Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu sử dụng đất ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm phân tích thực trạng sử dụng đất của huyện Phú Lương, trên cơ sở đó đánh giá tình hình sử dụng đất của huyện, đồng thời đề xuất kiến nghị những giải pháp sử dụng đất tại địa phương theo hướng phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu sử dụng đất ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HẠNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC THÁI NGUYÊN – 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HẠNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Địa lí học MÃ SỐ: 60310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ NHƢ VÂN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Tác giả TS. Vũ Nhƣ Vân Nguyễn Thị Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thày giáo hƣớng dẫn TS.Vũ Nhƣ Vân - ngƣời đã hết lòng hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô của khoa Địa lí trƣờng ĐHSP Thái Nguyên, đã cung cấp cho tôi nền tảng kiến thức quý báu và sự giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ trong Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lƣơng, phòng Thống kê, phòng Tài Nguyên và Môi trƣờng huyện Phú Lƣơng, sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu, tƣ liệu để tôi hoàn thành luận văn. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhƣng tôi vẫn còn những hạn chế về chuyên môn và phƣơng pháp nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo để tôi có thể rút kinh nghiệm và học tập thêm những kiến thức bổ ích. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 BĐHTSDĐ Biến động hiện trạng sử dụng đất 2 BĐSDĐ Biến động sử dụng đất 3 HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất 4 IPM Quản lí dịch hại tổng hợp trên cây lúa 5 KT-XH Kinh tế - xã hội 6 NLKH Nông lâm kết hợp 7 QHSDĐ Qui hoạch sử dụng đất SALT 1 Mô hình canh tác đất dốc 8 SALT 2 Mô hình kĩ thuật nông súc kết hợp SALT 3 Mô hình canh tác nông lâm kết hợp bền vững Uỷ ban môi trƣờng và phát triển thế giới 9 WCED (World central environmental development) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 NỘI DUNG ................................................................................................................... 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT .. 8 1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................................... 8 1.1.1. Khái quát chung về tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất .................................. 8 1.1.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ................................................................................ 11 1.1.3. Sử dụng đất bền vững ................................................................................................. 13 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................ 16 1.2.1. Tình hình sử dụng đất vùng Trung du miền núi Bắc Bộ......................................... 16 1.2.3. Tình hình sử dụng đất ở tỉnh Thái Nguyên .............................................................. 17 Chƣơng 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN PHÚ LƢƠNG ................. 21 2.1. Khái quát về huyện Phú Lƣơng .................................................................................... 21 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 21 2.1.2. Các nguồn tài nguyên ................................................................................................. 24 2.1.3. Thực trạng môi trƣờng................................................................................................ 29 2.1.4. Điều kiện KT-XH ....................................................................................................... 30 2.2. Tình hình sử dụng đất huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000-2014 ................................ 36 2.2.1. Hiện trạng sử dụng vốn đất ........................................................................................ 36 2.2.2. Tình hình biến động sử dụng các loại đất giai đoạn 2000 - 2014 .......................... 41 2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất theo lãnh thổ ....................................................................... 53 2.2.4. Nguyên nhân biến động sử dụng đất huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000-2014 ... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng, tính hợp lý của việc sử dụng đất huyện Phú Lƣơng ............................................................................................................ 63 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN PHÚ LƢƠNG ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................. 67 3.1. Cơ sở của định hƣớng .................................................................................................... 67 3.1.1. Mục tiêu phát triển KT-XH của huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2010-2015, định hƣớng đến năm 2020 ............................................................................................................. 67 3.1.2. Tiềm năng sử dụng vốn đất của huyện Phú Lƣơng ................................................. 71 3.2. Định hƣớng và giải pháp sử dụng đất huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 ................................................................................................................................ 75 3.2.1. Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015, định hƣớng đến năm 2020 ................................................................... 75 3.2.2. Đề xuất mô hình nông lâm kết hợp - một mô hình cho sử dụng đất tại huyện Phú Lƣơng .............................................................................................................................. 87 3.2.3. Đề xuất giải pháp với đất phi nông nghiệp ............................................................... 92 3.3. Đề xuất những biện pháp trong quản lý, qui hoạch sử dụng đất huyện Phú Lƣơng........ 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 102 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 104 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Các loại đất chính của huyện Phú Lƣơng .................................................. 25 Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính ở huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000-2014 .... 40 Bảng 2.3: Biến động sử dụng các loại đất chính ở huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000 – 2014 ................................................................................................................ 41 Bảng 2.4. Biến động sử dụng các loại đất nông nghiệp của huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000-2014 .......................................................................................................... 45 Bảng 2.5. Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000-2014 ................................................................................................................... 49 Bảng 2.6: Biến động sử dụng đất ở giai đoạn 2000-2014 .......................................... 50 Bảng 2.7. Biến động sử dụng đất chuyên dùng huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000- 2014 ............................................................................................................................. 51 Bảng 2.8: Biến động sử dụng đất nông nghiệp phân theo các địa phƣơng giai đoạn 2000-2014 .......................................................................................................... 53 Bảng 2.9: Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phân theo các địa phƣơng giai đoạn 2000-2014 ................................................................................................... 55 Bảng 2.10: Biến động sử dụng đất lâm nghiệp phân theo các địa phƣơng giai đoạn 2000-2014 .......................................................................................................... 56 Bảng 2.11: Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp phân theo các địa phƣơng giai đoạn 2000-2014 ................................................................................................... 57 Bảng 2.12: Các mỏ khoáng sản của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên ................ 58 Bảng 2.13: Biến động nhóm đất chƣa sử dụng phân theo địa phƣơng giai đoạn 2000-2014 ................................................................................................................... 60 Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2015, dự kiến đến năm 2020..................................................................................................................... 77 Bảng 3.2: Diện tích, cơ cấu nhóm đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010-2015 và ...... 80 dự kiến đến năm 2020 ................................................................................................. 80 Bảng 3.3. Các dạng mô hình nông lâm kết hợp hiện có tại huyện Phú Lƣơng .......... 89 Bảng 3.4. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất của huyện Phú Lƣơng đến năm 2020 ....... 93 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Sơ đồ phân loại đất theo mục đích sử dụng ................................................ 10 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lƣơng ........................................................ 22 Hình 2.2. Bản đồ cơ cấu sử dụng các loại đất chính huyện Phú Lƣơng năm 2014 .... 38 Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng các loại đất chính ở huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000-2014 .................................................................................................. 40 Hình 2.4. Bản đồ biến động sử dụng các loại đất chính huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000-2014.......................................................................................... 42 Hình 2.5: Biểu đồ biến động sử dụng đất ở các năm 2000, 2005, 2010, 2014 ........... 50 Hình 3.1: Vai trò của NLKH trong phát triển nông thôn bền vững xoá đói giảm nghèo .. 87 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nƣớc, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất cho ngƣời sử dụng đất theo quy định của Luật này. Về nguyên tắc sử dụng đất, tại Điều 5 trong Luật này quy định: “Việc sử dụng đất đai phải: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh”. Ngƣời sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. [10]. Trong giai đoạn hiện nay, tài nguyên đất đã bị con ngƣời khai thác một cách quá mức làm cho nguồn tài nguyên quý giá này đã và đang bị biến đổi mạnh mẽ. Nghiên cứu tiềm năng, sự biến động sử dụng đất, gọi chung là đánh giá hiện trạng sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng với thực tiễn sản xuất, với quy hoạch và bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt trƣớc sự suy giảm nhanh của nguồn tài nguyên này dƣới sức ép của sự gia tăng dân số, CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn nhƣ hiện nay. Sự thay đổi tiêu cực hay tích cực của mỗi loại hình sử dụng đất sẽ đều là bức tranh phản ánh rõ nét nhất thực trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Phú Lƣơng là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc tỉnh Thái Nguyên. Phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam và Đông Nam giáp T.P Thái Nguyên; phía Tây giáp huyện Định Hóa; phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ; phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm T.P Thái Nguyên 22 km về phía Bắc. Từ lâu, Phú Lƣơng đƣợc biết đến nhƣ là một địa phƣơng có tài nguyên đất phong phú, đa dạng và đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp khá lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của KT-XH, một 1
- phần lớn diện tích đất của huyện đã bị biến đổi và khai thác quá mức bởi các hoạt động kinh tế...) đã làm cho tài nguyên đất của huyện Phú Lƣơng đang đứng trƣớc nguy cơ suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích và chất lƣợng, kéo theo một số vấn đề xã hội phát sinh liên quan tới tranh chấp đất đai, ô nhiễm môi trƣờng. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, những qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất thời kì 2010 – 2015, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lí đất hợp lí, hiệu quả và bền vững. Xuất phát nhƣ trình bày nêu trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn thạc sỹ Địa lý học: “Nghiên cứu sử dụng đất ở huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên” 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đánh giá đất đai là khái niệm đƣợc sử dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu đánh giá phục vụ việc qui hoạch sử dụng tài nguyên đất (QHSDĐ). Theo Stewat (1968), đánh giá đất đai là “sự đánh giá khả năng thích nghi của đất đai cho việc sử dụng của con ngƣời vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết kế thuỷ lợi, QHSDĐ… nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai”. Tại Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu, trong những năm 60 của thế kỷ XX, các công trình đánh giá đất đai đƣợc thực hiện theo 3 bƣớc: 1- Đánh giá lớp phủ thổ nhƣỡng. 2- Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (kết hợp thổ nhƣỡng, khí hậu, địa hình). 3- Đánh giá kinh tế đất [2], [5]. Nhƣ vậy, phƣơng pháp này chƣa xem xét đầy đủ các khía cạnh KT-XH của việc sử dụng đất đai. Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là ở các nƣớc phát triển việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) và theo dõi biến động tài nguyên và sử dụng đất, gọi chung là biến động sử dụng đất (BĐSDĐ) đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trên cơ sở sử dụng các tƣ liệu viễn thám cùng với các phần mềm xử lí số chuyên dụng. Ví dụ, ở Mỹ ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp xử lí ảnh số để thƣờng xuyên cập nhật các thông tin về HTSDĐ trong quản lí đất đai, trong nghiên cứu biến động rừng, thậm chí để dự báo tình trạng sâu bệnh đối với các loại cây trồng nông nghiệp [1], [9], [15]. 2
- Tại Việt Nam, những công trình nghiên cứu, đánh giá đất đai tiêu biểu bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây: Năm 1984, tác giả Tôn Thất Chiểu và cộng sự thực hiện đánh giá phân hạng đất đai khái quát toàn quốc theo nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của Hoa Kỳ, chỉ tiêu là các đặc điểm thổ nhƣỡng và địa hình, phân cấp thành 7 nhóm: 4 nhóm cho nông nghiệp, 2 nhóm cho lâm nghiệp và 1 nhóm cho mục đích khác. [5], [13]. Năm 1985, tác giả Bùi Quang Toản và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá và QHSDĐ khai hoang ở Việt Nam theo phƣơng pháp của FAO. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm thổ nhƣỡng, thủy văn và các điều kiện tƣới tiêu. Hệ thống phân vị là lớp (class) thích ứng theo từng loại hình sử dụng đất.[15] Năm 1986, nhóm tác giả Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp (QHTKNN) đã biên tập “Cơ sở khoa học bố trí sử dụng đất đồng bằng sông Cửu Long” trên cơ sở xây dựng bản đồ sinh thái nông nghiệp. Đơn vị cơ sở là các đơn vị sinh thái. Từ đó xây dựng bản đồ thích nghi cho một số cây trồng nhƣ lúa, ngô, mía... với 4 cấp: thích hợp nhất, thích hợp, ít thích hợp, không thích hợp.[9], [13]. Năm 1990, Hoàng Xuân Tứ và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc và xác định phƣơng hƣớng sử dụng họp lý”, việc đánh giá tiềm năng đất dựa trên sự phân loại sinh khí hậu, xây dựng bản đồ mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả năng gây trồng và phục hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Nam, Đà Nẵng. [13]. Phú Lƣơng là huyện có nhiều tiềm năng về đất nhƣng đây cũng là nơi nảy sinh nhiều vấn đề về đất. Đây một vấn đề luôn đƣợc nêu ra trong các báo cáo qui hoạch sử dụng đất và trong các đề án phát triển KT-XH của huyện. Kết quả nghiên cứu sử dụng đất đƣợc thực hiện định kì 5 năm. Qua đó các nhà quản lí thấy đƣợc sự biến động cũng nhƣ định hƣớng sử dụng bền vững các mô hình sử dụng đất trên địa bàn [18]. Tuy nhiên, trong các báo cáo này, việc nghiên cứu sử dụng đất mới chỉ dừng lại ở các con số thống kê, chƣa đi sâu đánh giá, phân tích những biến động đó, nó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến môi trƣờng sinh thái cũng nhƣ quá trình phát triển KT- XH ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Và vì vậy vẫn tồn tại những bất cập trong vấn 3
- đề sử dụng đất nhƣ tăng diện tích đất trống đồi trọc, đất nông nghiệp giảm… suy thoái đất ở một số nơi do xói mòn và khai thác chƣa hợp lí, ô nhiễm môi trƣờng đất...[17],[18], và phản ánh trong các nguồn thông tin tƣ liệu của huyện Phú Lƣơng [19-22]. Những khó khăn nhƣợc điểm nói trên có thể tìm đƣợc thông qua tổng hợp các nguồn tƣ liệu trong nhiều công trình nghiên cứu có giá trị: Canh tác đất dốc bền vững, sử dụng bền vững đất nông nghiệp, nông lâm kết hợp của một số tác giả: Lê Đức, Lê Quốc Doanh, Đào Lệ Hằng, Đào Ngọc Trang, [5], [4], [8], [27], [16]. Cũng có giá trị cho nghiên cứu triển khai đề tài trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu của một số tác giả với những đề tài gần gũi về nội dung. Đó là Nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên của Th.S Bùi Thị Thu Hoa [8], Nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện Đại Từ, Thái Nguyên của Th.S Nguyễn Thị Thu Hà [6], Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật nhằm cải tiến mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Võ Nhai, Thái Nguyên của Đặng Kim Vui [28]. Việc đánh giá thực trạng sử dụng đất, cũng nhƣ các định hƣớng và giải pháp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc quản lí và xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp theo hƣớng sử dụng bền vũng các nguồn tài nguyên đất, trong điều kiện cụ thể của huyện Phú Lƣơng phục vụ mục tiêu phát triển KT - XH theo hƣớng phát triển bền vững là không phải một vấn đề hoàn toàn mới, nhƣng trong điều kiện cụ thể huyện Phú Lƣơng, thì đây là vấn đề đòi hỏi sự tiếp cận cụ thể và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu sâu về phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài có thể khai thác một phần từ các nguồn phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu triển khai có liên quan đến nông nghiệp nói chung và sử dụng đất nói riêng. Đó là điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo phƣơng pháp FAO - UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh [15], canh tác bền vững trên đất dốc [3] và một số ấn phẩm quan trọng khác. Đồng thời khai thác cập nhập nguồn thông tin tƣ liệu phong phú trên mạng internet [30]. 3. Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu địa lí để phân tích thực trạng sử dụng đất của huyện Phú Lƣơng, trên cơ sở đó đánh giá tình hình sử dụng đất của 4
- huyện, đồng thời đề xuất kiến nghị những giải pháp sử dụng đất tại địa phƣơng theo hƣớng phát triển bền vững. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, cần giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá hiện trạng sử dụng đất phục vụ phát triển KT-XH. - Phân tích tiềm năng, đánh giá hiện trạng và sự biến động trong sử dụng đất huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000 - 2014. - Nêu định hƣớng và những giải pháp sử dụng đất huyện Phú Lƣơng nhằm mục tiêu phát triển KT-XH bền vững đến năm 2020. 5. Giới hạn nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu hiện trạng sử dụng 3 nhóm đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng. - Về lãnh thổ: Đề tài thực hiện trong phạm vi huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên, gồm 02 thị trấn và 14 xã. - Về thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2000 – 2014, định hƣớng đến năm 2020. 6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm tổng hợp Sử dụng tài nguyên đất cần đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ với các tài nguyên khác, với các yếu tố kinh tế, an ninh xã hội và môi trƣờng sinh thái nhân văn. Quan điểm này là cơ sở để đánh giá tổng hợp về hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lƣơng và dự đoán khả năng biến động hiện trạng sử dụng đất. - Quan điểm hệ thống Xem xét huyện Phú Lƣơng nhƣ là một bộ phận cấu thành tỉnh Thái Nguyên, đồng thời bản thân huyện Phú Lƣơng cũng đƣợc coi nhƣ một hệ thống trong đó gồm nhiều các phân hệ nhỏ hơn. Việc quy hoạch và sử dụng đất ở Phú Lƣơng cần đặt trong tổng thể các mối quan hệ trong hệ thống đó. - Quan điểm thực tiễn 5
- Quan điểm này đƣợc vận dụng để đánh giá hiện trạng sử dụng lãnh thổ cũng nhƣ để định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ với những khuyến nghị và giải pháp có tính khả thi. - Quan điểm lịch sử Sự biến động của các loại đất của Phú Lƣơng không chỉ thay đổi theo không gian mà còn thay đổi theo thời gian. Vì thế khi nghiên cứu vấn đề trên quan điểm lịch sử sẽ thấy đƣợc sự biến động sâu sắc của chúng và phân tích đánh giá đƣợc nguyên nhân dẫn tới những biến động đó. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp, xử lí tài liệu: Tài liệu sơ cấp: Sử dụng phƣơng pháp điều tra mẫu điển hình. Tài liệu thứ cấp: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển KT - XH, các tài liệu về đất đai, số liệu thống kê của các ban ngành và cơ quan; sách, báo, tạp chí... có liên quan đến nội dung của luận văn. Từ những nguồn tài liệu khác nhau, tiến hành tổng hợp các tài liệu đó, lựa chọn những tài liệu có liên quan trực tiếp tới đối tƣợng nghiên cứu, sử dụng có chọn lọc phù hợp với mục đích nghiên cứu và phân loại phục vụ nghiên cứu từng nội dung, từng phần nhằm đạt kết quả cao nhất. - Phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu thống kê Dựa trên các tài liệu, số liệu thống kê đã thu thập đƣợc để tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu một cách toàn diện từ đó đƣa ra những nhận xét, kết luận chính xác và đầy đủ nhất về vấn đề đƣợc nghiên cứu. - Phƣơng pháp thực địa Tác giả đã đi nghiên cứu thực địa nhƣ phỏng vấn cán bộ quản lí và nhân dân, quan sát, sƣu tầm tài liệu để có đánh giá khách quan về vấn đề nghiên cứu. Qua đó nhằm bổ sung tƣ liệu cũng nhƣ kiểm tra tính chính xác của kết quả nghiên cứu. - Phƣơng pháp ứng dụng các phần mềm hệ thống thông tin địa lý Sử dụng phần mềm Mapinfor để thành lập các cơ sở dữ liệu địa lý và xây dựng các bản đồ: Bản đồ hành chính huyện Phú Lƣơng, bản đồ biến động diện tích đất của huyện Phú Lƣơng theo mục đích sử dụng. - Phƣơng pháp chuyên gia 6
- Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc đặc biệt chú trọng, từ các khâu chuẩn bị đề cƣơng đến đánh giá tình hình sử dụng đất, sửa chữa, hoàn chỉnh luận văn. Ngoài các chuyên gia là các nhà khoa học địa lí, địa chất, còn tham khảo ý kiến các cán bộ và nhân dân địa phƣơng. 7. Những đóng góp mới của luận văn - Tổng quan chọn lọc và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng đất, đồng thời vận dụng vào nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất của huyện Phú Lƣơng. - Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Lƣơng. - Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến biến động sử dụng đất huyện Phú Lƣơng. - Đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên đất phục vụ cho sự phát triển KT- XH theo hƣớng bền vững. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu sử dụng đất. Chương II: Tình hình sử dụng đất của huyện Phú Lƣơng. Chương III: Định hƣớng và giải pháp và sử dụng đất của huyện Phú Lƣơng đến năm 2020 9. Từ khoá Huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên Sử dụng bền vững tài nguyên đất. Mô hình nông lâm kết hợp. 7
- NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái quát chung về tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất 1.1.1.1. Khái niệm về đất Trong đời sống hằng ngày hai từ “đất” và “đất đai” đƣợc dùng với cùng một khái niệm khá phổ biển. Tuy nhiên tài nguyên đất và đất đai lại có sự phân biệt nhất định. Theo các nhà thổ nhƣỡng thì “đất” trong tiếng Anh có nghĩa là “soil” còn có nghĩa là “thổ” hay “thổ nhƣỡng” bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn “đất đai” trong tiếng Anh có nghĩa là “land”, có nghĩa về phạm vi không gian hay đƣợc hiểu về “lãnh thổ”. Vì thế mà có nhiều cách định nghĩa về đất. - Theo quan điểm phát sinh học thổ nhƣỡng, đất là thể tự nhiên đặc biệt hình thành do sự tác động tổng hợp các yếu tố: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và tác động của con ngƣời (Đôcutraev - 1879). - Theo quan điểm kinh tế học: Đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, là đối tƣợng lao động đồng thời là sản phẩm lao động. Khái niệm về đất đai bao gồm nội dung về mặt bằng lãnh thổ sử dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Theo cách tiếp cận mới, theo nghĩa rộng thì đất đƣợc hiểu là một không gian giới hạn có chiều thẳng đứng (bao gồm cả phần khí hậu của khí quyển bên trên bề mặt, mặt đất đến tài nguyên nƣớc ngầm ở bên dƣới) đó là sự kết hợp của thổ nhƣỡng, khí hậu, thủy văn và thực vật cùng với những thành phần khác. [5], [13] 1.1.1.2. Phân loại hiện trạng sử dụng đất HTSDĐ là trạng thái lớp phủ bề mặt đất bao gồm lớp phủ tự nhiên và nhân tác, phản ánh trạng thái sử dụng quĩ đất thông qua các loại hình sử dụng đất. HTSDĐ luôn thay đổi dƣới tác động của các qui luật tự nhiên và những hoạt động KT-XH của con ngƣời. Theo quy định của điều 13 trong Luật Đất đai 2013 căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai đƣợc phân loại nhƣ sau: - Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất : + Đất trồng cây hàng năm, gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. 8
- + Đất trồng cây lâu năm + Đất rừng sản xuất + Đất rừng phòng hộ + Đất rừng đặc dụng + Đất nuôi trồng thuỷ sản + Đất làm muối + Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất + Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị + Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp + Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm gốm sứ. + Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ gồm: + Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng (đất tôn giáo, tín ngƣỡng) + Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đƣờng, nhà thờ họ + Đất nghĩa trang, nghĩa địa + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nƣớc chuyên dùng; + Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ - Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm : các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. HTSDĐ hằng năm, các địa phƣơng lựa chọn cách phân loại HTSDĐ với 2 loại: Đất nông - lâm nghiệp (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) và đất phi nông nghiệp (đất chuyên dùng, đất ở) và đất chƣa sử dụng. Trong luận văn này chúng tôi sử dụng cách phân loại đất theo cách phân loại đất của địa phƣơng: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng. [10], [15]. (Hình1.1) 9
- Đất trồng cây hàng năm Hình 1.1. Sơ đồ phân loại đất theo mục đích sử dụng Đất trồng cây lâu năm Đất Đất ở nông thôn, đô thị nông Đất rừng sản xuất nghiệp Đất xây dựng Đất rừng phòng hộ Đất an ninh quốc phòng Đất rừng đặc dụng Đất sản xuất kinh doanh Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất Đất cộng đồng Quỹ Đất làm muối đất phi Đất tôn giáo nông Đất nông nghiệp khác đai nghiệp Đất tín ngƣỡng Đất nghĩa trang nghĩa địa Đất đồi chƣa sử dụng Đất Đất sông ngòi, kênh, rạch chƣa Đất bằng chƣa sử dụng sử Đất phi nông nghiệp khác Núi đá không có rừng cây dụng Hình 1.1. Sơ đồ phân loại đất theo mục đích sử dụng 10
- 1.1.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 1.1.2.1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu hiện trạng thông qua sự biến động sử dụng đất BĐSDĐ là sự thay đổi mục đích sử dụng đất theo thời gian do nguyên nhân khách quan (quy luật biến động tự nhiên) và nguyên nhân chủ quan (hoạt động KT-XH của con ngƣời). Những nguyên nhân khách quan, đó là sự vận động của các qui luật tự nhiên, ví dụ nhƣ sự bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ là một quá trình tự nhiên diễn ra trong hàng triệu năm, thƣờng không là nguyên nhân trực tiếp gây nên BĐSDĐ. Nguyên nhân trực tiếp chủ yếu làm cho sử dụng đất luôn biến động ở đây là do các hoạt động kinh tế của con ngƣời. Trong quá trình khai thác tự nhiên để phục vụ nhu cầu của mình, chính con ngƣời là tác nhân chủ yếu, mạnh mẽ nhất làm phá vỡ thế cân bằng của tự nhiên, làm cho tự nhiên không còn phát triển theo qui luật vốn có của nó. Biến động này đặc biệt lớn ở những nƣớc chậm phát triển, nơi mà con ngƣời còn ít hiểu biết về tự nhiên, sống phụ thuộc vào tự nhiên (tài nguyên) đồng thời lại khai thác tài nguyên một cách bừa bãi. Vì vậy, các điều kiện nghiên cứu phản ánh sự thay đổi tình trạng sử dụng đất, là cơ sở để xây dựng các phƣơng án qui hoạch trên lãnh thổ địa lí cụ thể, nhằm sử dụng tối đa tiềm năng tự nhiên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Việc điều tra nghiên cứu BĐSDĐ có ý nghĩa trong việc bảo vệ tự nhiên, môi trƣờng sinh thái. Biến động là bản chất của mọi hiện tƣợng và sự vật trong tự nhiên. Không ở đâu và không bao giờ tự nhiên lại bất biến, trái lại nó luôn luôn thay đổi. Động lực của mọi sự thay đổi, biến động đó là quan hệ tƣơng tác giữa các hợp phần tự nhiên, đƣợc phản ánh rõ nét trong quá trình BĐSDĐ. Vì vậy, nghiên cứu cảnh quan tự nhiên cũng đòi hỏi sự phân tích BĐSDĐ. Bên cạnh đó, muốn khai thác hợp lý các tài nguyên, không làm hủy hoại môi trƣờng sinh thái, mà còn bảo vệ và cải tạo tự nhiên, thì nhất thiết phải hiểu động lực biến động của tự nhiên thông qua BĐSDĐ. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có chế độ khí hậu rất đa dạng phức tạp, là nguyên nhân chi phối cho cấu trúc và phƣơng thức sử dụng đất thay đổi rõ rệt theo thời gian và không gian lãnh thổ. Bên cạnh đó, con ngƣời can thiệp liên 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Cần Thơ
148 p | 695 | 177
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 749 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 296 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang
135 p | 396 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bình Dương
134 p | 153 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa
141 p | 139 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
154 p | 142 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn