Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm phân tích quá trình đô thị hóa và sử dụng đất đô thị, phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất những giải pháp để thực hiện những định hướng đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THU TRANG ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THU TRANG ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 Ngành: Địa lí học Mã số: 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Vân Anh THÁI NGUYÊN - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên giúp đỡ của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo là giảng viên khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là cô giáo TS. Vũ Vân Anh đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên, Tổ Xã hội, các thầy cô giáo trong bộ môn Địa lí và các đồng nghiệp trong trường đã ủng hộ và giúp đỡ tôi về tinh thần, kiến thức và thời gian để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Phòng Tài nguyên môi trường thành phố Thái Nguyên, Phòng Tài nguyên môi trường thành phố Sông Công, Phòng Tài nguyên môi trường thị xã Phổ Yên. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ủy ban nhân dân phường Đồng Tiến, xã Hồng Tiến và các chủ hộ sinh sống tại đây đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tới điều tra thực địa. Cuối cùng, cho tôi bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình tôi đã luôn động viên, chia sẻ, chăm sóc và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Trang ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ ....................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài trên thế giới và ở Việt Nam............................................. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5 4. Giới hạn nghiên cứu.................................................................................................. 5 5. Quan điểm nghiên cứu .............................................................................................. 6 6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8 7. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................. 10 8. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 10 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 11 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ ..................................................................................... 11 1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 11 1.1.1. Đô thị hóa.......................................................................................................... 11 1.1.2. Sử dụng đất đô thị ............................................................................................. 21 1.1.3. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị .......................................... 24 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 26 1.2.1. Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở các nước đang phát triển ........................... 26 1.2.2. Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở Việt Nam ................................................... 27 1.2.3. Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở Trung du miền núi Bắc Bộ ........................ 29 1.3. Vận dụng chỉ tiêu phân tích đô thị hóa và sử dụng đất đô thị cấp tỉnh............ 30 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 31 Chương 2. ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN .. 32 2.1. Nhân tố ảnh hưởng tới quá trình đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên .................... 32 2.1.1. Lịch sử phát triển tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 32 iii
- 2.1.2. Vị trí địa lí ......................................................................................................... 32 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 35 2.1.4. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................... 38 2.1.5. Đánh giá chung ................................................................................................. 39 2.2. Đô thị hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ....................................... 41 2.2.1. Chức năng đô thị ............................................................................................... 41 2.2.2. Kinh tế - xã hội đô thị ....................................................................................... 42 2.2.3. Cơ sở hạ tầng đô thị .......................................................................................... 51 2.2.4. Cấu trúc không gian đô thị................................................................................ 54 2.3. Sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ....................... 58 2.3.1. Khái quát chung về sử dụng đất........................................................................ 58 2.3.2. Sử dụng đất đô thị ............................................................................................. 61 2.4. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên ......... 68 2.4.1. Đô thị hóa và sử dụng đất ................................................................................. 68 2.4.2. Sử dụng đất đô thị và phát triển kinh tế - xã hội ở những khu vực đang diễn ra đô thị hóa ..................................................................................................... 74 2.5. Đánh giá chung ................................................................................................ 80 2.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên..................................................................................................... 80 2.5.2. Những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục ............................ 80 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 83 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2030 ........... 84 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp trong đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên .. 84 3.1.1. Cơ sở pháp lí ..................................................................................................... 84 3.1.2. Thực tiễn trong đô thị hóa và sử dụng đất đô thị tỉnh Thái Nguyên................. 85 3.1.3. Quy hoạch ......................................................................................................... 86 3.2. Định hướng đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030...... 87 3.2.1. Định hướng phạm vi, chức năng đô thị ............................................................ 87 3.2.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đô thị ................................................... 87 3.2.3. Định hướng sử dụng đất đô thị ......................................................................... 88 3.2.4. Định hướng hạ tầng kĩ thuật và môi trường đô thị ........................................... 88 3.2.5. Định hướng cấu trúc không gian đô thị ............................................................ 91 iv
- 3.3. Giải pháp trong đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 .......................................................................................................... 94 3.3.1. Giải pháp về đô thị hóa ..................................................................................... 94 3.3.2. Giải pháp về sử dụng đất đô thị ........................................................................ 97 3.3.3. Giải pháp đột phá .............................................................................................. 98 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 100 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 103 PHỤ LỤC v
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Dân số đô thị trên thế giới giai đoạn 1990 - 2018 và dự báo đến năm 2050....26 Bảng 1.2. Số đô thị trên 500 nghìn dân, giai đoạn 1990 - 2018 và dự báo đến năm 2030 ..................................................................................................27 Bảng 1.3. Tỉ lệ dân đô thị phân theo vùng giai đoạn 2010 - 2018 ...........................28 Bảng 2.1. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ......................................................................................36 Bảng 2.2. Tổng số dân, số dân thành thị, số dân nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018...............................................................................42 Bảng 2.3. Quy mô dân số đô thị phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2018 .......43 Bảng 2.4. Tỉ lệ dân đô thị và tốc độ tăng dân số đô thị tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2018 .........................................47 Bảng 2.5. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 - 2018 ......................................................................................51 Bảng 2.6. Số lượng đô thị của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018, dự báo đến năm 2035 ...........................................................................................55 Bảng 2.7. Diện tích, dân số, mật độ dân số, tỉ lệ dân đô thị ở 2 khu vực năm 2018 ....... 56 Bảng 2.8. Quy mô và cơ cấu sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ...... 59 Bảng 2.9. Biến động đất theo địa phương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ..... 60 Bảng 2.10. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ..............................................................................................62 Bảng 2.11. Cơ cấu đất đô thị phân theo khu vực đô thị ở thành phố Thái Nguyên năm 2018 ..................................................................................................64 Bảng 2.12. Biến động diện tích đất đô thị thị xã Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2018 .....66 Bảng 2.13. Biến động diện tích đất đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ..69 Bảng 2.14. Cơ cấu đất đô thị phân theo các đô thị của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ......................................................................................70 Bảng 2.15. Lí do và thời điểm thu hồi đất nông nghiệp ở phường Đồng Tiến và xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên ..................................................................75 Bảng 2.16. Biến động đất nông nghiệp theo địa bàn nghiên cứu (Đơn vị: sào/hộ) ...76 Bảng 2.17. Tỉ lệ hộ dân sử dụng tiền đền bù theo mục đích ......................................76 Bảng 3.1. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 theo chỉ tiêu Quốc gia phân bổ và cấp tỉnh xác định ............................................................................88 iv
- DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên .........................................................................34 Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa và sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên ......40 Bản đồ đô thị hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2010 ..........................................................80 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2010 ......................................80 Bản đồ đô thị hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2018 ..........................................................80 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2018 ......................................80 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ..............................................................................................45 Hình 2.2. Số lượng lao động phi nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ..............................................................................................48 Hình 2.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ...............................................................................................49 Hình 2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ....50 Hình 2.5. Biến động diện tích đất theo địa phương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ..............................................................................................61 Hình 2.6. Biến động diện tích đất ở thành phố Thái Nguyên qua các năm 2010 - 2018....63 Hình 2.7. Tỉ lệ dân đô thị, tỉ trọng kinh tế phi nông nghiệp và tỉ lệ đất phi nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2010 và năm 2018 ...................................71 Hình 2.8. Cơ cấu đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên năm 2010 và năm 2018 ...............72 Hình 2.9. Nhà ở của người dân trước và sau thu hồi đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu ................................................................................................ 78 vi
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa là một hiện tượng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia. Quá trình đô thị hóa diễn ra hết sức phức tạp, lâu dài và chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Đô thị hóa không chỉ là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn là một nhân tố ảnh hưởng đến một số “thành phần” kinh tế - xã hội trong mỗi đô thị như dân cư - lao động đô thị, kinh tế đô thị và không gian đô thị. Mỗi “thành phần” trên đã biến đổi theo một quy luật riêng trong quá trình đô thị hóa. Chính sự hình thành trên diện rộng với số lượng lớn, tốc độ nhanh của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới đã góp phần cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn. Sử dụng đất trong đô thị cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đất đai trong đô thị được cho là thành phần có nhiều biến đổi nhất khi đô thị phát triển. Thái Nguyên là một tỉnh tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội; có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Hiện nay, tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ. Điều này khiến quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, nhờ khai thác được những lợi thế sẵn có nên giai đoạn 2015 - 2020 tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong công nghiệp hóa và đô thị hóa. Tỉ lệ dân đô thị của tỉnh Thái Nguyên năm 2018 là 35,1 %, trong khi đó tỉ lệ dân thành thị trung bình của cả nước là 35,7 %. Hệ thống đô thị phát triển nhanh, thành phố Thái Nguyên - đô thị loại I từ năm 2010, đặc biệt năm 2015, thị xã Sông Công được công nhận là thành phố loại III và huyện Phổ Yên được công nhận là thị xã Phổ Yên. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho bộ mặt đô thị của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, cũng giống như cả nước, sự phát triển đô thị của tỉnh còn nhiều vấn đề đặt ra, nhất là vấn đề sử dụng đất trong các đô thị còn chưa hợp lí, gây ra nhiều tác động đến kinh tế xã hội và đời sống người dân khu vực diễn ra đô thị hóa. Với mong muốn hiểu sâu hơn về quá trình đô thị hóa, đặc biệt là mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên, tôi chọn đề tài: Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học. 1
- 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài trên thế giới và ở Việt Nam 2.1. Trên thế giới Các nghiên cứu về đô thị hóa trên thế giới đã được khơi nguồn từ đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX. Phương Tây và châu Âu nghiên cứu Địa lí đô thị và đô thị hóa hết sức cụ thể và chi tiết, đặc biệt là các nghiên cứu thường mang tính thực tiễn cao. Quá độ đô thị, Đô thị hóa đảo ngược của Brian.T.Berry, Đô thị hóa vùng ven của Alan Rabinowitz, Tăng trưởng đô thị của Michael Spence là những công trình đã đi sâu nghiên cứu về những lí luận và thực tiễn trong đô thị hóa. Dưới góc độ kinh tế học, Paul L. Knox và Linda Mc.Carthy đã nhấn mạnh đô thị hóa là động lực phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Đô thị hóa còn được Pierre Laborde coi đó là quá trình thay đổi của các kiểu không gian trong đô thị [45]. Nhà khoa học Walter Christaller nghiên cứu về thuyết “vị trí trung tâm”, chỉ rõ nguyên nhân hình thành đô thị và dựa vào khả năng cung ứng dịch vụ của các điểm trung tâm đưa ra mô hình lí thuyết mạng lưới đô thị 5 cấp phân bố hợp lí trên không gian lục lăng. Khu vực mà ông lấy ví dụ là vùng Rua của Đức, một vùng có mạng lưới đô thị hết sức dày đặc [30]. Theo nghiên cứu của WB và các nhà khoa học Đỗ Thị Minh Đức, Phan Thanh Khôi thì những thay đổi về dân cư, lao động được coi là một trong những thành phần tạo nên đô thị hóa. Đô thị trong thế giới toàn cầu hóa của Frannie A. Lesautier đã cho rằng: đô thị hóa là sự phát triển tất yếu của quá trình sản xuất xã hội. Theo Paul L. Knox và Linda Mc.Carthy, đô thị hóa đã tác động đến vấn đề sử dụng đất và ngược lại bởi đô thị hóa chứa đựng những biến đổi về không gian, về dân cư, kinh tế - xã hội. Khi đặt sử dụng đất vào mối quan hệ với đô thị hóa, các tác giả Nguyễn Ngọc Châu, Michael Spence, Patricia Clarke Annez và Robert M.Buckley cho rằng quá trình tăng dân số đô thị là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến không gian đô thị mở rộng ra các vùng ngoại ô. Mối quan hệ giữa đất đai và kinh tế đô thị cũng được đề cập trong Kinh tế học đô thị của Nhiêu Hội Lâm. Theo A.S. Mather và Nhiêu Hội Lâm, quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị còn thể hiện qua tỉ lệ tương quan giữa tỉ lệ khu vực II, khu vực III trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và tỉ lệ dân đô thị [11]. 2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam việc nghiên cứu đô thị cũng được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đó có Địa lí học. Hàng loạt các quy 2
- hoạch phát triển mạng lưới đô thị, các đề tài trọng điểm về quy hoạch mạng lưới đô thị, các nghị định của chính phủ như: - Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 tại quyết định số 10/1998/QĐTTg trong đó xác định phương hướng xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn toàn quốc và các vùng đặc trưng. Đây là cơ sở cho sự phát triển đô thị ở các cấp ở nước ta cho tới nay. - Điều chỉnh quy định về phân cấp và phân loại đô thị trong nghị định 72/ 2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001. - Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ quy định về việc phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề án và quyết định công nhận loại đô thị. Trong tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2/2005, tác giả Đỗ Thị Minh Đức với bài báo “Phân tích mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề phát triển vùng” đã nhận định tình hình phân bố đô thị ở Việt Nam, ảnh hưởng của mạng lưới đô thị đến sự phát triển vùng [7]. Trong giáo trình “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam”, tác giả Lê Thông đã phân tích khái niệm, đặc điểm đô thị của nước ta, quá trình đô thị hóa, sự phát triển và phân bố đô thị của nước ta đến năm 2009 [24]. Các nhà nghiên cứu về đô thị như Đàm Trung Phường, Trương Quang Thao, Nguyễn Sĩ Quế, Đặng Thái Hoàng, và Nguyễn Quốc Thông đã đưa ra những cơ sở lí luận, những đánh giá, phân tích về đô thị hóa trong bối cảnh của Việt Nam. Tác giả Đàm Trung Phường với cuốn sách nổi tiếng về đô thị “Đô thị Việt Nam” viết năm 1995 đến nay đã được tái bản nhiều lần, đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam về quá trình hình thành, phát triển đô thị Việt Nam, những đặc trưng chung của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, các nguồn lực tác động đến mạng lưới đô thị Việt Nam; và nghiên cứu những định hướng phát triển trong bối cảnh đô thị hóa của thế giới và bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thời kì đổi mới của tổ quốc; mở rộng những khái niệm về đô thị học…[18]. Những chính sách đất đai ở đô thị và sử dụng đất bền vững trong đô thị cũng được các tác giả Nguyễn Văn Sửu, Trần Ngọc Hiên, Võ Kim Cương và Nguyễn Đình Hương đề cập đến. Ở Việt Nam đã có một số tác giả về vấn đề sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa, như “Tác động của đô thị hóa đến các mặt kinh tế - xã hội của vùng ven đô và những vấn đề quan tâm” của Nguyễn Duy Thắng (2009); luận văn “Nghiên cứu tác động của đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng” của thạc sĩ 3
- Vũ Đình Nhân, trường Đại học Khoa học Tự nhiên; luận án “Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015” của tiến sĩ Ngô Thị Hải Yến, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2.3. Nghiên cứu về đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Những nghiên cứu về tỉnh Thái Nguyên đã được một số luận văn thạc sĩ đề cập đến dưới các góc độ khác nhau, đó là: luận văn “Ảnh hưởng của đô thị hóa tới phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” của Ngô Thị Mỹ (2009), Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên; luận văn “Phân tích quá trình đô thị hóa Thị xã Sông Công giai đoạn 1985 - 2010” của Phạm Thị Hồng Xuân (2011), Trường Ðại học Sư phạm - Ðại học Thái Nguyên; luận văn “Phân tích quá trình đô thị hóa thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2010” của Lê Thanh Nguyên (2011), Trường Ðại học Sư phạm - Ðại học Thái Nguyên; luận văn “Sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Trần Ngọc Mạnh (2017), Trường Ðại học Sư phạm - Ðại học Thái Nguyên;... Sử dụng đất là vấn đề khá nổi bật ở Thái Nguyên trong quá trình đô thị hóa nên đã có một số luận văn đã bảo vệ thành công về vấn đề này, đó là: “Nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2009” của Bùi Thị Thu Hoa (2010) - Chuyên ngành Địa lí học; “Nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2010” của Nguyễn Thị Thu Hà (2013) - Chuyên ngành Địa lí học; “Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” của Hà Thái (2008) - Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp; “Nghiên cứu sự thay đổi các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2016” của Phạm Thị Mai Hương (2017) – Chuyên ngành Quản lí đất đai; “Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lí xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” của Vũ Thị Hường (2017) - Chuyên ngành Quản lí đất đai; “Nghiên cứu biến động sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015” của Trần Thành Nam (2017) - Chuyên ngành Quản lí đất đai; “Nghiên cứu sự thay đổi các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đắc Sơn, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2011 – 2016” của Nguyễn Minh Thắng (2017) - Chuyên ngành Quản lí đất đai;… 4
- Các công trình nghiên cứu đô thị hóa của tỉnh Thái Nguyên mới chỉ đề cập tới hiện trạng phát triển và phân bố đô thị của tỉnh. Nghiên cứu về đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở phạm vi toàn tỉnh Thái Nguyên còn là điều mới mẻ bởi quá trình đô thị hóa của tỉnh thực sự phát triển trong những năm gần đây. Có một vài đề tài nghiên cứu về đô thị hóa và sử dụng đất đô thị nhưng phạm vi chỉ ở cấp thành phố, thị xã, huyện và chưa thực sự thấy rõ hiện trạng phát triển và sử dụng đất đô thị của tỉnh dưới góc độ địa lí học. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tìm hiểu, kế thừa và chọn lọc từ những nghiên cứu ở trên và một số nghiên cứu khác để xây dựng cơ sở lí luận và thực hiện đề tài “Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018”. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan những lí luận và thực tiễn về đô thị hóa và sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam, đề tài phân tích quá trình đô thị hóa và sử dụng đất đô thị, phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất những giải pháp để thực hiện những định hướng đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn đã thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Tổng quan các vấn đề lí luận và thực tiễn về đô thị hóa và sử dụng đất đô thị, mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị. Đó là những cơ sở khoa học cho nghiên cứu đặc điểm đô thị hóa và vấn đề sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích quá trình đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2018. Đánh giá thực trạng sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2018. Phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển đô thị hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. 4. Giới hạn nghiên cứu 4.1. Giới hạn về nội dung Luận văn giới hạn nội dung nghiên cứu về đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên bao gồm những biến đổi về dân số, lao động, về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng đô thị và về cấu trúc không gian đô thị. 5
- Luận văn giới hạn những nội dung nghiên cứu về sử dụng đất đô thị bao gồm: quy mô diện tích đất đô thị, cơ cấu đất đô thị và tỉ lệ đất đô thị so với diện tích đất tự nhiên và sự thay đổi về không gian. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị được đặt trong mối quan hệ biện chứng hai chiều: Đô thị hóa với sử dụng đất đô thị và sử dụng đất đô thị với phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đang diễn ra đô thị hóa. 4.2. Giới hạn về thời gian Luận văn nghiên cứu về đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến 2018. Số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2010 - 2018. Số liệu điều tra năm 2019 - 2020. 4.3. Giới hạn về không gian Luận văn tập trung nghiên cứu sự phân bố đô thị trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên, có đi sâu tới thị trấn, huyện và thành phố, đặc biệt là thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên. Địa bàn điều tra của đề tài là trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể tác giả lựa chọn phường Hồng Tiến và xã Đồng Tiến của thị xã Phổ Yên để khảo sát điều tra thực tế. 5. Quan điểm nghiên cứu 5.1. Quan điểm tổng hợp Trong nghiên cứu Địa lí nói chung cũng như nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội nói riêng, việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này xuất phát từ đặc trưng của đối tượng địa lí được nghiên cứu là mang tính tổng hợp. Nghiên cứu về đô thị hóa và sử dụng đất có liên quan đến nhiều yếu tố khác như môi trường, tự nhiên, giao thông, y tế, giáo dục, dân số... thuộc các chuyên ngành khác nhau và cũng hợp thành các bộ phận khác nhau của đô thị. Biến động hiện trạng sử dụng đất đô thị chịu nhiều tác động của các yếu tố khác nhau của quá trình đô thị hóa. Khi nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới sự biến đổi hiện trạng sử dụng đất đô thị, cần đánh giá, phân tích tổng hợp các nguyên nhân gây ra đô thị hóa cũng như những tác động của quá trình này tới sự thay đổi mục đích sử dụng của các loại hình sử dụng đất trong địa bàn nghiên cứu. Quan điểm nghiên cứu tổng hợp còn thể hiện ở chỗ: đánh giá những tác động tương hỗ của 6
- các yếu tố đô thị hóa và sử dụng đất tới sự phát triển chung của tỉnh Thái Nguyên trong một giai đoạn nhất định. 5.2. Quan điểm hệ thống Sử dụng đất đô thị là hệ thống phức tạp, bao gồm các hợp phần cấu tạo thành, mỗi loại hình sử dụng đất đô thị chịu nhiều tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội trong một chỉnh thể thống nhất. Chính vì vậy, khi có những tác động vào mọi thành phần hay một bộ phận nào đó thì các thành phần hay bộ phận khác sẽ bị thay đổi theo phản ứng dây chuyền. Do đó, nghiên cứu tác động của đô thị hóa tới hiện trạng sử dụng đất đô thị cần nhìn nhận và xem xét trong một hệ thống hoàn chỉnh. Sự thay đổi của một hợp phần trong hệ thống sẽ kéo theo sự thay đổi của các hợp phần khác cũng như toàn bộ hệ thống. 5.3. Quan điểm lãnh thổ Bất cứ đối tượng địa lí kinh tế - xã hội nào cũng gắn liền với một lãnh thổ nhất định, do đó quan điểm lãnh thổ là quan điểm đặc thù của ngành Địa lí. Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình đô thị hóa và sử dụng đất ở tỉnh Thái Nguyên, lợi thế so sánh và hạn chế của tỉnh trong mạng lưới đô thị của cả nước. 5.4. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Quan điểm lịch sử viễn cảnh cho phép thấy toàn cảnh sự xuất hiện, sự phát triển, diễn biến và kết thúc của các đối tượng, mặt khác giúp phát hiện quy luật tất yếu của sự phát triển đối tượng. Quan điểm yêu cầu nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử. Tìm hiểu, phát hiện nguồn gốc phát sinh trong những thời gian, không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm cho được quy luật tất yếu của sự phát triển sự vật hiện tượng. Vận dụng quan điểm này vào đề tài cần tìm hiểu quá trình đô thị hóa cũng như những tác động của nó tới đời sống kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu trong những năm gần đây. 5.5. Quan điểm phát triển bền vững Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững cần thể hiện một cách suy nghĩ và một hướng giải quyết về đô thị hoá mà trong đó việc xây dựng các đô thị sẽ được tiến hành một cách toàn diện cân đối và vững chắc trên cơ sở phát triển kinh tế, duy trì và phát huy những hiểu biết về văn hoá xã hội, có ý thức tiết kiệm đối với việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và có thái độ đúng đắn hữu hiệu với công tác quản lí bảo vệ môi trường. Phát 7
- triển đô thị cần phát huy những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cần phối hợp đa ngành, đa cấp và cần được xây dựng dựa trên các kế hoạch phát triển đô thị ngắn và dài hạn mà quy hoạch xây dựng đô thị được duyệt đã quy định. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu Những tài liệu sơ cấp và thứ cấp được tác giải thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Số liệu sơ cấp là số liệu tác giả có được thông qua quá trình điều tra xã hội học tại phường Đồng Tiến và xã Hồng Tiến (thị xã Phổ Yên). Số liệu thứ cấp là những cuốn sách, những công trình nghiên cứu, luận án, đề án quy hoạch, bài viết về đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở Thái Nguyên được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước. Hệ thống tài liệu là cơ sở quan trọng giúp cho việc hình thành và hoàn thiện cơ sở lí luận cũng như những nghiên cứu, phân tích cụ thể về lịch sử phát triển, sự biến đổi và phát triển của đô thị, biến đổi sử dụng đất đô thị Thái Nguyên theo thời gian. Hệ thống tài liệu được tiến hành thu thập tại các cơ quan nghiên cứu khoa học như: Khoa Địa lí, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên; Sở kế hoạch và đầu tư Thái Nguyên; Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên; Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên... và nhiều cơ quan chuyên ngành khác. Ngoài ra, các niên giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên là những tài liệu thứ cấp được tác giả sử dụng trong đề tài. 6.2. Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh Trên cơ sở những số liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích quá trình đô thị hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018, so sánh với giai đoạn trước; tổng hợp vấn đề sử dụng đất đô thị giai đoạn 2010 - 2018 và so sánh với trước năm 2010; từ đó phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên. 6.3. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến của các nhà khoa học trong các lĩnh vực địa lí, công nghiệp nông thôn, lịch sử, văn hóa - xã hội, môi trường… và một số lãnh đạo cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp thị xã, cấp huyện,... 6.4. Phương pháp điều tra xã hội học Trong quá trình nghiên cứu phân tích số liệu, cần phải điều tra nhằm bổ sung chính xác thông tin thực tế. Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học 8
- nhằm xác định lại các thông tin đã thu thập. Trên cơ sở xây dựng bảng hỏi có nội dung hợp lí, tác giả đã khảo sát lấy ý kiến của nhân dân tại một số phường và xã trên địa bàn nghiên cứu. Bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin định lượng chung về sự biến đổi mức sống, thu nhập, cơ cấu lao động nghề nghiệp…ở một số địa bàn tại khu vực. Tác giả lựa chọn 2 địa bàn nghiên cứu là phường Đồng Tiến và xã Hồng Tiến của thị xã Phổ Yên - bởi đây là 2 địa bàn bị thu hồi đất nông nghiệp với diện tích lớn nhưng mục đích thu hồi đất và thời gian thu hồi đất khác nhau. Tác giả xây dựng nội dung, lựa chọn thời gian và phương pháp điều tra cụ thể như sau: Nội dung điều tra: Tác giả đã điều tra 90 phiếu ở phường Đồng Tiến và xã Hồng Tiến thuộc thị xã Phổ Yên với các nội dung chính được nêu ở phần Phụ lục. Thời gian điều tra: Tác giả tiến hành điều tra vào tháng 12 năm 2019. Đối tượng điều tra: 90 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Phương pháp điều tra: Ngoài những câu hỏi trong bảng hỏi, tác giả trò chuyện, phỏng vấn sâu với các chủ hộ và các thành viên trong các hộ được điều tra. Số mẫu điều tra: 01 mẫu cho 2 địa bàn nghiên cứu, mỗi địa bàn 45 phiếu. Sau khi đã thu thập được số liệu điều tra, tác giả đã xử lí số liệu để khai thác, phân tích những số liệu thực tế, từ đó rút ra những nhận xét kết luận khoa học, khách quan về vấn đề nghiên cứu; bằng những phương pháp đơn giản như lập bảng thống kê, xử lí số liệu đơn giản, vẽ biểu đồ qua phần mềm Microsoft Excel. 6.5. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm xử lí những số liệu thống kê đã thu thập được để phân tích đặc điểm của quá trình đô thị hóa khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đưa ra những tác động của quá trình đô thị hóa tới sự biến động của hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên. 6.6. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS) Các số liệu sơ cấp và thứ cấp đã được tác giả xử lí trên phần mềm Excel để đưa ra kết quả nghiên cứu sơ bộ. Từ đó thông qua phần mềm Mapinfor tác giả thành lập, xây dựng hệ thống bảng, biểu đồ, bản đồ chuyên đề để thể hiện kết quả nghiên cứu một cách cụ thể, chính xác, khoa học. 9
- 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa và sử dụng đất đô thị. Chương 2: Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Định hướng và giải pháp trong đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. 8. Đóng góp của luận văn - Phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa, về sử dụng đất đô thị, mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị để vận dụng vào nghiên cứu ở tỉnh Thái Nguyên. - Làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố (lịch sử phát triển, vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, tự nhiên) đến quá trình đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên. - Trình bày được đặc điểm đô thị hóa thông qua những biến đổi về dân cư, lao động, kinh tế - xã hội theo thời gian, theo không gian và những biến đổi trong sử dụng đất trong các đô thị ở tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2018 thông qua điều tra xã hội học. - Đề xuất được các giải pháp để thực hiện những định hướng về đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 theo hướng phát triển bền vững. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 743 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 290 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 225 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 177 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 113 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn