intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

220
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 nêu lên cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch; tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010; định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thành Khởi PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thành Khởi PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành : Địa lý học (Trừ Địa lý tự nhiên) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN THỊ SƠN Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “ Phát triển du lịch Vĩnh Long giai đoạn 2000- 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” là đề tài do cá nhân tôi thực hiện, các bảng biểu, số liệu thể hiện trong luận văn được trích dẫn từ các nguồn nhất định. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Phan Thành Khởi
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích. Qua đây tôi xin chân thành cám ơn tập thể quý thầy (cô) ở Phòng sau đại học- Trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và gúp đỡ tôi trong thực hiện các thủ tục học tập và làm luận văn; cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa lý đã giảng dạy, trang bị những kiến thức nền tảng nhất định để tôi thực hiện luận văn của mình. Đặc biệt, tôi xin chân thành gởi lời cám ơn sâu sắc tới cô PGS.TS.Nguyễn Thị Sơn-Trường đại học sư phạm Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, quý đồng nghiệp...đã luôn quan tâm, động viên tôi hoàn thành luận văn của mình. Tác giả Phan Thành Khởi
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ, bản đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................................................................................................................... 11 1.1. Cơ sở lí luận du lịch ....................................................................................... 11 1.1.1. Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch .............................................. 11 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch ........................................................................ 11 1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch ........................................................ 12 1.1.2. Chức năng của du lịch ............................................................................ 15 1.1.2.1. Chức năng xã hội. ............................................................................ 15 1.1.2.2. Chức năng kinh tế. ........................................................................... 15 1.1.2.3. Chức năng sinh thái. ......................................................................... 15 1.1.2.4. Chức năng chính trị. ......................................................................... 16 1.1.3.Các đặc trưng cơ bản của ngành du lịch .................................................. 16 1.1.4. Các loại hình du lịch ............................................................................... 17 1.1.4.1. Phân loại theo mục đích chuyến đi .................................................. 17 1.1.4.2. Phân loại theo tài nguyên du lịch ..................................................... 19 1.1.4.3. Phân loại theo lãnh thổ hoạt động .................................................... 20 1.1.4.4. Phân loại theo vị trí địa lý ................................................................ 20 1.1.4.5. Phân loại theo thời gian cuộc hành trình .......................................... 20 1.1.4.6. Phân loại theo việc sử dụng phương tiện giao thông ....................... 21 1.1.4.7. Phân loại theo hình thức tổ chức ...................................................... 21 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ................................... 22 1.1.5.1. Tài nguyên du lịch ............................................................................ 22 1.1.5.2. Cơ sở hạ tầng .................................................................................... 26 1.1.5.3. Các nhân tố nhân văn khác .............................................................. 27 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 29 1.2.1. Vài nét về du lịch Việt Nam ................................................................... 29
  6. 1.2.1.1. Vài nét về tiềm năng du lịch của Việt Nam ..................................... 29 1.2.1.2. Khái quát hiện trạng phát triển du lịch của Việt Nam ..................... 31 1.2.2. Khái quát về vùng du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long ......................... 34 1.2.2.1. Khái quát tiềm năng du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 34 1.2.2.2. Khái quát hiện trạng phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long .............................................................................................................. 38 Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2000-2010 ................................................................. 43 2.1. Tiềm năng du lịch Vĩnh Long ....................................................................... 43 2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 43 2.1.2. Tài nguyên du lịch .................................................................................. 45 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................. 45 2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ............................................................ 47 2.1.3. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 50 2.1.3.1. Hệ thống giao thông vận tải ............................................................. 50 2.1.3.2. Thông tin liên lạc. ............................................................................ 51 2.1.3.3. Hệ thống cấp, thoát nước .................................................................. 51 2.1.3.4. Các công trình dịch vụ khác ............................................................. 52 2.1.4. Chính sách phát triển du lịch .................................................................. 53 2.1.5. Đánh giá chung ....................................................................................... 53 2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000-2010. ............ 55 2.2.1. Thực trạng phát triển du lịch chung ........................................................ 55 2.2.1.1 Khách du lịch .................................................................................... 55 2.2.1.2. Doanh thu ......................................................................................... 58 2.2.1.3. Lao động .......................................................................................... 60 2.2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật. .................................................................... 63 2.2.1.5. Đầu tư cho du lịch ............................................................................ 65 2.2.1.6. Tổ chức quản lý hoạt động du lịch ................................................... 65 2.2.2. Thực trạng hoạt động du lịch theo lãnh thổ ............................................ 66 2.2.2.1. Một số điểm du lịch ......................................................................... 66 2.2.2.2. Các khu du lịch ................................................................................ 75 2.2.2.3. Các cụm du lịch ............................................................................... 80 2.2.2.4. Các tuyến du lịch .............................................................................. 81 2.2.3. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch tỉnh Vĩnh Long. ................................................................................................. 84
  7. 2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động du lịch của tỉnh Vĩnh Long ..................... 89 2.2.4.1. Những kết quả .................................................................................. 89 2.2.4.2. Những hạn chế ................................................................................. 90 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 ....................................................... 95 3.1. Định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 ................................................ 95 3.1.1. Những cơ sở để định hướng .................................................................... 95 3.1.1.1. Chiến lược phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến 2020 ........................................................................................................ 95 3.1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long đến 2020 .... 97 3.1.1.3. Mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long đến 2020 ...................................................................................................................... 100 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch cụ thể đến năm 2020 ............................ 104 3.1.2.1. Định hướng chung .......................................................................... 104 3.1.2.2. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ .................................. 110 3.2. Một số giải pháp chủ yếu ............................................................................ 112 3.2.1. Giải pháp qui hoạch phát triển .............................................................. 112 3.2.2. Giải pháp thu hút đầu tư ...................................................................... 112 3.2.3. Giải pháp tổ chức, quản lí nâng cao chất lượng phục vụ du lịch ........ 113 3.2.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch .............................. 114 3.2.5. Giải pháp quảng bá, xúc tiến du lịch .................................................... 114 3.2.6. Giải pháp bảo vệ môi trường du lịch .................................................... 115 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 118 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long QL : Quốc lộ GTVT : Giao thông vận tải TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TP : Thành phố
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người ......................................23 Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng khách nội địa ở ĐBSCL so với cả nước và các vùng khác năm 2010 ..........................................................................39 Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch ở một số tỉnh ĐBSCL ..................39 Bảng 2.1 : Tổng lượng khách đến Vĩnh Long từ năm 2000-2010 và năm 2011 .55 Bảng 2.2 : Số lượng khách nội địa đến Vĩnh Long từ năm 2000-2010 ..............57 Bảng 2.3 : Doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000-2010 ..58 Bảng 2.4 : Cơ cấu doanh thu theo nguồn chi tiêu ................................................60 Bảng 2.5 : Thống kê chi tiết lao động du lịch tỉnh Vĩnh Long từ năm 2007-2011 .............................................................................................................62 Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Vĩnh Long qua các năm 2004 – 2011 ........................................................................................63 Bảng 3.1: Tình hình du khách qua các năm và định hướng lượng du khách đến năm 2015-2020 .................................................................................105 Bảng 3.2 : Dự báo thu nhập du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 ..................105 Bảng 3.3: Tình hình doanh thu du lịch qua các năm và định hướng doanh thu du lịch đến năm 2015-2020 ...................................................................106 Bảng 3.4: Tình hình lao động qua các năm và định hướng lực lượng lao động du lịch đến năm 2015-2020 ..................................................................107 Bảng 3.5: Dự báo tốc độ phát triển, tăng trưởng số lượng cơ sở lưu trú tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 ..........................................................................108 Bảng 3.6 : Các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch đến năm 2015 ...........................................................................................................109
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch Vĩnh Long ......................................55 Biểu đồ 2.2: Lượng khách quốc tế đến Vĩnh Long giai đoạn 2000-2010.................56 Biểu đồ 2.3: Du khách biết đến các điểm du lịch ở Vĩnh Long thông qua đâu ........86 Biểu đồ 2.4: Mức độ hiểu biết sản phẩm du lịch đặc trưng của Vĩnh Long .............88 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long ........................................................... 44 Bản đồ hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch tỉnh Vĩnh Long .................. 92 Bản đồ hiện trạng phân bố điểm, khu du lịch tỉnh Vĩnh Long năm 2010 ................. 93 Bản đồ du lịch Vĩnh Long trong liên hệ phát triển vùng ......................................... 94
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hơn một thập kỉ qua nền kinh tế thế giới có những bước phát triển vượt bật trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là sự phát triển nhanh và vượt bật của ngành dịch vụ, kéo theo đó là sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa của các nước đặc biệt là các nước đang phát triển.Sự tăng cường các mối quan hệ hợp tác,giao lưu và khám phá những nét nổi bật của nhau lan rộng trên quy mô toàn cầu. Khi mà nền kinh tế ngày càng có nhiều bước phát triển mới, thì thế giới cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và nó đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch kết hợp giữa khám phá và vui chơi giải trí của một bộ phận không nhỏ những người có nhu cầu tham quan du lịch. Theo số liệu của tổ chức du lịch thế giới “Triển vọng du lịch toàn cầu năm 2020” cho thấy đến năm 2005 khách du lịch quốc tế trên phạm vi toàn thế giới lần đầu tiên đạt 808 triệu lượt. Thu nhập của ngành du lịch thế giới năm 2005 đạt 6,2 nghìn tỷ USD (chiếm 10,6% GDP toàn thế giới), đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho hơn 221,6 triệu lao động,chiếm 8,3% lao động toàn cầu. Hiện nay ở Việt Nam du lịch phát triển khá mạnh mẽ, không chỉ thu hút các thị trường khách quốc tế mà còn nhận được sự quan tâm, tham gia của thị trường khách du lịch nội địa, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Năm 2005 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,4 triệu lượt, doanh thu đạt hơn 30 tỷ đồng,khách nội địa cũng tăng đều qua các năm từ 15,3 triệu lượt năm 2005 lên 28,3 triệu lượt năm 2010. Với tốc độ tăng trưởng du lịch trung bình hàng năm đạt 6,4%. Việt Nam được báo chí nước ngoài đánh giá là điểm đến an toàn và than thiện nhất, nắm rõ điều đó ngành du lịch đang từng bước hội nhập bằng cách kiện toàn hệ thống,tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam với các nước trên thế giới, đẩy mạnh hoạt động mời gọi khách du lịch. Trong tình hình chung đó nghiên cứu tình hình phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long trong thời kì từ năm 200-2010 và đưa ra tầm nhìn mới đến năm 2020 là một vấn đề
  12. 2 cần thiết, góp phần tổng quan, định hướng phát triển du lịch trong nền kinh tế chung của tỉnh. Vĩnh Long là vùng đất thấp nằm giữa sông Tiền và sông Hậu với hệ thống cù lao phong phú, tương đối đa dạng về tự nhiên đặc biệt là vườn cây ăn trái kết hợp cùng hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt là điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch nhưng tình hình phát triển du lịch hiện nay nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng. Dưới góc độ là người học và nghiên cứu về địa lí, đề tài: Phát triển du lịch Vĩnh Long giai đoạn 2000-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 là vấn đề có ý nghĩa thực tiển, nhằm đánh giá được những tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của tỉnh trong bối cảnh hiện nay. Qua đó, đề xuất phương hướng và các giải pháp phù hợp cho ngành du lịch của tỉnh phát huy những thế mạnh, phát triển mạnh hơn nữa du lịch trong xu thế mới. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở vận dụng những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch, đề tài tập trung phân tích hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000- 2010. Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ Đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau : – Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch, áp dụng vào địa bàn nghiên cứu. – Phân tích tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Long. - Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000-2010. – Đề xuất định hướng và giải pháp để thực hiện định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
  13. 3 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3.1. Giới hạn về nội dung Trọng tâm nghiên cứu của đề tài những khía cạnh phát triển du lịch chung như khách du lịch, doanh thu, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầu tư, quản lý, tổ chức hoạt động và phát triển du lịch theo lãnh thổ đồng thời đưa ra định hướng tầm nhìn những năm tiếp theo. 3.2. Giới hạn về lãnh thổ Đề tài tập trung chủ yếu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, đồng thời cũng có đề cập đến những địa bàn lân cận tỉnh Vĩnh Long. 3.3. Giới hạn về thời gian Đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn 2000-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4.1.Trên thế giới : Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã có những công trình nghiên cứu sơ khai về du lịch gắn với các dự án phát triển du lịch biển. Trong giai đoạn này tiềm năng du lịch thường được nghiên cứu bởi những người thuộc giới quý tộc đi thám hiểm du lịch ở những vùng núi, vùng biển có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ...thuận lợi cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, tham quan. Trong giai đoạn này ở một số nước bắt đầu thực hiện các dự án để thành lập các điểm du lịch, điển hình là vào năm 1929 ở Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Adams, quy hoạch cụm thành phố tập trung ở New York có xem xét đến nghiên cứu và quy hoạch du lịch. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II những công trình nghiên cứu du lịch có quy mô lớn nội dung rộng và sâu hơn, có những dự án quan tâm đến bảo vệ môi trường và các giá trị văn hóa truyền thống, các biện pháp sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả, hợp lý. Các công trình của các nhà khoa học Pháp như: “Cơ hội phát triển du lịch” của văn phòng kiến trúc sư trưởng về du lịch,Paris, 1975; Du lịch ở khu vực nông thôn Farcy (H.Le), Gunn và Burg, 1976; Tổ chức các vùng du lịch của Gunn (CIA), 1972...
  14. 4 Từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay phát triển du lịch bền vững trở thành một xu hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và du lịch trên thế giới. Các hoạt động du lịch nói chung đã dược tiêu chuẩn hóa, có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ. Việc khai thác du lịch được tiến hành theo hướng có lợi cho tài nguyên và cộng đồng, đảm bảo nguồn tài nguyên phát triển du lịch cho thế hệ hôm nay và cả thế hệ mai sau. Hoa Kỳ là một trong những nước có những công trình nghiên cứu để xây dựng các định mức và tiêu chuẩn xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, lắp đặt thiết bị, đón tiếp du khách đảm bảo phù hợp với sức chứa của môi trường như: Environmental Isues of Tourism and Recreation (Mieczkowski Z, 1995), Tourism an Sustainability (Staler M.J, 1997). [53] Các nhà khoa học Canada cũng có nhiều công trình nghiên cứu phát triển du lịch như Tourism carying capacity (Orelly A.M., 1991). Các nhà khoa học Pháp cũng có đề cập tới các tiêu chuẩn trong quy hoạch du lịch để đạt được sự phát triển bền vững trong đó nổi bậc là Georges Caze-Robert Lanquar Yves Raynouard trong cuốn Quy hoạch du lịch, 1988. Tổ chức Du lịch thế giới trong giai đoạn này cũng đã thực hiện các công trình nghiên cứu xây dựng hệ thống trong khai thác và sử dụng Tài nguyên du lịch. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến những năm 80 của thế kỷ XX các nhà địa lý Liên Xô cũng thực hiện nhiều công trình nghiên cứu phục vụ cho mục đích phát triển du lịch như: V. Xtaukat(1969) đã nghiên cứu và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan, giao thông, đưa ra quan niệm về du lịch nghỉ dưỡng. E.A. Kotliarop (1978) đã tiến hành đánh giá lãnh thổ phục vụ việc hình thành và phát triển các tổng thể du lịch, chỉ ra các điều kiện, nguồn lực hình thành vùng du lịch và xây dựng các khái niệm vùng du lịch. Từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX đến nay ở nhiều nước đang phát triển du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá về du lịch được quan tâm nhiều hơn trong phát triển du lịch. Đặc biệt từ năm 1980 đến nay Trung Quốc là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và rất coi trọng sự
  15. 5 phát triển du lịch, với tham vọng đưa Trung Quốc trở thành nước phát triển du lịch có số lượng khách quốc tế và thu nhập xã hội từ du lịch đứng đầu thế giới, nhiều công trình nghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn về du lịch được các nhà khoa học tiến hành như: Công trình nghiên cứu Phát triển và quản lý du lịch địa phương của Ngô Tất Hổ, 2000. Nhà nghiên cứu Tự Tôn Bình, 1998 với công trình nghiên cứu Đề phòng ô nhiểm môi trường và phân loại sinh thái khu du lịch. Hội văn học Trung Quốc năm 1998 cũng đã tiến hành công trình Điều tra, xếp loại các khu phong cảnh trọng điểm quốc gia và di sản thế giới của Trung Quốc phục vụ du lịch. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu địa lý về lĩnh vực du lịch để xây dựng và phân tích tổng hợp các yếu tố phát triển du lịch tại các vùng địa lý xác định. 4.2. Ở Việt Nam Từ thời phong kiến triều đình đã có xếp loại các danh lam như: Đại danh lam, Trung danh lam và tiểu danh lam. Theo thư tịch cổ chúa Trịnh Sâm khi vãn cảnh chùa Hương năm 1677 đã phong Nam thiên đệ nhất động”; vua Thiệu Trị năm 1841 ra kinh lý Bắc Kỳ đã phong Hồ Tây là Bắc kỳ đệ nhất danh thắng; hay Bích Động được vua Tự Đức phong Nam thiên đệ nhị động; năm 1931 vua Minh Mạng đi kinh lý Bắc Kỳ ghé thăm Địch Động đã phong Nam thiên đệ tam động. Vào thời Pháp thuộc toàn quyền Đông Dương cũng đã cho thống kê, nghiên cứu xếp hạng các danh thắng và di tích, tính đến năm 1931 Việt Nam có 404 danh thắng và di tích. Đồng thời trong thời gian này các nhà địa lý, kiến trúc của người Pháp điều tra, khảo sát, đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở các vùng núi và biển giàu tiềm năng phục vụ cho mục đích ra quyết định và thực hiện quy hoạch các khu đô thị du lịch, nghỉ dưỡng như: Đà Lạt (1893-1911), SaPa (1903), Tam Đảo (1922), Sầm Sơn (1906), Nha Trang (1891-1911), Vũng Tàu (1911), Đồ Sơn (1920- 1928)... Từ năm 1990 trở lại đây du lịch bắt đầu được quan tâm nghiên cứu. Một số công trình khởi đầu và cũng là nền tảng cho du lịch như: Dự án VIE/89/003 về kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch ở Việt Nam do tổ chức du lịch thế giới (OMT) thực hiện, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2000” do viện
  16. 6 nghiên cứu phát triển du lịch thực hiện. Tổng cục du lịch Việt Nam với nhiều công trình như: “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam năm 1986, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010” năm 1995,... Và nhiều ấn phẩm sách du lịch được biên soạn như: “Địa lý du lịch” phần Tổ chức lãnh thổ du lịch và phân vùng du lịch (Nguyễn Minh Tuệ và nhóm nghiên cứu, 1997); “Đặc trưng các hệ sinh thái, cơ sở của phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” (Nguyễn Khánh, 1999); “Tổ chức các lãnh thổ dải ven biển khu vực trọng điểm miền Trung Việt Nam” (Nguyễn Quang Mỹ và nhóm nghiên cứu, 1995); “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ); “Nhập môn khoa học du lịch” (Trần Đức Thanh, 2006); “Địa lý du lịch” (Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, 1997); “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” (Phạm Trung Lương và nhóm nghiên cứu, 2000); “Quy hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn” (Trần Văn Thông); “Tổng quan về du lịch” (Vũ Đức Minh)...đã tập trung nghiên cứu lý luận và thưc tế trên phạm vi khác nhau. [11] Du lịch tỉnh Vĩnh Long từ trước đến nay vốn cũng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và hiện nay cũng đang được các học viên cao học trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu với các đề tài như: “Tổ chức lãnh thổ Nông nghiệp vườn cây ăn trái phục vụ hoạt động du lịch sinh thái ở Vĩnh Long” (Phan Thị Dung Em, 2009) , đề tài “ Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long”(Nguyễn Thanh Vũ, 2009) , Trường Nghiệp Vụ Du Lịch nghiên cứu về đề tài “Du lịch homestay ở Vĩnh Long”. Từ lịch sử nghiên cứu về sự phát triển du lịch có thể rút ra một số nhận xét sau: - Nghiên cứu, phân loại, điều tra, đánh giá về du lịch là một hướng nghiên cứu quan trọng của khoa học du lịch, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch có chất lượng cao va mang lại hiệu quả về nhiều mặt. - Các công trình nghiên cứu đa dạng và ngày càng hoàn thiện hơn trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của du lịch, nhưng mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn có những hướng tiếp cận khác nhau:
  17. 7 + Ở các nước phát triển, những công trình nghiên cứu về du lịch mang tính toàn diện hơn, các công trình nghiên cứu được thực hiện một cách khoa học. Ở những nước này đã nghiên cứu bài bản về sử dụng cũng như bảo về tài nguyên du lịch một cách nghiêm ngặt, các công trình nghiên cứu đầy đủ với các vùng lãnh thổ khác nhau (vùng núi, vùng biển, vùng nông thôn, đô thị...), có đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên, môi trường, đồng thời cũng có đánh giá hiệu quả kinh tế mang lại từ các hoạt động du lịch, những đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội. + Ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam, phần lớn các công trình nghiên cứu phục vụ cho mục đích quy hoạch, phát triển du lịch chỉ tập trung ở những vấn đề còn chung chung, việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch còn quá rộng-trên phạm vi cả nước, việc nghiên cứu phát triển du lịch chỉ tập trung ở những nơi phát triển sớm, những điểm du lịch đã phát triển mạnh mà chưa chú ý nghiên cứu những khu vực mới hoặc những vùng du lịch còn ở dạng tiềm năng. + Về du lịch tỉnh Vĩnh Long cũng có những công trình nghiên cứu vẫn chưa thật sự được quan tâm đầu tư và phát triển. Các đề tài nghiên cứu bước đầu chỉ tập trung trên những lĩnh vực nhỏ như: du lịch sinh thái, du lịch homestay..., về lãnh thổ cũng chỉ có những đề tài nghiên cứu các đơn vị hành chính nhỏ như: các xã cù lao-nơi du lịch đang phát triển sôi động mà chưa có những nghiên cứu quá trình phát triển du lịch toàn tỉnh, chưa có nghiên cứu mối liên hệ nội vùng trong phát triển du lịch của tỉnh mặc dù trong những năm gần đây với sự phát triển du lịch sôi động của cả nước nói chung và của Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng thì du lịch Vĩnh Long (du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng....) đã được quan tâm phát triển và trở thành đề tài khá hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu du lịch. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu quá trình phát triển du lịch toàn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua nhằm đưa ra những định hướng chiến lược cho phát triển du lịch trong tương lai là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long.
  18. 8 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ Đây là quan điểm rất quan trọng nhằm nghiên cứu tổng hợp tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển du lịch Vĩnh Long gia đoạn 2000-2010, nghiên cứu mối quan hệ tác động của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, các nhân tố kinh tế – xã hội và sự biến động của chúng đối với việc phát triển du lịch Vĩnh Long. Từ đó có thể đưa ra những định hướng và tầm nhìn phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020. 5.1.2. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Quan điểm này cần được đảm bảo trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng ta cần xem xét việc phát triển các loại hình du lịch Vĩnh Long trong quá khứ, thực trang phát triển ở hiện tại và từ đó đưa ra những định hướng cho sự phát triển trong thời kì mới. 5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững Trong quá trình nghiên cứu ta phải xem xét đến tính bền vững trong sự phát triển du lịch. Đó là việc phát triển du lịch cần quán triệt nguyên tắc của phát triển bền vững. Nghĩa là cần đảm bảo cả lợi ích,hiệu quả về kinh tế cho ngành du lịch, cho địa phương, lợi ích về xã hội như tạo việc làm cho người dân địa phương mà không làm ảnh hưởng đến các giá trị về văn hóa-xã hội của địa phương cũng như không làm ảnh hưởng đến môi trường. Nếu du lịch phát triển đảm bảo được sự cân bằng giữa các yếu tố trên thì sẽ đảm bảo tính phát triển bền vững trong tương lai. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp Khi thu thập được nhiều tài liệu, đây là nguồn tư liệu rất đa dạng và phong phú nên cần sử dụng phương pháp thống kê để lựa chọn, xử lí, thành lập thành hệ thống để phục vụ cho việc nghiên cứu.
  19. 9 Qua các tài liệu được thống kê dưới dạng số liệu,dạng chuổi…thì không thể thiếu giai đoạn phân tích cơ sở dữ liệu từ đó đưa ra thông tin cần thiết cho những vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu. Tổng hợp lại các thông tin và sắp xếp theo một trình tự logic từ đó làm nổi bật tình hình phát triển du lịch của tỉnh là một quy trình hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu tình hình phát triển du lịch. 5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp mang tính đặc trưng của ngành địa lí. Qua khảo sát trực tiếp, phỏng vấn, quan sát, điều tra để thu thập nguồn tư liệu có liên quan đến phát triển du lịch Vĩnh Long. 5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Để phản ánh những đặc điểm không gian như sự phân bố các tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất,… ta sử dụng phương pháp bản đồ để thể hiện. Đây là cơ sở để phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch, trên cơ sở đó đưa ra định hướng tổ chức hoạt động du lịch trong tương lai. Từ nguồn số liệu thống kê sẽ xây dựng thành các biểu đồ, cách này sẽ thể hiện các con số thành các biểu đồ một cách trực quan, sinh động. 5.2.4. Phương pháp toán và thống kê du lịch Phương pháp này nghiên cứu về mặt định lượng của các chỉ tiêu phát triển trong hoạt động du lịch.Những thông tin, số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch ở địa phương sẽ được thu thập, thống kê làm cơ sở cho việc xử lí, phân tích và đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu mà đề tài đặt ra. 5.2.5. Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin đại lý Các phần mềm xử lí thông tin thu được thông qua điều tra thu thập như Excel, Mapinfo… để xử lí, phân tích kết quả điều tra và thể hiện qua các bảng thống kê, các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ.
  20. 10 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính của luận văn gồm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000-2010. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2