Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Lao động và việc làm ở huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa
lượt xem 10
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Lao động và việc làm ở huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa gồm có 3 chương. Trong đó, chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và việc làm; chương 2 - Thực trạng sử dụng lao động huyện Nhà Bè; chương 3 - Định hướng và giải pháp sử dụng lao động việc làm tại huyện Nhà Bè.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Lao động và việc làm ở huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Phượng Thuần LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN NHÀ BÈ (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Phượng Thuần LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN NHÀ BÈ (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Chuyên ngành : Địa lý học (Trừ ĐLTN) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của T.S Phạm thị Xuân Thọ.Mọi tham khảo dùng trong luận văn này đều được ghi đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo.Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả luận văn Nguyeãn Thò Phöôïng Thuaàn
- LỜI CÁM ƠN Em xin chân thành cám ơn T.S Phạm Thị Xuân Thọ – Trưởng khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, đóng góp cho em nhiều ý kiến quý báu tạo điều kiện cho em tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Em cũng gửi lời cám ơn Ban giám hiệu phòng Sau đại học và các thầy cô khoa Địa lí đã truyền đạt cho em kiến thức quý giá trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cám ơn tới các Cơ quan Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Ủy Ban Nhân dân huyện Nhà Bè, Chi cục thống kê huyện Nhà Bè, phòng Lao động – Thương binh – Xã hội huyện Nhà Bè đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp tư liệu, tài liệu, số liệu… để em hoàn thành luận văn. Cuối cùng là lời cám ơn tới Gia đình và Bạn bè đã động viên và ủng hộ em trong suốt quá trình học tập và làm đề tài. Tp. HCM, ngày tháng năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phượng Thuần
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục biểu đồ Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM ........................................................................................... 9 1.1. Lao động .............................................................................................................. 9 1.1.1. Quan niệm về lao động ................................................................................ 9 1.1.2. Kết cấu lao động ........................................................................................ 10 1.2. Việc làm ............................................................................................................ 13 1.2.1. Một số khái niệm về việc làm .................................................................... 13 1.2.2. Quan niệm về việc làm, thất nghiệp .......................................................... 14 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động và việc làm ............................................ 17 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động ........................................................ 17 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm ......................................................... 23 1.4. Một số vấn đề về công nghiệp hóa – hiện đại hóa ............................................ 25 1.4.1. Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa - hiện đại hóa .......................... 25 1.4.2. Đặc điểm của công nghiệp hóa - hiện đại hóa ........................................... 26 1.4.3. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến vấn đề lao động và việc làm ............................................................................................................................ 27 1.5. Thực trạng lao động và việc làm của Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì công nghiệp hóa –hiện đại hóa ............................................................ 29 1.5.1. Thực trạng về lao động và việc làm của Việt Nam ................................... 29 1.5.2. Thực trạng lao động và việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh ................ 34 2.1. Khái quát huyện Nhà Bè ................................................................................... 41 2.2. Các nhân tố ảnh hường đến lao động và việc làm ở huyện Nhà Bè ................. 42
- 2.2.1. Các nhân tố tự nhiên .................................................................................. 42 2.2.2. Các nhân tố kinh tế xã hội ......................................................................... 45 2.3. Thực trạng lao động và việc làm ở huyện Nhà Bè trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa ........................................................................................................... 57 2.3.1. Nguồn lao động huyện Nhà Bè .................................................................. 57 2.3.2. Sử dụng lao động ở Nhà Bè ....................................................................... 71 2.4. Ảnh hưởng của việc làm đến kinh tế - xã hội ................................................. 85 2.4.1 Ảnh hưởng đến thu nhập và mức sống dân cư ........................................... 86 2.4.2. Ảnh hưởng đến công tác xóa đói giảm nghèo ........................................... 86 2.4.3. Các ảnh hưởng khác ................................................................................... 87 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM HUYỆN NHÀ BÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................... 88 3.1. Cơ sở định hướng sử dụng lao động và việc làm huyện Nhà Bè ...................... 88 3.1.1. Quan điểm phát triển nguồn lao động ........................................................ 88 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh ............ 89 3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Nhà Bè ................................ 92 3.2. Dự báo về lao động và việc làm ở huyện Nhà Bè ............................................. 94 3.2.1. Dự báo dân số các năm tới ......................................................................... 95 3.2.2. Dự báo về số lượng lao động ..................................................................... 97 3.2.3. Dự báo về chất lượng lao động .................................................................. 99 3.2.4. Dự báo sử dụng lao động đến năm 2020 ................................................. 100 3.2.5. Dự báo khả năng giải quyết việc làm đến năm 2020 ............................... 103 3.3. Giải pháp sử dụng lao động và việc làm ở huyện Nhà Bè .............................. 104 3.3.1. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ........................................................ 104 3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động ...................................... 108 3.3.3. Giải pháp thông tin thị trường lao động .................................................. 111 3.3.4. Giải pháp giải quyết việc làm .................................................................. 112 3.3.5. Giải pháp xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp ............................. 114 3.3.6. Thực hiện chính sách dân số phù hợp ...................................................... 115 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 118 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 120
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCKT: Cơ cấu kinh tế CMKT: Chuyên môn kĩ thuật CN: Công nghiệp CNH: Công nghiệp hóa DS: Dân số DV: Dịch vụ GDP: Tổng sản phẩm quốc dân HCM: Hồ Chí Minh HĐH: Hiện đại hóa HĐKT: Hoạt động kinh tế HĐH: Hiện đại hóa kinh tế KCN: Khu công nghiệp LĐ: Lao Động LLLĐ: Lực lượng lao động NXB: Nhà xuất bản TM: Thương mại TP: Thành phố TTCN: Tiểu thủ công nghiệp XHCN: Xã hội chủ nghĩa VL: Việc làm
- DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật giai đoạn 2007 – 2011 .......................................................................... 31 Bảng 1.2. Lao động và tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của Việt Nam từ 2005 - 2011 .............................................................................. 32 Bảng 1.3. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2011 ....................................................................................... 33 Bảng 1.4. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2011 .......................................................................................... 34 Bảng 1.5. Dân số hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ....... 36 Bảng 1.6. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế tại TPHCM .............................. 36 Bảng 1.7. Số người được giới thiệu việc làm trong độ tuổi lao động ................... 38 Bảng 2.1. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số huyện Nhà Bè giai đoạn 2005 – 2010 . 46 Bảng 2.2. Dân số huyện Nhà Bè và một số huyện trong TP.HCM ...................... 47 Bảng 2.3. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi của huyện Nhà Bè và TP.HCM năm 2009 ............................................................................................... 49 Bảng 2.4. Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính huyện Nhà Bè năm 2010 ....... 50 Bảng 2.5. Dân số huyện Nhà Bè phân theo thành thị - nông thôn giai đoạn 2001 - 2011 ........................................................................................... 51 Bảng 2.6. Gia tăng dân số đô thị của huyện Nhà Bè và TP.HCM giai đoạn 2001 – 2010 .......................................................................................... 52 Bảng 2.7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ................................................ 56 Bảng 2.8. Nguồn lao động của Nhà Bè từ năm 2001 - 2010 ................................ 58 Bảng 2.9. Dân số trung bình và tỉ lệ lao động so với dân số các xã năm 2010 ... 58 Bảng 2.10. Tỉ lệ lao động các xã so với tổng lao động của huyện Nhà Bè năm 201059 Bảng 2.11. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa năm 2010 - 2011 .................... 61 Bảng 2.12. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật cao nhất của Nhà Bè năm 2009 - 2011 ............................................................................. 62
- Bảng 2.13. Cơ cấu lao động chuyên môn kĩ thuật của Nhà Bè và TP.HCM năm 2010 - 2011 ........................................................................................... 63 Bảng 2.14. Kết cấu lao động theo độ tuổi năm 2010 .............................................. 64 Bảng 2.15. Lao động công nghiệp huyện Nhà Bè giai đoạn 2001 - 2010 .............. 66 Bảng 2.16. Lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ngoài nhà nước . 66 Bảng 2.17. Lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chia theo ngành ........... 67 Bảng 2.18. Lao động nông nghiệp giai đoạn 2001-2010 ........................................ 69 Bảng 2.19. Lao động cá thể thương mại – dịch vụ chia theo xã năm 2010 ............ 70 Bảng 2.20. Diện tích, lao động ở Nhà Bè theo các xã năm 2010 ........................... 70 Bảng 2.21. Tình hình sử dụng lao động huyện Nhà Bè giai đoạn 2001 - 2010 ..... 72 Bảng 2.22. Lao động Nhà Bè chia theo địa điểm làm việc .................................... 73 Bảng 2.23. Dân số từ 15 tuổi trở lên phân theo tình trạnh hoạt động kinh tế ở huyện Nhà Bè năm 2010 ...................................................................... 75 Bảng 2.24. Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên qua các năm .......................... 76 Bảng 2.25. Tình trạng việc làm của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên ........ 76 Bảng 2.26. Tình trạng việc làm của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên theo khu vực và giới tính huyện Nhà Bè năm 2010 ..................................... 77 Bảng 2.27. Dân số hoạt động kinh tế có việc làm thường xuyên phân theo nhóm tuổi ............................................................................................... 78 Bảng 2.28. Dân số HĐKT có việc làm thường xuyên phân theo ngành kinh tế của huyện Nhà Bè, TP.HCM và cả nước năm 2010 ................................... 78 Bảng 2.29. Tình trạng thiếu việc làm phân theo khu vực xã .................................. 80 Bảng 2.30. Tình trạng thất nghiệp phân theo nhóm tuổi ở huyện Nhà Bè ............. 81 Bảng 2.31. Tỉ lệ thất nghiệp ở Nhà Bè và Tp.HCM phân theo nông thôn, thành thị năm 2010-2011 ..................................................................................... 81 Bảng 2.32. Tỉ lệ thất nghiệp ở Nhà Bè và Tp.HCM phân theo giới tính năm 2010-2011 ............................................................................................. 82 Bảng 2.33. Tỉ lệ thất nghiệp ở huyện Nhà Bè phân theo khu vực năm 2010 ......... 83 Bảng 2.34. Dân số không hoạt động kinh tế chia theo nguyên nhân ...................... 83
- Bảng 2.35. Dân số không hoạt động kinh tế chia theo nguyên nhân ở từng xã năm 2011 .............................................................................................. 84 Bảng 2.36. Dân số không hoạt động kinh tế chia theo độ tuổi ............................... 85 Bảng 2.37. Tình hình xóa đói giảm nghèo ở Nhà Bè giai đoạn 2001 – 2010 ......... 87 Bảng 3.1. Dự báo dân số huyện Nhà Bè đến năm 2020 ....................................... 96 Bảng 3.2. So sánh tốc độ tăng bình quân và dân số ở huyện Nhà Bè ................... 96 Bảng 3.3. Hiện trạng và dự báo dân số huyện Nhà Bè đến năm 2020 ................. 97 Bảng 3.4. Dự báo gia tăng lao động huyện Nhà Bè đến năm 2020 ...................... 98 Bảng 3.5. Dự báo gia tăng lao động ở từng xã đến năm 2020 .............................. 99 Bảng 3.6. Dự báo lao động có CMKT ở huyện Nhà Bè đến năm 2020 ............. 100 Bảng 3.7. Dự báo tốc độ phát triển giai đoạn 2010 – 2015; 2015 – 2020 .......... 101
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của cả nước giai đoạn 2005 – 2011 ........................................................................29 Biểu đồ 1.2. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 – 2011 .................30 Biểu đồ 1.3. Lao động đang làm việc phân theo nông thôn và thành thị ...............32 Biểu đồ 1.4. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi năm 2004 – 2009 ...............................35 Biểu đồ 1.5. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 -2011 ..........37 Biểu đồ 1.6. Số người được giới thiệu việc làm giai đoạn 2005 – 2011 ................38 Biểu đồ 2.1. Dân số và gia tăng dân số tự nhiên huyện Nhà Bè giai đoạn 2001 -2010 ..........................................................................................47 Biểu đồ 2.2. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhà Bè và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 .................................................................................49 Biểu đồ 2.3. Dân số huyện Nhà Bè phân theo thành thị và nông thôn ...................52 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa của huyện Nhà Bè năm 2011 .............................................................................................................60 Biểu đồ 2.5. Kết cấu lao động theo ngành kinh tế ở Nhà Bè ..................................65 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ngoài nhà nước .............................................................................................67 Biểu đồ 2.7. Cơ cấu dân số HĐKT có việc làm thường xuyên phân theo ngành năm 2010 ............................................................................................79 Biểu đồ 3.1. Định hướng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động huyện Nhà Bè năm 2015 ............................................................................................94 Biểu đồ 3.2. Gia tăng lao động huyện Nhà Bè đến năm 2020 ................................98 Biểu đồ 3.3. Dự báo lao động có CMKT ở huyện Nhà Bè đến năm 2020 ...........101 Biểu đồ 3.4. Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhà Bè đến năm 2020 .............102 Biểu đồ 3.5. Dự báo chuyển dịch lao động Huyện Nhà Bè đến 2020 ..................103
- DANH MỤC BẢN ĐỒ Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Nhà Bè ............................................................ 40 Hình 2.2. Bản đồ phân bố dân cư huyện Nhà Bè năm 2010 ....................................48 Hình 2.3. Tháp dân số huyện Nhà Bè 2009 .............................................................51 Hình 2.4. Bản đồ mật độ lao động huyện Nhà Bè năm 2010 ..................................71
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay, Việt Nam đang bước vào thập niên tăng trưởng thứ ba trên cơ sở hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong thập niên chín mươi của thế kỉ XX, Việt Nam còn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Nhưng hiện nay đã trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình đang có những đổi thay mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế đất nước. Hai thập niên tăng trưởng mạnh mẽ với một tốc độ phi thường đã giúp Việt Nam vượt lên nhanh chóng sánh bước cùng các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nền kinh tế chuyển đổi nhờ sự phát triển từ một nền kinh tế tập trung bao cấp chủ yếu dựa vào nông nghiệp và công nghệ thấp chuyển sang nền kinh tế thị trường với các thành phố và khu vực phát triển sôi động, với các ngành công nghiệp phát triển mạnh. Sự đổi thay lớn lao này nhờ vào việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, trong đó sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. Lao động và việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Nhất là người lao động ở các đô thị lớn như TP.HCM. Huyện Nhà Bè là một trong những huyện đang tiến hành CNH – ĐTH nhanh chóng. Nơi đây đang xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp, xây dựng đường giao thông, khu dân cư làng Đại học, nên đã tạo việc làm cho người dân trong huyện và tạo sức thu hút mạnh mẽ dân cư các quận của TP.HCM và các tỉnh lân cận. Nhưng làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ người thất nghiệp, để góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và huyện Nhà Bè – TP.HCM nói riêng, đó là một vấn đề khó khăn cần nghiên cứu, giải quyết. Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Lao động và việc làm ở huyện Nhà Bè (TP.HCM) trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa” làm đề tài luận văn thạc sĩ nhằm đưa ra những định hướng giải pháp tạo việc làm, sử dụng lao động hợp lí thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện Nhà Bè.
- 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề lao động và việc làm tại huyện Nhà Bè trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lí nguồn lao động và giải quyết vấn đề việc làm tại huyện Nhà Bè, để từ đó định hướng phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Tiến hành thu thập số liệu thống kê và các thông tin về lao động và việc làm ở Nhà Bè. Đánh giá tác động của nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội đến lao động và việc làm huyện Nhà Bè. Phân tích đánh giá sự thay đổi và những vấn đề cấp thiết đối với lao động và việc làm ở Nhà Bè trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Dự báo sự phát triển kinh tế và nhu cầu lao động, đưa ra các định hướng và giải pháp giải quyết vấn đề lao động và việc làm trên địa bàn huyện Nhà Bè. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Về không gian Luận văn chủ yếu tìm hiểu về vấn đề lao động và việc làm ở huyện Nhà Bè diễn ra trong phạm vi toàn huyện. 3.2. Về thời gian Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề lao động và việc làm huyện Nhà Bè trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa (giai đoạn 2001 – 2010). Đây là thời kì chuyển biến nền kinh tế huyện Nhà Bè mạnh mẽ nhất: Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh tạo nên một thị trường lao động sôi động và vấn đề việc làm luôn trở nên gay gắt đối với xã hội và con người ở huyện. 4. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề về lao động và sử dụng lao động đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu và là mối quan tâm của nhiều tác giả, của nhiều cơ quan chức năng như: Trung tâm nghiên cứu lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân cư lao
- 3 động của Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng một số cơ quan thuộc Trung tâm Khoa học – Xã hội và Nhân văn quốc gia. Vấn đề lao động và sử dụng lao động đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học: GS.TS Xuân Thu, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS Nguyễn Thị Minh Đức… Trong công trình nghiên cứu về “Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam” của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội đã đề cập đến nguồn lao động ở TP.HCM qua đó các số liệu đã cho thấy tình hình lao động ở TP.HCM. Vấn đề đánh giá lao động và việc làm ở TP.HCM đã được trình bày một cách khái quát và còn sơ lược về vấn đề “nóng bỏng” của tình hình lao động và việc làm tại TP.HCM. Báo cáo “Thực trạng và phương pháp phát triển thị trường lao động ở Việt Nam” của Bộ kế hoạch và Đầu tư. Trong đó, các vấn đề lao động và việc làm ở TP.HCM đã được thể hiện qua các giải pháp hoàn thiện nguồn lao động TP.HCM, nhưng chưa đi sâu giải quyết triệt để các vấn đề lao động và việc làm ở TP.HCM trong nền kinh tế thị trường. Các đề tài nghiên cứu của Học viên cao học và Nghiên cứu sinh cũng đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này, ví dụ: Đề tài nghiên cứu “Nguồn lao động và sử dụng lao động ở TP.HCM”. Luận án tiến sĩ Địa lí kinh tế - chính trị của Tiến sĩ Đàm Nguyễn Thùy Dương đã nghiên cứu về vấn đề lao động ở TP.HCM. Luận văn “Biến động dân số TP.HCM thời kì 1997 - 2007 nguyên nhân và giải pháp” của Thạc sĩ Phạm Thị Bạch Tuyết đã nghiên cứu biến động dân số ảnh hưởng đến lao động TP.HCM. Như vậy vấn đề lao động và việc làm ở TP.HCM được sự quan tâm nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý giá để tác giả nghiên cứu một cách đầy đủ về vấn đề lao động và việc làm ở huyện Nhà Bè TP.HCM.
- 4 5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Hệ quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Các hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội rất phong phú và đa dạng có quá trình hình thành, phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều. Lao động, việc làm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên (đất đai, khí hậu, khoáng sản..) và các tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Các yếu tố này phân hóa theo không gian nên khi nghiên cứu lao động việc làm của huyện Nhà Bè phải quán triệt quan điểm tổng hợp lãnh thổ. 5.1.2. Quan điểm hệ thống Các hiện tượng và sự vật địa lí là một hệ thống thuộc địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội. Hệ thống kinh tế – xã hội của nước ta lại bao gồm các hệ thống kinh tế - xã hội nhỏ hơn ở cấp tỉnh, Thành phố như TP.HCM và hệ thống này còn tiếp tục được phân chia tới các cấp nhỏ hơn nữa như huyện, xã… các ngành kinh tế, dân cư, xã hội… Nguồn lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã hội. Sự phát triển về số lượng, chất lượng lao động cũng như việc sử dụng lao động phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Nhà Bè là của hệ thống kinh tế - xã hội TP. HCM. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề lao động việc làm trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở huyện Nhà Bè ta cần phải đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội trong phạm vi lãnh thổ của TP. HCM và cả trong tổng thể nền kinh tế quốc dân nước ta. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong yếu tố tự nhiên hay yếu tố kinh tế – xã hội của huyện sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả hệ thống tức là của TP.HCM và của cả nước. Và ngược lại, sự biến đổi của hệ thống KTXH TP. HCM hay cả nước sẽ tác động đên sự biến đổi KTXH của H. Nhà Bè.
- 5 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mỗi một hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội đều có quá trình phát sinh, phát triển và suy vong. Với quan điểm này, khi nghiên cứu cần phải nhìn nhận quá khứ để lí giải các hiện tượng cho hiện tại và định hướng hoạt định cho tương lai. Cho nên trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh cần phải biết mối quan hệ trong thời gian giữa quá khứ, hiện tại và tương lai không thể tách rời. Việc nghiên cứu vấn đề lao động của huyện Nhà Bè trong mối liên hệ giữa quá khứ - hiện tại – tương lai, sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian. 5.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại và không gây hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những giá trị sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững về cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu những vấn đề về lao động phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động phải đi đôi với sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng đời sống của con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thống kê Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được, chúng tôi đã sắp xếp, phân loại, phân tích các đặc điểm về nguồn lao động và sử dụng lao động ở Nhà Bè theo thời gian và không gian. Từ việc phân tích, so sánh mật độ lao động, kết cấu lao động, mức độ sử dụng lao động giữa các ngành, giữa thành thị và nông thôn… có thể rút ra những kết luận
- 6 mang tính qui luật, những dấu hiệu bản chất nhất về nguồn lao động và sử dụng lao động ở Nhà Bè. 5.2.2. Phương pháp thực địa Để kiểm chứng một số thông tin từ các số liệu thu thập được, tác giả đã sử dụng phương pháp thực địa Tìm hiểu tình hình lao động và sử dụng lao động, việc làm của công nhân một số khu công nghiệp, vấn để việc làm ở một số địa phương,… để xác minh lại tính xác thực của số liệu, có cơ sở đúng đắn trong việc đánh giá tình hình lao động và việc làm trong hiện tại, bên cạnh còn đánh giá chất lượng cuộc sống của người lao động. 5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Bên cạnh việc sử dụng kết quả từ các cuộc điều tra về lao động và việc làm, đề tài còn sử dụng điều tra riêng để có thêm thông tin thực tế làm cho đề tài sinh động hơn, ngoài ra đây còn là một nguồn tài liệu cập nhật nhất, có độ tin cậy nhất định. 5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Phương pháp bản đồ là một phương pháp rất đặc trưng cho nghiên cứu môn địa lí vì mọi nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội đều được bắt đầu từ bản đồ, biểu đồ và kết thúc cũng từ bản đồ, biểu đồ. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp bản đồ để khai thác một số điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của huyện Nhà Bè - TP.HCM. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp đề tài thể hiện một cách rõ nét mối quan hệ giữa dân số của huyện với nguồn lao động và việc làm. Đồng thời thể hiện một cách trực quan thực trạng nhu cầu lao động và sử dụng lao động cùng với vấn đề giải quyết việc làm tại huyện Nhà Bè thời gian qua… Việc sử dụng phương pháp biểu đồ: vừa mang tính minh họa, vừa là công cụ để nghiên cứu sự tăng trưởng dân số cũng như sự tăng trưởng nguồn lao động qua các năm. Ngoài ra, nó còn cho phép thấy được sự thay đổi một số đặc điểm của nguồn lao động và việc làm qua thời gian như: Cơ cấu theo độ tuổi, cơ cấu lao động, cơ cấu trình độ chuyên môn, tỉ lệ thất nghiệp… nhằm đánh giá, phân tích hiện trạng nguồn lao động từ đó đề xuất các định hướng phát triển trong tương lai.
- 7 5.2.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp. Trên cơ sở thống kê, phân loại tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành sắp xếp, tổng hợp, phân tích các vấn đề về nguồn lao động của huyện Nhà Bè. Trong đó tác giả sẽ so sánh vấn đề lao động và việc làm tại huyện Nhà Bè - TP.HCM qua thời gian cũng như so với các huyện, tỉnh, thành khác trên cả nước để rút ra được những kết luận xác thực về hiện trạng lao động và việc làm tại huyện Nhà Bè. 5.2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các ngành nghiên cứu. Các nguồn tài liệu tác giả thu thập gồm: tài liệu được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ, tài liệu đã được nghiên cứu và các tài liệu trên mạng Internet trong thời gian qua… Các tài liệu này giúp cho tác giả phân tích sâu hơn các đặc điểm đặc trưng của tình hình lao động và việc làm tại huyện Nhà Bè - TP.HCM. 5.2.7. Phương pháp GIS Sự phát triển của công nghệ thông tin đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển nhanh chóng của hệ thống thông tin không gian, với khởi đầu là phương tiện để lưu trữ đơn thuần thông tin đồ họa. Ngày nay hệ thống thông tin địa lí GIS đã trở thành quản lí thông tin không gian có khả năng lưu trữ, thống nhất, phân tích, mô hình hóa và mô tả được nhiều loại dữ liệu, đặc biệt là khả năng phân tích và liên kết dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian. Tác giả đã sử dụng phương pháp này để thể hiện thực trạng lao động và việc làm của huyện một cách rõ ràng và cụ thể hơn. 5.2.8. Phương pháp dự báo Đề tài đã sử dụng phương pháp ngoại suy để dự báo cho tương lai dựa trên sự phát triển có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong quá khứ và hiện tại.
- 8 6. Cấu trúc luận văn Đề tài “Lao động và việc làm ở huyện Nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa” ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài còn có 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và việc làm Chương 2: Hiện trạng lao động việc làm ở huyện Nhà Bè TP.HCM Chương 3: Định hướng và giải pháp sử dụng lao động, việc làm huyện Nhà Bè – TP.HCM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Cần Thơ
148 p | 696 | 177
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 752 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 296 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang
135 p | 397 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bình Dương
134 p | 153 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa
141 p | 139 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
154 p | 142 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn