, nhận xét trong nghiên cứu. 5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Phương pháp bản đồ, biểu đồ rất quan trọng và là đặc thù của khoa học địa lí. Các bản đồ, biểu đồ trong luận văn cho phép thể hiện kết quả nghiên cứu một cách sinh động 11
- hơn. Theo mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã xây dựng hệ thống bản đồ bao gồm: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long, Bản đồ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển CAQ tỉnh Vĩnh Long và Bản đồ hiện trạng phát triển CAQ tỉnh Vĩnh Long. Các bản đồ trong đề tài được thành lập trên cơ sở phần mềm MapInfo. 5.2.4. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp cần thiết. Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã đi đến các vườn CAQ, lấy thông tin từ các nhà vườn thành công với các mô hình sản xuất mới, các vựa trái cây lớn trên địa bàn tỉnh, các cơ quan, ban ngành có liên quan. Cụ thể tác giả đã tham quan tìm hiểu trại cây giống ở xã Tân Hội - TP.Vĩnh Long; điểm thu mua trái cây đặt tại xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm; tham quan vườn CAQ kết hợp du lịch sinh thái ở Cù lao An Bình;... Ngoài ra, còn trực tiếp gặp gỡ thu thập thông tin, kiến thức liên quan đến nghề trồng CAQ từ người dân địa phương và các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 5.2.5. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, nhà quản lí Thu thập ý kiến của những chuyên gia, nhà quản lí và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển các CAQ, đồng thời phân tích sự liên quan của nó đến sự phát triển nền nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long. Qua ý kiến của các chuyên gia cho phép tác giả có những nhận định khách quan cũng như chủ quan về sự phát triển CAQ và định hướng những biện pháp khách quan, thiết thực và hiệu quả hơn. 6. Những đóng góp chính của luận văn Đóng góp cơ sở lí luận cho việc đánh giá và khai thác tiềm năng tự nhiên, sinh thái và các nhân tố kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long để phát triển CAQ theo hướng bền vững. Khẳng định vai trò của phát triển CAQ như một giải pháp tích cực góp phần chuyển đổi có kết quả cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Đề tài còn góp phần làm rõ những vấn đề hạn chế đến khả năng phát triển CAQ của tỉnh Vĩnh Long; khẳng định những loại giống, CAQ có ưu thế phát triển trong những điều kiện sinh thái và sản xuất cụ thể của tỉnh,… để trên cơ sở đó, giúp các nhà hoạch định chính sách Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Long đề ra những giải pháp thiết thực nhằm góp phần phát triển nền nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, nhất là phát triển CAQ tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận văn gồm có 3 chương 12
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển ngành CAQ. Chương 2: Thực trạng phát triển CAQ tỉnh Vĩnh Long. Chương 3: Một số định hướng và các giải pháp phát triển ngành CAQ tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững đến năm 2020. 13
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm chung 1.1.1.1. Khái niệm cây ăn quả và nghề trồng cây ăn quả Cây ăn quả (ở Nam Bộ gọi là cây ăn trái) là các loại cây trồng hoặc quả rừng mà trái cây được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. CAQ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế quốc dân. Quả là những sản phẩm có giá trị sử dụng rộng rãi, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng vi lượng, khoáng chất bổ dưỡng và là nguồn liệu quí có tác dụng phòng và chữa bệnh cho con người. Theo Trần Thế Tục (1998), nghề trồng CAQ là một bộ phận của sản xuất nông nghiệp, mà đối tượng chủ yếu là những cây lâu năm có quả ăn được.[29] Tùy theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà có thể chia ra CAQ nhiệt đới, CAQ cận nhiệt đới, CAQ ôn đới,… Trồng CAQ có tác dụng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đưa các hộ nông dân từ nghèo lên hộ có thu nhập khá và hộ giàu. Hiệu quả kinh tế và sự ổn định của vườn CAQ gắn liền với cuộc sống định canh định cư, hạn chế phá rừng làm nương rẫy. [37] Hội nhập kinh tế thế giới, sản phẩm quả càng có giá trị thương phẩm cao, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn. Khoa học CAQ là một nghiên cứu các đặc tính sinh học của CAQ, vị trí và vai trò của chúng trong hệ sinh thái, những qui luật về mối quan hệ giữa CAQ với điều kiện ngoại cảnh. Từ đó đặt cơ sở lí luận cho việc phát triển nghề trồng CAQ với những biện pháp kĩ thuật thích hợp cho từng loại cây trong điều kiện khí hậu, địa điểm cụ thể của nơi trồng nhằm thâm canh tăng năng suất và phẩm chất quả. Việt Nam là nước có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời và trồng CAQ là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển nghề trồng CAQ đem lại nhiều lợi ích thiết thực đối với đời sống và kinh tế của đất nước. Phát triển nghề trồng CAQ nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Một số loại CAQ vừa là cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu để chế biến thực phẩm, bánh kẹo, rượu, xirô, đồ hộp, mứt, quả sấy khô. Đặc biệt nước quả ép nguyên chất có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng cũng như chữa bệnh, một số khác dùng để ép dầu cho sản phẩm nổi tiếng 14
- như dầu dừa, dầu ô liu,… công nghiệp chế biến quả cũng góp phần giải quyết nhu cầu của đời sống là cung cấp quả quanh năm cho người dân. Mặt khác, nghề trồng CAQ còn mang lại lợi ích kinh tế cho con người và nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam, tùy từng vùng trồng, tùy từng loại CAQ khác nhau nhưng nói chung 1ha CAQ cho thu nhập gấp 3 - 4 lần thậm chí gấp 10 lần trồng cây lương thực. Vốn trồng CAQ được thu hồi lại nhanh trong một số năm sau khi cây bước vào thời kì kinh doanh. Mặt khác, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong thời gian qua, cho thấy việc sản xuất CAQ đã tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy nông nghiệp bền vững, an ninh quốc phòng đảm bảo. Điển hình như vùng trồng thanh long ở Bình Thuận, vùng trồng cam ở Phủ Quỳ - tỉnh Nghệ An, vùng trồng cam sành ở Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long,… 1.1.1.2. Khái niệm về phát triển, phát triển bền vững Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.[11] Phát triển là một khái niệm chung song mỗi chủ thể kinh tế, hoạt động kinh tế đều có riêng một tiêu chí phát triển dựa theo khả năng, trình độ và công nghệ của từng chủ thể. Năm 1987, trong báo cáo “ Tương lai của chúng ta” của hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) của Liên Hiệp Quốc, đưa ra khái niệm “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển được tổ chức ở Cộng hòa Nam Phi đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, đó là: phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền vững về môi trường. [25] Phát triển bền vững về kinh tế Phát triển bền vững về kinh tế là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế được thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế ổn định lâu dài và sự thay đổi về chất theo hướng tiến bộ của nền kinh tế, gắn với tăng năng suất lao động, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế - xã hội và môi trường sống. Phát triển bền vững về xã hội 15
- Tăng trưởng kinh tế phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, có việc làm thì người lao động mới có quyền, có thu nhập và tự hoàn thiện nhân cách của mình. Người lao động nếu không có việc làm thì sẽ không có thu nhập từ đó dễ nảy sinh tiêu cực, tệ nạn xã hội. Như vậy, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo, làm tăng năng lực sản xuất cho người nghèo, thông qua nâng cao kiến thức, trình độ cho người nghèo, hỗ trợ vốn cho người nghèo. Xóa đói giảm nghèo còn tạo ra mặt bằng xã hội phát triển tương đối đồng đều, đảm bảo an sinh xã hội - đó là điều kiện cần thiết cho phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế phải hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư như: thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ bình quân, tỉ lệ sơ sinh, trẻ em tử vong, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, tỉ lệ bác sĩ/1000 dân, tỉ lệ dân số được dùng nước sạch,… Liên Hiệp Quốc đã đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI), là chỉ số tổng hợp của 3 chỉ số cơ bản: thu nhập bình quân đầu người, chỉ số về giáo dục (tỉ lệ % người lớn biết chữ) và chỉ số về y tế (tuổi thọ bình quân). Phát triển bền vững về môi trường Trong thực tế, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhiều doanh nghiệp, nhiều quốc gia đã không những khai thác cạn kiệt tài nguyên mà còn thải ra môi trường nhiều chất độc hại làm ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí,… làm mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu trái đất,… sẽ đe dọa trực tiếp cuộc sống của con người hiện tại (và cả thế hệ tương lai). Vì vậy, nội dung của phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế không làm ô nhiễm môi trường, không làm hủy hoại môi trường. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với nuôi dưỡng và cải thiện chất lượng môi trường, nghĩa là: bảo vệ và trồng mới rừng, trồng cây phân tán, trồng CAQ,… chống xói mòn, tăng độ phì cho đất. Trong sản xuất, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường; sáng tạo ra nhiều vật liệu mới thay thế vật liệu truyền thống; sử dụng vật tư, nguyên liệu vào sản xuất một cách khoa học và hợp lí để bảo vệ lí tính, hóa tính của đất, tài nguyên nước; bảo vệ nguồn lợi hải sản,… Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên có nghĩa là: phải có kế hoạch lựa chọn, cân nhắc khi quyết định khai thác tài nguyên, xét cả về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Với lịch sử hình thành như khái niệm đã nêu ra ở trên, phát triển bền vững không đưa 16
- ra một khuôn mẫu nào đó để áp dụng cho tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương, mà phải thay đổi theo từng thời kì, từng vùng lãnh thổ, từng nền văn hóa và từng hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể. 1.1.1.3. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình đảm bảo hài hòa 3 nhóm mục tiêu: Kinh tế, xã hội và môi trường, thõa mãn về nhu cầu nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai.[8] Phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm các nội dung: Thứ nhất, tăng năng suất nông nghiệp một cách bền vững và ổn định. Chỉ có tăng năng suất mới có thể áp dụng được nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản xuất nông nghiệp. Việc tăng năng suất này phải được thực hiện một cách ổn định, bền vững và nông nghiệp không bị chao đảo trước những cú sốc của thị trường. Tăng năng suất nông nghiệp trước hết phải tăng hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm để thõa mãn nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp. Thứ hai, phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm các biện pháp thực hiện sự công bằng về phân phối, chia sẻ sản phẩm nông nghiệp và tài nguyên nông nghiệp. Vì vậy, chiến lược phát triển thủy lợi, phân bón, giống,… phải tính tới yếu tố công bằng cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Thứ ba, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Sản xuất nông nghiệp chỉ có thể phát triển bền vững khi tài nguyên thiên nhiên, đất, nước được sử dụng hợp lí. Trong chiến lược phát triển bền vững nông nghiệp, cần phải có các nội dung bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với phát triển nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Thứ tư, sự công bằng giữa các thế hệ và hoàn thiện chất lượng cuộc sống. Sự phát triển nông nghiệp được gọi là bền vững khi mà các hoạt động hiện tại của sản xuất không làm ảnh hưởng xấu mà chỉ làm tốt hơn các khả năng phát triển của các thế hệ mai sao. Để làm được điều đó, sự tham gia của nhóm người hưởng lợi, sự công bố công bằng lợi ích và khả năng tự lập là những yếu tố cơ bản của các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. Phát triển nông nghiệp bền vững theo “Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam” cần định hướng các nội dung sau: Qui hoạch phát triển nông thôn, khuyến khích đô thị hóa nông thôn một cách hợp lí, đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại kinh tế, giống cây trồng vật nuôi và sử dụng nguồn lao động ở 17
- nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng sản xuất và thị trường sản xuất nông nghiệp sạch. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún. Xây dựng và thực hiện những chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và sử dụng hợp lí nguồn nước ở các địa phương. Củng cố và hoàn thiện hơn nữa hệ thống dịch vụ kĩ thuật và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thúc đẩy ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học đồng thời bảo tồn nguồn gen, giống cây trồng, vật nuôi của địa phương. Phát triển sản xuất phân bón, hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón phân giải chậm phục vụ việc phát triển nông nghiệp sinh thái.[20] Từ những quan niệm trên, phát triển nông nghiệp bền vững có thể được hiểu rằng: nền nông nghiệp phát triển bền vững phải đảm bảo được 3 mục đích, đó là bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp phải đạt hiệu quả cao, làm ra nhiều sản phẩm, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, dự trữ lương thực mà còn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Về xã hội, một nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo cho người nông dân có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. Phát triển nông nghiệp bền vững về khía cạnh môi trường là không hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ nguồn nước ngầm trong sạch và không gây ô nhiễm môi trường. 1.1.1.4. Khái niệm về phát triển CAQ bền vững Phát triển CAQ bền vững là quá trình sản xuất và phát triển CAQ phải đạt được 3 mục tiêu: kinh tế tăng trưởng ổn định, sản xuất phải giữ gìn và cải thiện môi trường sinh thái, hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội, cụ thể như sau: Về kinh tế là: (i) Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún, phân tán bằng biện pháp dồn điền đổi thửa; tiến tới xây dựng các mô hình sản xuất CAQ có qui mô lớn phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá, phù hợp cho chuyển giao kĩ thuật công nghệ. (ii) Phát triển sản xuất gắn với tăng cường hệ thống chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ CAQ; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm CAQ trên thị trường. (iii) Giải quyết tốt qui hoạch sản xuất CAQ phù hợp chiến lược phát triển kinh tế xã hội, qui hoạch bố trí vùng sản xuất CAQ tập trung phù hợp điều kiện sinh thái nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho kinh tế, xã hội và môi trường. Về xã hội: (i) Tiếp tục tăng cường hệ thống hạ tầng nông thôn, tập trung củng cố hệ 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Nghiên cứu lễ hội truyền thống đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch
132 p | 198 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk
127 p | 169 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo tỉnh Khánh Hòa
154 p | 180 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa
133 p | 162 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời kì hội nhập
10 p | 206 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006 - 2012
167 p | 126 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Giao thông vận tải tỉnh An Giang - Hiện trạng và định hướng phát triển
217 p | 143 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở TP.HCM
122 p | 163 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre
121 p | 136 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững
146 p | 156 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Nhập cư TP. Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số
143 p | 149 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk
140 p | 102 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững
117 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Vĩnh Long
144 p | 222 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Đô thị hóa thành phố Trà Vinh - Thực trạng và định hướng
112 p | 105 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Lao động và việc làm quận Bình Tân (thành phố Hồ Chí Minh)
140 p | 122 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Biến động dân số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 - 2012
117 p | 104 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển ngành cà phê tỉnh Đăk Lăk theo hướng bền vững
126 p | 93 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn