Luận văn Thạc sĩ Địa lý: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa
lượt xem 11
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lý: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa tập trung tìm hiểu về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh; từ đó, đưa ra giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------- LÊ THỊ KIM LIÊN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Địa lý kinh tế-xã hội (k19) Mã số: 603195 Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------- LÊ THỊ KIM LIÊN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Địa lý kinh tế-xã hội (k19) Mã số: 603195 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI HÀ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- LỜI CẢM ƠN Đề tài tốt nghiệp là kết quả của nhiều năm học tập và tiếp thu kiến thức trong nhà trường. Trong quá trình học tập và làm đề tài tôi đã nhận được sự nhiệt tình quý báo của quý thầy cô trong giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Sự chia sẽ và giúp đỡ của anh, chị trong lớp, các bạn hữu và gia đình. Tôi chân thành biết ơn, - Ts. Mai Hà Phương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ Tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này. - Quý Thầy Cô trong khoa Địa Lý đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm bổ ích cho Tôi trong suốt khóa học cùng với các Thầy Cô Phòng Khoa học - Công nghệ và sau Đại học đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian học tại trường. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh đã cung cấp các tư liệu quý báo cho Tôi hoàn thành đề tài. - Ban Giám hiệu và quý đồng nghiệp trường THPT Phạm Thái Bường tỉnh Trà Vinh cùng các học viên chuyên ngành Địa Lý khóa 19 đã hết lòng giúp đỡ Tôi trong thời gian đi học và hoàn thành luận văn đúng thời gian qui định - Cám ơn gia đình và những người thân đã động viên và giúp đỡ Tôi trong suốt thời gian học để hoàn thành khoá học. Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc nhất. Tác giả luận văn LÊ THỊ KIM LIÊN
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 3 MỤC LỤC ........................................................................................ 4 DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................. 7 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ....................................................... 8 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ...................................... 10 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 1 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................................. 2 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 2 5. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 4 6. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 6 7. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CHUYẾN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ................................ 7 1.1. Một số khái niệm và quan niệm ................................................................. 7 1.1.1. Cơ cấu kinh tế ...............................................................................................7 1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp .......................................................................11 1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................................................12 1.1.4. Chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp....................................................13 1.1.5. Quan niệm về thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................14 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ..... 17 1.2.1. Các nhân tố tự nhiên ...................................................................................17 1.2.2. Các nhân tố KT – XH .................................................................................19 1.3. Thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam ................................................................................................................. 21 1.3.1. Trên thế giới ................................................................................................22 1.3.2. Ở Việt Nam .................................................................................................24
- Chương 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH...................................... 28 2.1. Khái quát chung về tỉnh Trà Vinh ............................................................ 28 2.1.1. Khái quát về tự nhiên ..................................................................................28 2.1.2. Khái quát về kinh tế xã hội .........................................................................28 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh .......................................................................................................... 31 2.2.1 Các nhân tố tự nhiên ....................................................................................31 2.2.2. Các nhân tố KT – XH .................................................................................41 2.2.3. Đánh giá chung về tác động của các nhân tố chủ yếu đến sự chuyển dịch CCKTNN tỉnh Trà Vinh .......................................................................................52 2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995 - 2009 ............................................................................................. 54 2.3.1. Khái quát về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung ....................................54 2.3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ..................................57 2.3.3. Đánh giá chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh thời kỳ 1995 - 2009 ......................................................................................82 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................................... 85 3.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh....... 85 3.1.1. Căn cứ đề xuất định hướng .........................................................................85 3.1.2. Quan điểm và mục tiêu định hướng chuyển dịch CCKTNN......................87 3.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020...............................................................................................................88 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN ........ 102 3.2.1. Quy hoạch và bố trí lại sử dụng đất nông nghiệp .....................................102 3.2.2. Nâng cao năng suất lao động ....................................................................103 3.2.3. Tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp ............................................................104 3.2.4. Phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật ...................................106 3.2.5. Xây dựng và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa ................107 3.2.6. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa .............................108
- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................. 109 1. Kết luận ..................................................................................................... 109 2. Khuyến nghị .............................................................................................. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 112 PHỤ LỤC ..................................................................................... 116
- DANH MỤC VIẾT TẮT CCKTNN : Cơ cấu kinh tế nông nghiệp KT – XH : Kinh tế - xã hội ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa PTNT : Phát triển nông thôn CNXH : Chủ nghĩa xã hội PTNT : Phát triển nông thôn VAC : Vườn ,ao, chuồng CNXH : Chủ nghĩa xã hội
- DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1 Các nhóm và loại đất của tỉnh Trà Vinh ..............................................35 Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Trà Vinh năm 2009................................38 Bảng 2.3: Quy mô và tốc độ gia tăng dân số tỉnh Trà Vinh ...............................44 Bảng 2.4: Dân số, lao động tỉnh Trà Vinh năm 2009 .........................................45 Bảng 2.5: Vốn xây dựng cơ bản cho phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh năm 2009. ....................................................................................49 Bảng 2.6: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) của Trà Vinh Tính theo giá trị thực tế .....................................................................................54 Bảng 2.7. Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh Trà Vinh theo giá cố định năm 1994 ..........................................................60 Bảng 2.8: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh thời kỳ 1995 – 2009 ............................................................................................60 Bảng 2.9: Diện tích gieo trồng và sản lượng cây lương thực tỉnh Trà Vinh thời kỳ 1995-2009 .......................................................................63 Bảng 2.10 : Năng suất ngô tỉnh Trà Vinh ...........................................................65 Bảng 2.11: Diện tích, sản lượng, năng suất cây mía tỉnh Trà Vinh ....................66 Bảng 2.12: Diện tích, sản lượng, năng suất lạc tỉnh Trà Vinh ............................67 Bảng 2.13: Diện tích, sản lượng, năng suất Dừa tỉnh Trà Vinh..........................68 Bảng 2.14: Diện tích, sản lượng, năng suất rau, đậu các loại tỉnh Trà Vinh ......69 Bảng 2.15: Diện tích, sản lượng, năng suất cây ăn quả tỉnh Trà Vinh ...............70 Bảng 2.16:Tình hình phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Trà Vinh................................................................................................71
- Bảng 2.17: Giá trị sản xuất (GTSX ) ngành ngư nghiệp theo giá trị thực tế phân theo ngành hoạt động của Trà Vinh .....................................73 Bảng 2.18: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh ...............75 Bảng 2.19: Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh ...................................76 Bảng 2.20: Giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt động theo giá cố định 1994 .........................................................................................77 Bảng 3.1: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển sản xuất lúa của tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 .....................................................................................................89 Bảng 3.2: Dự kiến phát triển cây ăn quả tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 ..............90 Bảng 3.3: Dự kiến phát sản xuất ngô, rau – đậu tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 ......................................................................................................91 Bảng 3.4: Dự kiến phát triển chăn nuôi tỉnh Trà Vinh đến năm 2020................92 Bảng 3.5: Dự kiến phát triển ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 .......93 Bảng 3.6: Quy mô chuyển đổi sử dụng đất và phát triển chăn nuôi Vùng ngọt tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 ..........................................96 Bảng 3.7: Quy mô chuyển đổi sử dụng đất và phát triển chăn nuôi Vùng ngọt hóa tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 ......................................................98 Bảng 3.8: Quy mô chuyển đổi sử dụng đất và phát triển chăn nuôi Vùng Mặn ven biển tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 ...........................................100 Bảng 3.9: Quy mô chuyển đổi sử dụng đất và phát triển chăn nuôi Vùng Cù lao tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 .......................................................................101
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Trà Vinh năm 2009 .................................40 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995 – 2009 .................................................................59 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Trà vinh giai đoạn 1995 - 2009 ................................................................................................62 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu sản lượng lương thực có hạt tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995 – 2009 .........................................................................................65 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995 – 2009 ..................................................................74 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010- 2020 ...................................................................94 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh .........................................................30 Hình 2.2. Bản đồ tài nguyên đất tỉnh Trà Vinh ..................................................36 Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Trà Vinh năm 2008 ......................................................................................55
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trà Vinh là tỉnh nằm ở hạ lưu sông Mêkông, giữa sông Cổ Chiên (nhánh của sông Tiền) và sông Hậu, với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Về cơ bản, Trà Vinh là một tỉnh thuần nông, kinh tế còn chậm phát triển. Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay, bộ mặt kinh tế của tỉnh đã có những thay đổi to lớn và CCKTNN cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa gắn liền với nhu cầu thị trường, từng bước phát triển NN với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn, chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Để phát triển KT – XH địa phương trong giai đoạn hiện nay, chuyển dịch CCKTNN được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Với lý do như vậy, tôi đã chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch CCKTNN tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995-2009. Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng chuyển dịch CCKTNN địa phương đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan một số vấn đề về cơ sở khoa học của sự chuyển dịch CCKTNN, kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam.
- 2 - Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKTNN tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995 - 2009. - Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự chuyển dịch CCKTNN tỉnh Trà Vinh. - Đề xuất định hướng chuyển dịch CCKTNN tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Chuyển dịch CCKTNN tỉnh Trà Vinh là một quá trình khách quan, chịu sự tác động của nhiều yếu tố và được đặt trong bối cảnh chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Vì thế, đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn ở phạm vi sau: - Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch CCKTNN tỉnh Trà Vinh trên phương diện ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế nông nghiệp. - Về thời gian: phân tích thực trạng chuyển dịch CCKTNN tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995 - 2009; đề xuất định hướng chuyển dịch CCKTNN và giải pháp thực hiện đến năm 2020. - Phạm vi không gian: toàn bộ tỉnh Trà Vinh, bao gồm thành phố Trà Vinh và 7 huyện. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu a/ Quan điểm hệ thống Ngành nông nghiệp là một hệ thống hoàn chỉnh, được cấu thành bởi nhiều phân hệ. Mặt khác, sự chuyển dịch CCKTNN tỉnh Trà Vinh luôn được đặt trong bối cảnh chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động đối với sự chuyển dịch
- 3 CCKTNN trong cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vì thế cần phải quán triệt quan điểm hệ thống trong suốt quá trình thực hiện đề tài để có những phân tích, đánh giá và đề xuất hợp lý. b/ Quan điểm lãnh thổ Sự chuyển dịch CCKTNN của tỉnh Trà Vinh trước hết chịu tác động đồng thời và trực tiếp của các yếu tố tự nhiên và KT - XH trên địa bàn. Nói cách khác, sự chuyển dịch CCKTNN mang đặc trưng lãnh thổ. Vì thế cần nghiên cứu sâu sắc sự tác động của các yếu tố này đối với sự chuyển dịch CCKTNN địa phương để có thể đề xuất định hướng chuyển dịch trong tương lai cho phù hợp. Không thể áp đặt máy móc kinh nghiệm và thực tiễn chuyển dịch của một lãnh thổ này cho một lãnh thổ khác. Đó là một trong những nguyên tắc nghiêm ngặt trong nghiên cứu địa lí KT – XH . c/ Quan điểm lịch sử viễn cảnh Khi nghiên cứu sự chuyển dịch CCKTNN tỉnh Trà Vinh cần vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh để thấy được nguồn gốc nảy sinh và quá trình hình thành phát triển kinh tế nông nghiệp trong từng giai đoạn và trong những không gian cụ thể. Từ đó xác định đúng đắn xu thế chuyển dịch CCKTNN Trà Vinh trong tương lai. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như: phương pháp thu thập và xử lí tài liệu, phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp, so sánh,… Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp đặc trưng của Địa lý học như: phương pháp bản đồ, khảo sát thực địa, để thành lập các bản đồ thể hiện kết quả nghiên cứu của đề tài.
- 4 5. Lịch sử nghiên cứu 5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Từ những năm 1970, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ thu hút sự tập trung nghiên cứu của các nhà kinh tế học mà còn được cả các nhà lãnh đạo cũng như các nhà quản lý kinh tế của các nước đặc biệt quan tâm quan. Năm 1973, Viện quốc tế về những vấn đề kinh tế của Hệ thống Xã hội chủ nghĩa thuộc Hội đồng Tương trợ Kinh tế đã tổ chức hội nghị quốc tế về “Những vấn đề lý luận cơ cấu kinh tế”. Và từ đó đã có nhiều công trình lý luận về cơ cấu kinh tế, đã tiến hành tổng kết kinh nghiệm, xây dựng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế ở các nước Xã hội chủ nghĩa. Trong đó có chuyên khảo đầu tiên về lý luận cơ cấu kinh tế của các nước công nghiệp chưa phát triển. Cuốn Chủ nghĩa xã hội cải tạo cơ cấu sản xuất của viện Kinh tế về hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ( thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô ) do Nhà xuất bản Khoa học ấn hành vào năm 1982 được viết trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của bốn nước : Mông Cổ, Cu Ba, Việt Nam và Bun – ga – ri. Gần đây, nhằm khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế và để thích ứng với tác động của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều công trình về cơ cấu kinh tế được tiến hành, đáng chú ý là nghiên cứu của tác giả Mitsuaki Okabe ( 1995 ): “The Structural of the Japanese Economy”; Oliver Fabel, 1996, “European Economies in Transition”; Mark W.Rosegrant and Peter B. R. Hazell (2000): “Transforming the Rural Asian Economic”: The Unfinished Revolution. Nhìn chung chưa có bài viết nào chuyên sâu về cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà chỉ có bài viết của tác giả Nhung Điện Tân (2003) về “Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc và hướng đi trong tương lai của việc trao đổi lương thực” với nội dung hết sức sâu sắc và có tính thời sự cao về chuyển dịch CCKTNN của Trung Quốc trước bối cảnh gia nhập WTO và nền nông nghiệp toàn cầu hóa.
- 5 5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Từ Đại hội VI, VII và nhất là Đại hội IX của Đảng ta đã xác định: chuyển dịch là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển KT-XH. Trong đó, chuyển dịch CCKTNN là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển KT - XH của đất nước. Gần đây Đại hội XI của Đảng ta cũng nêu rõ “ phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả,bền vững”. Do đó, trong những năm qua, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây: - “Về cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý” của Viện Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (tháng 4/1986). - “Về cơ cấu nông nghiệp Việt Nam” của Bùi Huy Đáp, NXB Nông nghiệp (tháng 6/ 1983). - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân” - (Tập 1,2) của Ngô Đình Giao, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Bộ theo Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa” của TS. Nguyễn Đăng Bằng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002. - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài nghiên cứu cấp bộ. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Đặng Văn Phan (tháng 3/2000). - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn ngoại thành Thành Phố Hồ Chí Minh”, TS Trương Thị Minh Sâm, NXB Khoa học Xã hội, 2002.
- 6 Ngoài ra còn có nhiều đề tài và luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng nghiên cứu về vấn đề này. 6. Những đóng góp của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở khoa học của sự chuyển dịch CCKTNN trong thời kỳ CNH - HĐH dưới góc độ địa lí. - Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKTNN tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995 - 2009. - Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự chuyển dịch CCKTNN tỉnh Trà Vinh. - Đề xuất định hướng chuyển dịch CCKTNN tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện. 7. Cấu trúc của đề tài Kết cấu của đề tài: ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và các danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn còn được kết cấu thành 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995 - 2009 - Chương 3: Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trà Vinh đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện.
- 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CHUYẾN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm và quan niệm 1.1.1. Cơ cấu kinh tế Để hiểu về cơ cấu kinh tế, trước hết phải làm rõ khái niệm về cơ cấu. Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, cơ cấu là một khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một tổ chức hệ thống biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và tổng thể, biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật, hiện tượng. Như vậy có thể thấy nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của khách thể và các hệ thống [25,tr28]. Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp, được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau. Tùy theo cách tiếp cận, các bộ phận đó có thể là các yếu tố đầu vào của một quá trình sản xuất gồm: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật; các khâu trong vòng tuần hoàn của tái sản xuất xã hội gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng; các ngành sản xuất của một nền kinh tế gồm: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời giữa chúng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình vận động và phát triển. Sự vận động và phát triển của nền kinh tế còn chứa đựng những thay đổi của chính bản thân các bộ phận và cách thức quan hệ giữa chúng với nhau trong mỗi thời điểm và mỗi điều kiện cũng khác nhau. Do đó, có thể khái quát cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế trong không gian, thời gian và điều kiện KT - XH nhất định [25 tr29].
- 8 Cơ cấu kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở chủ yếu sau: - Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện xã hội cụ thể, hướng vào các mục tiêu đã định. - Cơ cấu kinh tế là kết quả của sự phân công lao động xã hội, được bắt đầu bằng việc tăng năng suất lao động và sự phát triển của các mối quan hệ trao đổi hàng hóa, tiền tệ. - Cơ cấu kinh tế phản ánh sự tương tác sống động giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó vai trò quyết định là sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Cơ cấu kinh tế có sự cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận trong một hệ thống với các cấp độ khác nhau gắn với thời gian, không gian và đặc điểm chính trị kinh tế-xã hội nhất định nhằm đảm bảo sự phát triển và tái sản xuất cả về kinh tế và xã hội. Tóm lại, bản chất của cơ cấu kinh tế là sự biểu hiện của các mối quan hệ giữa các yếu của các quá trình sản xuất xã hội, đó là mối quan hệ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhưng không đơn thuần chỉ là những quan hệ về mặt số lượng và tỉ lệ giữa các yếu tố, biểu hiện về lượng hay sự tăng trưởng của một hệ thống, mà là mối quan hệ bên trong và bên ngoài của các yếu tố đó biểu hiện về hay sự phát triển của hệ thống [38, tr 11] Mặc khác cơ cấu kinh tế thường gồm ba phương diện hợp thành, đó là: - Cơ cấu ngành kinh tế - Cơ cấu thành phần kinh tế
- 9 - Cơ cấu lãnh thổ Chỉ tiêu kinh tế làm cơ sở để biểu hiện cơ cấu là GDP (tổng sản phẩm nội địa) Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh phần nào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội của một quốc gia Cho đến nay, trên thế giới về cơ bản có hai hệ thống phân ngành kinh tế, đó là Hệ thống sản xuất vật chất (Material Production System - MPS) - được áp dụng với nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung hóa và Hệ thống tài khoản quốc gia (System of Nationnal Accounts - SNA) - được áp dụng với nền kinh tế thị trường. Theo hệ thống tài khoản quốc gia, nền kinh tế thường được phân thành 3 khu vực: khu vực I gồm các ngành hoạt động nhằm khai thác các của cải từ thiên nhiên (nông, lâm, thủy sản); khu vực II gồm các ngành hoạt động nhằm thay đổi hình thái của những cải vật chất (công nghệ chế tạo, chế biến, xây dựng); khu vực III nhằm cung ứng những dịch vụ có ích cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội (thương nghiệp, bưu điện, vận tải, bảo hiểm, các dịch vụ đời sống, dịch vụ quản lý nhà nước, hoạt động đoàn thể, từ thiện, tôn giáo [2, tr 18]. Trong mỗi khu vực được phân thành các ngành kinh tế cấp I và dưới ngành cấp I được phân thành cấp 2, cấp 3, cấp 4… Sự phân chia các ngành như trên không phải là cách duy nhất mà có sự khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế và cơ chế quản lý của mỗi nước nhưng có một điểm chung là thông qua quá trình vận động và mối liên hệ giữa các ngành, có thể tìm được cách duy trì một cơ cấu hợp lý và có thể lựa
- 10 chọn được những lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư các nguồn lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách hiệu quả nhất. Đối với nước ta, theo quyết định số 10/2007/QĐ-TTG ngày 22/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, nền kinh tế nước ta được chia thành 21 ngành kinh tế cấp 1,88 ngành kinh tế cấp 2,242 ngành kinh tế cấp 3,437 ngành kinh tế cấp 4 và 642 ngành kinh tế cấp 5. Cơ cấu thành phần kinh tế gắn liền với các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và xu hướng chung là lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, các hình thức sở hữu ngày càng đa dạng. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu là một thành phần kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay giữa các hình thức sở hữu có sự đan xen lẫn nhau tùy thuộc vào sự phát triển của các nền kinh tế, dẫn đến sự phân chia nền kinh tế theo các thành phần kinh tế ngày càng phức tạp. Từ mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong quá trình vận động người ta có thể thấy được xu hướng phát triển và vai trò của từng thành phần kinh tế để từ đó có thể đưa ra các giải pháp tác động phù hợp với yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian địa lý. Thực chất của việc phân chia này là để làm cơ sở cho hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển, thực thi chính sách sát thực và phù hợp với đặc điểm của từng vùng nhằm đạt hiệu quả cao trên từng vùng và toàn lãnh thổ. Tùy theo mục đích quản lý mà có thể phân chia lãnh thổ của một quốc gia thành các vùng với những đặc trưng về mặt kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp, cách phân chia lãnh thổ thành các vùng sinh thái nông nghiệp mang ý nghĩa cực kì quan trọng, vì từ đó có thể xác lập được các cơ cấu cây trồng và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 749 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 296 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 226 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn