intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

41
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc Mông của nước CHDCND Lào, đề xuất một số giải pháp nhằm phát giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc của Lào trong thời kì hội nhập và phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MOUA XIONG VAYER BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MOUA XIONG VAYER BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Ngành: Địa lí học Mã ngành: 8.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG QUỲNH PHƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Các bảng biểu, số liệu được tính toán dựa trên nguồn số liệu của các Cơ quan thống kê quốc gia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và trung thực. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả MOUA XIONG VAYER Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Dương Quỳnh Phương. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Địa lí, phòng Đào tạo đã giúp đỡ, dạy bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị em tại quê hương Lào thân yêu đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này tại địa phương. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành tốt đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Người thực hiện MOUA XIONG VAYER Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................... iv Danh mục các bảng.............................................................................................. v Danh mục các hình ............................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 3 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 7. Dự kiến đóng góp luận văn.............................................................................. 6 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 7 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC ................................................................................................. 8 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 8 1.1.1. Các khái niệm ............................................................................................ 8 1.1.2. Tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt..................................................... 15 1.1.4. Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần ........................................................ 19 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 22 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng các dân tộc ở CHDCND Lào ................................................................................................... 22 1.2.2. Khái quát chung về bản sắc văn hóa của các dân tộc nước CHDCND Lào.. 25 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  6. Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỘC NGƯỜI VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ... 28 2.1. Khái quát về nước CHDCND Lào ............................................................. 28 2.1.1. Vị trí địa lí................................................................................................ 28 2.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 28 2.1.3. Điệu kiện kinh tế xã hội........................................................................... 32 2.2. Dân số tộc người nước ở CHDCND Lào ................................................... 32 2.3. Bản sắc văn hóa dân tộc Mông của CHDCND Lào ................................... 38 2.3.1. Lịch sử hình thành dân tộc Mông ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .............................................................................................................. 38 2.3.2. Văn hóa truyền thống của dân tộc Mông ở nước CHDC ND Lào .......... 40 2.3.3. Đời sống xã hội ........................................................................................ 44 2.3.4. Lễ tết ........................................................................................................ 49 2.3.5. Thờ cúng .................................................................................................. 50 2.3.6. Văn hóa trong hoạt động sản xuất của người Mông ............................... 51 2.4. Một số thay đổi về bản sắc văn hóa dân tộc Mông trong giai đoạn hiện nay ... 55 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 58 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG Ở NƯỚC CHDCND LÀO ................ 59 3.1 Quan điểm và định hướng về việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc của nước Lào ..................................................................................................... 59 3.1.1. Quan điểm................................................................................................ 59 3.1.2. Định hướng phát triển .............................................................................. 59 3.2. Một số giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc dân tộc Mông của nước Lào .............................................................................. 62 3.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội làm nền tảng cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ...................................................................... 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  7. 3.2.2. Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi văn hóa dân tộc, đồng thời nâng cao ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Lào ....... 65 3.2.3. Đầu tư xây dựng các làng văn hóa dân tộc và mô hình phát triển văn hóa ở ở vùng có người Mông cư trú .................................................................. 67 3.2.4. Khảo sát sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá toàn diện các giá trị văn hóa truyền thống, khôi phục các lễ hội dân gian ...................................................... 69 3.2.5. Xây dựng môi trường văn hóa, đào tạo bồi dưỡng cán bộ văn hóa ........ 70 3.2.6. Quảng bá văn hóa bản địa của dân tộc với các nước trong xu thế hội nhập.. 71 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 74 KẾT LUẬN....................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ CHDCND : Cộng hoà Dân chủ Nhân dân CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NDCM : Nhân dân cách mạng Nxb : Nhà xuất bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Dân số chia theo các nhóm dân tộc của nước Lào năm 2012 ........... 33 Bảng 2.2. Dân số và mật độ dân số nước Lào theo các đơn vị hành chính, giai đoạn 2005 - 2015 ...................................................................... 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính nước Lào ............................................................. 29 Hình 2.2. Cơ cấu các nhóm dân tộc của nước Lào ............................................ 34 Hình 2.3. Bản đồ phân bố dân cư nước Lào năm 2015 ..................................... 36 Hình 2.4. Phân bố nhóm ngôn ngữ Mông - Miên ............................................. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước vừa có những thuận lợi, vừa có những khó khăn, đặc biệt là sự ảnh hưởng của của văn hoá nước ngoài đã làm cho văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một, do vậy việc phát huy những giá trị tốt đẹp của bản sắc văn hóa của dân tộc ở nước Lào lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Trong cộng đồng các bộ tộc Lào, dân tộc Mông là một dân tộc thiểu số có bản sắc văn hóa dân tộc rất độc đáo. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, để phát triển “hòa nhập” mà không bị hòa tan, mất bản sắc, thì việc bảo tồn văn hóa dân tộc đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tâm huyết, bền bỉ, lâu dài. Có như thế những giá trị văn hóa sẽ mãi mãi được gìn giữ và phát huy. Để xác định được đúng những biện pháp nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, khiến những giá trị này trở thành động lực để phát triển đất nước thì việc phân tích, đánh giá những giá trị về văn hóa truyền thống, bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, đồng thời nhìn nhận những nét thay đổi trong văn hóa truyền thống là rất cần thiết. Xuất phát từ những lí do có tính cấp thiết trên, bản thân tôi là người dân tộc Mông của nước Lào, tôi đã lựa chọn hướng nghiên cứu đề tài: “Bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Đề tài được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Dương Quỳnh Phương tại Khoa Địa lí, ĐHSP Thái Nguyên, Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Trên thế giới Đã có một số cuộc thảo luận sôi nổi cả trên bình diện lý thuyết và thực tế trong nhiều thập kỷ qua. Nhận xét về bản sắc tộc người, trường phái Bản 1
  12. thể luận (Primodialism) cho rằng tộc người là một cộng đồng văn hóa có bản sắc riêng, cùng chia sẻ những đặc điểm chung như tên gọi, ngôn ngữ, lãnh thổ, những đặc điểm về tinh thần, lối sống cũng như một số hình thái đặc biệt về tổ chức lãnh thổ-xã hội hay một định hướng để tạo nên những nét đặc trưng. Trái ngược với bản thế luận, các nhà nghiên cứu theo thuyết Tình thế luận (Circumstantialism) lại cho rằng dù các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa được hình thành từ một cộng đồng có chung tổ tiên đi chăng nữa thì nó vẫn có tính chất tình thế và điều này thường xảy ra trong đời sống hằng ngày. Vấn đề không phải là những chỉ dấu riêng của bản sắc văn hóa mà là mối quan hệ và tương tác giữa các cộng đồng văn hóa. 2.2. Ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Gần đây, các tác giả người Lào cũng đã soạn thảo và xuất bản một số công trình nghiên cứu dân số và văn hóa tộc người. Trong công trình này, chúng tôi đã sử dụng một số tư liệu từ một số ấn phẩm dưới đây: - Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX của Đảng NDCM Lào (2011). - Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng NDCM Lào (2016). - “Số liệu điều tra dân số và nhà ở của Lào”, Tổng cục thống kê quốc gia Lào (2015). Nghiên cứu sâu về văn hóa của các bộ tộc Lào, có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: - Maha Xila. Phông xavadan “Dã sử Lào”. - Ma Nhu Li Ngầu Xạ Vắt “văn hóa xã hội Lào”. - Kham Bang chăn Na Vong “Hịt xíp xỏng khong xíp xi” (phong tục tập quán) - Hùm Phăn Lắt Ta Nạ “Văn hóa Lào”. 2
  13. - Chăn Phon Vong Xạ “Những giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Xiêng Thong ở Luổng Phạ Bang”. - Humphanh Rattanavong “Lễ hội lảy phay và lễ hội xuồng hưa Lào”. - Dr. Suneth Phothisane “Tiến trình Phật giáo ở Lào”. - Ma ha khămphan Vilachit “Đạo phật ở Lào”. Những công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến một vài khía cạnh về văn hóa, dân số và các dân tộc của nước Lào. Về các luận văn thạc sĩ địa lí học, có luận văn của Somphou keobouakham (Bảo vệ năm 2016) đã phân tích đặc điểm dân số, dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dân số phù hợp với phát triển kinh tế và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các bộ tộc Lào nói chung trong đó có dân tộc Mông. Cho đến nay, chưa có một tài liệu nào nghiên cứu dưới góc độ Địa lí học về bản sắc văn hóa dân tộc Mông của nước Lào. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc Mông của nước CHDCND Lào, đề xuất một số giải pháp nhằm phát giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc của Lào trong thời kì hội nhập và phát triển. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc. - Phân tích đặc điểm bản sắc văn hóa dân tộc Mông của nước CHDCND Lào. 3
  14. - Nghiên cứu định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông của nước CHDCND Lào. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu các khía cạnh về văn hóa truyền thống của dân tộc Mông (tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt, văn hóa vật chất/ tinh thần...). - Về không gian: nước CHDCND Lào - Đối tượng nghiên cứu: Dân tộc Mông. 5. Quan điểm nghiên cứu 5.1. Quan điểm hệ thống Trong đề tài này việc nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc Mông của nước CHDCND Lào liên quan đến vấn đề quan trọng nhất là các phong tục tập quán sản xuất, sinh hoạt, đồng thời vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa và cấu trúc cộng đồng của các đồng bào dân tộc của nước CHDCND Lào và chịu tác động của các nhân tố tự nhiên - KTXH, chính sách dân số, lịch sử khai thác lãnh thổ. 5.2. Quan điểm tổng hợp Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc Mông của nước CHDCND Lào cần phải dựa trên cơ sở xem xét tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội, chính sách về dân tộc, bên cạnh đó cần đề cập đến mối quan hệ tương tác giữa cộng đồng dân tộc Mông với các yếu tố tự nhiên. 5.3. Quan điểm lịch sử Trong quá trình nghiên cứu khi xem xét hay đánh giá cần đứng trên quan điểm lịch sử. Vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc cũng vậy đều diễn ra trong những điều kiện địa lý nhất định và trong thời gian nhất định vai trò của các yếu tố tự nhiên, với lịch sử phát triển của dân tộc. Việc quán triệt quan điểm lịch sử yêu 4
  15. cầu không chỉ nghiên cứu các nhân tố trình tự liên tục về không gian mà còn vạch ra xu hướng phát triển dân số trong lịch sử. 5.4. Quan điểm phát triển bền vững Trong quá trình phát triển, cộng đồng các dân tộc phải dựa vào các yếu tố tự nhiên để sinh sống, nhất là dân tộc Mông - một dân tộc có sinh kế chủ yếu dựa vào tự nhiên. Khi giải quyết các vấn đề về dân tộc đều phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững, trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập, phân tích các nguồn thông tin tư liệu Đề tài cần được thực hiện trên nhiều nguồn tài liệu, số liệu khác nhau, đặc biệt từ nguồn tài liệu truy cập trên mạng internet và nguồn tài liệu xuất bản đang phổ biến được bán rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đó là một quá trình chuyển đổi kinh nghiệm, đòi hỏi tính kế thừa và sự tích lũy. Phương pháp thu thập là vô cùng cần thiết để đánh giá vấn đề. Từ nguồn thông tin thứ cấp từ các cơ quan nhà nước, các tài liệu và báo cáo của cơ quan chức năng, các công trình nghiên cứu đã công bố, các số liệu mới cập nhật. Từ đó có thể đánh giá đúng bản sắc văn hoa dân tộc Mông, nhận định, dự báo cho sự bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa tốt dẹp trong giai đoạn mới. 6.2. Phương pháp thống kê, so sánh dân tộc học Đây là phương pháp có hiệu quả quan trọng và cần thiết đối với việc xử lí các tài liệu, số liệu đã thu thập được. Các tài liệu được tổng hợp lại, phân tích, so sánh, đối chiếu để biến chúng thành số liệu đã được thống kê thành một hệ thống tài liệu sử lí đúng đắn mang tính công trình nghiên cứu khoa học về về các giá trị văn hóa của các bộ tộc Lào nói chung và dân tộc Mông nói riêng. 5
  16. 6.3. Phương pháp đồ họa Sử dụng đồ họa là phương pháp quan trọng, truyền thống và đặc trưng của địa lí và là phương pháp không thể thay thế được trong nghiên cứu địa lí lãnh thổ. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã vận dụng kiến thức bản đồ, ứng dụng công nghệ GIS và Mapinfor thành lập bản đồ về hành chính, bản đồ nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Phương pháp trên được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Các kết quả nghiên cứu lại được thể hiện thông qua các biểu đồ, bản đồ với ý nghĩa là những thông tin mới và phản ánh đúng đắn các kết quả đã nghiên cứu được. Biểu đồ sử dụng để thể hiện quy mô, cơ cấu, quá trình, động lực theo cả hai chiều không gian và thời gian, dễ hiểu, hấp dẫn hơn. 6.4. Phương pháp bản đồ, GIS Trong nghiên cứu các vấn đề địa lí học, việc sử dụng phương pháp bản đồ và GÍ Đây là rất quan trọng quan trọng. Cụ thể sẽ xây dựng một số biểu đồ, bản đồ phân bố dân cư, dân tộc dựa trên các dữ liệu đã được thu thập và xử lý. Tác giả sử dụng phương pháp này để vẽ bản đồ về các dân tộc nước Lào và bản đồ phân bố dân tộc Mông của nước Lào. 6.5. Phương pháp dự báo Đây là phần không thể thiếu khi nghiên cứu vấn đề liên quan đến đặc điểm Dân tộc trong chiến lược phát triển, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển trong tương lai. 7. Dự kiến đóng góp luận văn - Kế thừa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc - Phân tích được bản sắc văn hóa dân tộc Mông của nước CHDCND Lào. 6
  17. - Đề xuất được một số giải gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trong xu thế hội nhập và phát triển. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc Chương 2: Đặc điểm tộc người và bản sắc văn hóa của dân tộc Mông của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chương 3: Một số giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 7
  18. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Văn hóa Nội hàm khái niệm văn hoá có nguồn gốc từ tiếng Latinh Colère - Cultura nghĩa là “trồng trọt” nó bao hàm hai nghĩa là "trồng trọt ngoài đồng" và "trồng trọt tinh thần". Đến đây chúng ta nhớ lại lời dạy của Bác Hồ về cụm từ "trồng người" cũng được hiểu là để trở thành con người văn hóa thì phải được trồng, tức là được nuôi dưỡng, rèn rũa chứ tự nhiên đâu có được [15]. Là một khái niệm đa chiều, ở các góc độ chuyên môn riêng, ở mỗi mục đích nhận thức khác nhau có những quan niệm hay diễn giải / định nghĩa khác nhau về văn hóa nhưng vẫn xoay quanh một số khuynh hướng nhất định. Hiện nay, có hai xu hướng định nghĩa về văn hóa. Thứ nhất các thành tố của văn hóa; thứ hai là loại định nghĩa nêu đặc trưng của văn hóa. Các khuynh hướng ấy có thể khác nhau nhưng đều thống nhất ở một điểm, đó là sản phẩm tương tác xã hội với tự nhiên tùy theo trình độ phát triển của một cộng đồng trong phạm vi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Cũng dễ hiểu vì sao UNESCO thống kê được hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Chốt lại UNESCO cho rằng “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn 8
  19. thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn chỉnh đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. Trong ấn phẩm của mình GS Trần Ngọc Thêm cho rằng “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [28]. 1.1.1.2. Bản sắc văn hóa GS.TS Phạm Hồng Quang cũng cho rằng "Bản sắc văn hoá dân tộc là hệ thống giá trị bền vững, mang tính truyền thống và hiện đại, gồm các giá trị tinh hoa của dân tộc, được vun đắp qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước; là quá trình tiếp nhận, bổ sung hoàn thiện những giá trị mới, đồng thời là gạt bỏ những giá trị lạc hậu, lỗi thời, để những giá trị bền vững luôn sống động với thực tiễn xã hội" [19]. Tác giả Hồ Bá Thâm định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là một kiểu tổng hợp, kết hợp những phẩm chất, những giá trị văn hóa nội sinh và ngoại sinh tạo thành linh hồn, sức sống bền vững của dân tộc, có những nét ưu trội hơn một số dân tộc khác, mang tính ổn định trong quá trình lịch sử đấu tranh và xây dựng của dân tộc đó” [27]. Bản sắc dân tộc được hình thành trong tiến trình lịch sử nhân loại, do sự đóng góp của nhiều thế hệ, vì vậy mà một cá nhân không thể đại diện cho một dân tộc, một truyền thống không thể đại diện cho mọi truyền thống và để giữ gìn được bản sắc dân tộc, chúng ta cần phải ủng hộ, tôn vinh những giá trị tích cực, tiến bộ, chống lại những các thói xấu, bảo thủ, không phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. 9
  20. 1.1.1.3. Văn hóa truyền thống Thuật ngữ văn hóa truyền thống, trước hết dược nhận thức rõ bản thể khái niệm truyền thống cần tìm hiểu về “truyền thống”. Truyền thống tồn tại thông qua hoạt động, sản xuất, lối sống, sự tìm tòi và xác định những giá trị và quá trình vận dụng chúng vào trong đời sống xã hội, các lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày. Truyền thống mang dấu ấn của thời đại và thường xuyên phát triển theo các lớp bảo tồn theo chế độ xã hội, cuộc sống con người. Trên cơ sở nghiên cứu nội hàm các thuật ngữ “văn hóa” và “truyền thống”, “văn hóa truyền thống” chúng ta nên hiểu đó là những nhân tố nền tảng được thử thách qua thời gian, trong những không gian khác nhau, nó trải qua sự chắt lọc qua thử thách thời gian, để rồi còn lại những giá trị hợp lí tiếp tục được nuôi dưỡng và tuyên truyền qua thế hệ. Do đó, cái cốt yếu đó không bao giờ thay đổi trong mọi hoàn cảnh. Mặc dù vậy, trong quan điểm phát triển không “nhất thành bất biến”, văn hóa luôn vận động, đổi mới và sáng tạo [29][28]. 1.1.1.4. Tiếp biến văn hoá, giao lưu văn hoá Giao lưu văn hoá là khái niệm được các nhà Nhân học phương Tây đưa ra vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhằm nhấn mạnh hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Tiếp biến văn hoá là khái niệm có nội hàm rộng, tuỳ theo góc nhìn của vấn đề. Theo nghĩa đen, tiếp biến văn hoá được diễn giải là quá trình tiếp nhận và biến đổi cá giá trị văn hoá giữa các dân tộc, giữa các quốc gia dân tộc. Dưới góc độ tâm lý học dân tộc, tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa của dân tộc này bởi một dân tộc khác. Trong quá trình tiếp nhận đó, có thể có hiện 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2