intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

122
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận bao gồm những nội dung về cơ sở lý luận chung về ngành thủy sản, thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản của Tỉnh Bình Thuận, định hướng và giải pháp phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIỀU OANH THỰC TRẠNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh -7/ 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIỀU OANH THỰC TRẠNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Địa lí học Mã số:60.31.95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Đức Tuấn Thành phố Hồ Chí Minh -7/ 2011
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................ 3 T 1 T 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 5 T 1 T 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 6 T 1 T 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 6 T 1 T 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ.................................................................................................. 7 T 1 T 1 3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 7 T 1 T 1 4. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................................... 8 T 1 T 1 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 8 T 1 T 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN................... 12 T 1 T 1 1.1. Tổng quan về ngành thủy sản ................................................................................ 12 T 1 T 1 1.1.1.Một số khái niệm cơ bản về ngành thủy sản ........................................................ 12 T 1 T 1 1.1.2.Vai trò và vị trí của thủy sản trong nền kinh tế quốc dân ..................................... 15 T 1 T 1 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sản Việt Nam ...................... 19 T 1 T 1 1.2.1. Các điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 19 T 1 T 1 1.2.2. Các điều kiện KT – XH...................................................................................... 22 T 1 T 1 1.3. Tình hình phát triển ngành thủy sản .................................................................... 25 T 1 T 1 1.3.1. Tình hình phát triển ngành thủy sản trên thế giới. .............................................. 25 T 1 T 1 1.3.2.Tình hình phát triển ngành thủy sản Việt Nam .................................................... 29 T 1 T 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN T 1 THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN. ....................................................................... 38 T 1 2.1. Khái quát chung về Bình Thuận ........................................................................... 38 T 1 T 1 2.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ ......................................................................... 38 T 1 T 1 2.1.2. Các điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 39 T 1 T 1 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 42 T 1 T 1 2.2. Đánh giá nguồn lực phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản Bình Thuận ..... 47 T 1 T 1 2.2.1. Thuận lợi về mặt tự nhiên .................................................................................. 47 T 1 T 1 2.2.2. Khó khăn về tự nhiên ......................................................................................... 49 T 1 T 1 2.2.3. Thuận lợi về kinh tế - xã hội .............................................................................. 49 T 1 T 1 2.2.4. Khó khăn về kinh tế - xã hội .............................................................................. 54 T 1 T 1 2.3. Tình hình nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận giai đoạn T 1 2005 – 2008. ................................................................................................................... 55 T 1 2.3.1. Những thành tựu và hạn chế của ngành thủy sản Bình Thuận............................ 55 T 1 T 1 2.3.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ............................................................................ 65 T 1 T 1
  4. 2.3.3. Tình hình khai thác thủy sản .............................................................................. 72 T 1 T 1 2.3.4. Tình hình chế biến và xuất khẩu......................................................................... 77 T 1 T 1 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN........................... 83 T 1 T 1 3.1. Định hướng phát triển Thủy sản Bình Thuận đến năm 2020 .............................. 83 T 1 T 1 3.1.1. Quan điểm quy hoạch của Tỉnh .......................................................................... 83 T 1 T 1 3.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 84 T 1 T 1 3.1.2. Các định hướng phát triển thủy sản Bình Thuận đến 2020 ................................. 85 T 1 T 1 3.2. Hệ thống các giải pháp ........................................................................................... 87 T 1 T 1 3.2.1. Các giải pháp hỗ trợ ........................................................................................... 87 T 1 T 1 3.2.2. Các giải pháp trực tiếp ....................................................................................... 89 T 1 T 1 KẾT LUẬN............................................................................................................. 97 T 1 T 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 99 T 1 T 1 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 101 T 1 T 1
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long EU: Liên minh châu Âu HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn ISO: Bộ tiêu chuẩn về quản lí và đảm bảo chất lượng NTTS: Nuôi trồng thủy sản UBND: Ủy ban nhân dân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn FAO : Tổ chức Lương nông thế giới WTO : Tổ chức Thương mại thế giới BCHTW: Ban Chấp Hành Trung Ương KCN: Khu công nghiệp THCS: Trung học cơ sở THPH: Trung học phổ thông ADB: Ngân hàng phát triển châu Á
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nông dân ta thường nói: “Thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền”. Bình Thuận có thế mạnh để canh trì vì: Bình Thuận có chiều dài bờ biển là 192 km, gần 5 vũng, vịnh, 3 mũi đá nhô ra biển. Thềm lục địa ở đây hẹp dần ở phía Trung bộ và bắt đầu được mở rộng dần ra về phía Nam bộ. Trên thềm có đảo Phú Quý có diện tích 32km2. Ven bờ biển có sáu cửa sông P P chính, nơi có nhiều tàu thuyền của ngư dân đánh bắt thủy sản nhưng tập trung chủ yếu ở bốn cửa: Phú Hải, Cà Ty, La Gi, Tuy Phong. Nước biển có độ mặn trung bình là 37%o lại có nhiều dòng hải lưu nên hội tụ nhiều đàn cá, tôm, mực,…Với hàng ngàn con tàu lớn nhỏ, ngư dân thạo nghề ở đây mỗi năm đánh bắt được khoảng 130 ngàn tấn hải sản các loại v.v…Phần lớn diện tích hơn 52 ngàn ha bãi triều ngập mặn trong tỉnh thuận lợi tạo ao đầm nuôi tôm sú, đặt lồng bè nuôi cá, đặc biệt là sò điệp chiếm 75% sản lượng khai thác cả nước. Các huyện ven biển những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm sú, thu hút mạnh vốn đầu tư từ nhiều nguồn. Với những tiềm năng to lớn như vậy tạo điều kiện cho việc xuất khẩu các loại thủy sản đông lạnh hoặc sấy khô và sản xuất nước mắm. Thương hiệu nước mắm Phan Thiết từ lâu có chất lượng và hương vị riêng vẫn cung cấp đều đặn hơn 20 triệu lít/ năm cho thị trường nội địa đã tạo cho Bình Thuận một tiềm năng vùng biển đa dạng, trở thành một trong những ngư trường lớn của cả nước và ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Mặc dù vậy, xuất khẩu thủy sản vẫn gặp nhiều khó khăn như chịu sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn trong khi đó các doanh nghiệp của Bình Thuận còn non trẻ, nhỏ cả về qui mô sản xuất, vốn, trang thiết bị và thị trường. Ngành thủy sản Bình Thuận muốn vượt qua được khó khăn, duy trì và tiếp tục phát triển thì cần sự nổ lực của toàn ngành với những giải pháp khác nhau. Trong việc tập trung xây dựng các mô hình liên kết sản xuất trên từng lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản để đảm bảo hiệu quả, bền vững hơn. Do đó, tác giả chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận” làm luận văn tốt nghiệp với
  7. mong muốn nghiên cứu được thực trạng phát triển hiện nay của ngành cũng như tìm hiểu những định hướng phát triển của tỉnh nhà. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ 2.1. Mục tiêu • Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đã có tác động đến ngành kinh tế thủy sản. • Khái quát thực trạng phát triển của ngành thủy sản Bình Thuận. • Luận văn hướng vào phân tích tình hình phát triển đồng thời đề ra những định hướng và các giải pháp nhằm phát triển ngành thủy sản Bình Thuận. Tạo điều kiện phát huy lợi thế là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. 2.2. Nhiệm vụ • Tìm hiểu vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam và tỉnh Bình Thuận. • Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản ở Bình Thuận. • Nghiên cứu thực trạng phát triển của ngành thủy sản Bình Thuận. • Định hướng phát triển thủy sản đến 2020, từ đó đề ra các giải pháp phát triển ngành thủy sản Bình Thuận. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Về mặt không gian Đề tài luận văn ngiên cứu hiện trạng phát triển ngành thủy sản trong mối quan hệ giữa lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 3.2. Về mặt thời gian Luận văn nghiên cứu sự phát triển thủy sản phân bố ở khắp các địa phương trong tỉnh trong giai đoạn từ 2005- 2008 và định hướng đến 2020.
  8. 4. Lịch sử nghiên cứu Với hơn 3260 km đường bờ biển Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên và phát triển nuôi trồng thủy sản trong các vùng nước ngọt nội địa, nước lợ ven biển và nước biển. Do đó, ngành thủy sản đã trở thành ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân đáp ứng được nhu cầu thực phẩm tiêu dùng, hàng hóa và nguyên liệu cho ngành chế biến xuất khẩu, đóng góp nhiều trong cơ cấu GDP cả nước. Bình Thuận được xem là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm số một về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Nam Trung Bộ. Là tỉnh có nhiều tiềm năng về thủy sản, tuy nhiên việc phát triển lâu dài ngành đánh bắt và nuôi trồng cần phải được tính toán trên cơ sở phát triển bền vững. Ngoài những thuận lợi thì Bình Thuận gặp không ít khó khăn trong việc phát triển ngành kinh tế này. Do đó, trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thủy sản Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ cũng như Bình Thuận, như: “Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam thời kỳ 1999-2010” – do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 224/1999 ngày 8/12/1999. Đề án :Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội ngành thủy sản thời kỳ 2000 – 2010” của Bộ thủy sản. Đề tài khoa học cấp Bộ “ Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam” – của PGS – TS Võ Thanh Thu ( Chủ biên) cùng nhóm tác giả thuộc trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. “Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015 và định hướng năm 2020” – Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản – Bộ thủy sản. Ngoài ra còn rất nhiều tác giả viết sách cũng như làm đề tài nghiên cứu về ngành thủy sản ở các vùng, miền, các tỉnh. Tuy nhiên, hầu như chưa có tác giả nào thực hiện đề tài nghiên cứu một cách cụ thể về tình hình đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản Bình Thuận mà chủ yếu là những số liệu thống kê, các báo cáo của các chuyên viên Sở thủy sản hay của một số nhà báo. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu
  9. 5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Địa lí kinh tế xã hội là một khoa học tổng hợp nghiên cứu không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đo, khi nghiên cứu các nguồn lực nhằm phát triển thủy sản Bình Thuận phải xem xét trong một chỉnh thể chung của vùng và cả nước. Sự phát triển ngành thủy sản Bình Thuận không chỉ có ý nghĩa đối với tỉnh mà còn có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của vùng Nam Trung Bộ và cả nước. 5.1.2. Quan điểm hệ thống Ngành thủy sản là một bộ phận không thể tách rời trong cơ cấu của ngành Nông – lâm – thủy sản nói riêng và nền kinh tế nói chung. Sự phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng sâu sắc tới ngành thủy sản và ngành thủy sản cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, của vùng và cả nước. Do vậy, khi nghiên cứu vấn đề thủy sản cần xem xét trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội. 5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Ngành thủy sản cũng như những ngành kinh tế khác luôn luôn vận động và phát triển, tùy theo từng giai đoạn có các nguồn lực, các thế mạnh khác nhau tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành. Vì vậy, khi nghiên cứu chúng ta phải có cái nhìn từ quá khứ đến hiện tại và dự báo đến một khoảng thời gian nào đó trong tương lai. Trong nội dung cụ thể , tác giả sẽ nghiên cứu cụ thể về tình hình phát triển đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản Bình Thuận từ năm 2005 đến 2008 và trên cơ sở đề tài còn đưa ra định hướng phát triển năm 2020. 5.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Khi nghiên cứu những vấn đề về thủy sản, phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển thủy sản phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tạo môi trường sống trong sạch. Sự phát triển bền vững thể hiện rõ ở cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thống kê
  10. Đây là phương pháp quan trọng khi nghiên cứu Địa lí đặc biệt là Địa lí kinh tế xã hội. Dựa vào các số liệu sưu tầm được tại những nguồn đáng tin cậy như Trung tâm thông tin, Sở Thủy sản Bình Thuận, Cục Thống kê tỉnh, Sở Nông nghiệp tỉnh…và những số liệu bản thân khảo sát để đưa ra những phân tích, tổng hợp và những đánh giá mang tính khoa học. 5.2.2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí, dùng để khái quát hóa số liệu, xây dựng các biểu đồ, các bản đồ mang tính trực quan cao. Dựa trên cơ sở dữ liệu đã thu thập và xử lí xây dựng những bản đồ chuyên đề nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí. 5.2.3. Phương pháp dự báo Bằng kiến thức thực tế và những số liệu, thông tin tổng hợp để dự báo định hướng phát triển ngành thủy sản đến năm 2020. 5.2.4. Phương pháp phân tích – so sánh Dựa trên những thông tin sẵn có, đề tài sử dụng phương pháp này để đánh giá tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sự phát triển của ngành thủy sản Bình Thuận. Đồng thời, dựa vào cơ sở dữ liệu thu thập được để so sánh các giai đoạn phát triển của thủy sản Bình Thuận qua thời gian và với các tỉnh trong khu vực và cả nước. 5.2.5. Phương pháp điều tra xã hội học Thực hiện thông qua việc phỏng vấn một số nhà quản lí, các cấp chính quyền và một số chuyên gia về lĩnh vực thủy sản.
  11. 5.2.6. Phương pháp thông tin địa lí Trong đề tài ứng dụng phần mềm Map Info 7.0 để vẽ một số bản đồ chuyên đề phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Ngoài ra còn truy cập tìm kiếm thông tin, hình ảnh ở một số website. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về ngành thủy sản Chương 2: Thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản của Tỉnh Bình Thuận Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển.
  12. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN 1.1. Tổng quan về ngành thủy sản 1.1.1.Một số khái niệm cơ bản về ngành thủy sản 1.1.1.1. Thủy sản Thủy sản là những loài sinh vật sống dưới nước như cá, nhuyễn thể, giáp xác,…có thể qua hay không qua khâu nuôi trồng và dùng làm thực phẩm. 1.1.1.2. Vấn đề phát triển ngành thủy sản Ngành thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, dịch vụ trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Theo FAO ( 2008) Nuôi trồng thủy sản (NTTS) còn được gọi là canh tác dưới nước. Nuôi các loài động vật( cá, giáp xác, nhuyễn thể…) và thực vật ( rong biển,…) trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Có nhiều hình thức nuôi trồng thủy sản như: + Nuôi thủy sản siêu thâm canh Nuôi thủy sản siêu thâm canh là nuôi có năng suất cao, trung bình hơn 200 tấn/ha/năm, sử dụng thức ăn viên công nghiệp có thành phần dinh dưỡng đáp ứng như cầu của đối tượng nuôi, giống được sản xuất từ các trại (hay là giống nhận tạo), không dùng phân bón và loại bỏ hết địch hại, kiểm soát hoàn toàn các điều kiện nuôi (nước được bơm hay tự chảy, thay nước hoàn toàn chủ động và kiểm soát chất lượng nước, có sục khí,…). Nuôi chủ yếu trong ao nước chảy, trong lồng, bể hay trong hệ thống máng nước chảy.
  13. + Nuôi thủy sản thâm canh Nuôi thâm canh là hình thức nuôi có năng suất dưới 200 tấn/ha/năm; kiểm soát tốt các điều kiện nuôi, chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất đều cao và có xu hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả các điều kiện nuôi (khí hậu và chất lượng nước) và các hệ thống nuôi có tính nhân tạo. + Nuôi thủy sản bán thâm canh Nuôi thủy sản bán thâm canh là hình thức nuôi có năng suất từ 2-20 tấn/ha/năm, lệ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên nhờ vào bón phân hay cho ăn bổ sung, giống được sản xuất từ các trại (hay là giống nhân tạo), bón phân định 4 kỳ, trao đổi nước hay sục khí định kỳ, cấp nước bằng máy bơm hay tự chảy. Nuôi trong ao, quầng hay bè đơn giản. + Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến là hình thức nuôi có năn suất từ 0,5-5 tấn/ha/năm, có thể cho ăn bổ sung bằng thức ăn chất lượng thấp, giống được sản xuất từ các trại (giống nhân tạo) hay thu gom ngoài tự nhiên, bón phân vô hay hữu cơ thường xuyên, quan sát một số yếu tố chất lượng nước đơn giản. Nuôi ao, lồng đơn giản (ví dụ nuôi cá lồng dựa vào thức ăn tự nhiên và có bổ sung thức ăn) + Nuôi thủy sản quảng canh Nuôi thủy sản quảng canh là hình thức nuôi mà mức độ kiểm soát hệ thống nuôi thấp (môi trường, thức ăn, địch hại, bệnh,…). mức độ đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất đều thấp (năng suất
  14. Nuôi thủy sản bán thâm canh kết hợp với nông nghiệp (bao gồm cả chăn nuôi) là hình thức thức nuôi phối hợp để tận dụng điều kiện của nhau. Ví dụ: nuôi kết hợp cá với trồng lúa. + Nuôi luân canh Nuôi thủy sản luân canh là hình thức không nuôi liên tục hai hay nhiều vụ một đối tượng trên cùng một diện tích sản xuất. Ví dụ như nuôi một vụ tôm càng xanh và một vụ trồng lúa trên ruộng lúa hay nuôi luân phiên một vụ tôm sú và một vụ cá rô phi trong ao tôm. Các hình thức nuôi Nuôi ao Nuôi trong ao là hình thức nuôi các loài thủy sản trong ao đất (ao nằm trên đất liền). Có nhiều loại ao khác nhau được thiết kế cho nuôi thủy sản như ao cho cá đẻ, ao trú động, ao ương cá bột, ao nuôi cá thương phẩm,… Nuôi bè Nuôi bè là hình thức nuôi các loài thủy sản trong các bè, chủ yếu làm bằng gỗ và có kích thước lớn. Thuật ngữ bè thường được dùng phổ biến ở vùng Nam Bộ để chỉ các bè nuôi cá tra, basa, cá mè vinh,.... trên sông. Kích cỡ rất khác nhau từ dưới 100 đến hơn 1.000 m3/bè. P P Nuôi lồng Nuôi lồng là hình thức nuôi các loài thủy sản trong các lồng làm bằng lưới có kích cỡ rất khác nhau từ dưới 10 m3/lồng đến hơn 1.000 m3/lồng (trường hợp là nuôi lồng biển). P P P P Tuy nhiên, nuôi lồng cũng có thể chỉ hình thức nuôi trong có lồng làm bằng gỗ, tre nứa,… kích thước thường nhỏ. Nuôi đăng quầng Là hình thức nuôi các loài thủy sản trong các quầng lưới hay đăng tre có kích thước rất khác nhau tùy theo loài nuôi. Quầng có thể có một mặt giáp với bờ, nhưng đáy lồng là nền đáy của sông, bãi triều hay đầm phá,...
  15. Nuôi bãi triều Nuôi bãi triều là hình thức nuôi quảng canh sò huyết, vẹm, hầu, điệp, nghêu,… trên nền bãi triều ven biển. Sau một thời gian nuôi thì chúng được thu hoạch bằng phương pháp cào lớp bùn đáy. Phương thức nuôi này cũng được dùng trong trồng rong biển. Nuôi giàn hay dây treo Nuôi giàn thường dùng để chỉ hình thức nuôi các loài nhuyển thể (2 mảnh vỏ). Giàn có thể là dạng cố định bằng cọc cấm xuống bãi triều hoặc dạng phao nổi để treo các chuỗi hay túi lưới đựng các loài nuôi bên trong như nuôi hầu, vẹm xanh,... Dạng phao có thể nuôi xa bờ còn dạng cố định thường gần bờ. Công nghiệp chế biến là hoạt động nối tiếp sản phẩm của ngành khai thác, nó không chỉ bảo tồn, giữ gìn chất lượng nguyên liệu mà còn nâng cao giá trị và tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng cao. Nhờ đó mà khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu thị trường tốt hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Sản phẩm thủy sản là thực phẩm trong đó thủy sản là thành phần đặc trưng. Sản phẩm thủy sản tươi là sản phẩm thủy sản còn nguyên con, hoặc đã qua sơ chế, chưa được xử lý dưới bất kỳ hình thức nào để bảo quản ngoài việc làm lạnh. Sản phẩm thủy sản chế biến là sản phẩm thủy sản đã qua các hình thức chế biến như xử lý nhiệt, hun khói, ướp muối, sấy khô hoặc kết hợp các hình thức trên, có phối chế hoặc không phối chế với phụ gia, thực phẩm khác. Sản phẩm thủy sản đông lạnh là sản phẩm thủy sản cấp đông, khi đã ổn định, nhiệt độ trung tâm sản phẩm 8 – 180 C hoặc thấp hơn. P P 1.1.2.Vai trò và vị trí của thủy sản trong nền kinh tế quốc dân Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành Thuỷ sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng hàng
  16. nhất nhì trong ngành ngoại thương Việt Nam. Việt Nam được coi là một trong những nước T 0 có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng giá trị trung bình giai đoạn 1998-2008 đạt 18%/ năm. Đại diện của FAO cho biết, Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thủy sản, thứ 5 về sản lượng nuôi trồng và thứ 12 về sản lượng khai thác. Kết quả là xuất khẩu thuỷ sản năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đạt trên 4,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái và trong năm tháng đầu năm 2011 đạt kim ngạch 1,62 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2010. Với kết quả này, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đứng đầu ngành nông nghiệp khi nông sản tăng 7%, lâm sản tăng 9,5%. Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay, ngành thủy sản đã góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người lao động và kéo theo sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất của hệ thống chế biến thủy sản 1.1.2.1. Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam 50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Ở tầm vĩ mô, dưới góc độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói Ngành Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân. Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. 1.1.2.2. Xoá đói giảm nghèo Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp
  17. dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa. 1.1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được xem là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước. Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách. Có thể nói nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. 1.1.2.4. Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai Ao, hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá chép, trôi ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính.
  18. 1.1.2.5. Nguồn xuất khẩu quan trọng Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 4.9 tỷ USD. Từ năm 2001, Việt Nam đã có tên trong nhóm 10 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trên thế giới, cụ thể như sau: Bảng 1.1. Các nước dẫn đầu Thế giới về xuất khẩu thủy sản STT Quốc gia Sản lượng (tấn) 1 Trung Quốc 6.636.839 2 Nauy 4.132.147 3 Thái Lan 4.034.003 4 Mỹ 3.800.000 5 Đan Mạch 3.566.149 6 Canađa 3.487.477 7 Tây Ban Nha 2.600.000 8 Chilê 2.483.628 9 Hà Lan 2.451.904 10 Việt Nam 2.402.781 Nguồn: theo số liệu thống kê của FAO năm 2004 1.1.2.6. Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo Ngành Thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 393/TTg phê duyệt Chương trình cho vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu khai thác hải sản xa bờ. Việc gia tăng số lượng tàu lớn đánh bắt xa bờ không chỉ nhằm khai thác các tiềm năng mới, cung cấp nguyên liệu cho chế biến mà còn góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng trên các vùng biển của nước ta.
  19. Tính đến nay, rất nhiều cảng cá quan trọng đã được xây dựng theo chương trình Biển đông hải đảo, cụ thể là: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ và Cát Bà (Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh Hoá), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lí Sơn (Quảng Nam), Phú Quí (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau), Nam Du, Thổ Chu và Phú Quốc (Kiên Giang). Hệ thống cảng cá tuyến đảo này sẽ được hoàn thiện đồng bộ để phục vụ sản xuất nghề cá và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển của tổ quốc. 1.1.2.7. Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, đến nay có quan hệ với 150 nước và vùng lãnh thổ. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sản Việt Nam 1.2.1. Các điều kiện tự nhiên Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên ( Kiên Giang), đi qua hơn 15 vĩ độ ( từ 8034’B đến 23023’B) với nhiều vùng sinh thái P P P P khác nhau. Diện tích nội thủy và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng biển đặc P P quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. vùng biển Việt Nam thuộc phạm P P vi ngư trường Trung Tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới. Trong vùng biển có gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa
  20. là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi trồng thủy hải sản và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. 1.2.1.1. Diện tích mặt nước Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Bảng 1.2. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Đơn vị: Nghìn ha Năm 2004 2005 2006 2007 2008 TỔNG SỐ 920,1 952,6 976,5 1018,8 1052,6 Diện tích nước mặn, lợ 642,3 661,0 683,0 711,4 713,8 Nuôi cá 11,2 10,1 17,2 24,4 21,6 Nuôi tôm 598,0 528,3 612,1 633,4 629,2 Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 32,7 122,2 53,4 53,3 62,7 Ươm, nuôi giống thuỷ sản 0,4 0,4 0,3 0,3 0,3 Diện tích nước ngọt 277,8 291,6 293,5 307,4 338,8 Nuôi cá 267,4 281,7 283,8 294,6 326,0 Nuôi tôm 6,4 4,9 4,6 5,4 6,9 Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 1,1 1,6 1,7 2,8 2,2 Ươm, nuôi giống thuỷ sản 2,9 3,5 3,4 4,6 3,7 Nguồn: Tổng cục thống kê 2008 Cả nước có khoảng 1.898,334 ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, đưa vào sử dụng là 1052,6 nghìn ha và đang có xu hướng tăng lên. Trong đó, diện tích nước ngọt là 913.271 ha, nước mặn, lợ là 965.063 ha, ngoài ra phần đất cát ven biển chiếm 20.000 ha. Từ năm 2004 – 2008, tiềm năng về mặt nước nuôi trồng thuỷ sản rất lớn nhưng diện tích thực tế đưa vào khai thác chiếm tỉ lệ rất nhỏ ở tất cả các loại nước. Diện tích mặt nước đã đưa vào sử dụng cho nuôi trồng thủy sản có tăng liên tục, năm 2004 là 920,1 nghìn ha, năm 2008 tăng lên 1052,6 nghìn ha, đến. Diện tích nước mặn, lợ cũng như diện tích nước ngọt liên tục tăng nhưng nước mặn, lợ chiếm diện tích nhiều hơn. Năm 2004, đã sử dụng 642,3 nghìn ha nước mặn, lợ và 277,8 nghìn ha nước ngọt thì đến năm 2008 đã tăng diện tích sử dụng lên 1052,6 nghìn ha nước mặn, lợ và 338,8 nghìn ha nước ngọt. Trong đó, đối tượng nuôi nước mặn, lợ chủ lực là tôm với diện tích 629,2 nghìn ha năm 2008. Còn đối với mặt nước ngọt chủ yếu là nuôi cá với diện tích 326,0 nghìn ha năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2