Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh
lượt xem 33
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh trình bày về cơ sở lý luận; thực trạng và định hướng giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Kiều Oanh GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Kiều Oanh GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ PGS. TS. Đặng Văn Phan. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng đựợc ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học cũng như kết quả luận văn của mình. Tác giả luận văn Trần Thị Kiều Oanh 3
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan ban ngành trong và ngoài tỉnh Trà Vinh. Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy – PGS. TS. Đặng Văn Phan, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng sau Đại học, quý thầy cô giáo trong Khoa Địa Lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và thực hiện nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Cục Thống Kê, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo Dục và Đào tạo, Ban Dân Tộc, Sở Điện lực, Sở Xây Dựng, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh, Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ. Xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cơ quan tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Trần Thị Kiều Oanh 4
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................ 3 LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................................... 4 MỤC LỤC............................................................................................................................................ 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ............................................................. Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................. 9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CLCS DÂN CƯ ............................................ 18 1.1. Những vấn đề lý luận .............................................................................................................. 18 1.1.1. Quan niệm về CLCS ........................................................................................................ 18 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá CLCS dân cư ................................................................................. 19 1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư .................................................................. 27 1.2. Khái quát về CLCS dân cư ..................................................................................................... 29 1.2.1. Về HDI của Việt Nam ...................................................................................................... 29 1.2.2. Về chỉ tiêu kinh tế ............................................................................................................ 30 1.2.3. Về giáo dục – việc làm ..................................................................................................... 33 1.2.4. Chỉ số về y tế, chăm sóc sức khoẻ ................................................................................... 36 1.2.5. Về nhà ở, nước sạch, điện sinh hoạt ................................................................................ 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................................... 38 Chương 2. THỰC TRẠNG CLCS ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH ............................................................................................................................................................ 40 2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ............................................................................................ 40 2.1.1. Vị trí địa lí ........................................................................................................................ 40 2.1.2. Phạm vi lãnh thổ .............................................................................................................. 40 2.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................................. 40 2.1.4. Kinh tế - xã hội................................................................................................................. 42 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh .......................................... 49 2.2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................................... 49 2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ............................................................................................. 49 2.2.3. Các nhân tố tự nhiên ........................................................................................................ 49 2.2.4. Một số chính sách dân tộc Khmer được hưởng ............................................................... 49 2.3. Khái quát về CLCS dân cư tỉnh Trà Vinh ............................................................................... 57 2.3.1 Về kinh tế .......................................................................................................................... 57 2.3.2. Về giáo dục ...................................................................................................................... 60 2.3.3. Về y tế và chăm sóc sức khoẻ .......................................................................................... 62 2.3.4. Về sử dụng điện, nước sạch và nhà ở............................................................................... 64 2.3.5. Văn hoá, tinh thần ............................................................................................................ 67 2.3.6. Lao động và việc làm ....................................................................................................... 67 2.3.7. Về môi trường .................................................................................................................. 67 2.3.8. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật........................................................................... 67 2.4.Thực trạng CLCS của dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh ............................................................... 70 2.4.1. Về thu nhập ...................................................................................................................... 70 2.4.2. Về giáo dục ...................................................................................................................... 72 2.4.3. Về y tế, chăm sóc sức khoẻ .............................................................................................. 75 2.4.4. Về nhà ở, nước sạch, điện sinh hoạt ................................................................................ 79 2.4.5. Về văn hoá, tinh thần ....................................................................................................... 81 2.4.6. Lao động - việc làm ......................................................................................................... 82 2.4.7. Xoá đói giảm nghèo ......................................................................................................... 83 2.4.8. Môi trường sống .............................................................................................................. 85 5
- 2.4.9. Về đoàn kết dân tộc, ổn định chính trị, trật tự xã hội....................................................... 85 2.5. Đánh giá về CLCS dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh ................................................................... 86 2.6. So sánh CLCS dân tộc Khmer với CLCS dân cư toàn tỉnh .................................................... 90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 94 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CLCS ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH .............................................................................................................................. 95 3.1. Cơ sở đưa ra định hướng ......................................................................................................... 95 3.1.1.Theo định hướng phát triển của quốc gia.......................................................................... 96 3.1.2. Theo định hướng phát triển của tỉnh ................................................................................ 98 3.2. Các mục tiêu.......................................................................................................................... 102 3.2.1. Mục tiêu về tăng trưởng kinh tế ..................................................................................... 102 3.2.2. Mục tiêu về tiến bộ xã hội và xoá đói giảm nghèo ........................................................ 102 3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư .................................................................... 103 3.3.1. Giải pháp nâng cao CLCS chung cho dân cư toàn tỉnh ................................................. 103 3.3.2. Giải pháp cụ thế nâng cao CLCS dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh ................................... 106 3.4. Kiến nghị ............................................................................................................................... 117 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................................ 119 KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 122 PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... 126 6
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLCS : Chất lượng cuộc sống HDI : Chỉ số phát triển con người GDP : Tổng sản phẩm trong nước NXB : Nhà xuất bản GNI : Tổng thu nhập quốc gia UNDP : Chương trình phát triển của Liên hợp quốc PPP : Sức mua tương đương TB : Trung bình BQĐN : Bình quân đầu người HDR : Báo cáo phát triển con người GNP : Thu nhập quốc dân VNĐ : Việt Nam đồng HS : Học sinh GV : Giáo viên SV : Sinh viên CNDT : Cô nuôi dạy trẻ THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông DTNT : Dân tộc nội trú CĐ : Cao đẳng ĐH : Đại học TH : Trung học CC : Cao Cấp TC : Trung cấp CVCC : Chuyên viên cao cấp CVC : Chuyên viên chính CV : Chuyên viên CBCCVC : Cán bộ công chức viên chức PT : Phổ thông GD : Giáo dục 7
- BGD-ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo N- L -TS : Nông - lâm - thuỷ - sản CN-XD : Công nghiệp - xây dựng DV : Dịch vụ ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long NN : Nông nghiệp 8
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam đã đạt nhiều thành công trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao CLCS và nổ lực xóa đói giảm nghèo. Tỉ lệ nghèo đã giảm mạnh nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với mức tăng bình quân 8-9%/năm trong những năm gần đây và chính sách phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Tuy chất lượng cuộc sống của dân cư Việt Nam đã tăng nhanh, chỉ số HDI năm 2005 tăng lên đạt 0,704, xếp hạng 69/177 quốc gia và vùng lãnh thổ. GDP/ người đạt 835 USD năm 2007. Nhưng CLCS của dân cư Việt Nam có sự phân hóa mạnh mẽ theo vùng, miền và nhóm dân cư. Để xã hội phát triển văn minh, công bằng, dân chủ và bền vững cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng các yếu tố, các chính sách nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp nâng cao CLCS dân cư, giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng, miền. CLCS là một khái niệm tổng hợp đo mức sống của con người. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, CLCS của con người cần được quan tâm nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế xã hội để thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của con người, nâng cao CLCS. CLCS cũng phản ánh trình độ phát triển về kinh tế - xã hội của khu vực hay một quốc gia, một vùng, một tỉnh. Đối với sinh viên ngành địa lí, việc nghiên cứu CLCS, hiểu rõ bản chất, cách tính, các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư và tình hình biến chuyển CLCS dân cư một nước, một vùng cụ thể có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc. Nhằm ứng dụng lí luận vào thực tiễn để nâng cao hơn nữa CLCS cho dân cư địa phương và đây cũng là mục tiêu hướng tới của đất nước ta cũng như của các quốc gia khác. Trà Vinh là một tỉnh đồng bằng ven biển, có 253.836 hộ dân với 1.005.856 người, trong đó 81.272 hộ dân tộc Khmer, với 316.961 người, chiếm tỷ lệ 31,51%. Những năm qua Trung ương, Tỉnh uỷ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 phần II Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác dân tộc; Nghị quyết 06 của Tỉnh Uỷ “Về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer” trong điều kiện có nhiều thuận lợi cơ bản, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Khmer luôn được quan tâm, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, số hộ nghèo giảm bình quân 3%/ năm, tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt năm 2011 đạt 91,5%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm 2011 đạt 94,8%. Nhưng tốc độ phát triển kinh tế vẫn chưa 9
- đáp ứng được nhu cầu nâng cao CLCS cho nhân dân trong tỉnh, đặc biệt cuộc sống của dân cư các dân tộc thiểu số. Sự cách biệt về CLCS của dân cư giữa các địa phương còn khá lớn. Đồng bào các dân tộc ít người là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khi một bộ phận cơ thể không đựơc khoẻ mạnh chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của cả cơ thể. Nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ, quan tâm đầu tư thoả đáng đến việc nâng cao mức sống, chăm sóc y tế, phát triển giáo dục,…ở khu vực dân tộc ít người sẽ góp phần nâng cao CLCS của khu vực này. Tuy nhiên, điều đó vẫn còn là một bài toán thật sự hóc búa không dễ tìm ra lời giải đáp trong một sớm một chiều, nếu như không có những giải pháp đồng bộ và hữu hiệu trong chiến lược công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta Tỉnh Trà Vinh là một trong những tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh cũng có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng CLCS dân cư chưa cao. Làm thế nào để nâng cao CLCS của cư dân, đặc biệt CLCS của cư dân đồng bào dân tộc Khmer. Tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh.Với mục đích ấy, đồng thời là một người con của quê hương Trà Vinh tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh” với mong muốn tìm kiếm một số giải pháp nâng cao CLCS của dân tộc. Tôi hy vọng rằng với sự đóng góp của mình độc giả có thể hiểu rõ hơn về hiện trạng CLCS của cư dân trong tỉnh nói chung và đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng. 2. Mục tiêu – nhiệm vụ 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở tổng quan, đúc kết có chọn lọc những vấn đề lí luận, thực tiễn về CLCS, luận văn tập trung đánh giá thực trạng CLCS đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh, tìm ra nguyên nhân của sự thấp kém và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao CLCS của tỉnh trong giai đoạn mới. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về CLCS trên thế giới và Việt Nam để vận dụng vào địa bản tỉnh Trà Vinh. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS. - Tìm hiểu thực trạng CLCS dân cư tỉnh và của dân tộc Khmer. - Đánh giá hiện trạng CLCS dân tộc Khmer 10
- - So sánh với CLCS của toàn tỉnh Trà Vinh - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân tộc thiểu số tỉnh đến năm 2020. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi địa bàn tỉnh Trà Vinh - Về thời gian: Đề tài sử dụng nguồn số liệu từ năm 2006 đến 2012, dự kiến năm 2015 và 2020 của Uỷ ban nhân dân, Sở kế hoạch đầu tư và các ban ngành tỉnh cung cấp, số liệu từ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc 1/4/1999 và 1/4/2009 do Tổng cục thống kê công bố. - Về nội dung: + CLCS của dân cư là vấn đề rộng lớn, phức tạp và luôn biến đổi theo không gian và thời gian, trong đó các tiêu chí để đánh giá về chất lượng cuộc sống rất đa dạng, có thể dựa vào chỉ số cơ bản nhất là chỉ số phát triển con người (HDI). + HDI giúp tạo ra cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia thông qua việc cung cấp số đo tích hợp cả ba phương diện phát triển con người: sống cuộc sống khoẻ mạnh và lâu dài (đo bằng tuổi thọ, tuổi thọ trung bình); được học hành (đo bằng tỉ lệ biết chữ ở người lớn và tổng tỉ lệ đi học tiểu học, trung học, đại học); có mức sống hợp lí (đo bằng sức mua và thu nhập GDP/ đầu người). Ngoài ra còn phải tính đến những mặt khác như nhu cầu sống tốt hơn, được đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần khác như: ytế, môi trường sống, tỉ lệ người được sử dụng điện và nước sạch, lương thực thực phẩm, chất lượng nguồn lao động và vấn đề giải quyết việc làm, giao thông đi lại. Tỉnh Trà Vinh gồm 7 huyện thị và thành phố Trà Vinh. Trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực trạng CLCS của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn của tỉnh. Từ đó có những giải pháp để nâng cao CLCS cho dân cư trong tỉnh cũng như đề ra các giải pháp riêng cho dân tộc Khmer. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và có bước phát triển đáng kể, nền kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực, đời sống người dân được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, do khác nhau về điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội mà sự phát triển giữa các vùng, miền, các dân tộc mang tính không đồng đều, dẫn đến sự phân hoá giàu 11
- nghèo trong xã hội, mức sống người dân có sự chênh lệch, đặc biệt nhóm dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Làm sao để nâng cao mức sống người dân, giảm sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, hướng đến sự phát triển toàn diện con người người cả về thể chất và tinh thần luôn được sự quan tâm của nhân loại nói chung và nước ta nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu nhóm tác giả thuộc Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh “diễn biến mức sống dân cư và phân hoá giàu nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh”, đề tài này đã đi sâu vào trình bày, phân tích các chỉ tiêu về CLCS người dân như thu nhập bình quân đầu người, việc làm, nhu cầu hưởng thụ của dân cư. Qua đó nêu lên được sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày càng rõ nét ở đô thị Việt Nam, đặc biệt các đô thị lớn. Đây được xem là công trình chuyên khảo đầu tiên về phân tích hiện trạng mức sống dân cư ở địa phương. Cấp Nhà nước cũng đã có nhiều công trình khoa học có liên quan đến CLCS như: “ Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1992- 1993”, “Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997- 1998”, “ Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2001- 2004”, “Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2007-2008”. Các công trình này đã phân tích các vấn đề có liên quan đến CLCS dân cư như thu nhập của người dân, trình độ học vấn, ytế, giáo dục và thông qua đó khẳng định sự cải thiện CLCS của các hộ gia đình Việt Nam. Kế đến công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Thiên Kính “phân hoá giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến mức sống cho người dân Việt Nam”, 2003. Năm 2005, PGS. TS. Đặng Quốc Bảo cùng TS. Trương Thị Thuý Hằng đưa ra công trình nghiên cứu “chỉ số phát triển kinh tế trong HDI – cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu”. Năm 2008 “ Nghiên cứu chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam”. Đây là những công trình quan trọng, được hợp lực của cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu con người và một số cơ quan khoa học, cán bộ quản lí thực tiễn ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong lĩnh vực giáo dực-đào tạo có đề tài nghiên cứu cấp bộ do TS. Phạm Thị Xuân Thọ chủ nhiệm “Nghiên cứu CLCS dân cư các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ giảng dạy và học tập- trường hợp tỉnh Bình Thuận” hay khoá luận tốt nghiệp của tác giả Bùi Vũ Thanh Nhật “CLCS dân cư tỉnh Bình Thuận- hiện trạng và giải pháp” năm 2008. “Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao CLCS ở Việt Nam” của Vũ Mạnh Cường, “Nghiên cứu tiêu dùng dân cư Việt Nam và một số dự đoán về tiêu dùng” của Trần Thu Vân. Trong đề tài, 12
- CLCS được nghiên cứu, tìm hiểu trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của vùng hay cả nước. Cùng với những thành tựu đạt được, đề tài cũng nêu lên được những hạn chế, yếu kém cần phải giải quyết, những kiến nghị và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư. Trong quyển “con người và phát triển con người” (NXB Giáo dục 2007) của PGS.TS. Hồ Sĩ Quý, Viện thông tin khoa học kỹ thuật-Viện khoa học kỹ thuật Việt Nam với những nghiên cứu mang tính triết học chuyên sâu đã cập nhật những tri thức mới nhất của thế giới về con người, phát triển con người, trong đó có CLCS con người. Một số công trình khác cũng đề cập tới CLCS dân cư trong mối quan hệ dân số - phát triển bền vững: “Giáo trình dân số và phát triển” (2001) do GS. Tống Văn Đường chủ biên, “dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội” của PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ,… Ở Trà Vinh có báo cáo mang tính chuyên đề về mức sống dân cư như: “báo cáo đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân”, của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam tài trợ với sự tham gia nghiên cứu của nhiều ban ngành, đoàn thể trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt riêng về CLCS của đồng bào dân tộc thiểu số có các công trình nghiên cứu:“Xoá đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nước ta hiện nay – thực trạng và giải pháp” của Hà Quế Lâm, “Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước” của Nguyễn Đăng Thành. “Hiện trạng và giải pháp nâng cao CLCS đồng bào dân tộc Êđê tỉnh ĐakLak” - khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Trà My (2010). Đề tài mức sống và CLCS dân cư trong thời gian qua đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều phạm vi và góc độ khác nhau. Trên cơ sở kế thừa thành quả các công trình nghiên cứu đi trước, đồng thời cũng là cơ hội để tác giả đưa ra những ý kiến và kết quả nghiên cứu của mình bổ sung vào lĩnh vực nghiên cứu nâng cao đời sống dân cư. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1 . Quan điểm 5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Khi nghiên cứu về kinh tế xã hội nói chung và về CLCS nói riêng việc sử dung quan điểm tổng hợp là hết sức quan trọng vì các tiêu chí để đánh giá về CLCS rất đa dạng và phong phú. Trong quá trình hình thành và phát triển giữa chúng luôn có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và luôn thay đổi. Mỗi vùng, mỗi lãnh thổ khác nhau sẽ có những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khác nhau. Từ đó tác động đến các yếu tố của CLCS cũng 13
- khác nhau. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về CLCS ở một địa bàn nào đó nhất thiết phải vận dụng quan điểm tổng hợp. 5.1.2. Quan điểm lịch sử viễn cảnh CLCS của dân cư luôn thay đổi theo thời gian cùng với quá trình phát triển của con người. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh giúp ta có cái nhìn tổng quan và toàn diện về vấn đề hiện tại so với quá khứ và dự báo tương lai. CLCS dân tộc Khmer được phân tích cụ thể ở tỉnh Trà Vinh và qua những giai đoạn phát triển cụ thể. Quan điểm lịch sử giúp tìm ra sự biến động về CLCS theo thời gian thông qua các chỉ tiêu, giải thích nguyên nhân biến động hiện tại, dự báo tương lai. 5.1.3. Quan điểm hệ thống Đây là quan điểm quan trọng làm cơ sở để xem xét đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, trong trạng thái luôn vận động và phát triển. Và mỗi đối tượng, hiện tượng địa lí đều có mối quan hệ biện chứng tạo thành một chỉnh thể gọi là một hệ thống. Hệ thống đó gồm nhiều phân hệ, có mối liên hệ mật thiết, chuyển hoá lẫn nhau. Trong đề tài, việc nghiên cứu CLCS dân cư phải được xem xét theo quan điểm hệ thống bởi Trà Vinh là một trong 63 tỉnh và thành phố của nước ta, là một phân hệ trong hệ thống kinh tế - xã hội Việt Nam. Bản thân CLCS tỉnh nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng chịu ảnh hưởng tác động của tổng hợp nhiều yếu tố và có mối quan hệ tác động qua lại. Khi nghiên cứu cần tìm hiểu sự tác động qua lại trong một hệ thống và giữa các hệ thống với nhau. 5.1.4. Quan điểm kinh tế Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá CLCS của dân cư là chỉ số HDI. Do vậy muốn nâng cao mức sống dân cư đồng nghĩa với phát triển chỉ số trên. Do vậy không thể không vận dụng quan điểm này trong quá trình nghiên cứu vấn đề kinh tế xã hội. Tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc phải đạt mục tiêu kinh tế bằng mọi giá mà không chú trọng tới bảo vệ môi trường, tới việc đảm bảo lợi ích lâu dài. 5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Kinh tế - xã hội - môi trường là ba phạm trù có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sự phát triển, đặc biệt trong sự phát triển bền vững. Do đó khi nghiên cứu bất cứ một vấn đề kinh tế - xã hội nào cũng phải xem xét trong mối quan hệ phát triển bền vững. Trong xã hội, muốn nâng cao mức sống của dân cư cần phải chú trọng xoá đói giảm nghèo, bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc, phong tục tập quán. Trong kinh tế, cần xây dựng một nền kinh tế 14
- tăng trưởng và ổn định. Về môi trường cần đảm bảo những điều kiện môi trường cho con người đang tồn tại và cho thế hệ mai sau, đảm bảo sự đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ tương lai. Theo quan điểm trên thì CLCS dân cư liên quan với các yếu tố kinh tế - xã hội – môi trường. CLCS nâng cao đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng môi trường sống, đảm bảo sự cân bằng sinh thái tự nhiên. Ngược lại, nếu tài nguyên môi trường bị suy thoái phản ánh thực trạng CLCS yếu kém, thiếu bền vững. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Để đánh giá chính xác CLCS dân cư cần có sự nghiên cứu trong thời gian dài và nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Vì vậy tất cả các tài liệu, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội của các ban ngành tỉnh Trà Vinh là những thông tin dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đạt hiệu quả cao thì các số liệu cần được hệ thống hoá khoa học để tránh những thiếu sót sau này. Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu CLCS đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh được thu thập từ nhiều nguồn như: số liệu qua các tài liệu báo cáo từ các cơ quan ban ngành trong địa bàn tỉnh, các sổ sách lưu trữ của các cơ quan hữu quan, niên giám thống kê đến Tổng cục thống kê của Trung ương, các trang web có liên quan, số liệu từ các cuộc khảo sát, điều tra thực tế của các tổ chức trong và ngoài nước. 5.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Do tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nên trong quá trình nghiên cứu cần phải tiến hành phân tích, so sánh nhằm tìm ra những nội dung phù hợp hơn, khách quan hơn. Tiếp đến, nguồn tài liệu này sẽ được tổng hợp để làm nổi bật được đối tượng nghiên cứu và đưa ra những đánh giá chính xác, để biến chúng thành cơ sở cho những nhận định khoa học của đề tài nghiên cứu. 5.2.3. Phương pháp thống kê Trên cơ sở những số liệu thống kê thu được từ nhiều nguồn, tác giả dùng phương pháp thống kê toán học để tính toán các thông số cần thiết phục vụ cho đề tài. 5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng của môn Địa lí. Là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội ở một địa bàn nào đó. Nghiên cứu địa lí thường bắt đầu từ 15
- bản đồ và kết thúc bằng việc thế hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Phương pháp này cho phép cụ thể hoá các đối tượng theo không gian, mối liên hệ giữa các hiện tượng theo thời gian và xây dựng bản đồ có liên quan đến CLCS dân cư. 5.2.5. Phương pháp thực địa Là phương pháp quan trọng của những người nghiên cứu địa lí. Những thông tin tác giả có được không thế phản ánh tất cả mọi khía cạnh của vấn đề. Để đánh giá vấn đề một cách chính xác cần có những khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu cụ thế. Kết quả khảo xác là căn cứ quan trọng để xây dựng nội dung đề tài hợp lí, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp tình hình thực tế. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc nâng cao CLCS con người đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới bởi vì con người là nguồn tài nguyên quý giá, là động lực để phát triển xã hội, là chủ nhân của đất nước và là mục tiêu để mọi hoạt động kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia hướng tới, việc nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư, đặc biệt đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trong thời đại ngày nay càng trở nên cấp thiết. Vì vậy công trình nghiên cứu CLCS đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao. Về mặt khoa học, góp phần là sáng tỏ những lý thuyết, quan điểm đang được sử dụng trong nghiên cứu Địa lí kinh tế - xã hội cũng như nghiên cứu cuộc sống dân cư tỉnh Trà Vinh nói chung và nghiên cứu cuộc sống dân cư dân tộc Khmer tỉnh nói riêng. Về thực tiễn, những kết quả có được từ phân tích, đánh giá các dữ kiện trong đề tài sẽ có giá trị nhận thức và thực tiễn cao, đóng góp những ý kiến, đề xuất những giải pháp cho các cơ quan, ban ngành tỉnh tham khảo và có những chính sách phù hợp với tình hình thực tế tỉnh góp phần làm cho cuộc sống người dân ngày càng tốt đẹp hơn. Ngoài ra, không thể tránh khỏi những thiểu sót trong quá trình thực hiện đề tài “giải pháp nâng cao CLCS đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh” là nguồn tư liệu phong phú, có hệ thống, được thực hiện trên cơ sở có khoa học và thực tiễn, góp phần vào công cuộc nghiên cứu chung về cuộc sống dân cư ở tỉnh Trà Vinh. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các bản đồ, bảng số liệu và biểu đồ, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về CLCS dân cư Việt Nam 16
- Chương 2: Thực trạng CLCS đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao CLCS đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh. 17
- Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CLCS DÂN CƯ 1.1. Những vấn đề lý luận 1.1.1. Quan niệm về CLCS Có rất nhiều quan niệm khác nhau về CLCS tuỳ thuộc vào trình độ phát triển, nhận thức về văn hoá xã hội, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng. Trong các tác phẩm của C. Mác, A. Smith, D. Ricardo,…các giá trị về nâng cao CLCS của con người như là một mục đích trong việc tạo thuận lợi, giúp con người có một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú. Tuy nhiên, những lý luận này mới chỉ tồn tại ở dạng sơ khai, tiềm ẩn trong các khía niệm kinh tế chính trị học. Trong tác phẩm nổi tiếng: “Dân số, tài nguyên, môi trường và CLCS” của R.C.Sharma (1990) thì: “CLCS là sự cảm giác được hài lòng (hạnh phúc) hoặc (thoả mãn) với những nhân tố của cuộc sống mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đó, CLCS là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được. Nó như là cảm giác của sự đầy đủ hay là sự trọn vẹn của cuộc sống”. Quan niệm của ông đã được đông đảo các nhà nghiên cứu chấp nhận. Theo đó, mức sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo ra CLCS. Nội dung khái niệm CLCS đã được William Bell mở rộng toàn diện hơn, như gắn quan niệm CLCS với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, sinh thái…Theo ông, CLCS thể hiện ở 12 đặc trưng sau đây: “An toàn thể chất cá nhân; Sung túc về kinh tế; Công bằng trong khuôn khổ pháp luật; An ninh quốc gia; Bảo hiểm lúc già yếu và đau ốm; Hạnh phúc tinh thần; Sự tham gia vào đời sống xã hội; Bình đẳng về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi; Chất lượng đời sống văn hoá; Quyền tự do công dân; Chất lượng môi trường kĩ thuật (giao thông vận tải, nhà ở, thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục, ytế); Chất lượng môi trường sống và khả năng chống ô nhiễm”. Trong đó, ông đã nhấn mạnh nội dung “an toàn” và đã khẳng định CLCS được đặc trưng bằng sự an toàn trong môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội lành mạnh. CLCS là sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người về lương thực, thực phẩm, về giáo dục, dịch vụ ytế, vầ nhà ở, vui chơi giải trí và các hưởng thụ phúc lợi khác. Những nhu cầu này làm cho con người dễ dàng đạt được hạnh phúc, an toàn gia đình, khoẻ mạnh về vật chất và tinh thần. 18
- Như vậy CLCS rộng hơn HDI. CLCS bao gồm bộ phận cơ bản là HDI song có mở rộng thêm các chỉ số hưởng thụ phúc lợi của con người. HDI giúp tạo ra cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia thông qua việc cung cấp số đo tích hợp cả 3 phương diện phát triển con người, phản ánh mức độ đạt được những khát vọng chung của con người về ba mặt: y tế, giáo dục và thu nhập. Từ những phân tích trên, tác giả quan niệm về CLCS như sau: CLCS là sự mở rộng phạm vi lựa chọn trong việc phát triển cá nhân, cộng đồng và trong hưởng thụ các giá trị vật chất, tinh thần mà xã hội đã tạo ra để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, hạnh phúc và bền vững. 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá CLCS dân cư 1.1.2.1. HDI – một tiêu chí tổng hợp phản ánh CLCS Trước dây người ta thường dựa vào chỉ tiêu GDP/người hay GNI/ người để phân chia thành các nhóm nước giàu và nghèo. Song thực tế đã chỉ ra rằng, không phải cứ nước nào có thu nhập cao thì trình độ dân trí cao và chăm lo sức khoẻ tốt, đảm bảo phúc lợi xã hội cho con người. Ngược lại, không ít quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống vật chất còn khó khăn nhưng lại quan tâm tới mục tiêu giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chính vì vậy, UNDP đã lựa chọn và đưa ra chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI); Chỉ số nghèo khổ con người cho các nước đang phát triển (HPI); Chỉ số phát triển giới (GDI). Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi cho rằng chỉ số HDI và các tiêu chí để đo HDI là tổng hợp nhất và thích hợp để phân tích CLCS dân cư đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh. HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người, phản ánh mức độ đạt được những khát vọng chung của họ. Đó là có sức khoẻ dồi dào, có tri thức và mức thu nhập cao. Chỉ số HDI đo thành tựu của mỗi quốc gia trên 3 phương diện: 1. Một cuộc sống khoẻ mạnh và lâu dài được đo bằng tuổi thọ trung bình. 2. Kiến thức của dân cư: đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với trọng số 2/3) và tỷ lệ nhập học các cấp (với trọng số 1/3). Từ năm 2010, chỉ số giáo dục trong HDI được tính bằng: trung bình năm học và số năm học mong đợi. 3. Mức sống của người dân được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người và theo phương pháp sức mua tương đương (PPP), tính bằng USD/người hoặc tổng thu nhập bình quân đầu người (PPP) tính bằng USD/ người. 19
- Từ năm 1990, Liên Hiệp Quốc đã sử dụng chỉ tiêu này để thực hiện việc xếp thứ hạng các nước theo tình trạng phát triển con người. Để tính được HDI, cần tính 3 chỉ số thành phần: tuổi thọ, kiến thức và thu nhập. Quy tắc chung để tính 3 chỉ số này như sau: Chỉ số thành phần = Giá trị thực – Giá trị tối thiểu /Giá trị tối đa – Giá trị tối thiểu Chỉ số giáo dục (I2) = 2/3 chỉ số người lớn biết chữ + 1/3 chỉ số nhập học tổng hợp. Chỉ số thu nhập (I3) = log (Giá trị thực) – log (Giá trị tối thiểu) / log ( Giá trị thực) – log ( Giá trị tối thiểu). Từ năm 2009 trở về trước, các chỉ số thành phần được lựa chọn khác với giai đoạn từ năm 2010 trở đi, do vậy cách tính HDI có sự khác nhau. Theo cách tính trên, chỉ số HDI được tính theo công thức sau: 1 HDI = (I1+I2+I3) với: - I1 là chỉ số tuổi thọ 3 - I2 là chỉ số giáo dục - I3 là chỉ số thu nhập Từ năm 2010 – 2011, chỉ số HDI được tính như sau: HDI = 3 I1.I 2.I 3 Các giá tri biên (tối đa và tối thiểu) của tuổi thọ, giáo dục và GDP/người thực tế theo PPP là giá trị quốc tế khác nhau trước và sau năm 2010: Bảng 1.1. Các giá trị biên để tính HDI từ trước năm 2010 TT Chỉ tiêu Max Min 1 Tuổi thọ (năm) 85 5 2 Tỉ lệ người lớn biết chữ (%) 100 0 3 Tỉ lệ nhập học các cấp (%) 100 0 4 GDP thực tế/người (PPP, USD/người) 40.000 100 Bảng 1.2. Các giá trị biên để tính HDI năm 2010 và 2011 Năm 2010 Năm 2011 TT Chỉ tiêu Max Min Max Min 1 Tuổi thọ (năm) 83,2 20 83,4 20 2 Số năm TB đi học (trên 25 tuổi) (năm) 13,2 0 13,1 0 3 Số năm TB đi học dự kiến (trên 25 20,6 0 18 0 tuổi) (năm) 4 GNI thực tế trên người (PPP, 108.211 163 107.721 100 USD/người) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 752 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 296 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 226 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 118 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn