Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận
lượt xem 22
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận được thực hiện nhằm tìm hiểu về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ______________________ Phan Thị Xuân Hằng GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ______________________ Phan Thị Xuân Hằng GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
- LỜI CẢM ƠN Được học hỏi và nâng cao nhận thức về Địa lí luôn là mong mỏi của bản thân tôi. Là một học viên cao học chuyên ngành Địa lí học, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Và tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy – PGS.TS. Đặng Văn Phan và quý Thầy, Cô trong Khoa Địa lý đã giúp đỡ trực tiếp và tận tình cho tôi trong suốt khóa học và thực hiện nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng Ủy, Ủy Ban Nhân Dân, Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, Phòng Thống kê huyện Ninh Phước, Phòng kế hoạch đầu tư, Phòng LĐ-TB-XH huyện Ninh Phước. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường CĐ Sư Phạm Ninh Thuận, gia đình, đồng nghiệp, bạn hữu đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. . Tác giả Phan Thị Xuân Hằng
- MỤC LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á BQĐN : Bình quân đầu người CBYT : Cán bộ y tế CSYT : Cơ sở y tế CLCS : Chất lượng cuộc sống CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-hiện đại hóa DTTS : Dân tộc thiểu số GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo GDP : Tổng sản phẩm trong nước HDI : Chỉ số phát triển con người HDR : Báo cáo phát triển con người KHCN : Khoa học và công nghệ KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình KSMS : Khảo sát mức sống KTXH : Kinh tế - xã hội KHKT : Khoa học kỹ thuật LĐ-TB-XH : Lao động - Thương binh và xã hội MDG : Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ PPP : Sức mua tương đương TCTK : Tổng cục thống kê OECD : Các quốc gia có thu nhập cao UNDP : Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc VHLSS : Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam VLSS : Điều tra mức sống dân cư Việt Nam WB : Ngân hàng thế giới
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người đã được quan tâm không chỉ ở tầm cỡ quốc gia mà cả trên bình diện toàn thế giới. Điều đó thể hiện rất rõ trong Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) toàn cầu do chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đề xuất và có chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (2001-2010) của nước ta do chính phủ ban hành. Tuy nhiên đó chỉ là những định hướng ở tầm vĩ mô. Trong lộ trình thực hiện các MDG của Liên Hợp Quốc về xóa đói giảm nghèo, nước ta đã đạt được tiến bộ lớn trong lĩnh vực KTXH. Mười năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định; tốc độ tăng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm trong thời kỳ 2000 - 2010 đạt 7,2%; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước khoảng 1.200 USD, gấp 3 lần so với năm 2000; Việt Nam đã giảm được một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2002 [7]. Với mức này, Việt Nam đã chuyển từ vị trí nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, là một nước đang phát triển có thu nhập thấp; nguồn lực để thực hiện các MDG còn bị hạn chế, mặt bằng dân trí chưa cao, chênh lệch mức sống và thu nhập, điều kiện sống của người dân tại các khu vực, giữa đô thị và nông thôn còn lớn, nhất là đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số. Vậy liệu cơ hội tiếp cận các mục tiêu và thụ hưởng những thành quả KTXH mang lại cho các vùng, các địa phương đã thật sự hiệu quả chưa khi điều kiện sống của người dân vùng sâu, vùng xa, người DTTS còn chưa được cải thiện nhiều? (nếu so với tỷ lệ nghèo đói trên toàn quốc giảm một nửa, thì đối với các DTTS tỷ lệ này chỉ giảm khoảng 15%). Hơn nữa, ở nước ta mỗi địa phương có đặc thù riêng, có hoàn cảnh kinh tế xã hội, vị trí địa lý khác nhau nên có mức độ tiếp cận và thực hiện các mục tiêu không giống nhau. Ninh Phước là một huyện của tỉnh Ninh Thuận, khí hậu khô hạn và nắng nóng, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Trong mười năm trở lại đây, với nhiều nỗ lực phấn đấu để hoàn thành mục tiêu đề ra, huyện đã đạt được những thành tựu nhất định, nhất là nghèo đói đang giảm nhanh. Theo các số liệu thống kê chính thức, CLCS của người dân địa phương đã được cải thiện thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người. Năm 2005, GDP bình quân đầu người đạt 5,2 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 12,6 triệu đồng [22]. Các yếu tố chủ yếu tạo ra thay đổi này bao gồm hoạt động kinh tế gia tăng, người dân tiếp cận tốt hơn các dịch vụ y tế và giáo dục, cơ sở hạ tầng cũng như các lợi ích khác do các chương trình giảm nghèo hiện nay mang lại. Tuy nhiên tình trạng nghèo đói và mức sống cùng cực vẫn còn tồn tại trong huyện nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung. Hiệu quả đạt
- được của các chương trình MDG, dự án xóa đói giảm nghèo tại huyện Ninh Phước chưa cao, chưa tương xứng với tiền của và công sức bỏ ra, đặc biệt tình trạng đói nghèo của người dân vùng nông thôn, vùng DTTS vẫn diễn ra phổ biến và trầm trọng. Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” để phân tích những chỉ tiêu định lượng về CLCS, qua đó nhận diện cơ hội tiếp cận và thực hiện các MDG của huyện, từ đó có những định hướng phát triển và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục xóa đói giảm nghèo hiệu quả và nâng cao CLCS của dân cư huyện Ninh Phước là nhu cầu bức xúc đặt ra hiện nay. 2. Mục tiêu - nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu chung: Thông qua nhận thức cơ sở lý luận về CLCS để vận dụng vào đánh giá thực trạng CLCS của dân cư huyện Ninh Phước; từ đó làm cơ sở khoa học để đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao CLCS của dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận từ nay đến năm 2015. Để đạt được mục tiêu chung, đề tài có nhiệm vụ: - Thu thập và phân tích tài liệu (tài liệu quốc tế, trong nước và địa phương). - Đánh giá thực trạng CLCS, vấn đề đói nghèo ở Ninh Phước thời kì 2000-2009. - So sánh, nhận xét mức độ chênh lệch CLCS của dân cư các huyện khác trong tỉnh, các vùng và cả nước. - Đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước đến năm 2015. 3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu 3.1. Về thời gian và không gian Bắt đầu từ 10/09/2009, Tỉnh Ninh Thuận chính thức công bố Huyện mới với tên gọi là Huyện Thuận Nam là phần đất được tách ra từ Huyện Ninh Phước. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu Huyện Ninh Phước giai đoạn 2000 – 2009. Ngoài ra địa bàn nghiên cứu còn được mở rộng sang một số huyện khác và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm để tham khảo và so sánh. 3.2.Về nội dung - Giới hạn tiếp cận CLCS trên cơ sở khảo sát, điều tra những chỉ tiêu cơ bản phản ánh CLCS của dân cư huyện Ninh Phước: chỉ số thu nhập bình quân đầu người, chỉ số về dinh dưỡng, chỉ số về giáo dục, chỉ số về y tế và chăm sóc sức khỏe và các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sống (nhà ở, điện, nước, vệ sinh môi trường v.v...). Và trọng tâm của luận án là nghiên cứu, đánh giá thực trạng CLCS, đề xuất các giải pháp phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển KTXH của huyện trên cơ sở số liệu thống kê từ năm 2000
- đến năm 2009. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Nghiên cứu CLCS của dân cư có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển KTXH của đất nước và càng được chú trọng hơn trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam là “ngôi sao sáng” trong việc thực hiện các tiến bộ của MDG. Chính tầm quan trọng đó nên từ trước đến nay, mức sống dân cư đã được Tổng cục Thống kê, Ủy ban Kế hoạch hóa Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Ngân hàng Thế giới cùng với sự trợ giúp tài chính của UNDP tiến hành khảo sát điều tra qua Bốn cuộc Tổng điều tra về mức sống dân cư Việt Nam năm 1992-1993, 1997-1998, 2001-2004, 2007-2008. Các cuộc điều tra này cung cấp những thông tin về thu nhập, chi tiêu và các chỉ tiêu khác về mức sống hộ gia đình Việt Nam trong các năm 1993, 1998, 2004 và 2008. Mỗi một cuộc Tổng điều tra sẽ cho thấy rõ sự thay đổi mức sống của dân cư Việt Nam theo thời gian và sự tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong việc giảm nghèo và nâng cao mức sống. Những số liệu này chứng tỏ tính hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách ở các cơ quan phát triển của cả chính phủ lẫn quốc tế. Tuy nhiên, các cuộc tổng điều tra này chỉ dừng lại trong việc khảo sát mức sống của dân cư Việt Nam bằng những số liệu cụ thể, chưa đi sâu phân tích mức sống một địa phương nào trên cả nước. Đến những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu có sự quan tâm tìm hiểu đối với mức sống, CLCS của dân cư một địa phương. Trước hết, phải kể đến nhóm tác giả của Viện Kinh tế Tp.HCM tiến hành đề tài “ Diễn biễn mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo tại Tp.HCM”. Nhóm tác giả này đã trình bày và đi sâu phân tích một cách rất cụ thể và chi tiết về việc làm, thu nhập và chi tiêu của dân cư Tp.HCM, từ đó tác giả minh chứng cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét ở đô thị phát triển vào bậc nhất Việt Nam hiện nay. Đây được xem là công trình có tính chuyên khảo đầu tiên về phân tích thực trạng mức sống dân cư ở một địa phương. Xen kẽ giữa công trình của Viện Kinh tế Tp.HCM, còn phải kể đến các công trình nghiên cứu đáng chú ý khác, đó là Đỗ Thiên Kính với “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam” vào năm 2003; PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng (2005), “Chỉ số tuổi thọ trong HDI, một số vấn đề thực tiễn Việt Nam”; PGS.TS. Đặng Quốc Bảo (chủ biên) (2008) “Nghiên cứu chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam”. Đây là những công trình quan trọng, được nhóm nghiên cứu các nhà Việt Nam tổng hợp từ nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau về lĩnh vực phát triển con người ở Việt Nam. Bên cạnh cách tiếp cận mức sống của dân cư chủ yếu dựa trên đánh giá thu nhập BQĐN, trong bối cảnh phát triển KTXH thời gian qua, một hướng nghiên cứu và tiếp cận khác đã được đặt
- ra đó là xem xét sự thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống con người. Khoá luận tốt nghiệp thạc sĩ “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận-thực trạng và giải pháp” của Bùi Vũ Thanh Nhật có thể được xem như một trong những công trình đầu tiên. Trong khoá luận, CLCS đã được nghiên cứu, tìm hiểu trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển KTXH của tỉnh Bình Thuận. Cùng với những giá trị tích cực đạt được, đề tài cũng chỉ ra những tồn tại phải giải quyết để có thể ngày một nâng cao CLCS của người dân hơn. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kiến nghị cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư, khắc phục những khó khăn. Như vậy, có thể thấy rằng, mảng đề tài mức sống và CLCS của dân cư trong những năm qua, đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều phạm vi và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc tiếp cận một cách trực tiếp, tổng thể CLCS dân cư một huyện theo quan điểm nhân văn thì vẫn còn rất hạn chế. Từ thực tế đó, một mặt cho phép đề tài “Giải pháp nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” kế thừa những thành quả của các công trình trước đó, nhưng đồng thời cũng sẽ là cơ hội cho đề tài có thể tiếp tục đưa ra những ý kiến và kết quả nghiên cứu của mình để bổ sung thêm vào lĩnh vực nghiên cứu đời sống dân cư dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. 5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Hệ quan điểm 5.1.1. Quan điểm hệ thống-lãnh thổ Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu. Sự phát triển KTXH và việc nâng cao CLCS dân cư một tỉnh, huyện trong mỗi quốc gia phải được đặt trong mối quan hệ cụ thể và toàn bộ hệ thống quốc gia. Đó là cơ sở đầu tiên giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Do đó, khi phân tích các vấn đề liên quan tới CLCS dân cư huyện Ninh Phước được xem xét trong mối liên hệ giữa các huyện trong tỉnh, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và cả nước. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp CLCS không chỉ là đời sống vật chất và tinh thần, mà còn tập hợp nhiều yếu tố như dân trí, văn hóa, giáo dục,… Do vậy, nghiên cứu CLCS dân cư huyện Ninh Phước phải có quan điểm tổng hợp. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Phân tích CLCS dân cư trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam và tỉnh Ninh Thuận trong quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian. 5.1.4. Quan điểm sinh thái - phát triển bền vững Nâng cao CLCS dân cư thì phải kết hợp hài hòa giữa phát triển KTXH và môi trường. Do vậy, nghiên cứu vấn đề CLCS dân cư phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
- 5.2. Các phương pháp nghiên cứu Như đã giới thiệu ở phần mở đầu, đề tài nghiên cứu dưới góc độ địa lý kinh tế-xã hội, phân tích chính sách..., nên ngoài phương pháp kiến tạo chỉ số theo hướng nghiên cứu định lượng do UNDP đề xuất từ những năm 1990 như các chỉ số đo lường phát triển vĩ mô (cấp quốc gia và toàn cầu) đã được xây dựng và sử dụng rộng rãi trong các bảng Báo cáo Phát triển Con người của UNDP hàng năm như HDI (chỉ số phát triển con người), HPI (chỉ số nghèo con người), GDI (chỉ số phát triển giới) .v.v...thì các chỉ số trong luận án còn được xây dựng từ nguồn số liệu định lượng có được nhờ công tác thống kê của địa phương. Đây là những số liệu tin cậy và khách quan mà bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng sử dụng. Vì là đề tài nghiên cứu địa lý KTXH, nên các luận điểm có được đều chủ yếu dựa trên các con số thống kê và sử dụng các phương pháp truyền thống của ngành địa lý học. 5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích lý thuyết Nhằm hiểu được cơ sở nền tảng của địa bàn và hoàn cảnh cụ thể nơi dân cư sinh sống; lý thuyết ứng dụng liên quan đến luận văn. Chúng tôi đã sử dụng tư liệu sẵn có qua thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu về CLCS và mức sống của nhiều nhà khoa học và những bài viết có liên quan đến luận văn. Tác giả còn sử dụng nguồn thông tin từ cơ quan hành chính huyện, xã và thông tin của từng làng thuộc huyện Ninh Phước, đặc biệt những nơi có người DTTS sinh sống. Ngoài ra tác giả còn thu thập tài liệu qua sách báo, tạp chí, các văn bản, báo cáo, đặc biệt qua tư liệu cá nhân viết tay của cán bộ nghiên cứu ở Phòng thống kê huyện Ninh Phước. Những nguồn trên là tư liệu quý giá để chúng tôi phân tích thực trạng CLCS dân cư huyện Ninh Phước và đưa ra các giải pháp. 5.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Nghiên cứu Địa lý kinh tế-xã hội không thể thiếu phương pháp bản đồ, biểu đồ. Những kết quả có được như đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng theo ngành và theo lãnh thổ... nếu được phản ánh lên bản đồ, bằng biểu đồ sẽ được thể hiện cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Thông qua đó sẽ dễ dàng so sánh, phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành CLCS giữa các địa phương trong huyện. 5.2.3. Phương pháp thực địa Thực địa là phương pháp nền của ngành Địa lý học. Tư liệu thu được bằng phương pháp thực địa hiện nay được xem là nguồn tư liệu tốt nhất dành cho các tác giả muốn tìm kiếm một sự hiểu biết theo quan điểm toàn diện về văn hóa và tình trạng sinh sống của con người. Trong quá trình nghiên cứu thực địa, ghi chép là cứ liệu thông tin không thể thiếu, bởi vì nó đánh dấu bước đầu về những điều mới phát hiện của người nghiên cứu. Ghi chép là công việc bắt buộc của người nghiên
- cứu nhằm giúp họ lưu giữ, phân tích, lý giải thông tin một cách chính xác, khoa học và nó cũng là cơ sở minh chứng cho những lập luận sau này của người nghiên cứu. 5.2.4.Phương pháp điều tra xã hội học Nhằm mục đích tìm hiểu những thay đổi trong CLCS của dân cư từ trước đến nay, chúng tôi đã chọn 20 người (10 phụ nữ và 10 đàn ông) thuộc các thế hệ và nghề nghiệp khác nhau ở các làng thuộc hai xã Phước Hậu và thị trấn Phước Dân để thực hiện. Ngoài ra, phương pháp điều tra xã hội học, trong đó chủ yếu là phỏng vấn giúp bổ sung về mặt số liệu, các tư liệu liên quan đến những thay đổi về thu nhập và khả năng tiếp cận với các điều kiện sống đang diễn ra hiện nay của cộng đồng người Chăm. Phỏng vấn có thể chuyển tiếp thông tin về số liệu thực tế như số nhân khẩu, phân công lao động và cách làm ăn sinh sống. 5.2.5. Phương pháp thống kê Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được từ các công trình của các tác giả đi trước như sách, báo, tạp chí, văn bản, các báo cáo, luận văn, luận án… chúng tôi tổng hợp, thống kê lại nhằm xử lý kết quả nghiên cứu theo chủ đề khác nhau để từ đó có những nhận định ban đầu về tình hình phát triển KTXH, văn hóa, đặc biệt là quy mô dân số, cơ cấu nguồn lao động. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến những thay đổi về mức sinh-tử, gia tăng tự nhiên và chuyển dịch về cơ cấu kinh tế và lao động qua các năm để làm cơ sở phân tích và so sánh. Đối với những thông tin thu thập được từ cộng đồng qua việc sử dụng các phương pháp thực địa, phỏng vấn sâu… được chúng tôi xử lý bằng cách sắp xếp lại các ghi chép thực địa, từ đó hệ thống hóa tất cả những tư liệu để viết bài. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kết hợp hệ thống thông tin điều kiện sống với những số liệu về dân do chính quyền địa phương cung cấp để làm cứ liệu chứng minh cho các thông tin phỏng vấn và quan sát, nhằm làm bài viết có sức thuyết phục hơn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Phát triển con người – là trọng tâm của chính sách trong thời đại hiện nay. Vì con người là vốn quý nhất, là chủ nhân của thế giới, là động lực để phát triển xã hội và cũng là mục tiêu để mọi hoạt động KTXH của mỗi quốc gia cũng như cả thế giới hướng tới. Do vậy, việc nâng cao CLCS của con người đã và đang là mối quan tâm đặc biệt của hầu hết các nước; và việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư trong thời đại hiện nay lại càng trở nên cần thiết. Vì vậy công trình nghiên cứu về CLCS dân cư huyện Ninh Phước không chỉ mang nhiều ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao.
- Về mặt khoa học, góp phần nhất định vào việc làm rõ hơn những lý thuyết và quan điểm đang được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu Địa lý Kinh tế-xã hội, mà đặc biệt là Địa lý nhân văn và Địa lý dân cư. Về mặt thực tiễn, những kết quả có được từ sự phân tích, đánh giá các dữ kiện trong đề tài hy vọng sẽ có giá trị nhận thức và thực tiễn cao, đóng góp những ý kiến đề xuất và giải pháp cụ thể, nhận định cho các ban ngành có liên quan của huyện Ninh Phước tham khảo và có chính sách phù hợp với thực tế từng địa phương nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Mặt khác, tuy rằng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện, đề tài “Giải pháp nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” là một nguồn tư liệu có hệ thống, được thực hiện trên cơ sở có khoa học và thực tiễn, góp phần vào công việc nghiên cứu chung về cuộc sống dân cư ở địa phương Ninh Thuận. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS dân cư ở các nước trên thế giới và Việt Nam Chương 2. Thực trạng CLCS của dân cư huyện Ninh Phước. Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước.
- Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề lý luận 1.1.1. Quan niệm về CLCS Mỗi một giai tầng trong xã hội có một quan niệm riêng về CLCS. Nó bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau, các khía cạnh của CLCS đều rất quan trọng. Nhưng có một số xã hội nhấn mạnh vào một vài khía cạnh này nhiều hơn khía cạnh khác. Chẳng hạn, ở xã hội theo Chủ nghĩa Duy vật sẽ nói rằng kinh tế là quan trọng nhất. Ngược lại, xã hội hiện đại có thể nhấn mạnh hơn về khía cạnh chính trị, văn hóa, tinh thần. Chính vì vậy, niềm tin và giá trị của cá nhân ảnh hưởng tới định nghĩa của một xã hội về CLCS. CLCS thực sự khó tiếp cận vì nó phụ thuộc vào hệ giá trị, sở văn hóa của mỗi quốc gia và cả thời gian nghiên cứu cũng làm cho các quan niệm về CLCS trở nên đa dạng. Tuy nhiên, dưới góc độ địa lý kinh tế-xã hội có thể hiểu CLCS như sau: CLCS là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu của xã hội, trước hết là những nhu cầu vật chất cơ bản tối thiểu của con người. Mức đáp ứng đó càng cao thì CLCS càng cao. Mặt khác, CLCS còn được mở rộng hơn chia thành hai nhóm cơ bản: vật chất và tinh thần. Do vậy, chất lượng cuộc sống là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ về nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực thực phẩm, vui chơi giải trí cho mọi người để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của họ về những vấn đề trên [41]. Điều kiện này làm cho con người dễ dàng đạt được sự hạnh phúc, an toàn cho gia đình, khỏe mạnh về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó, CLCS còn được gắn liền với môi trường và sự an toàn của môi trường. Một cuộc sống sung túc là cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết, như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ. Đồng thời con người phải được sống trong một môi trường tự nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn xã hội. Do đó, CLCS là đặc trưng cơ bản của một xã hội văn minh có trình độ phát triển cao về nhiều mặt. Một khái niệm có tính chất đơn giản hơn nhằm đánh giá CLCS là vấn đề phát triển con người. Theo UNDP, Phát triển Con người là quá trình nâng cao năng lực cho các cộng đồng và cá nhân, gia tăng cơ hội cho mọi người có thể tiếp cận với các điều kiện sống, học tập, sáng tạo tốt hơn. Tuy nhiên, quá trình phát triển và an sinh của con người không chỉ dừng lại là “mở rộng sự lựa chọn cho con người được sống khỏe mạnh, được học hành và được hưởng một mức sống tốt” mà đã vượt xa hơn, bao gồm nhiều nội dung, trong đó có quyền tự do chính trị, nhân quyền. Phát triển con
- người phải đảm bảo tính bền vững, bình đẳng, và nâng cao vị thế của nó. Phát triển con người còn có nghĩa là tạo điều kiện cho con người thực hiện sự lựa chọn cá nhân đồng thời tham gia vào, hình thành nên và hưởng lợi từ các quá trình ở cấp hộ gia đình, cộng đồng và quốc gia – nghĩa là họ được nâng cao vị thế. Như vậy, vấn đề phát triển con người càng được cải thiện, một mặt nó sẽ là điều kiện cho mọi người có thể cải thiện cuộc sống của riêng mình, và mặt khác (nhất là trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay) điều này sẽ làm cho sự kết hợp các nguồn vật chất và nguồn vốn con người có hiệu quả hơn. Từ những cách hiểu và phân tích trên, tác giả quan niệm về CLCS như sau: Chất lượng cuộc sống là một chỉ tiêu tổng hợp bao gồm trong đó mức độ thỏa mãn của cá nhân hay một cộng đồng về đời sống vật chất và đời sống tinh thần, là mục tiêu nhân bản hướng đến con người. Khi con người được thụ hưởng CLCS tốt sẽ tạo điều kiện nâng cao vị thế của họ và đáp ứng sự phát triển bền vững của quốc gia. 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá CLCS CLCS là một vấn đề định tính hơn là vấn đề định lượng, và đánh giá CLCS là một vấn đề phức tạp, rất khó có chỉ tiêu nào có tính chất tổng hợp để đo lường và so sánh về CLCS. Phần dưới đây chúng tôi đánh giá CLCS thông qua một số chỉ tiêu liên quan như thu nhập bình quân đầu người, giáo dục, y tế, vấn đề điều kiện sống, môi trường sống và chỉ tiêu có tính chất thay thế đó là vấn đề phát triển con người. 1.1.2.1.HDI - một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống Trước đây người ta thường dựa vào chỉ tiêu GDP/người hay GNI/người để phân chia thành các nhóm nước giàu và nghèo. Song thực tế đã chỉ ra rằng, không phải cứ nước nào có thu nhập cao thì trình độ dân trí đều cao và đều chú ý chăm lo sức khỏe, phúc lợi xã hội cho con người. Ngược lại, không ít nước tuy có thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống vật chất còn khó khăn nhưng lại quan tâm tới mục tiêu giáo dục, y tế, sức khỏe cho người dân. Chính vì vậy, UNDP đã lựa chọn và đưa ra chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI); Chỉ số Nghèo khổ con người cho các nước đang phát triển (HPI); Chỉ số phát triển giới (GDI). Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi cho rằng chỉ số HDI và các chỉ tiêu để đo HDI là tổng hợp nhất và thích hợp để phân tích CLCS dân cư huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. THƯỚC ĐO Cuộc sống dài lâu, Kiến thức Mức sống dư dật khỏe mạnh Tuổi thọ bình quân Tỷ lệ người lớn Tỷ lệ nhập học GDP thực tế bình quân
- CHỈ TIÊU từ lúc sinh biết chữ các cấp đầu người (PPP USD) Chỉ số tuổi thọ Chỉ số giáo dục Chỉ số GDP (I 1 ) R R (I 2 ) R R (I 3 ) R R Chỉ số phát triển con người (HDI) Hình 1.1.Chỉ số phát triển con người HDI là chỉ số tổng hợp đo lường CLCS như là kết quả của sự phát triển KTXH của một quốc gia đối với sự cải thiện đời sống dân cư. Chỉ số này được đo lường dựa trên sự tính toán tổng hợp các thành tựu ở 3 khía cạnh cơ bản của phát triển con người – sống lâu và mạnh khỏe, tiếp cận với tri thức, và một mức sống tốt [32]. - Để tính được giá trị HDI, trước hết cần phải tính 3 chỉ số thành phần: tuổi thọ, kiến thức và thu nhập. Quy tắc chung để tính các chỉ số thành phần này là sử dụng các giá trị tối thiểu và tối đa cho từng chỉ số theo công thức sau: Giá trị thực – Giá trị tối thiểu Chỉ số thước đo thành phần Giá trị tối đa – Giá trị tối thiểu Giá trị biên (tối đa – max và tối thiểu – min) của tuổi thọ, kiến thức và GDP/người thực tế theo PPP là chung cho tất cả các nước, là giá trị quốc tế. Bảng 1.1. Các giá trị quốc tế để tính chỉ số HDI Chỉ tiêu Max Min Tuổi thọ (năm) 85 25 Tỷ lệ người biết chữ (%) 100 0 Tỷ lệ nhập học các cấp (%) 100 0 GDP thực tế/người (PPP. USD) 40.000 100 Nguồn: Địa lý Kinh tế-xã hội Việt Nam Việc tính chỉ số thu nhập có phức tạp hơn, được thống nhất tính theo công thức sau: log (giá trị thực) – log (giá trị tối thiểu) I3 log (giá trị tối đa) – log (giá trị tối thiểu) Tổng hợp ba chỉ số thành phần sẽ có được chỉ số HDI theo công thức sau: I1 + I2 + I3 R R R R R HDI 3 Trong đó : I1 : chỉ số tuổi thọ R R R R I2 : chỉ số giáo dục R R R R I3 : chỉ số thu nhập R R
- Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục, GDP và HDI đều nhận giá trị từ 0 đến 1. Giá trị của các chỉ số này càng gần tới 1 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng cao (với 1 là thứ hạng cao nhất), trái lại, các chỉ số càng gần 0 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng thấp [19]. Trong số 169 quốc gia cung cấp số liệu để xây dựng HDI cho năm 2010, 42 quốc gia xếp hạng HDI rất cao; 43 quốc gia xếp hạng HDI cao; 42 quốc gia xếp hạng HDI trung bình, trong đó có Việt Nam được xếp hạng 113 với giá trị 0,572 và 42 quốc gia xếp hạng HDI thấp. Bảng 1.2. Một số xếp hạng quốc gia về HDI năm 2010 (trong số 169 quốc gia) Quốc gia Xếp GDP đầu Tuổi thọ Tỷ lệ người lớn Chỉ số hạng người thực trung bình biết chữ (%)* HDI HDI tế (PPP) (năm) Na Uy 1 58.810 81 99 0,938 Hoa Kỳ 4 47.094 79,6 99 0,902 Nhật Bản 11 34.692 83,2 99 0,884 Hàn Quốc 12 29.518 79,8 99 0,877 Singapo 27 48.893 80,7 95 0,846 Trung Quốc 89 7.258 73,4 94 0,663 Thái Lan 92 8.001 69,3 94 0,654 Việt Nam 113 2.995 74,9 93 0,572 Nêpan 138 1.201 67,5 58 0,428 Dămbia 150 1.359 47,3 71 0,395 Nguồn: UNDP, 2010, (*2008) Chỉ số HDI cho thấy quốc gia nào có thu nhập cao, có chính sách giáo dục và chăm sóc sức khỏe dân cư thích đáng thì vị trí HDI sẽ cao. Một số nước có mức thu nhập cao, nhưng không quan tâm đầy đủ tới việc nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe dân cư thì vị trí HDI sẽ giảm đi. Một số quốc gia khác, tuy mức thu nhập thấp nhưng do nhà nước quan tâm đến y tế, giáo dục nên giá trị HDI tăng lên. Có điều cần chú ý là mối quan hệ giữa các chỉ số thành phần tạo nên giá trị HDI ở mỗi quốc gia rất khác nhau, vì vậy, có những nước thu nhập BQĐN như nhau nhưng giá trị HDI lại khác nhau và ngược lại. Bảng1.3. Các nước có mức thu nhập như nhau nhưng khác nhau về chỉ số HDI Nước GDP/người theo PPP(USD) Giá trị HDI Việt Nam 2995 0,572 Yemen 2387 0,439 Nguồn: HDR năm 2010 Bảng1.4. So sánh mức thu nhập và chỉ số HDI giữa các quốc gia năm 2010
- Nước Giá trị HDI GDP/người theo PPP Côoet 0,771 55719 Croatia 0,767 16389 Trung Quốc 0,663 7258 Sri Lanka 0,658 4886 Inđônêsia 0,600 3957 South Africa 0,597 9812 Nguồn: HDR năm 2010. Năm 2010, Trong HDR năm 2010, UNDP đã bổ sung thêm 3 chỉ số mới vào hệ thống các chỉ số của HDR – Chỉ số Phát triển Con người có điều chỉnh khía cạnh bất bình đẳng, Chỉ số Bất bình đẳng Giới, và Chỉ số Nghèo đa chiều. Các chỉ số tiên tiến này được lồng ghép những tiến bộ mới đây trong lý thuyết và đo lường, khuyến khích việc đưa bất bình đẳng và nghèo đói trở thành các vấn đề trung tâm trong khuôn khổ phát triển con người. Những cách đo lường mới nêu trên đem lại nhiều kết quả và thêm cách nhìn nhận mới cho xã hội, đó là cần tập trung hơn vào công tác xây dựng chính sách phát triển nhằm cải thiện sự bình đẳng; vào công tác cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người dân, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em. 1.1.2.2.Thu nhập bình quân đầu người Thu nhập là một phương tiện rất quan trọng để mở rộng sự chọn lựa cho con người và được sử dụng trong chỉ số HDI như một yếu tố phản ánh mức sống đầy đủ. Thu nhập có vai trò trọng yếu trong việc quyết định khả năng con người sử dụng các nguồn lực cần thiết để tiếp cận được với lương thực, nơi ở và quần áo, và đem lại nhiều sự lựa chọn hơn. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn tiêu chí chính để đánh giá CLCS dân cư là chỉ số thu nhập quốc dân tính bình quân đầu người (GNP/người hay GNI/người) hoặc tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân đầu người (GDP/người). - Tổng sản phẩm quốc nội (viết tắt tiếng Anh GDP – Gross Domestic Product): là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định, thường là một năm. GDP là một trong ba chỉ số đánh giá phát triển nhân bản – HDI (cùng với chỉ số giáo dục và sức khỏe). Tổng sản phẩm trong nước thể hiện số lượng nguồn của cải làm ra ở bên trong một quốc gia, sự phồn vinh hay khả năng phát triển kinh tế.
- - Tổng thu nhập quốc dân (viết tắt tiếng Anh GNI – Gross National Inome): là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng được tạo ra của một quốc gia ở một thời điểm nhất định, thường là một năm. Như vậy, GNI = GDP + nguồn thu nhập từ nước ngoài – nguồn thu nhập phải chuyển cho nước ngoài. (Thu nhập từ nước ngoài do có vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn thu do người lao động từ nước ngoài gửi về; thu nhập phải chuyển cho nước ngoài do vốn đầu tư của họ vào trong nước). Vì vậy, GNI là thước đo tổng hợp lớn của thu nhập quốc dân. GNI chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ được nguồn của cải đã làm ra. - GNI và GDP bình quân đầu người được tính bằng GNI và GDP chia cho Tổng số dân của nước đó ở cùng thời điểm. Việc tính GNI/người và GDP/người có ý nghĩa rất lớn. Vì thông qua chỉ tiêu này, có thể đánh giá không chỉ khả năng và trình độ phát triển kinh tế mà cả mức sống của mỗi người dân ở từng nước. Trên thế giới, ngoài GDP và GDP/người của mỗi nước được quy đổi sang đô la (USD) quốc tế theo tỷ giá hối đoái, Liên Hợp Quốc còn đưa ra phương pháp tính thu nhập của dân cư theo sức mua tương đương (viết tắt là PPP). Tỷ giá này cho phép so sánh chuẩn về mức giá thực tế giữa các nước, vì CLCS của dân cư ở các nước không chỉ khác biệt do ảnh hưởng đơn thuần của giá trị thu nhập theo đầu người, mà nó sẽ bị chi phối lại do giá cả sinh hoạt của mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau. Ví dụ: GDP của Việt Nam năm 2008 theo giá nội tệ là 1.485 nghìn tỷ VNĐ, tính theo USD là 89 tỷ USD, còn theo PPP là 230 tỷ USD. GDP/người theo USD là 1.052, theo PPP là khoảng 2.700 USD/người [34]. GDP cùng một lúc phản ánh hai sự việc: tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Lý do làm GDP phản ánh được cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu là vì hai đại lượng này thực ra chỉ là một. Đối với nền kinh tế với tư cách một tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu. Vì vậy, khi đánh giá CLCS của một quốc gia, đồng thời phải phân tích cả hai khía cạnh thu nhập và chi tiêu của người dân quốc gia đó trong một thời điểm cụ thể. GDP có tương quan chặt chẽ với các chỉ tiêu về CLCS, vì GDP lớn sẽ dẫn đến có một mức sống cao hơn. Và trong thực tế, chúng ta cũng nhận thấy rõ điều này. Giữa những nước giàu và nước nghèo có GDP bình quân đầu người chênh lệch rất lớn. Bảng 1.5. Xếp hạng chênh lệch GDP giữa các nước giàu và nước nghèo năm 2010 Nước GDP thực tế đầu Tuổi thọ trung Tỷ lệ biết chữ của người người (đô la)* bình (năm) trưởng thành (%)** Hoa Kỳ 47.094 80 99
- Nhật 34.692 83 99 Mêhicô 13.971 77 93 Nga 15.258 67 100 Braxin 10.607 73 90 Trung Quốc 7.258 73 93 Inđônêsia 2.927 71 92 Ấn Độ 2.226 64 66 Pakixtan 2.678 67 54 Bănglađét 1.587 67 53 Nguồn: (*) HDR năm 2010, (**) Báo cáo phát triển TG năm 2010. Bảng 1.5 trình bày 10 nước đông dân nhất thế giới xếp theo thứ hạng GDP bình quân đầu người. Bảng này cũng ghi số liệu vế tuổi thọ trung bình (thời gian sống kể từ khi được sinh ra) và tỷ lệ biết chữ (phần trăm dân số trưởng thành biết đọc). Những số liệu này chỉ ra một xu hướng rõ ràng. Ở các nước giàu như Mỹ, Đức, Nhật, người dân có thể sống đến gần tám mươi, và hầu hết dân số đều biết chữ. Ở những nước nghèo như Nigiêria, Bănglađét và Pakixtan, người dân chỉ sống đến độ tuổi năm mươi hoặc đầu sáu mươi, và chỉ có khoảng ½ dân số biết chữ. Mặc dù số liệu về những khía cạnh khác của CLCS không hoàn chỉnh được như vậy, nhưng chúng cũng đem lại cho chúng ta những thông tin tương tự. Các nước với GDP bình quân đầu người thấp thường có số lượng lớn trẻ em được sinh ra với trọng lượng thấp, tỷ lệ chết của bà mẹ, trẻ sơ sinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em cao và ít có khả năng tiếp cận nguồn nước uống an toàn, những con đường trải nhựa và điện lưới quốc gia; có ít trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường và những đứa trẻ đi học phải học trong các lớp đông học sinh hơn. Những nước này cũng ít được sử dụng đồ dùng lâu bền (ti vi, điện thoại, internet v.v...). Không nghi ngờ gì nữa, các số liệu quốc tế đã cho thấy rằng GDP của một quốc gia có liên quan chặt chẽ với mức sống của người dân nước đó. 1.1.2.3.Chỉ số về giáo dục Giáo dục là một trong những chỉ số cơ bản nói lên CLCS. Trình độ học vấn của mỗi nước phản ánh mức độ phát triển của quốc gia và mức độ hưởng thụ dịch vụ giáo dục của dân cư. Trình độ học vấn cao là điều kiện rất quan trọng để con người phát triển toàn diện, dễ thích ứng với điều kiện phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật. Vì vậy, ngày nay nước ta và nhiều nước trên thế giới đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nâng cao CLCS cho người dân. Chỉ số về giáo dục được dùng làm thước đo trình độ dân trí làm nên CLCS của dân cư bao gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ người lớn biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số năm đến trường, tỷ lệ người mù chữ.v.v...
- * Tỷ lệ người lớn biết chữ: là tỷ lệ những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết thông thạo một đoạn văn đơn giản bằng tiếng quốc ngữ. Tỷ lệ người lớn biết chữ có liên quan nhiều đến các chỉ số thu nhập của từng cộng đồng và từng quốc gia [1]. * Trình độ văn hóa và tay nghề: Trình độ văn hóa hay trình độ học vấn nói lên khả năng tích lũy kiến thức của khối dân cư và được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ người lớn biết chữ, số người tốt nghiệp các cấp học từ thấp đến cao. Trình độ tay nghề là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động chính trong khối dân cư được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn (sơ cấp, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) trong tổng số lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế của đất nước. Trình độ văn hóa và trình độ tay nghề luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau đồng thời có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập của từng quốc gia. Các nước có nền kinh tế phát triển thì các chỉ số phản ánh về trình độ văn hóa và tay nghề trong dân cư thường rất cao, ngược lại ở các nước chậm phát triển thì các chỉ số này thường rất thấp. Hiện nay, ở các quốc gia đang phát triển tình hình này đang có sự chuyển biến theo hướng tích cực, CLCS của dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ người biết chữ và tốt nghiệp các cấp học theo hướng tăng dần các cấp học ngày càng cao. Tuy nhiên, thế giới hiện vẫn còn 21,4% số dân từ 15 tuổi trở lên không biết chữ, tỷ lệ này ở các nước đang phát triển là 23,3%, trong khi đó ở các nước phát triển chỉ có 2,1%. Số dân không biết chữ đặc biệt cao ở một số nước Châu Á và Châu Phi [3]. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động có tay nghề ngày càng tăng và họ đang là những lực lượng lao động mang lại chất lượng hiệu quả cao trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển việc sử dụng lao động không có tay nghề trong các ngành kinh tế vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. * Số năm đến trường: Cùng với chỉ số tỷ lệ người lớn biết chữ thì số năm đến trường cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng học vấn của dân cư ở mỗi quốc gia. Số năm đến trường là số năm bình quân đã được học ở trường của những người từ 15 tuổi trở lên. Tiêu chí số năm đến trường có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập ở mỗi quốc gia. Các nước có thu nhập thấp thường có số năm đi học thấp (trung bình 3-4 năm, thậm chí ở Châu Phi có một số nước chỉ có số năm đi học trung bình là 1,6 năm). Các nước có thu nhập trung bình có số năm đi học trung bình thường là 5,3 năm. Các nước có thu nhập cao chỉ số này rất cao, thường là 10,6 năm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 745 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 290 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 225 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 177 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 148 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn