Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang
lượt xem 71
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang trình bày về cơ sở lý luận; đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang; giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đối với loại hình du lịch này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Văn Hưng ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Văn Hưng ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nào trước đây. Tác giả Lê Văn Hưng 1
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô trong Khoa Địa Lý trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy tôi trong khoảng thời gian học tập vừa qua (2011 – 2013). Đặc biệt, để bài luận văn đi đúng hướng và hoàn thành đúng kế hoạch, tôi đã được sự chỉ bảo rất nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.ĐẶNG VĂN PHAN. Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy, cảm ơn Thầy đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian em làm luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thư Viện trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ; đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi có thể hoàn thành bài luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Cao học Địa Lý Học – K22; các bạn bè; đã có những đóng góp ý kiến bổ sung vô cùng bổ ích để bài Luận Văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn đến Sở VHTT và Du Lịch tỉnh Tiền Giang, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang và các khu du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh đã giúp tôi trong việc cung cấp tài liệu, số liệu để bài luận văn đảm bảo được độ chính xác và khoa học. Cảm ơn đến tất cả các du khách đã giành khoảng thời gian quí báo của mình để trả lời bảng câu hỏi điều tra số liệu của đề tài Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Lê Văn Hưng 2
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 6 2. Mục tiêu – nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 7 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................................... 8 5. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................................. 10 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 11 7. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 17 8. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 17 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ........... 18 1.1. Các vấn đề cơ bản về du lịch..................................................................................... 18 1.1.1. Khái niệm Du lịch ................................................................................................. 18 1.1.2. Khái niệm khách du lịch........................................................................................ 19 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch .................................................. 19 1.2. Khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái ...................................................................... 23 1.3. Lịch sử hình thành du lịch miệt vườn ...................................................................... 24 1.4. Du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” ............................................................ 25 1.4.1. Khái niệm “miệt vườn” ......................................................................................... 25 1.4.2. Khái niệm du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” ......................................... 25 1.4.3. Đặc trưng của du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” ................................... 26 1.4.4. Đặc điểm cơ bản của khách du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” .............. 26 1.5. Sự hài lòng .................................................................................................................. 27 1.6. Tổng quan đề tài nghiên cứu .................................................................................... 28 CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀN GIANG........................................................................................................................ 29 2.1. Tổng quan về tỉnh Tiền Giang .................................................................................. 29 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 29 2.1.2. Dân cư ................................................................................................................... 29 3
- 2.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng............................................................................................. 29 2.1.4. Khí hậu ................................................................................................................. 31 2.1.5. Thủy văn ................................................................................................................ 31 2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội .......................................................................................... 32 2.2.1. Điều kiện kinh tế – xã hội ..................................................................................... 32 2.2.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ..................................................................................... 33 2.2.3. Hệ thống dịch vụ xã hội ........................................................................................ 35 2.2.4. Nguồn nhân lực ..................................................................................................... 36 2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch .................................................................................... 37 2.3.1. Khách du lịch ........................................................................................................ 37 2.3.2. Cơ cấu nguồn khách du lịch .................................................................................. 37 2.3.3. Doanh thu du lịch .................................................................................................. 39 2.3.4. Đầu tư phát triển du lịch ........................................................................................ 40 2.3.5. Cơ sở phát triển loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước”................. 41 2.3.6. Một số điểm vườn du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” ............................ 43 2.4. Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tại Tiền Giang. ........................................................................................... 47 2.4.1. Đặc điểm khách du lịch đến với du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tại Tiền Giang theo kết quả khảo sát. ................................................................................... 48 2.4.2. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang. .............................................................................. 57 2.4.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng chung của du khách bằng phương pháp hồi qui tương quan đa biến .................................................... 74 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀN GIANG........................................................................................................................ 80 3.1. Cơ sở đề ra giải pháp ................................................................................................. 80 3.1.1. Những tồn tại và nguyên nhân của loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” Tiền Giang ............................................................................................................ 80 3.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang.......................................... 83 3.1.3 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 .................. 86 3.2. Các nhóm giải pháp chung........................................................................................ 87 3.2.1. Giải pháp về an ninh chính trị và an toàn xã hội cho du khách ............................ 87 3.2.2. Giải pháp về kinh tế .............................................................................................. 88 3.2.3. Chính sách phát triển du lịch ................................................................................. 88 3.3. Các nhóm giải pháp cụ thể ........................................................................................ 89 4
- 3.3.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật........................................................ 89 3.3.2. Hợp tác đầu tư cùng với các tỉnh ĐBSCL và thu hút vốn đầu tư nước ngoài ...... 91 3.3.3. Xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” ........................... 91 3.3.4. Xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” thành loại hình du lịch đặc trưng. ............................................................................................................. 92 3.3.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ......................................................................... 92 3.3.6. Giải pháp thu hút sự tham gia cộng đồng địa phương .......................................... 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 98 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 100 5
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam – đất nước đang vươn mình trong thiên niên kỹ mới với sự phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội; dịch vụ; chính trị... Trong đó, du lịch là một trong những ngành đã và đang mang lại nhiều thu nhập cho quốc gia. Với chủ đề “Văn minh Sông Hồng” năm 2013 được xem là năm Du lịch quốc gia với nhiều hoạt động du lịch mang tầm cở quốc tế, thu hút hàng trăm lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Với chủ trương đa dạng hóa các loại hình du lịch, Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách, trong đó có các loại hình du lịch nổi bậc như: Du lịch sinh thái; du lịch Văn hóa; du lịch khám phá; du lịch nghỉ dưỡng… Hòa cùng với “nhịp đập” phát triển kinh tế của quốc gia, Tiền Giang là một trong những tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Được thiên nhiên và tạo hóa ưu ái với tài nguyên tự nhiên phong phú, Tiền Giang đã hình thành nên ba vùng sinh thái rất thuận lợi để đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước”. “Nằm dọc sông Tiền của các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành là vùng sinh thái nước ngọt với các cù lao cây trái xanh tươi, các khu dân cư và những kênh, rạch chằng chịt, mênh mông sông nước. Về phía Biển Ðông là vùng sinh thái ngập mặn của khu du lịch biển Tân Thành - Hàng Dương, phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ biển và nối tuyến với Cồn Ngang, một cù lao hoang sơ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách. Tỉnh còn có vùng sinh thái ngập mặn Ðồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, có hệ sinh thái độc đáo, nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu, dành cho các nhà nghiên cứu và các du khách ưa tìm hiểu, khám phá”. Dựa trên thế mạnh du lịch sinh thái, lòng mến khách cùng cuộc sống hiền hòa vùng sông nước, Tiền Giang hội đủ những yếu tố thu hút du khách. Ðến đây, họ được hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống cộng đồng dân cư địa phương trong một không gian thoáng mát, đầy cây xanh, tham gia các thú vui dân gian như câu cá, chèo thuyền, tắm sông, thưởng thức những món đặc sản sông nước, miệt vườn, ngắm nhìn phong cảnh sông Tiền và đắm 6
- mình trong bản ca nhạc tài tử mang đậm phong cách Nam Bộ, vừa trữ tình, vừa phóng khoáng. Từ những thế mạnh nêu trên, du lịch Tiền Giang nói chung và du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” nói riêng đã và đang đem lại sự hài lòng cho du khách hay chưa? Yếu tố nào quyết định sự hài lòng cho du khách? Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang để đánh giá, phân tích làm rõ vấn đề này. 2. Mục tiêu – nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Mục tiêu chung của đề tài là đi sâu nghiên cứu khảo sát sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tại địa bàn khảo địa là tỉnh Tiền Giang. Qua đó, bằng các phương pháp phân tích, đánh giá khoa học nhằm làm sáng tỏ mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch này. Đồng thời, tác giả còn đưa ra một số định hướng và giải pháp thúc đẩy ngành du lịch nói chung và loại hình du lịch “Miệt vườn – Sông nước” của tỉnh Tiền Giang nói riêng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 2.2. Nhiệm vụ Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Tổng quan một số vấn đề lí luận về du lịch, du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” và sự hài lòng của du khách. Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. - Đánh giá và phân tích sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang. - Đề xuất những định hướng và các giải pháp nhằm mục đích kích thích, phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu thỏa mãn sự hài lòng của du khách. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: Nghiên cứu sự hài lòng của du khách thông qua khách du lịch trong và ngoài nước đã và đang tham gia tour du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tại tỉnh Tiền Giang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 7
- Đề tài chỉ tập trung đánh giá và phân tích mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” nhằm mục đích phát triển du lịch. - Phạm vi thời gian: Thực hiện trong 12 tháng - Phạm vi không gian nghiên cứu: Đây là đề tài du lịch “Miệt vườn – Sông nước” ở tỉnh Tiên Giang nên không gian nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung trên địa bàn của tỉnh. Cụ thể đó là các địa điểm du lịch “Miệt vườn – Sông nước” như: Cù lao Thới Sơn; Cù lao Tân Phong; Cù Lao Ngũ Hiệp; Chợ nổi Cái Bè; Vườn cây ăn trái Cái Bè; Sông Tiền;… Đây là những địa danh tập trung thu hút nhiều du khách du lịch tham quan nhất, làm cở sở nghiên cứu của đề tài. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, du lịch đã trở thành một ngành dịch vụ không kém phần quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia. Cùng với nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập đã làm cho đời sống của người dân ngày một tăng lên. Nhu cầu về du lịch cũng như nghiên cứu về du lịch sinh thái ngày càng nhiều, tiêu biểu có các công trình nghiên cứu như: Tổng cục du lịch – Hội thảo du lịch sinh thái các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long – TP. Long Xuyên. An Giang năm 2006. Đề tài tóm tắt vấn đề thực trạng, phương hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái – văn hoá ở đồng bằng sông Cửu Long. Dương Quế Nhu – Ðánh giá mức dộ thỏa mãn nhu cầu du lịch của khách quốc tế tại Cần Thơ – ÐHCT năm 2004. Ðề tài đưa ra những cơ sở lý luận, những nhận xét đánh giá của khách quốc tế về du lịch sinh thái TP. Cần Thơ và giải pháp phát triển. Phạm Lê Hồng Nhung – Ðánh giá khả năng phát triển loại hình du lịch Homestay ở Tiền Giang – ÐHCT năm 2006. Ðề tài đưa ra những cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và những giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch Homestay ở Tiền Giang. Nguyễn Thanh Sang – Đánh giá tiềm năng phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu – Luận văn cao học năm 2006. Mục tiêu tổng quát của đề tài nhằm đánh giá thực trạng cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu. Trong đó, các yếu tố trọng tậm là: - Đánh giá các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu. - Đánh giá tính hấp dẫn và tính đa đạng sinh học của các tuyến điểm du lịch. - Đánh giá cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của các tuyến điểm du lịch. 8
- - Đề xuất các tuyến điểm du lịch sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tại các tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Ngọc Ẩn – Nghiên cứu hệ sinh thái và môi trường vườn tại các cù lao tỉnh Tiền Giang để phát triển bền vững, Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 – Viện ST&TNSV – Viện KH&CN phía Nam. Báo cáo đã phân tích hệ sinh thái và môi trường vườn tại các cù lao thuộc tỉnh Tiền Giang và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững. báo cáo cho rằng: Tiền Giang có những lợi thế về điều kiện tự nhiên: sông nước mênh mông, trên cù lao cây trái bạt ngàn,…tạo sự hấp dẫn cho du khách đến tham quan. Vườn nhà ở cù lao không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho cư dân nơi đây bằng những sản vật từ nông ngư nghiệp, mà việc kết hợp phát triển du lịch hợp lý trên mảnh vườn cây ăn trái, tận dụng thời gian nông nhàn đã góp phần tăng thu nhập đáng kể cho một số hộ nhà vườn nơi đây. Hội thảo quốc gia về phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch – Vườn cây ăn trái gắn với du lịch miệt vườn, 21/4/2010 tại Tiền Giang. Nội dung tham luận của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu du lịch, nhà kinh doanh du lịch và nhà vườn đã đánh giá đúng tình hình thực tế của du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long. Bên cạnh những mặt đạt được thì du lịch miệt vườn vẫn còn nhiều hạn chế như: cơ sở hạ tầng yếu kém, hoạt động kinh doanh du lịch còn đơn điệu, đội ngũ tiếp viên chưa chuyên nghiệp, các hoạt động lưu trú, vui chơi giải trí chưa được đầu tư đúng mức. Hội thảo còn là dịp để các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà vườn gặp nhau giao lưu và tham quan thực tế mô hình làm du lịch miệt vườn tại Tiền Giang. Cao Thị Tuyết Lan – Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh Tế. Đề tài đã khái quát hệ thống lý luận về đặc điểm, vai trò của du lịch sinh thái. Đặc trưng cơ bản trong sản phẩm du lịch sinh thái là yếu tố tự nhiên, để đưa du khách trở về gần với thiên nhiên núi rừng, sông suối và cảnh những sinh hoạt văn hóa, hoạt động sản xuất của người dân bản địa. Đề tài cũng đã phân tích sự phân bố các tài nguyên du lịch sinh thái trên địa bàn các tỉnh của vùng ĐBSCL, và chỉ ra các tuyến du lịch mà vùng có thể khai thác làm du lịch sinh thái như: tuyến du lịch Long An – đồng Tháp; tuyến Tiền Giang – Bến Tre; tuyến Cần Thơ – Châu Đốc – An Giang; …Qua đó tác giả cũng đưa ra nhiều kiến nghị trên cơ sở các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của du khách có tính khả thi cao. Nguyễn Trọng Nhân, Lê Thông (2011) – Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ. Đề tài cho 9
- rằng, vườn quốc gia Tràm Chim là vườn quốc gia đầu tiên ở vùng ĐBSCL. Trong những năm qua, vườn quốc gia đã được quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong việc phát triển du lịch ở đây như: sản phẩm du lịch trùng lắp giữa các tuyến, đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch còn hạn chế về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, cơ sở vật chất cò thiếu,…Do đó, việc đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch và trên cơ sở đó có những đề xuất về mặt định hướng và giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia trong thời gian tới là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ra, còn có rất nhiều tài liệu khác nghiên cứu về du lịch sinh thái trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên chỉ mạng tính chất khái quát, định hướng chung dựa trên các cơ sở lý luận và số liệu thu thập để đưa ra những giải pháp phát triển cho ngành du lịch. Các đề tài thường chú trọng đến khía cạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở các hệ sinh thái tự nhiên. Chưa có đề tài nào nghiên cứu đi sâu vào mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” ở tỉnh Tiền Giang. Đề tài Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang sẽ đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách khoa học, thiết thực và toàn diện về vấn đề hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch đặc trưng của miệt vườn, sông nước mà những nơi khác không có được. Bên cạnh đó, đây còn là cơ sở cho việc thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Tiền Giang nói chung và loại hình du lịch miệt vườn, sông nước nói riêng. 5. Quan điểm nghiên cứu 5.1. Quan điểm tổng hợp Những đặc điểm về ngành dịch vụ du lịch chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về vấn đề này cũng như để cho ngành du lịch phát triển lâu dài thì chúng ta không chỉ xem xét vấn đề một cách phiến diện, thiên về tự nhiên hay là thiên về các điều kiện kinh tế - xã hội, mà chúng ta cần phải đặt chúng trong mối quan hệ tương hỗ và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Một biểu hiện cụ thể mà chúng ta có thể thấy rõ là trong quá trình hoạt động du lịch. Nếu như chúng ta chỉ có các yếu tố như: cảnh quan vườn cây ăn trái; sông nước hữu tình;…mà thiếu đi sự hỗ trợ của các phương tiện như: Tàu thuyền vận chuyển; du khách đến 10
- tham quan; nhân viên phục vụ;… thì ngành du lịch sẽ khó có điều kiện để họat động và phát triển tốt. Nhưng ngược lại, nếu như có sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố trên thì kết quả đạt được cũng sẽ ngược lại, tức là chất lượng dịch vụ du lịch sẽ cao hơn, du khác đến tham quan nhiều hơn và đảm bảo được sự hài lòng, tính ổn định lâu dài trong quá trình hoạt động cũng như trong quá trình phát triển ngành du lịch của địa phương. 5.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Cũng giống như các ngành kinh tế khác, du lịch cũng có những lúc thăng trầm của mình trong quá trình hoạt động phát triển. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về lĩnh vực này ta cũng cần phải có sự hiểu biết về ngành du lịch, các loại hình du lịch của tỉnh trong quá khứ và hiện tại. Trên cơ sở đó, ta mới có thể xác định mục tiêu phương hướng cụ thể để khắc phục khó khăn, đồng thời đưa ra những định hướng cho sự phát triển của loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” trong tương lai được hoàn thiện hơn, vững chắc hơn. Qua đó, có thể đem lại sự hài lòng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước và đồng thời đảm bảo tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp phân tích cho từng nhiệm vụ Đối với nhiệm vụ 1 sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp các phương pháp sơ đồ, bản đồ để làm rõ vấn đề. Đối với nhiệm vụ 2 sử dụng phương pháp kiểm định thang đo Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy, phương pháp phân tích nhân tố khám phá kết hợp phương pháp hồi qui đa biến để đánh giá sự hài lòng của du khách. Dựa trên những kết quả đánh giá và phân tích, đề xuất những giải pháp thực hiện nhiệm vụ thứ 3. 6.2. Phương pháp thu thập 6.2.1. Số liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Thông tin thứ cấp, trong đề tài được thu thập qua các tư liệu sẵn có tại địa bàn nghiên cứu, cụ thể là Sở VHTT và Du lịch, các bài viết trên các tạp chí khoa học xã hội, 11
- tạp chí du lịch Việt Nam,… ngoài ra còn có các số liệu thu thập từ báo đài, Internet, ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, chính quyền địa phương và những nguồn cơ sở dữ liệu có liên quan. Thông qua nguồn tư liệu này, tác giả đã tổng hợp, đúc kết và chọn lọc những thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6.2.2. Số liệu sơ cấp Du lịch là một trong những ngành khá phức tạp, chính vì vậy mà sản phẩm du lịch cũng mang tính trừu tượng. Do đó, việc đánh giá đúng một sản phẩm cũng như một hình thức du lịch không thể dựa vào định tính, mà cần phải thông qua kết quả từ khách du lịch. Đối với bài nghiên cứu này, số liệu sơ cấp được tác giả thiết lập trên cơ sở bảng câu hỏi phỏng vấn, với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhằm hạn chế tối đa việc sai số trong quá trình thu thập thông tin từ đối tượng du lịch. Bảng hỏi được tác giả chuẩn bị kỹ theo một cấu trúc nhất định về số lượng câu hỏi cũng như nội dung. Bảng hỏi được phát trực tiếp cho đối tượng, đối tượng có thể trả lời trực tiếp bằng cách nghe câu hỏi mà chọn đáp án sau khi phỏng vấn viên đọc câu hỏi hoặc tự điền vào phiếu sau đó phỏng vấn viên sẽ thu phiếu lại sau khoảng thời gian nhất định. Về kích cở mẫu (phiếu phỏng vấn): Theo các nhà nghiên cứu thì để có được kích cở mẫu có ý nghĩa thì số mẫu điều tra phải đạt từ 50 mẫu trở lên. Dựa vào thực trạng khách du lịch sinh thái tham quan du lịch “miệt vườn – sông nước” tại Tiền Giang những năm gần đây, tác giả đã xác định kích cở mẫu cần điều tra là 300 mẫu. Trong đó, 2 điểm du lịch thu hút khách nhiều nhất tham gia loại hình du lịch này là khu du lịch sinh thái miệt vườn Cù lao Thới Sơn (Cồn Lân) và khu du lịch sinh thái miệt vườn Cái Bè. Ngoài ra, còn có cù lao Tân Phong; cù lao Ngũ Hiệp cũng là những địa phương thu hút nhiều du khách tham quan du lịch miệt vườn. Theo thống kê của Sở VHTT và Du Lịch thì đến cuối năm 2012 tổng số lượt khách du lịch đến tham quan tại 2 khu du lịch này đạt 688.234 lượt khách (chiếm khoảng 58.9%) tổng số khách đến Tiền Giang. Bảng 1. Khách du lịch phân theo khu vực giai đoạn 2007 – 2012 (Đơn vị: Lượt) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 I. KHU DU LỊCH CÙ LAO THỚI SƠN + Tổng lượt 554.73 594.11 375.950 406.521 502.030 575.910 khách 5 2 12
- 460.02 478.63 - Quốc tế 323.529 346.635 339.156 379.105 0 4 115.47 - Nội địa 52.421 59.886 162.874 196.805 94.715 8 II. KHU DU LỊCH CÁI BÈ + Tổng lượt 39.056 49.175 89.500 107.545 76.230 94.122 khách - Quốc tế 32.260 38.348 71.600 93.734 64.980 64.058 - Nội địa 6.796 10.827 17.900 13.811 11.250 30.064 (Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Tiền Giang) Căn cứ vào bảng trên, ta có thành phần khách du lịch sinh thái miệt vườn năm 2012 như sau: Khu du lịch cù lao Thới Sơn (cồn Lân) 594 112 lượt : Khu du lịch Cái Bè 94 122 lượt, tương ứng với tỷ lệ 1: 0,16. Vì vậy, theo tỷ lệ có được nếu muốn có 300 mẫu du khách đến tham quan du lịch sinh thái miệt vườn tại Tiền Giang thì tác giả cần phỏng vấn 259 mẫu ở KDL cù lao Thới Sơn và 41 mẫu ở KDL Cái Bè. Bên cạnh đó, trong 594 112 lượt khách đến KDL cù lao Thới Sơn thì có đến 478 634 lượt khách quốc tế chiếm 80,6%. Do đó, để thu thập 259 mẫu ở Thới Sơn thì tác giả cần phải thu thập 209 mẫu khách quốc tế và 50 mẫu khách nội địa. Ở KDL Cái Bè trong tổng số 94 122 lượt khách du lịch thì có 64 058 lượt khách quốc tế chiếm 68,1%. Do đó, để thu thập 41 mẫu ở Cái Bè thì tác giả cần phải thu thập 28 mẫu khách quốc tế và 13 mẫu khách nội địa. Ta có bảng phân phối số mẫu điều tra cụ thể như sau: Bảng 2. Phân phối số mẫu điều tra khách du lịch “Miệt vườn – sông nước” Số mẫu Số mẫu đạt yêu Tỷ lệ Điểm/Khu du lịch miệt vườn phát ra Tỷ lệ (%) cầu (%) (Mẫu) (Mẫu) I. KDL CÙ LAO THỚI SƠN 259 - Quốc tế 209 86,3 256 86,8 - Nội địa 50 II. KDL CÁI BÈ 41 - Quốc tế 28 13,7 39 13,2 - Nội địa 13 TỔNG SỐ 300 100 295 100 13
- (Nguồn: Phân tích mẫu phỏng vấn của tác giả, 2013) Với bảng phân phối số mẫu điều tra như trên, tác giả đã phát ra 300 mẫu. Trong đó, số mẫu thu về đạt yêu cầu nghiên cứu là 295 mẫu. Như vậy, số mẫu thực tế tác giả sử dụng trong đề tài nghiên cứu này là 295 mẫu (295 phiếu phỏng vấn điều tra trực tiếp du khách). 6.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Để phân tích số liệu hay các thông tin định lượng, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0. Các đáp án trả lời sẽ được mã hóa và sử dụng các phép tính trong SPSS để tính toán chính xác, nhằm khẳng định các số liệu thu được có đảm bảo tin cậy, chính xác và có nhiều lợi ích hay không. Qui trình xử lý và phân tích số liệu tiến hành như sau: Bảng 3. Tiến trình thực hiện xử lý số liệu BƯỚC TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN - Khai báo biến 1 - Mã hóa câu hỏi thành các biến độc lập - Mã hóa tên biến - Nhập số liệu và làm sạch số liệu - Loại bỏ các phiếu trả lời không đạt yêu cầu 2 - Loại bỏ các trường hợp trả lời bất thường - Kiểm tra độ chính xác của số liệu nhập - Phân tích các biến dữ liệu - Chọn kiểu thang đo 3 - Đánh giá mức độ phù hợp của từng biến - Đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha - Ứng dụng phép toán thống kê mô tả, kiểm định mức độ tin cậy của câu hỏi 4 - Tính tần suất (%), trung bình, độ lệch chuẩn - Phân tích nhân tố khám phá EFA, ANOVA giữa các nhóm mẫu - Phân tích hồi quy tương quan đa biến 5 - Lập các bảng biểu, đánh giá và giải thích kết quả (Nguồn: Tác giả) 6.3.1. Phương pháp Thống kê mô tả (phân tích tần số) Thống kê mô tả hay phân tích tần số là một trong những phương pháp nhằm thống kê dữ liệu. Khi thực hiện phân tích theo phương pháp này ta sẽ có được bảng phân phối tần số, 14
- đó là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa vào bảng này ta sẽ xác định được tần số của mỗi tổ và phân tích dựa vào các tần số này. Tiến trình thực hiện trong SPSS: Nhập dữ liệu - Chọn menu Analyze - Chọn Descriptive Statistics - Chọn Frequencies - Chọn các chi tiết của các menu trong hộp thoại Frequencies như Statistics, Charts, Format, sau đó nhấp OK ta có kết quả. 6.3.2. Phương pháp kiểm định thang đo Cronbach Alpha Kiểm định thang đo Cronbach Alpha nhằm xác định mức độ ảnh hưởng các biến quan sát với các biến tiềm ẩn nhằm loại bỏ các biến không đạt yêu cầu để thang đo đạt độ tin cậy thỏa mãn điều kiện cho phép qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Theo các nhà khoa học, hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt độ tin cậy khi có hệ số > 0.60 và hệ số tương quan biến – tổng > 0.30 thì thang đo được đánh giá là đạt tiêu chuẩn và có độ tin cậy cao. Tiến trình kiểm định thang đo trong phần mềm SPSS như sau: Nhập dữ liệu - chọn menu Analyze - chọn Scale - chọn Reliabillity Analysic - chọn các chi tiết trong hộp thoại - chọn Statistics – chọn Ok ta có kết quả. 6.3.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA EFA là một phương pháp định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. (Hair & ctg, 1998) Nói cách khác, phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Mối quan hệ giữa những bộ khác nhau của nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một biến). Phân tích nhân tố thường được sử dụng trong các trường hợp sau: - Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến. - Nhận dạng các biến mới thay thế cho các biến gốc ban đầu trong phân tích đa biến - Nhận dạng một bộ có số biến ít hơn cho việc sử dụng phân tích đa biến. Mỗi nhân tố duy nhất thì tương quan với mỗi nhân tố khác và với các nhân tố chung F1= wi1x1 + wi2x2 +…+wikxk Trong đó: F1 :Ước lượng nhân tố w: Trọng số hay hệ số điểm nhân tố k: Số biến 15
- Trong phân tích này có thể chọn trọng số (hay hệ số điểm nhân tố) để nhân tố thứ nhất có tỷ trọng lớn nhất trong tổng phương sai. Các nhân tố có thể được ước lượng điểm nhân tố của nó. Theo ước lượng này, nhân tố thứ nhất có điểm nhân tố cao nhất, nhân tố thứ hai có điểm nhân tố cao thứ hai… Tiến trình phân tích nhân tố trong phần mềm SPSS: Nhập dữ liệu - chọn menu Analyze - chọn Data Reduction - chọn Factor - chọn các chi tiết trong hộp thoại như Descriptives, Extraction, Rotation, Scores and options, - chọn Ok ta có kết quả. 6.3.4. Phương pháp hồi qui đa biến tuyến tính bội Phương pháp hồi quy đa biến tuyến tính bội nhằm mục đích kiểm định mối quan hệ giữa mức độ hài lòng với các nhân tố và khẳng định tầm quan trọng của từng nhân tố không ảnh hưởng đến mức độ hài lòng chung. Từ đó có những gợi ý chính sách tác động cụ thể và sắp xếp thứ tự ưu tiên trong việc ra quyết định Tiến trình phân tích nhân tố trong phần mềm SPSS: Nhập dữ liệu - chọn menu Analyze - chọn Regression - chọn Linear - chọn các chi tiết trong hộp thoại Linear Regression – chọn các chi tiết trong Statistics - chọn Ok ta có kết quả. 6.4. Phương pháp biểu đồ, bản đồ và bảng số liệu Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu là một phương pháp mang tính chất khoa học. Đó là những con số cụ thể được biểu diễn dưới hình thức những bảng số liệu chung, là những biểu đồ, bản đồ mang tính chất minh họa vấn đề. Việc sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu sẽ góp phần đem lại tính trực quan, sinh động cho bài nghiên cứu. Sử dụng các biểu đồ và bản đồ để khái quát, phân tích và nhận xét làm rõ vấn đề đặt ra trong đề tài. Đồng thời, đây cũng chính là những yếu tố mang tính chất minh chứng cho vấn đề đã đặt ra trong bài nghiên cứu, là cơ sở toán học giúp cho bài nghiên cứu đảm bảo được tính chính xác, logic và khoa học. 6.5. Phương pháp điều tra thực địa Thực địa là phương pháp quan trọng không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lý du lịch. Đây là phương pháp truyền thống của địa lý học, với việc tiếp cận thực tế địa phương (vùng nghiên cứu) người nghiên cứu sẽ tích lũy tài liệu thực tế một cách chính xác, cụ thể và khoa học nhất làm cơ sở cho việc hoàn thành luận văn. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành đi thực địa tìm hiểu cụ thể thực tế địa phương đó là tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt, đó là Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, các cơ quan, công ty du lịch đóng trên đại bàn khảo địa và du khách tham gia đi tour du lịch sinh 16
- thái “Miệt vườn – Sông nước”. Tác giả còn tiến hành trao đổi với du khách, tiếp xúc với chủ cơ sở điểm vườn du lịch để hiểu thêm về phong tục tập quán, và những chính sách của địa phương đối với việc tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế cho loại hình du lịch này. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương. Cụ thể: Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch, du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” và sự hài lòng của du khách. Chương 2. Đánh giá và phân tích sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang. Chương 3. Giải pháp nâng cao mức dộ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang. 8. Đóng góp của luận văn Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang là bài nghiên cứu khoa học. Với mục tiêu làm sáng tỏ mức độ thỏa mãn sự hài lòng của du khách, cũng như các yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của du khách. Chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể về những gì mình đã đạt được và những gì chưa đạt được đối với một loại hình sinh thái đặc trưng nhất của miền Tây Nam Bộ – “Miệt vườn – Sông nước” đã và đang được khai thác trên địa bàn có tiềm năng lớn nhất là tỉnh Tiền Giang. Qua đó, tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh nhà. Đồng thời, đề tài cũng là một trong những công trình nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các ngành khoa học có liên quan, đóng góp vào việc hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách về phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang và giúp cho các sinh viên, học viên cao học có thể sử dụng nghiên cứu trong học tập. Việc nghiên cứu đề tài này là cơ hội để tác giả có thể đúc kết kinh nghiệm về kỹ năng lẫn kiến thức trong nghiên cứu khoa học. Đề tài còn mở ra cơ hội trao đổi giữa các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà chuyên môn về lĩnh vực du lịch, nhà môi trường với nhau trên cơ sở xây dựng một ngành du lịch bền vững. 17
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH 1.1. Các vấn đề cơ bản về du lịch 1.1.1. Khái niệm Du lịch Khái niệm “Du Lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung của nó ngày càng mở rộng và phong phú. Theo nhiều tác giả nghiên cứu: Du lịch là “hoạt động của con người đi đến và ở những nơi nằm ngoài môi trường sống thường ngày của mình để nghĩ ngơi, công tác và các lý do khác” (WTO, 2002) Thuật ngữ “Du Lịch” theo từ điển tiếng Pháp: “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, đi dạo. Du lịch gắn liền với việc nghĩ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết với sự di chuyển của họ. Cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa ra được khái niệm thống nhất vì có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch. Theo I.I. Pirôgionic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời nên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. Theo luận thuyết về du lịch của John Urry (2002: “Sự ngắm nhìn của du khách” lần đầu được xuất bản năm 1990. Nội dung như sau: “Sự ngắm nhìn của du khách hướng trực tiếp đến nét nổi bậc của phong cảnh mà cuộc sống thường ngày của họ thường không có” các vẻ đẹp này được “nhìn ngắm bởi vì chúng khác nhau xa với trải nghiệm thường ngày”. Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 752 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 297 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 226 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 198 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 150 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 176 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 118 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 141 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn