Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đặc điểm dân số, dân tộc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
lượt xem 11
download
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân số và dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dân số phù hợp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đặc điểm dân số, dân tộc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––– SOMPHOU KEOBOUAKHAM ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ DÂN CƯ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: Địa lý học Mã số: 60.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƯƠNG QUỲNH PHƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Dương Quỳnh Phương. Các tài liệu tham khảo có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016 Tác giả luận văn SOMPHOU KEOBOUAKHAM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học và HTQT, Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các thầy, cô giáo khoa Địa lí, Trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, đào tạo, cung cấp những kiến thức cẩn thiết để tôi có đủ trình độ của một thạc sĩ địa lí. Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS. Dương Quỳnh Phương đã chỉ bảo, hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Bộ kế hoạch và Đầu Tư, Tổng cục điểu tra dân số nước CHDCND Lào , các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực địa làm luận văn tại địa phương, cảm ơn về nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các học viên cao học Địa Lí K22, đã tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn của mình. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016 Tác giả luận văn SOMPHOU KEOBOUAKHAM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv Danh mục các bảng.............................................................................................. v Danh mục các hình ............................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 5 6. Dự kiến đóng góp luận văn.............................................................................. 7 7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 7 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, DÂN TỘC.................................................................................................... 8 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 8 1.1.1. Các vấn đề về dân số ................................................................................. 8 1.1.2. Những vấn đề về dân tộc ......................................................................... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 20 1.2.1. Khái quát về dân cư, dân tộc ở Châu Á ................................................... 20 1.2.2. Khái quát về dân cư, dân tộc của khu vực Đông Nam Á ........................ 21 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 24 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................................................................................ 25 2.1. Khái quát chung về nước Lào ..................................................................... 25 2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ .............................................................. 25 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................... 27 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 34 2.2. Đặc điểm dân số của nước Lào................................................................... 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii
- 2.2.1. Quy mô dân số ......................................................................................... 36 2.2.2. Gia tăng dân số ........................................................................................ 38 2.2.3. Cơ cấu dân số........................................................................................... 43 2.2.4. Phân bố dân cư......................................................................................... 46 2.2.5. Chất lượng dân số .................................................................................... 48 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 50 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................................................................................ 51 3.1. Thành phần dân tộc và đặc điểm phân bố .................................................. 51 3.1.1. Chia theo nhóm ngôn ngữ ....................................................................... 51 3.1.2. Chia theo địa bàn cư trú, phong tục tập quán và nguồn gốc các dân tộc....... 54 3.2. Bản sắc văn hóa của các dân tộc Lào ......................................................... 59 3.2.1. Tập quán sinh hoạt ................................................................................... 59 3.2.2. Tập quán sản xuất .................................................................................... 66 3.2.3. Các lễ hội truyền thống ............................................................................ 70 3.2.4. Nghệ thuật................................................................................................ 79 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 80 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH DÂN SỐ VÀ BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO .......................... 81 4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng .......................................................... 81 4.1.1. Quan điểm................................................................................................ 81 4.1.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................... 83 4.1.3. Định hướng phát triển .............................................................................. 83 4.2. Một số giải pháp nhằm ổn định dân số, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ......................................................................................................... 86 4.2.1. Nhóm các giải pháp về ổn định dân số .................................................... 86 4.2.2. Nhóm các giải pháp về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc ..... 89 Tiểu kết chương 4 .............................................................................................. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHDCNND Lào : Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào CBR : Tỷ suất sinh thô CDR : Tỷ suất chất thô TFR : Tổng tỷ suất sinh GFR : Tỷ suất sinh chung GDP : Tổng thu nhập quốc nội D.S : Dân sinh D.T : Diện tích HDI : Chỉ số phát triển con người WB : Ngân hàng thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa Đảng NDCM Lào : Đảng nhân dân cách mạng Lào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Dân số của các nước khu vực Đông Nam Á năm 2012 .................... 22 Bảng 2.1. Một số đỉnh núi cao của Lào ............................................................. 28 Bảng 2.2. Các con Sông có chiều dài lên tới 100 km tại Lào ........................... 33 Bảng 2.3. Dân số nước Lào qua các thời kì....................................................... 36 Bảng 2.4. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước Lào ..................................... 38 Bảng 2.5. Tỉ lệ tử của nước Lào giai đoạn 2005 – 2015 ................................... 40 Bảng 2.6. Bảng thống kê số dân nhập cư hợp pháp vào nước Lào tính đến năm 2015 ........................................................................................... 41 Bảng 2.7. Cơ cấu dân số chia theo nhóm tuổi giai đoạn 2010 - 2015 ............... 43 Bảng 2.8. Cơ cấu dân số theo giới năm giai đoạn 2005-2015........................... 44 Bảng 2.9. Cơ cấu dân số theo lao động nước Lào năm 2015 ............................ 45 Bảng 2.10. Dân số và mật độ dân số nước Lào theo các đơn vị hành chính, giai đoạn 2005 – 2015 ....................................................................... 46 Bảng 3.1. Dân số chia theo các nhóm dân tộc của nước Lào năm 2012 ........... 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Quy mô dân số nước Lào qua các năm ................................................. 37 Hình 2.2. Biểu đồ tử lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước Lào qua các năm ... 38 Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu dân số theo giới tính của nước Lào năm 2005 và năm 2015 .................................................................................................. 45 Hình 3.1. Cơ cấu các nhóm dân tộc của nước Lào ............................................... 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước Lào nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Châu Á, không có biển, bao quanh là lục địa; có đường biên giới tiếp giáp với Việt Nam ở phía Đông, Campuchia ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Myanma và Trung Quốc ở phía Bắc. Đây là một quốc gia có quy mô dân số nhỏ nhưng phát triển nhanh, phân bố không đều và mật độ dân số thấp; chất lượng dân số và nguồn nhân lực tăng lên nhưng chưa cao. Theo Cục Thống kê Lào, năm 2009, tổng dân số của nước này là 6.127.910 người, xếp thứ 105 trong tổng số 206 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dân số Lào đang tăng nhanh, nếu với tốc độ như hiện nay, dân số Lào sẽ tăng gấp đôi trong khoảng 28 - 30 năm tới. Nước Lào đất rộng, dân không đông nhưng lại gồm nhiều dân tộc, bộ tộc (49 dân tộc). Nhân dân Lào có nhiều phong tục tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử. Nước Lào nằm sâu trong lục địa châu Á nơi giao tiếp giữa hai nên văn minh cổ đại là Ấn Độ và Trung Hoa. Bởi vậy trong quá trình lịch sử, nhân dân Lào còn tiếp thu các trào lưu văn hóa tràn qua các vùng này, ảnh hưởng sâu sắc nhất là Phật giáo và văn hóa Ấn Độ. Về tập quán sản xuất, tuy cùng sinh sống bằng nghề nông nhưng trình độ sản xuất không đồng đều nên phong tục tập quán ở mỗi miền có sự khác biệt. Vì thế mà phong tục tập quán ở Lào rất đa dạng thể hiện rõ trình độ sản xuất sinh hoạt của mỗi nhóm dân tộc, bộ tộc. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước Lào đã có những bước phát triển và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, so với các nước khác trong khu vực, Lào vẫn là một quốc gia có nền kinh tế phát triển ở mức độ thấp hơn, đời sống của nhiều dân tộc vẫn ở mức độ thấp, sự gia tăng dân số chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vây, trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX của Đảng NDCM Lào đã xác định: phát triển tài nguyên con 1
- người là một trong bốn đột phá nhằm đưa Lào ra khỏi tình trạng nước kém phát triển. Để thực hiện khâu đột phá phát triển tài nguyên con người cần có nhiều giải pháp xử lý hài hòa mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng dân số, nguồn nhân lực, phát huy bản sắn văn hóa các dân tộc trong phát triển kinh tế. Xuất phát từ những lí do có tính cấp thiết trên, tôi đã lựa chọn hướng nghiên cứu “Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Trên thế giới Dân số và dân tộc luôn là vấn đề không chỉ có các nhà khoa học, các chuyên gia mà ngay cả các chính phủ đều rất quan tâm, không chỉ ngày nay mà ngay cả trước kia, không chỉ đối với nước Lào mà tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm. Sự quan tâm đó không chỉ vì sức ép của bùng nổ dân số mà cả vì sức mạnh của quốc gia, không chỉ quan tâm hạn chế mà cả khuyến khích phát triển dân số. Cách đây trên 200 năm giáo sư người Anh Thomas Malthus lần đầu tiên đã đề cập đến vấn đề này một cách rõ ràng và có hệ thống nhất trong quyển “ Bàn về nguyên tắc dân số’’ trong lúc dân số thế giới chưa đầy 1 tỷ người. Ông đưa ra nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa gia tăng và sinh tồn. Điều này được thể hiện qua bài luận “Luận về nguyên tắc dân số như nó tác đông đến việc cải thiện xã hội”.Ông cho rằng, dân số sẽ đạt được sự cân bằng thông qua tác động hủy diệt của chiến tranh, nạn đói và bệnh tật. Đối lập với tư tưởng của Malthus là quan điểm của Karl Max và Engels. Hai ông có lý giải nguyên nhân mất cân bằng giữa gia tăng dân số và sinh tồn là do nền kinh tế kém phát triển và từ đó rút ra việc phát triển hệ thống sản xuất tốt hơn. Dân số thế giới tăng với tốc độ nhanh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vì thế, khi dân số thế giới đạt mốc 5 tỉ người (năm 1987), Ủy ban dân số của Liên hiệp quốc đã lấy ngày 11.7 hàng năm là ngày dân số thế giới. Theo bản báo cáo năm 2006 của Ủy ban dân số Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ 2
- đặt mức 9,2 tỉ người vào năm 2050, cao hơn ước tính 9,1 tỉ của năm 2004. Xu hướng tăng dân số diễn ra rất khác nhau giữa các nước. Vì vậy, cho đến nay, vấn đề dân số vẫn đang tiếp tục nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới. Ở Việt Nam từ những năm cuối của thập kỉ 80 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cơ quan Trung ương như: Trung tâm thông tin khoa học và xã hội thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội, các Viện khoa học, các cơ quan nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành thuộc các Bộ, ngành, Ủy ban quốc gia DS- KHHGĐ. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như: GS.TS. Lê Thông, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, PGS.TS. Nguyễn Đình Cử, TS Trần Cao Sơn…về mối quan hệ giữa dân số và các vấn dề kinh tế - xã hội – môi trường. Ngoài ra, đây cũng là vấn đề nóng hổi và là đề tài của nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành. 2.2. Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Trong mấy thập kỳ gần đây, các tác giả người Lào cũng đã soạn thảo và xuất bản một số công trình nghiên cứu dân số, văn hóa . Trong công trình này, chúng tôi đã sử dụng một số tư liệu, trong đó có tư liệu gốc từ một số công trình dưới đây: - Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX của Đảng NDCM Lào (2011) - “Số liệu điều tra dân số và nhà ở của Lào”, Tổng cục thống kê đất nước Lào (2005) - Maha Xila. Phông xavadan “Dã sử Lào” - Ma Nhu Li Ngầu Xạ Vắt “văn hóa xã hội Lào” - Kham Bang chăn Na Vong “Hịt xíp xỏng khong xíp xi” (phong tục tập quán) - Hùm Phăn Lắt Ta Nạ “Văn hóa Lào” - Chăn Phon Vong Xạ “Những giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Xiêng Thong ở Luổng Phạ Bang” 3
- - Humphanh Rattanavong “Lễ hội lảy phay và lễ hội xuồng hưa Lào” - Dr. Suneth Phothisane “Tiến trình Phật giáo ở Lào”. - Ma ha khămphan Vilachit “Đạo phật ở Lào”. Những công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến một vài khía cạnh về dân số và các dân tộc của nước Lào. Việc tác giả nghiên cứu Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào sẽ là một công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về các vấn đề dân số, dân tộc. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân số và dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dân số phù hợp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đặc điểm dân số, dân tộc. - Phân tích đặc điểm dân số, dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Đánh giá những mặt mạnh và những tồn tại của vấn đề dân số và dân tộc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Nghiên cứu định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dân số phù hợp với phát triển kinh tế và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu các khía cạnh về đặc điểm dân số và các khía cạnh liên quan đến dân tộc (chủ yếu tập trung nghiên cứu văn hóa truyền thống của một số dân tộc). - Về không gian: Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 4
- - Về thời gian nghiên cứu: Sử dụng số liệu thống kê và số liệu điều tra trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2014. - Về đối tượng nghiên cứu: Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có 49 dân tộc (còn được gọi là bộ tộc), nhưng vì thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả chỉ lựa chọn nghiên cứu những vẫn đề chung về đặc điểm dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và phân tích đặc điểm văn hóa truyền thống của dân tộc Lào (Dân tộc đa số). 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Tính hệ thống làm đề tài trở nên lô gic, thông suốt và sâu sắc trong đề tài này việc nghiên cứu đặc điểm dân số - Dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào liên quan đến vấn đề quan trọng nhất là những biến động dân số trong quá trình sinh, tử, chuyển cư đồng thời vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa và cấu trúc cộng đồng của các đồng bào dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và chịu tác động của các nhân tố tự nhiên – Kinh tế xã hội, chính sách dân số, lịch sử khai thác lãnh thổ. Vì vậy cần phải tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh hưởng giữa các yếu tố để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp Nghiên cứu đặc điểm dân số, dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cần phải dựa trên cơ sở xem xét tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội, chính sách về dân số, dân tộc, bên cạnh đó cần đề cập đến tác động trở lại của dân số, dân tộc với các nhân tố này. 5.1.3. Quan điểm lịch sử Mỗi một hiện tượng địa lý kinh tế xã hội đều tồn tại trong một thời gian nhất định. Nói cách khác các hiện tượng này có quá trình phát sinh, phát triển và suy vong. Trong quá trình nghiên cứu khi xem xét hay đánh giá cần đứng 5
- trên quan điểm lịch sử. Biến động về dân số, bản sắc văn hóa dân tộc cũng vậy đều diễn ra trong những điều kiện địa lý nhất định và trong thời gian nhất định với xu hướng từ quá khứ, hiện tại tới tương lai đều có mối quan hệ nhân quả và diễn ra trong chu trình khép kín. Việc quán triệt quan điểm lịch sử yêu cầu không chỉ nghiên cứu các nhân tố trình tự liên tục về không gian mà còn vạch ra xu hướng phát triển dân số trong lịch sử và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cấu trúc cộng đồng các dân tộc. Khi nghiên cứu cần tính đến những nét tiêu biểu do đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử gây ra. 5.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Nghiên cứu vấn đề dân số, dân tộc phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Con người được coi là chủ thể trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng nhằm đạt được hiệu quả nhất đinh trong sản xuất và đời sống. Vì thế vấn đề dân số và bản sắc văn hóa các dân tộc cũng có những tác động nhất định đến tự nhiên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và ngược lại. Đồng thời bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Để phân tích, đánh gía đặc điểm dân số, dân tộc của một lãnh thổ cần phải thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách có chọn lọc. Cụ thể bằng văn bản và dữ liệu không gian (bản đồ) từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo, các văn kiện, văn bản chính thức, niên giám thống kê và có sự thống nhất về thời gian. 5.2.2. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến trong lĩnh vực địa lý: Dân số, Dân tộc học, văn hóa…Từ đó có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. 6
- 5.2.3. Phương pháp bản đồ, GIS Đây là phương pháp quan trọng và từ lâu đã trở thành phương pháp truyền thống của ngành địa lý. Sử dụng phương pháp này giúp các vấn đề được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các hình trong đề tài được thành lập bằng các phần mềm hiện đại, cụ thể sẽ xây dựng một số biểu đồ, tháp dân số năm 2004-2014, bản đồ phân bố dân cư, dân tộc dựa trên các dữ liệu đã được thu thập và xử lý. 5.2.4. Phương pháp dự báo Phương pháp này là một phần không thể thiếu khi nghiên cứu vấn đề liên quan đến đặc điểm dân số - Dân tộc trong chiến lược phát triển, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển trong tương lai. 6. Dự kiến đóng góp luận văn - Kế thừa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về đặc điểm dân số, dân tộc. - Phân tích được đặc điểm dân số của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Phân tích được đặc điểm dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đặc biệt là phân tích được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Lào. - Đánh giá được mặt mạnh, mặt tồn tại trong vấn đề dân số, dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Đề xuất được một số giải pháp trên các phương diện: phát triển dân số phù hợp với phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân số, dân tộc Chương 2: Đặc điểm dân số nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 3: Đặc điểm dân tộc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 4: Định hướng và một số giải pháp ổn định dân số và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 7
- Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, DÂN TỘC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các vấn đề về dân số 1.1.1.1. Khái niệm dân số Dân số là một tập hợp người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của sự phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ [3]. Dân số luôn luôn biến động theo thời gian và không gian. Những biến động về dân số có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi các nhân, gia đình và toàn xã hội. Nhằm đảm bảo sự kiểm soát nhất định đối với vấn đề dân số, thì một quốc gia thường có những cuộc điều tra dân số để làm cơ sở đánh giá, nhân định và đưa ra những chính sách đối với vấn đề dân số của mình. 1.1.1.2. Quy mô dân số Quy mô dân số được hiểu là số lượng người sống trên một lãnh thổ (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, vùng…) tại một thời điểm xác định [7]. Quy mô dân số là chỉ tiêu dân số học cơ bản. Thông tin về qui mô dân số được dùng để tính só dân bình quan và nhiều tiêu chí khác. Nó là đại lượng không thể thiếu được trong việc xác định các thước đo chủ yếu về mức sinh, chết, di dân. Đồng thời nó còn được sử dụng để so sánh với các tiêu chí kinh tế xã hội nhằm lí giải nguyên nhân của tình hình và hoạch định chiến lược phát triển. Để nghiên cứu quy mô dân số, người ta sử dụng các thước đo sau: a. Số dân thời điểm: là tổng số dân sinh sống trong một vùng lãnh thổ nhất định vào những thời điểm xác định (có thể là đầu năm, cuối năm, giữa năm hoặc thời điểm t bất kì nào đó…). Các kí hiệu thường dùng như: + p0: Số dân đầu năm (hoặc đầu kì); + p1: Số dân cuối năm (hoặc cuối kì); + pt: Số dân tại thời điểm t. 8
- Thông tin về qui mô dân số thời điểm được sử dụng để tính tốc độ tăng hay giảm dân số theo thời gian [17]. b. Số dân trung bình (kí hiệu thường dùng p ) là số dân trung bình cộng của các dân số thời điểm. Khi có số dân đầu năm và cuối năm, hoặc đầu và cuối một thời kì ngắn, nếu số dân biến động tăng hoặc giảm tương đối đề đặn, không có những biến đổi mang tính chất đột biến ta có công thức tính dân số trung bình như sau: P0 P1 p= 2 Trong đó: P0: số dân đầu năm (hoặc đầu kì) P1: số dân cuối năm (hoặc cuối kì) Trong trường hợp không đủ số liệu để tính toán, người ta cũng có thể lấy số dân vào thời điểm giữa năm (1/7 hàng năm) làm số dân trung bình của năm đó [6]. 1.1.1.3. Cơ cấu dân số Cơ cấu dân số là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một lãnh thổ (nhóm nước, từng nước, từng vùng…) được phân chia dựa trên những tiêu chuẩn nhất định [17]. Bên cạnh những đặc điểm chung của con người là cùng chung sống trong một lãnh thổ, họ còn có những đặc điểm riêng về giới tính, độ tuổi… Do vậy, để hiểu biết chi tiết hơn về dân số, chúng ta cần phân chia dân số thành những vấn đề khác nhau theo một kiến thức nào đó. Sự phân chia các nhóm gọi là cơ cấu dân số. - Cơ cấu dân số theo tuổi: Đây là việc phân chia tổng dân số của một lãnh thổ thành những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi khác nhau tại một thời điểm nào đó [17]. - Cơ cấu dân số theo giới tính: Nếu chia toàn bộ dân số nam và dân số nữ thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính. Các chỉ tiêu thường dùng là tỉ lệ hoặc tỉ số 9
- giới tính. Nếu kí hiệu pm và pf lần lượt là dân số nam và dân số nữ thì tỉ số giới( SR) được xác định như sau: pm SR= 100 [3]. pf - Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: Là việc chia tổng dân số của một lãnh thổ thành dân cư sinh sống ở thành thị và dân cư sinh sống ở nông thôn thì ta được cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn [5]. - Cơ cấu theo lao động: cơ cấu dân số theo lao động có liên quan đến nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế [17]. + Về lao động có dân số hoạt động kinh tế và dân số khong hoạt động kinh tế. + Cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế: số dân làm việc trong 3 khu vực: (-) Khu vực 1: nông – lâm- ngư nghiệp (-) Khu vực 2: công nghiệp – xây dựng (-) Khu vực 3: dịch vụ, - Cơ cấu dân số theo dân tộc – tôn giáo: là tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một quốc gia được phân chia theo thành phần dân tộc (tộc người) [17]. - Cơ cấu theo trình độ văn hóa: cơ cấu này phản ánh trình độ dân trí, học vấn của dân cư một quốc gia, một vùng hay toàn thế giới thể hiện qua: + Tỉ số người lớn biết chữ đó là những người đủ 15 tuổi trở lên biết đọc, hiểu và viết những câu ngắn gọn, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày với số dân. + Tỉ lệ nhập học của cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học. Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia tổng dân số, mỗi tiêu thức phục vụ cho một lợi ích nghiên cứu khác nhau và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phân tích, đánh giá và điều chỉnh quá trình dân số theo hướng có lợi cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội lâu dài và ổn định. 10
- 1.1.1.4. Biến động dân số a. Biến động dân số tự nhiên Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự vận động tự nhiên và xã hội của con người. Sự vận động đó chính là quá trình sinh, chết và di dân. Nó vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển. Do đó, việc nghiên cứu nhằm tác động một cách có khoa học vào sự vận động có ý nghĩa to lớn tới sự phát triển của xã hội loài người. * Mức sinh và các thước đo đánh giá mức sinh: - Mức sinh: Phản ánh mức độ sinh sản của dân số, nó biểu thị số trẻ em sinh sống mà một phụ nữ có được trong suốt cuộc đời sinh sản của mình. Mức sinh phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố sinh học, tự nhiên và xã hội (Sự sinh sống là sự kiện đứa trẻ tách khỏi cơ thể mẹ và có dấu hiệu của sự sống như hơi thở, tim đập, cuống rốn rung động hoặc những cử động tự nhiên của bắp thịt) [7]. - Các thước đo cơ bản: Để đánh giá mức sinh có rất nhiều thước đo khác nhau và mỗi thước đo đều chứa đựng những ưu điểm riêng biệt. Sau đây là một số thước đo cơ bản. + Tỷ suất sinh thô (CBR): Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với 1000 dân số trung bình năm đó, đơn vị phần nghìn. B CBR= x 1000 P Trong đó: B: Số trẻ em sinh sống trong năm nghiên cứu. p : Dân số trung bình của năm nghiên cứu. Đây chỉ là chỉ tiêu "thô" về mức sinh bởi lẽ mẫu số bao gồm toàn bộ dân số, cả những thành phần dân số không tham gia vào quá trình sinh sản như: đàn ông, trẻ em, người già hay phụ nữ vô sinh [5]. + Tỷ suất sinh chung: Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với một nghìn phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ. 11
- Trong đó: GFR: Tỷ suất sinh chung. B: Số trẻ em sinh ra trong năm. W15-49: Số lượng phụ nữ trung bình có khả năng sing đẻ trong năm. Tỷ suất sinh chung đã một phần nào loại bỏ được ảnh hưởng của cấu trúc tuổi và giới - nó không so với 1000 dân nói chung mà chỉ so với 1000 phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh sản. Tuy nhiên cách tính này vẫn chịu ảnh hưởng của sự phân bố mức sinh trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ, tình trạng hôn nhân [21]. + Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: Đối với các độ tuổi khác nhau , mức sinh đẻ của phụ nữ cũng khác nhau. Do vậy cần xác định mức sinh theo từng độ tuổi của phụ nữ. Công thức: Trong đó: ASFRx: Tỷ suất sinh đặc trưng của phụ nữ ở dộ tuổi X Bfx: Số trẻ em sinh ra trong một năm của những phụ nữ ở độ tuổi X Wx : Số phụ nữ ở độ tuổi X trong năm. Để xác định được ASFRx cần có hệ thống số liệu chi tiết, hơn nữa mặc dù mức sinh ở các độ tuổi khác nhau là khác nhau, nhưng đối với các độ tuổi gần nhau, mức sinh không khác nhau nhiều. Do vậy, trong thực tế người ta thường xác định tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi. Thường toàn bộ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được chia thành 7 nhóm mỗi nhóm 5 tuổi [21] + Tổng tỷ suất sinh là số con trung bình mà một phụ nữ có thể sinh ra trong suốt cuộc đời của mình, nếu như người phụ nữ đó trải qua tất cả các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của năm đó. Công thức tính như sau: 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 749 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 296 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 226 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn