Luận văn Thạc sĩ Địa lý: Chất lượng cuộc sống dân cư quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 4
download
Trên cơ sở tổng quan và chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn về CLCS dân cư để nghiên cứu thực trạng CLCS dân cư trên địa bàn Quận 6, TP.HCM (nghiên cứu đến cấp phường) giai đoạn 2010 – 2017. Xây dựng và đánh giá CLCS dân cư Quận 6 thông qua 8 tiêu chí, từ đó đề xuất định hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao CLCS dân cư Quận 6 trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý: Chất lượng cuộc sống dân cư quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Đình Khánh CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Đình Khánh CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG VĂN TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng Tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Đình Khánh
- LỜI CẢM ƠN Kính thưa: Quý thầy cô; Quý anh chị và các bạn! Để hoàn thành khóa học và luận văn hôm nay, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Nhân dịp này, - Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến TS, Trương Văn Tuấn, giảng viên hướng dẫn đã định hướng và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, - Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến Quý thầy cô Hội đồng đánh giá luận văn ngày hôm nay, - Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến Quý thầy cô Khoa Địa lý, Phòng Sau Đại học nói riêng và Quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, - Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý thầy cô đồng nghiệp, Quý cơ quan hữu quan, gia đình, bạn bè đã động viên, tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp ngày hôm nay, Dù đã cố gắng thực hiện và hoàn thành luận văn bằng tất cả tâm huyết và nỗ lực của bản thân nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin trân trọng ghi nhận, tiếp thu những góp ý quý báu của quý thầy cô, Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân, Cục Thống kê Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Thống kê Quận 6 đã giúp đỡ Tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả Nguyễn Đình Khánh
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ ...................................................................... 11 1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................... 11 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan ................................................................ 11 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư ....................... 15 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư vận dụng cho cấp quận ................................................................................................... 19 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 24 1.2.1. Chất lượng cuộc sống dân cư Việt Nam .................................................. 24 1.2.2. Chất lượng cuộc sống dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh ....................... 42 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 53 Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................... 54 2.1. Khái quát về Quận 6 ....................................................................................... 54 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6 ................ 56 2.2.1. Vị trí địa lí ................................................................................................ 56 2.2.2. Nhân tố tự nhiên ....................................................................................... 58 2.2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội............................................................................ 60 2.2.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 68 2.3. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6 ........................................... 70 2.3.1. Lao động và thu nhập ............................................................................... 70
- 2.3.2. Lương thực và dinh dưỡng....................................................................... 76 2.3.3. Giáo dục ................................................................................................... 77 2.3.4. Y tế, chăm sóc sức khỏe........................................................................... 82 2.3.5. Mức độ cung ứng các nhu cầu sống tối thiểu .......................................... 86 2.3.6. Mức độ hưởng thụ văn hóa ...................................................................... 86 2.3.7. Môi trường sống ....................................................................................... 89 2.3.8. Kết quả đánh giá tổng hợp ....................................................................... 92 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 97 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......................... 98 3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp ............................................................................... 98 3.1.1. Tình hình trong nước, thành phố Hồ Chí Minh và Quận 6...................... 98 3.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội Quận ............................................. 99 3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Quận 6 đến năm 2020 ................... 100 3.1.4. Hiện trạng về CLCS dân cư Quận 6 ...................................................... 101 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6 ........................... 104 3.2.1. Nhóm giải pháp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập ...................... 104 3.2.2. Nhóm giải pháp về chăm sóc sức khỏe và y tế ..................................... 105 3.2.3. Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo ................................................ 107 3.2.4. Nhóm giải pháp giảm nghèo, bảo trợ xã hội ......................................... 108 3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng ................................ 109 3.2.6. Nhóm giải pháp về hưởng thụ văn hóa và an ninh xã hội ..................... 109 3.2.7. Nhóm giải pháp bình đẳng giới nâng cao vị thế của phụ nữ, chăm sóc trẻ em............................................................................................... 110 3.2.8. Nhóm giải pháp đảm bảo cuộc sống cho dân nhập cư .......................... 111 3.2.9. Nhóm giải pháp về môi trường sống ..................................................... 112 3.2.10. Nhóm giải pháp đối với từng phường .................................................. 113 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế CLCS : Chất lượng cuộc sống CSHT : Cơ sở hạ tầng CSVC : Cơ sở vật chất ĐKTN : Điều kiện tự nhiên GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GNI : Tổng thu nhập quốc gia GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn GV : Giáo viên HDI : Chỉ số phát triển con người HS : Học sinh KT – XH : Kinh tế - Xã hội LĐ TB & XH : Lao động, thương binh và xã hội MĐDS : Mật độ dân số TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thông TNTN : Tài nguyên thiên nhiên TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UNDP : Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chuẩn nghèo (nghìn đồng) của Chính phủ giai đoạn 2010–2016 ........ 12 Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu về lao động của Việt Nam giai đoạn 2010–2017 ......... 24 Bảng 1.3. GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2010–2017................ 26 Bảng 1.4. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng phân theo vùng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010–2016 ...................................................... 27 Bảng 1.5. Tỉ lệ hộ nghèo (%) của Việt Nam giai đoạn 2010–2016 phân theo thành thị, nông thôn và các vùng kinh tế .............................................. 28 Bảng 1.6. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người (kg/người) của Việt Nam giai đoạn 2010–2017 ............................................................ 30 Bảng 1.7. Mức tiêu dùng một số lương thực – thực phẩm bình quân đầu người trong mỗi tháng của Việt Nam giai đoạn 2010–2017................. 31 Bảng 1.8. Tỉ lệ trẻ em suy dinh ở Việt Nam giai đoạn 2010–2017 ....................... 32 Bảng 1.9. Tỉ lệ người lớn biết chữ của Việt Nam giai đoạn 2010–2017 phân theo thành thị, nông thôn và vùng kinh tế ............................................. 33 Bảng 1.10. Một số chỉ tiêu giáo dục của Việt Nam giai đoạn 2010–2017 .............. 35 Bảng 1.11. Số giường bệnh và số bác sĩ trên 1 vạn dân của Việt Nam giai đoạn 2010–2017 .................................................................................... 37 Bảng 1.12. Số đầu sách, bản sách, văn hóa phẩm và thư viện ở Việt Nam giai đoạn 2010–2017 .................................................................................... 39 Bảng 1.13. Một số chỉ tiêu về lao động của TP.HCM giai đoạn 2010–2017 .......... 43 Bảng 1.14. Một số chỉ tiêu giáo dục của TPHCM giai đoạn 2010–2017 ................ 46 Bảng 1.15. Một số chỉ tiêu về y tế của TP.HCM giai đoạn 2010–2017 .................. 48 Bảng 1.16. Một số chỉ tiêu trong hoạt động thư viện của TP.HCM năm 2017 ....... 50 Bảng 1.17. Một số chỉ tiêu trong xây dựng văn hóa của TP.HCM năm 2017 ........ 51 Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số của các phường thuộc địa bàn Quận 6 năm 2017 .................................................................................. 62 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về lao động, việc làm ở Quận 6 giai đoạn 2010–2017 ............................................................................................. 64 Bảng 2.3. Lao động làm việc Quận 6 giai đoạn 2010–2017 ................................. 65
- Bảng 2.4. Dân số, lao động Quận 6 phân theo phường năm 2016 ........................ 71 Bảng 2.5. Kết quả đánh giá tỉ lệ lao động trên tổng số dân theo phường ............. 72 Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng phân theo phường năm 2018 .......................................................................... 72 Bảng 2.7. Đánh giá thu nhập bình quân đầu người theo phường năm 2018 ......... 73 Bảng 2.8. Số hộ nghèo của Quận 6 giai đoạn 2010–2017..................................... 74 Bảng 2.9. Hộ nghèo của Quận 6 năm 2017 phân theo phường ............................. 75 Bảng 2.10. Kết quả đánh giá tỉ lệ hộ nghèo theo phường năm 2017 ...................... 75 Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu giáo dục cấp phổ thông của Quận 6 giai đoạn 2010–2017.............................................................................................. 78 Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu về giáo dục phổ thông* phân theo phường năm 2017 ............................................................................................... 80 Bảng 2.13. Kết quả đánh giá chỉ tiêu số HS/GV theo phường năm 2017 ............... 81 Bảng 2.14. Kết quả đánh giá chỉ tiêu số HS/lớp theo phường năm 2017 ............... 81 Bảng 2.15. Kết quả đánh giá chỉ tiêu số lớp/10 vạn dân theo phường năm 2017 ............................................................................................... 81 Bảng 2.16. Số giường bệnh và số bác sĩ trên 1 vạn dân của Quận 6 giai đoạn 2010–2017 ............................................................................................. 83 Bảng 2.17. Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm vắc xin đầy theo phường năm 2017 ............................................................................................... 84 Bảng 2.18. Kết quả đánh giá tiêu chí tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm vắc-xin đầy đủ theo phường năm 2017 .............................................................. 84 Bảng 2.19. Tình trạng nhiễm HIV tại các phường thuộc Quận 6 năm 2017........... 85 Bảng 2.20. Kết quả đánh giá tiêu chí tỉ lệ người nhiễm HIV theo phường năm 2017 ............................................................................................... 85 Bảng 2.21. Số lượng sách và lượt phục vụ mỗi năm của thư viện Quận 6 giai đoạn 2010–2017 ............................................................................. 87 Bảng 2.22. Kết quả thi đua xây dựng hộ gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, phường văn hóa của Quận 6 giai đoạn 2010–2017 ............................... 88 Bảng 2.23. Điểm đánh giá tổng hợp CLCS dân cư 14 phường năm 2017 .............. 92 Bảng 2.24. Kết quả đánh giá CLCS dân cư theo phường năm 2017....................... 93
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng của TP.HCM ......................... 44 Hình 2.1. Lược đồ phân chia ranh giới hành chính 14 phường Quận 6 ................... 57 Hình 2.2. Biểu đồ dân số Quận 6 giai đoạn 2010–2017 ........................................... 61 Hình 2.3. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng của Quận 6 giai đoạn 2010–2017 ................ 76 Hình 2.4. Biểu đồ đánh giá CLCS dân cư 14 phường thuộc Quận 6 ....................... 95 Hình 2.5. Lược đồ chất lượng cuộc sống dân cư 14 phường thuộc Quận 6 ............. 96
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng cuộc sống là mục tiêu hàng đầu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Có thể thấy, việc xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, các quốc gia luôn hướng đến sự phát triển toàn diện các khía cạnh về kinh tế, xã hội, môi trường mà mục tiêu cuối cùng trong đó là tăng chất lượng phục vụ đối với đời sống con người. Việc đánh giá CLCS cần có những tiêu chí cụ thể để làm nền tảng so sánh và đưa ra những định hướng phát triển phù hợp với từng lãnh thổ trong từng thời gian khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra hệ thống các tiêu chí cụ thể về CLCS có thể sử dụng làm cơ sở đánh giá CLCS ở nhiều lãnh thổ khác nhau, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho việc so sánh cũng như đưa ra các giải pháp, định hướng phù hợp với từng lãnh thổ. CLCS được đưa vào nghị quyết của thủ tướng chính phủ, là mục tiêu quốc gia trong giai đoạn hiện nay, việc đưa các nội dung phát triển nông thôn mới, đô thị hiện đại, phát triển các loại hình dịch vụ như y tế, giáo dục, lương thực – thực phẩm,… đã thể hiện rõ quan điểm và đường lối của chính phủ trong việc nâng cao CLCS của người dân. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu một cách rõ ràng về tình hình CLCS để đáp ứng xu thế hiện đại cũng như giúp đất nước phát triển một cách nhanh chóng hơn. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố năng động, hiện đại bậc nhất Việt Nam nhưng sự chênh lệch giàu nghèo dẫn đến CLCS giữa các địa phương không đồng đều là vấn đề đáng quan tâm và cần được giải quyết. Có thể thấy, việc tập trung đông dân cư cũng như phát triển mạnh mẽ kinh tế, văn hóa mang đến cho TP, HCM một bộ mặt hiện đại, năng động. Tuy nhiên, vẫn luôn tồn tại sự chênh lệch về mức sống giữa các địa bàn với nhau cản trở sự phát triển đồng bộ của toàn thành phố. Vì vậy, việc nghiên cứu CLCS các địa bàn trên thành phố với các tiêu chí chung giúp ích lớn trong việc xây dựng các đề án, giải pháp rút gắn khoảng cách về CLCS giúp thành phố có điều kiện trong phát triển toàn diện và đồng bộ.
- 2 Quận 6, TP. HCM là một quận với thành phần dân cư đa dạng, trong địa bàn Quận vẫn có sự phân hóa về CLCS của dân cư nên việc đánh giá CLCS dân cư của Quận mang đến một cái nhìn vừa tổng thể, vừa chi tiết, làm tiền đề đánh giá CLCS dân cư ở quy mô tương tự. Với mục tiêu nghiên cứu sâu hơn và tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư Quận trong thời gian tới. Tôi chọn đề tài “Chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan và chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn về CLCS dân cư để nghiên cứu thực trạng CLCS dân cư trên địa bàn Quận 6, TP.HCM (nghiên cứu đến cấp phường) giai đoạn 2010 – 2017. Xây dựng và đánh giá CLCS dân cư Quận 6 thông qua 8 tiêu chí, từ đó đề xuất định hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao CLCS dân cư Quận 6 trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng quan những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư để vận dụng vào nghiên cứu CLCS dân cư Quận 6, TP.HCM. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư Quận 6, TP.HCM. - Phân tích. lựa chọn các tiêu chí đánh giá CLCS dân cư cho cấp Quận. - Phân tích thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6, TP.HCM qua các tiêu chí cụ thể đã lựa chọn trong giai đoạn nghiên cứu. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6, TP.HCM. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Dữ liệu sử dụng nghiên cứu từ 2010–2017, trong một số trường hợp có thể nới rộng khung thời gian để phân tích nhằm nhìn thấy lịch sử và xu hướng.
- 3 - Về không gian: Quận 6, TP.HCM được đặt trong bối cảnh của TP.HCM và nghiên cứu tới cấp thấp hơn (14 phường của Quận 6). - Về nội dung: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6, TP.HCM bao gồm các nội dung chính: Xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư của Quận; Nhận diện và đánh giá hiện trạng CLCS dân cư Quận thông qua một số tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể (lao động, thu nhập; lương thực và dinh dưỡng; giáo dục; y tế, chăm sóc sức khỏe; mức độ cung ứng các nhu cầu sống tối thiểu; mức độ hưởng thụ văn hóa; môi trường sống); Đưa ra thang đánh giá tổng hợp các tiêu chí để phân tích, so sánh hiện trạng CLCS; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư Quận 6. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Vấn đề CLCS đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu: - Trên thế giới: có R.C. Sharma với tác phẩm: “Dân số-tài nguyên–môi trường–chất lượng cuộc sống” (1988). Trong tác phẩm này, tác giả nghiên cứu CLCS trong mối quan hệ về phát triển dân số ở mỗi quốc gia và theo ông, CLCS thể hiện sự đáp ứng đầy đủ về các yếu tố vật chất và tinh thần cho người dân. Đây là những tiền đề lý luận và thực tiễn của nhiều công trình nghiên cứu về CLCS dân cư ở nước ta. - Ở Việt Nam: từ nhừng năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến CLCS như: “Các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người” của Nguyễn Quán (1995), “Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt Nam, 2001” của tập thể các tác giả Đỗ Thiên Kính, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, Bùi Thái Quyên, Hoàng Văn Kình, Lê Thị Thanh Loan, Nguyễn Phong, Các công trình này đã góp phần phân tích các vấn đề có liên quan đến CLCS dân cư như thu nhập của người dân, trình độ dân trí, chất lượng y tế, giáo dục …. Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu mức sống đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành các cuộc điều tra về mức sống dân cư Việt Nam. Qua mỗi cuộc điều tra cho ta một kết quả về sự thay đổi mức sống của dân cư nước ta theo thời gian và sự tiến bộ
- 4 vượt bậc của Việt Nam trong việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao CLCS. Tuy nhiên, các cuộc điều tra này chỉ dừng lại trong việc khảo sát mức sống của dân cư Việt Nam bằng những số liệu cụ thể, chưa đi sâu phân tích mức sống của một địa phương nào cụ thể. Một số nghiên cứu khác cũng đề cập đến CLCS dân cư trong mối quan hệ dân số - phát triển bền vững như: “Giáo trình dân số và phát triển” (2001) do Tống Văn Đường chủ biên, “Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội” của Nguyễn Minh Tuệ, “Dân số và sự phát triển bền vững ở Việt Nam” (2004) do Nguyễn Thiện Trưởng chủ biên… - Ở TP.HCM : Hiện nay, một số nghiên cứu đã quan tâm đến mức sống của một địa phương cụ thể như “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn TP.HCM” của nhóm tác giả thuộc Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh do Nguyễn Thị Cành làm chủ biên, Bài nghiên cứu này đi sâu phân tích chi tiết về việc làm, thu nhập và chỉ tiêu của dân cư TP.HCM, từ đó chứng minh sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ ở đô thị phát triển vào bậc nhất Việt Nam. Một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ cũng nghiên cứu CLCS dân cư như đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” của Phan Thị Xuân Hằng (2009), “Chất lượng cuộc sống dân cư TP.HCM – thực trạng và giải pháp” của Phạm Ngọc Thùy Văn (2013), “Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Cần Thơ” của Nguyễn Võ Thị Mỹ Thà (2013), “Chất lượng cuộc sống dân cư huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai): Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Hoàng Hải (2013),… Như vậy, qua trên ta thấy rằng vấn đề CLCS của dân cư đã rất được quan tâm trong những năm vừa qua và nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Việc nghiên cứu CLCS của một tỉnh để tìm giải pháp nâng cao CLCS rất phổ biến. Từ trước đến nay nghiên cứu CLCS dân cư Quận 6, TP.HCM chỉ có ở những báo cáo chuyên đề, chưa có một bài nghiên cứu nào cụ thể. Từ thực tế đó, đề tài “Chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6, TP.HCM ” của tác giả qua nghiên cứu sẽ đưa ra
- 5 những giải pháp hữu ích để nâng cao CLCS của dân cư Quận 6, TP.HCM trong giai đoạn hiện nay. 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm nghiên cứu - Quan điểm hệ thống Đây là quan điểm được quán triệt rộng rãi trong quá trình nghiên cứu CLCS. Sự phát triển KT-XH và nâng cao CLCS dân cư một quận, huyện phải được đặt trong mối quan hệ cụ thể và toàn bộ của hệ thống tỉnh, thành phố. Đây là cơ sở đầu tiên giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Vì vậy, khi phân tích các vấn đề liên quan đến CLCS dân cư Quận 6, TP.HCM cần được xem xét trong mối liên hệ giữa các quận, huyện khác trong thành phố. - Quan điểm tổng hợp CLCS bao gồm cả hai mặt chính: vật chất và tinh thần, ngoài ra còn các yếu tố khác như dân trí, văn hóa, giáo dục…Vì vậy, khi nghiên cứu CLCS dân cư Quận 6, TP.HCM cần có quan điểm tổng hợp. - Quan điểm lịch sử - viễn cảnh CLCS mang tính lịch sử, thay đổi theo thời gian. Vì vậy khi phân tích vấn đề này cần đặt vào bối cảnh lịch sử của Việt Nam, của TP.HCM, của Quận 6 trong từng giai đoạn phát triển cụ thể để giải thích các nguyên nhân biến động ở hiện tại và dự báo cho tương lai. - Quan điểm phát triển biền vững Khi nghiên cứu bất kỳ một vấn đề nào cần xem xét nó trong mối quan hệ phát triển bền vững. Tiếp cận quan điểm này, các yếu tố về dân số, kinh tế, môi trường… có liên quan chặt chẽ tới CLCS. Nâng cao CLCS đồng nghĩa với việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Đây phương pháp truyền thống được sử dụng hầu hết ở các công trình nghiên cứu của Địa lý học. Trong quá trình nghiên cứu khi tiến hành thực hiện phương pháp này, tác giả đã tiến hành các bước cụ thể:
- 6 + Xác định đối tượng, nội dung và các dạng thông tin gắn với đề tài. Đó là các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiễn về CLCS dân cư; tài liệu về điều kiện tự nhiên, KT–XH của địa phương; quy hoạch, định hướng phát triển KT–XH ở Quận 6. + Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và các danh mục đã lập: Các tài liệu thứ cấp: Được thu thập từ các cơ quan lưu trữ, ban ngành, nhà xuất bản, thư viện, mạng Internet… Đối với đề tài, nguồn tài liệu chủ yếu từ Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê, Sở và Phòng LĐ–TB&XH, các báo cáo hàng năm, các công trình có liên quan được trình bày trong các tạp chí, kỷ yếu, sách chuyên khảo, giáo trình… của các nhà khoa học trong, ngoài nước và các cơ quan ban ngành. Các tài liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua khảo sát, thực địa, phỏng vấn, chụp ảnh và điều tra bằng bảng hỏi tại địa phương. Xử lý tài liệu: Từ các tài liệu thu thập được, đặc biệt là số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả đã chọn lọc và xử lý theo mục tiêu nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Trên cơ sở những tài liệu, số liệu thu thập được tác giả tiến hành các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp (theo thời gian, không gian, theo các đối tượng cùng loại) để tìm ra kết luận mới về sự ảnh hưởng của các nhóm nhân tố (ĐKTN, TNTN và KT-XH), bức tranh về thực trạng CLCS dân cư cũng như những định hướng và giải pháp nâng cao CLCS dân cư của quận trong tương lai. 4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Điều tra xã hội học là phương pháp quan trọng được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu nhằm thu thập thông tin mà số liệu thứ cấp không có được để bổ sung kịp thời và đưa ra những kết luận có độ tin cậy, khách quan và giá trị khoa học cao. Đối với đề tài luận văn, tác giả đã tiến hành các bước: - Xác định nội dung điều tra + Mục đích điều tra: Bổ sung các thông tin còn thiếu để phân tích thực trạng CLCS dân cư cũng như đưa ra những định hướng, giải pháp nâng cao CLCS dân cư cho Quận 6 trong tương lai. + Đối tượng điều tra: Các hộ gia đình trong Quận 6.
- 7 + Nội dung điều tra: Để đánh giá khách quan, thực tế về CLCS dân cư của Quận 6 và thể hiện theo đơn vị hành chính (đến phường), đề tài lựa chọn điều tra các hộ gia đình về tình hình sản xuất, lao động, việc làm, thu nhập, các điều kiện sống liên quan cũng như các yếu tố về khả năng tiếp cận nâng cao trình độ văn hóa… Trong đó quan trọng nhất là thu nhập, do các số liệu về thu nhập dân cư trong Quận, nhất là theo phường không được điều tra, công bố trong các thống kê. + Địa điểm điều tra: là các phường của Quận 6 + Chọn mẫu: 695 hộ gia đình tương ứng với 1,06% tổng số hộ toàn Quận 6, mỗi phường có tỉ lệ mẫu đạt từ 1,02% đến 1,13% tổng số hộ của phường. Các hộ được lựa chọn là các hộ đại diện cho các đối tượng khác nhau dựa vào khảo sát thực tế và sự tư vấn, giới thiệu của cán bộ các phường, cán bộ quận 6. + Thời gian điều tra: năm 2019. - Xây dựng phiếu điều tra: Trên cơ sở nội dung đề ra, tác giả tiến hành xây dựng phiếu điều tra với các nội dung chính sau: Thu nhập bình quân đầu người/tháng; Tỉ lệ lao động trên tổng số dân; Tỷ lệ hộ nghèo; Trung bình học sinh trên mỗi giáo viên; Trung bình học sinh trên mỗi lớp; Số lớp học trên tổng số dân; Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiên vác xin đầy đủ; Tỉ lệ người nhiễm HIV trên tổng số dân. - Tiến hành điều tra: Việc điều tra được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp, đến gặp chủ hộ hoặc thành viên trong gia đình để phỏng vấn, kết hợp với phương pháp quan sát và tiếp nhận, ghi thông tin vào phiếu điều tra. - Xử lý kết quả điều tra: Từ các phiếu điều tra thu thập được, tác giả tổng hợp và xử lý, phân tích để phân chia thành các nhóm làm cơ sở để phân tích, đánh giá. 4.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS) Đây là phương pháp được sử dụng hầu hết ở các bước khi nghiên cứu luận văn. Trong bước thu thập tài liệu, bản đồ xem như công cụ để xác định, đánh giá mối quan hệ về không gian và các yếu tố tác động đến CLCS dân cư. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu được tác giả biên tập và xây dựng các bản đồ chuyên đề về CLCS dân cư bằng phần mềm MapInfo 15,0 để trực quan hóa kết quả của luận văn.
- 8 4.2.5. Phương pháp phân nhóm thống kê Đây là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê được ứng dụng khá phổ biến trong phân tích các hiện tượng KT–XH khi có sự phân chia thành các nhóm có tính chất khác nhau nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu. Phân nhóm thống kê là căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các nhóm, tiểu nhóm có tính chất khác nhau. Phân nhóm thống kê bao gồm: theo tiêu thức thuộc tính và theo tiêu thức số lượng, trong đó phân nhóm theo tiêu thức số lượng gồm có phân nhóm có khoảng cách đều và phân nhóm có khoảng cách không đều (Mai Văn Năm, 2005), (Viện Khoa học Thống kê, 2015). Phân nhóm có khoảng cách nhóm đều: thường được ứng dụng phân nhóm đối với hiện tượng nghiên cứu phát triển tương đối đồng đều, nhịp nhàng, không có biến động lớn về mặt lượng giữa các đơn vị trong tổng thể, tương đối đồng nhất về loại hình kinh tế. Phân nhóm có khoảng cách nhóm không đều: thường được ứng dụng phân nhóm đối với hiện tượng nghiên cứu có các đơn vị phát triển không đồng đều, có sự cách biệt lớn về mặt lượng và có sự khác biệt về chất. Đối với đề tài, vì đối tượng phân nhóm là các tiêu chí khác nhau nên chúng tôi sử dụng phương pháp phân nhóm không đều. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn và điều kiện thực tế về số liệu thống kê cấp phường, cấp quận, ngoài một số tiêu chí chung tác giả lựa chọn các tiêu chí sau để phân nhóm nhằm nhận thấy được sự phân hóa CLCS dân cư theo các phường: (1) Tỉ lệ lao động trên tổng số dân, (2) Thu nhập bình quân đầu người/tháng, (3) Tỷ lệ hộ nghèo, (4) Trung bình học sinh trên mỗi giáo viên, (5) Trung bình học sinh trên mỗi lớp, (6) Số lớp học trên tổng số dân, (7) Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiên vácxin đầy đủ, (8) Tỉ lệ người nhiễm HIV trên tổng số dân. Mỗi tiêu chí được phân thành 5 nhóm: Rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp tương ứng với các khoảng theo từng tiêu chí. 4.2.6. Phương pháp thang điểm tổng hợp Phương pháp thang điểm tổng hợp được vận dụng đánh giá nhằm nhận thấy sự phân hóa CLCS dân cư theo lãnh thổ cấp phường ở Quận 6 bằng việc tổng hợp của
- 9 8 tiêu chí đã lựa chọn bên trên. Phương pháp này sẽ giúp tác giả xác định được điểm tổng hợp phản ánh CLCS dân cư theo từng đơn vị hành chính, kết hợp với phương pháp định tính sẽ tìm ra được bức tranh sự phân hóa CLCS dân cư tại địa bàn. Xây dựng nhóm chỉ tiêu và xác định tiêu chí đánh giá Các nhóm chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá được lựa chọn một mặt phản ánh tổng hợp CLCS dân cư địa phương, một mặt phản ánh được thực trạng phát triển, những mặt đạt được và những hạn chế cần được khắc phục để ổn định và cải thiện CLCS dân cư của cộng đồng dân cư trong tương lai. Các tiêu chí này được xác định và lựa chọn thông qua quá trình khảo sát thực tế và cơ sở dữ liệu cho phép, như đã xác định phía trên. + Xác định nhóm, điểm từng nhóm Nhóm là cơ sở để phản ánh sự phân hóa CLCS dân cư theo lãnh thổ, với 8 tiêu chí đã lựa chọn, mỗi tiêu chí được phân thành 5 nhóm, điểm của mỗi nhóm tương ứng với điểm của các tiêu chí xếp từ cao đến thấp 5, 4, 3, 2, 1. Các tiêu chí số 3 (tỉ lệ hộ nghèo), 4 (trung bình học sinh trên mỗi giáo viên), 5 (trung bình học sinh trên mỗi lớp) và 8 (tỉ lệ người nhiễm HIV trên tổng số dân) thì điểm số ngược lại 1, 2, 3, 4, 5. Xác định hệ số từng tiêu chí Xác định hệ số đánh giá là việc làm quan trọng của phương pháp thang điểm tổng hợp nhằm xác định mức ảnh hưởng của từng tiêu chí đối với hệ thống. Trong trường hợp nghiên cứu về CLCS dân cư các cấp quận và phường sau khi khảo sát ý kiến của một số chuyên gia và cán bộ địa phương chúng tôi cho rằng, trong 8 tiêu chí được lựa chọn có 2 tiêu chí quan trọng nhất là: thu nhập bình quân đầu người và tỉ lệ hộ nghèo (nó vừa phản ảnh trực tiếp đến CLCS dân cư vừa ảnh hưởng đến các tiêu chí khác) vì thế chúng tôi chọn hệ số 2. Các tiêu chí còn lại không trọng số như nhau. + Xác lập công thức tính điểm tổng Trên cơ sở các tiêu chí, nhóm, điểm số và hệ số từng tiêu chí đã xác lập, công thức tính điểm tổng giúp xác định được tổng điểm về CLCS dân cư theo lãnh thổ.
- 10 n A = ∑ Si i=1 Trong đó: A là điểm tổng hợp Si điểm xác định theo nhóm (từ 1 đến 5 điểm), i là số thứ tự các tiêu chí (từ 1 đến 8) 5. Đóng góp chủ yếu của đề tài - Hệ thống hóa, cập nhật những vấn đề lí luận và thực tiễn về CLCS, vận dụng vào nghiên cứu một địa bàn cụ thể. - Làm rõ được các nhân tố chủ yếu tác động đến CLCS dân cư một quận, huyện. - Nhận diện hiện trạng CLCS dân cư Quận 6, TP.HCM trong giai doạn nghiên cứu. - Đưa ra được một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao CLCS của cư dân Quận 6, TP.HCM. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn sẽ tổ chức thành 3 chương như sau: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang
143 p | 326 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 296 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 226 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh
110 p | 113 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn