Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả các Kiến thức bản địa, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẶNG BÍCH THỦY KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẶNG BÍCH THỦY KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Quỳnh Phương THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Thái nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Bích Thủy i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Dương Quỳnh Phương đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các Thầy, Cô giáo khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn các cơ quan, Ban, ngành huyện Mèo Vạc và các cá nhân đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thu thập tài liệu và thực địa tại địa phương. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Bích Thủy ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................ vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 5 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 6 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 7 6. Những đóng góp của luận văn ......................................................................... 9 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 10 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA CÁC DÂN TỘC ............................................................................. 10 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 10 1.1.1. Tổng quan về dân tộc ............................................................................ 10 1.1.2. Tổng quan về kiến thức bản địa............................................................. 15 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 22 1.2.1. Khái quát về KTBĐ của các dân tộc ở Việt Nam ............................... 22 1.2.2. Đôi nét về dân tộc Mông ở Việt Nam.................................................... 24 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 29 Chương 2. CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG VÀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP............................................................................................... 30 2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.................................................................... 30 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.1.1. Vị trí địa lí............................................................................................ 30 2.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 30 2.2. Dân cư và thành phần dân tộc .................................................................... 35 2.2.1. Dân cư .................................................................................................. 35 2.2.2. Thành phần dân tộc.............................................................................. 33 2.3. Đặc điểm cấu trúc cộng đồng và bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc .................................................................................................. 38 2.3.1. Tên gọi và nguồn gốc của dân tộc Mông ............................................ 38 2.3.2. Địa bàn cư trú ...................................................................................... 40 2.3.3. Phong tục tập quán của dân tộc Mông ................................................ 40 2.4. Tri thức bản địa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ............................. 48 2.4.1. Trong hoạt động trồng trọt .................................................................. 48 2.4.2. Trong hoạt động chăn nuôi .................................................................. 69 2.5. Đánh giá chung về kiến thức bản địa của người Mông ở huyện Mèo Vạc.......... 76 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 77 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN, PHÁT HUY KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG .................. 79 3.1. Cơ sở để đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa của dân tộc Mông ở Mèo Vạc tỉnh Hà Giang .................................................... 79 3.1.1. Nhiệm vụ và định hướng phát triển của tỉnh Hà Giang đối với đồng bào dân tộc Mông ................................................................................. 79 3.1.2. Vai trò của KTBĐ và sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy kiến thức bản địa của các dân tộc .................................................................................. 82 3.1.3. Một số thay đổi về KTBĐ của dân tộc Mông ở Mèo Vạc .................. 84 3.1.4. Các yếu tố tác động đến sự thay đổi của kiến thức bản địa ................ 90 3.2. Một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang ............ 97 3.2.1. Một số giải pháp chung nhằm giữ gìn và phát huy kiến thức bản địa ...... 97 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 3.2.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm giữ gìn và phát huy kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông huyện Mèo Vạc ........... 103 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 106 KẾT LUẬN..................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 111 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNH-HĐH Công nghiệp hóa -hiện đại hóa ĐDSH Đa dạng sinh học DTTS Dân tộc thiểu số KTBĐ Kiến thức bản địa KHKT Khoa học kĩ thuật KT - XH Kinh tế - xã hội PTBV Phát triển bền vững TNTN Tài nguyên thiên nhiên iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2015 phân theo xã của huyện Mèo Vạc ............................................................................... 35 Bảng 2.2. Thành phần các dân tộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang năm 2015 ...... 36 Bảng 2.3. Lịch thời vụ (truyền thống) ............................................................. 52 Bảng 3.1. Lịch thời vụ (có sự thay đổi so với lịch thời vụ truyền thống) ....... 84 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang ....................... 33 Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu các dân tộc huyện Mèo Vạc năm 2015 .... 37 Hình 2.3. Bản đồ phân phân bố dân cư và cơ cấu dân tộc huyện Mèo Vạc.......... 38 Hình 3.1. Sơ đồ Kiến thức bản địa trong các dự án phát triển ..................... 103 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kiến thức bản địa (KTBĐ) hiện đang là một trong những vấn đề được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. KTBĐ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, đặc biệt là các dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng và đóng góp cho sự phong phú, đa dạng của nền văn dân tộc của mỗi vùng miền, địa phương. KTBĐ đã được hình thành qua nhiều thế kỉ, nhiều thế hệ. Sự sản sinh ấy vẫn còn được tiếp diễn trong các xã hội hiện nay ở trong các cộng đồng nhất định và trong một bối cảnh mới. Mèo Vạc là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Hà Giang - mảnh đất địa đầu tổ quốc, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông. Đây là huyện có địa hình khá phức tạp, chủ yếu của là núi đá vôi, độ cao trung bình 1.150m so với mực nước biển, độ dốc trung bình là 250 - 350, điều kiện sinh hoạt và sản xuất của người dân gặp rất nhiều khó khăn, đây cũng là một trong những địa phương mà người Mông chọn làm nơi định cư đầu tiên khi di cư từ Trung Quốc đến Việt Nam. Để duy trì cuộc sống lâu dài trên vùng núi cao, người Mông đã sớm thích nghi và sáng tạo ra những phương thức sản xuất nông nghiệp hết sức độc đáo, đồng thời cũng xác lập được một hệ thống nông nghiệp hoàn chỉnh bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nguồn lợi tự nhiên, làm nghề phụ gia đình và trao đổi hàng hóa. Hiện nay, trước sự phát triển của đời sống và tiến bộ khoa học kĩ thuật những kiến thức bản địa đang dần bị mất đi giá trị vốn có của nó trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Do đó, trong bối cảnh đất nước đang hướng tới sự phát triển bền vững cần có những giải pháp hữu hiệu nhằn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đó của đồng bào dân tộc Mông ở Mèo Vạc. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Nghiên cứu về kiến thức bản địa của các dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc nói riêng đang là vấn đề cần thiết và đáng được lưu tâm. Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đó vừa là yêu cầu cấp bách vừa có ý nghĩa lâu dài. Với những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang”. Nhằm tìm hiểu về những kiến thức bản địa của dân tộc Mông đồng thời đưa ra những giải pháp giữ gìn và phát huy, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa dân tộc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Trên thế giới Kiến thức bản địa mang tính đặc thù cho mỗi khu vực, mỗi cộng đồng nhất định. Nó dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy, thừa kế từ người này qua người khác, đời này qua đời khác. Kiến thức bản địa được phản ánh trong những bài dân ca, câu chuyện, truyền thuyết, và những thực hành văn hóa của người bản địa. Đôi khi nó được bảo tồn dưới dạng trí nhớ, nghi thức, lễ thức hay điệu múa. Đôi khi nó được lưu giữ dưới dạng những vật dụng được lưu truyền từ đời cha sang đời con, hay từ mẹ cho con gái. Do tri thức bản địa gắn bó với cuộc sống của người dân và được trải nghiệm trong lịch sử nên đa số tri thức bản địa là những tri thức liên quan đến môi trường, cách thức sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về KTBĐ trong quản lí, sử dụng tài nguyên và khẳng định việc phát triển bền vững (PTBV) nguồn tài nguyên phải dựa vào tri thức địa phương. Kết quả nghiên cứu của Ruguelito M. Pastores và Romeo E. SanBuenaventura đã chỉ ra rằng những người dân bản xứ đóng góp rất lớn và giữ vai trò đặt biệt quan trọng trong việc tìm hiểu và lựa chọn những loài cây có đặc tính sinh thái và sinh học phù hợp với địa phương. Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) là một văn kiện đồ sộ gồm 40 chương đã đưa ra các giải pháp PTBV chung cho toàn thế giới trong thế kỷ XXI. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Trong đó có giải pháp “Đẩy mạnh vai trò của nhân dân bản xứ” (chương 26) cùng với nhận thức và áp dụng hệ thống tri thức dân gian của họ phục vụ cho PTBV. Các quốc gia tham gia vào công ước Đa dạng sinh học (ĐDSH) cũng phải cam kết rằng: “Các nước phải bảo vệ và duy trì những kiến thức bản xứ và đẩy mạnh việc sử dụng ngày càng rộng rãi kiến thức này”. Trong vài thập kỉ gần đây, KTBĐ của các dân tộc đã được các nhà khoa học và các nhà quản lí quan tâm. Một mạng lưới quốc tế nghiên cứu và sử dụng tri thức dân gian được thành lập năm 1987, thông qua trung tâm nghiên cứu tri thức dân gian phục vụ phát triển Nông nghiệp ở Đại học Iowa State, Hoa Kì. Hiện nay, có nhiều chuyên gia tại các nước trên thế giới đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu KTBĐ. Đã có nhiều công trình khảo cứu về tri thức dân gian ở hầu khắp thế giới. Nó được coi như bộ phận không thể thiếu trong chiến lược PTBV, đồng thời khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của KTBĐ trong các dự án phát triển kinh tế xã hội ở khu vực miền núi. Điều 22 trong nghiên tắc Stockholm (Hội nghị “Môi trường và con người”) có nêu: “Nhân dân bản xứ và các cộng đồng khác của địa phương có vai trò quan trọng trong phát triển và quản lí môi trường nhờ KTBĐ và phong tục truyền thống của họ. Các quốc gia nên công nhận và ủng hộ thích đáng bản sắc văn hóa và những mối quan tâm của họ, giúp họ tham gia có hiệu quả vào phát triển bền vững”. Qua đó cho thấy, KTBĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược PTBV toàn cầu. 2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu KTBĐ mới được chú trọng trong những năm gần đây, với những công trình nghiên cứu về KTBĐ của các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi. Những công trình này có đóng to lớn cho sự phát triển khoa học nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Trong các công trình nghiên cứu tri thức bản địa vùng núi trước hết phải kể đến cuốn sách: “Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên” của Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc. Cuốn sách này đề cập tới 2 nội dung cơ bản: Giới thiệu tóm tắt về khái niệm KTBĐ, các đặc thù và bài học kinh nghiệm ở Việt Nam; Giới thiệu một số kiến thức bản địa của đồng bào miền núi trong các lĩnh vực: trồng trọt, sử dụng và quản lí tài nguyên rừng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng… Phạm Quang Hoan và Hoàng Hữu Bình trong bài viết “Các dân tộc thiểu số và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng cao Việt Nam” đề cập đến nguyên tắc quản lý khai thác rừng hài hoà với phương pháp canh tác rẫy luân canh bảo vệ rừng của đồng bào thiểu số Tây Nguyên (1996). Trong bài viết “Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam” GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng: Một trong những giá trị nổi bật của các dân tộc thiểu số là những tri thức bản địa của nhân dân về quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên, ở đó con người và tự nhiên gắn bó hữu cơ, con người là một bộ phận không thể tác rời tự nhiên. Luật tục với những tri thức bản địa về môi trường và cách thức quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn giữ nguyên giá trị tích cực của nó (Ngô Đức Thịnh, 1999). Hay cuốn “Sổ tay: thu thập và sử dụng kiến thức bản địa” của Viện Quốc tế Tái thiết nông thôn (IIRR) do Everlyn Mathial biên tập năm 1996. Công trình nghiên cứu: “Vai trò của cộng đồng các dân tộc niềm núi phía Bắc trong sử dụng tài nguyên đất rừng” của TS Vương Xuân Tình, nói tới vai trò của cộng đồng trong việc tự quản trên cơ sở vận hành các luật tục. Mạng lưới quản lí và phát triển bền vững tài nguyên miền núi thuộc trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học quốc gia Hà Nội đã có nhiều báo cáo, đề tài nghiên cứu về KTBĐ của đồng bào các dân tộc thuộc khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên với nhiều cách tiếp cận khác nhau. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.3. Ở Hà Giang Ở Hà Giang đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá tổng thể về KTBĐ và những biến đổi về KTBĐ của đồng bào các DTTS nói chung và dân tộc Mông nói riêng. Hiện nay, đã có một số đề tài, luận văn, bài báo khoa học, chương trình đi sâu tìm hiểu về các vấn đề có liên quan như: vấn đề dân tộc, dân cư - xã hội, kinh tế…Trong đó, phải kể tới: “Giải pháp phát triển bền vững trong điều kiện khó khăn của môi trường địa lí vùng cao biên giới qua thực tế Cao nguyên đá Đồng Văn - Lũng Cú, Hà Giang”. Về sự tăng trưởng và giảm nghèo trong thời kì đổi mới có báo cáo của TS. Vũ Như Vân tại Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc 19/6/2010 với tiêu đề“Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên, Hà Giang”. Luận văn:“ Thực trạng đói nghèo và những giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Mông, huyện Yên Minh, tỉnh hà Giang, luận văn: “Nghiên cứu du lịch sinh thái Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang phục vụ phát triển bền vững”, luận văn: “Đời sống văn hóa dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay”, đề tài: “ Tập quán canh tác trên nương đá tai mèo của người H’mông ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang”. Mèo Vạc là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, nơi có địa hình rất hiểm trở, chủ yếu là núi đá với hơn 70% là dân tộc Mông sinh sống. Họ có những nét đặc trưng văn hóa rất riêng trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá tổng hợp về KTBĐ trong sản xuất nông nghiệp và các tài liệu liên quan tới vấn đề này còn rất hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu về KTBĐ trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc và đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các KTBĐ đó là cấp bách và cần thiết. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về KTBĐ của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả các KTBĐ, hướng tới mục tiêu PTBV. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lí luận về dân tộc và kiến thức bản địa của các dân tộc. - Nghiên cứu tổng quan về huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. - Khái quát về đặc điểm cấu trúc cộng đồng và bản sắc văn hóa của dân tộc Mông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. - Phân tích những kiến thức bản địa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. - Phân tích những biến đổi của các KTBĐ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Mông hiện nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của KTBĐ trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Mông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự phát triển bền vững cho khu vực miền núi. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.1. Về không gian lãnh thổ Đề tài đánh giá khái quát chung về toàn huyện Mèo Vạc, nhưng tập trung nghiên cứu tại 5 xã, đó là: xã Pả Vi, xã Lũng Pù, xã Cán Chu Phìn, xã Khâu Vai và thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. (Đây là những địa bàn có tỉ lệ người dân tộc Mông sinh sống cao). 4.2. Về nội dung Tập trung nghiên cứu về vấn đề KTBĐ trong các lĩnh vực: trồng trọt và chăn nuôi của dân tộc Mông. Bên cạnh đó, phân tích sự biến đổi của một số KTBĐ trong giai đoạn hiện nay. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm tổng hợp Đây là quan điểm khoa học chung, phổ biến và là quan điểm cơ bản, phương pháp tư duy tiếp cận mọi vấn đề. Các hoạt động kinh tế trong vùng lãnh thổ được hình thành và phát triển trong mối tác động tổng hợp của các yếu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương, từng dân tộc. Trên cơ sở điều tra khảo sát chi tiết các yếu tố ngoài thực địa cho phép đánh giá những những trình độ phát triển, tập quán sản xuất và văn hóa của mỗi dân tộc, những tác động của chúng tới môi trường, kinh nghiệm truyền thống riêng của mỗi dân tộc trong sản xuất. Trên cơ sở đó, cho phép xác định những sự thay đổi về kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người dân trong khu vực nghiên cứu. 5.1.2. Quan điểm lãnh thổ Bất kỳ một đối tượng địa lý nào cũng đều gắn với một không gian lãnh thổ nhất định, có sự phân hoá và phụ thuộc lẫn nhau trong lãnh thổ đó, nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh trên phương diện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Nghiên cứu KTBĐ của dân tộc Mông huyện Mèo Vạc là nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa dân tộc Mông với các yếu tố tự nhiên, thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp trên lãnh thổ cấp huyện. 5.1.3. Quan điểm hệ thống Cộng đồng các dân tộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang được coi là một hệ thống được đặt trong một hệ thống lớn hơn đó là cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang được coi là một thành phần, có tác động qua lại và có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 5.1.3. Quan điểm lịch sử 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Sự phát triển của cộng đồng các dân tộc và mối quan hệ của cộng đồng với tài nguyên thiên nhiên không chỉ thay đổi theo không gian mà còn biến động theo thời gian. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề trên quan điểm lịch sử sẽ thấy được sự biến đổi một cách rõ rệt của chúng và tìm ra được nguyên nhân dẫn tới biến đổi đó. Từ đó, làm cơ sở để đưa ra những dự báo về phát triển cộng đồng và các phương hướng nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện trong những năm tới. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn kiền với phát triển bền vững. Việc sử dụng sao cho đạt hiệu quả nhất, đồng thời phải đem lại lợi ích cho cho đồng bào dân tộc và cả nước là điều cần phải nghiên cứu. Những nguồn tài sản quí giá mà thiên nhiên mang tới phải sử dụng một cách hợp lí, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Để phát triển bền vững tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Mèo Vạc nói riêng cần phải phát huy KTBĐ của các dân tộc và có sự kết hợp giữa KTBĐ và kiến thức khoa học trong quá trình phát triển. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu Để có một lượng thông tin đầy đủ kiến thức bản địa dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tác giả đã thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn tin khác nhau: báo cáo và tài liệu hội thảo, các tài liệu về vấn đề dân tộc, số liệu thống kê của các cơ quan ban ngành, sách báo, internet… có liên quan tới nội dung của đề tài. Sau đó chọn lọc, xử lí những thông tin cần thiết cho đề tài. 5.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học Con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội đồng thời là đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Con người chính là đối tượng của việc nghiên cứu và 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- môi trường là nền tảng khách quan. Chính vì vậy, sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trong nghiên cứu đề tài nhằm thu thập những thông tin về văn hóa phi vật thể của các dân tộc hiện đang tiềm ẩn trong trí nhớ, tập quán, hành vi ứng xử của người dân. 5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp quan trọng để nghiên cứu KTBĐ. Phương pháp này nhằm mục đích thu thập tài liệu bổ sung, so sánh giữa tài liệu trong phòng, bản đồ với ngoài thực địa, trực tiếp nghiên cứu ngoài thực địa và đưa ra kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Tác giả đã lựa chọn các điểm chìa khóa trên bản đồ, sau đó vạch ra tuyến khảo sát, quan sát, chụp ảnh, khai thác các nguồn tư liệu thống kê, lập phiếu điều tra... giúp tác giả có những số liệu và thông tin chân thực nhất phục vụ cho đề tài. 5.2.4. Phương pháp bản đồ - GIS Phương pháp bản đồ là một trong những phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu địa lí, giúp các vấn đề nghiên cứu trở nên cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Đây là phương phương pháp chủ yếu để xây dựng bản đồ cho luận văn. Dựa trên cơ sở các nguồn tư liệu mà tác giả thu thập, xử lí và sử dụng phần mềm Mapinfor để xây dựng bản đồ hành chính, bản đồ phân bố dân cư và dân tộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. 5.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực văn hóa dân gian, nghiên cứu quan trọng vấn đề về dân tộc, vấn đề quản lí và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc. 6. Những đóng góp của luận văn - Tổng quan có chọn lọc về cơ sở lí luận và thực tiễn về KTBĐ của đồng bào các dân tộc trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Nghiên cứu tổng quan về huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, trên các mặt: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên... từ đó thấy được sự 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đó tới hoạt động kinh tế nông nghiệp của người Mông. - Phân tích được đặc điểm cấu trúc cộng đồng của dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc. - Làm nổi bật được những KTBĐ, đặc biệt là phương thức ứng xử văn hóa với môi trường tự nhiên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Mông ở ở huyện Mèo Vạc. - Làm rõ được những biến đổi của các KTBĐ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Mông hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của KTBĐ trong sản xuất nông nghiệp của người Mông. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo nội dung luận văn được xây dựng gồm 3 chương chính như sau: Chương 1:Cơ sở lí luận và thực tiễn về kiến thức bản địa của các dân tộc Chương 2: Cộng đồng dân tộc Mông ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang và kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp. Chương 3: Những biến đổi và một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA CÁC DÂN TỘC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Tổng quan về dân tộc 1.1.1.1. Khái niệm * Dân tộc: Thuật ngữ dân tộc được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ "ethnos" dùng để chỉ những cộng đồng người hình thành và phát triển trong quá trình tự 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Cần Thơ
148 p | 697 | 177
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 763 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 301 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang
135 p | 400 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 173 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 151 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 180 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bình Dương
134 p | 162 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 189 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 119 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 120 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa
141 p | 140 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 151 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
154 p | 143 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 126 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn