intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

44
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở đánh giá về tài nguyên du lịch nhân văn, phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006 – 2016, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lan TIỀM NĂNG DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA NGƯỜI KHMER TẠI SÓC TRĂNG - HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lan TIỀM NĂNG DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA NGƯỜI KHMER TẠI SÓC TRĂNG - HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH THANH SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn “Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Thanh Sơn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Trịnh Thanh Sơn, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô khoa Địa lí và quý thầy cô Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, Sở Văn hóa và Thể thao du lịch tỉnh Sóc Trăng, sư phó chủ trì ngôi chùa tỉnh Sóc Trăng, đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và đã cung cấp cho tôi nguồn tài liệu bổ ích, quí giá phục vụ cho đề tài. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trung tâm GDTX – GDNN Quận 7, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn bên tôi ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục biểu đồ Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN .................................... 10 1.1. Cơ sở lí luận chung ............................................................................................ 10 1.1.1. Một số khái niệm chung .............................................................................. 10 1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ....................................................................... 16 1.1.3. Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn với phát triển du lịch ................... 22 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 23 1.2.1. Kinh nghiệm và xu hướng phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn ở một số nước trên thế giới ................................................................. 23 1.2.2. Kinh nghiệm và xu hướng phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt Nam và tỉnh Sóc Trăng ............................................................ 24 1.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ............................................................... 25 1.3.1. Di tích lịch sử văn hóa ................................................................................. 25 1.3.2. Các lễ hội ..................................................................................................... 26 1.3.3. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống................................................... 26 1.3.4. Nghệ thuật dân gian ..................................................................................... 27 1.3.5. Nghệ thuật ẩm thực ..................................................................................... 27 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 29
  6. Chương 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA NGƯỜI KHMER Ở SÓC TRĂNG .......................................... 31 2.1. Giới thiệu chung ................................................................................................ 31 2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành tỉnh Sóc Trăng ........................................... 31 2.1.2. Khái quát về nguồn gốc hình thành dân tộc Khmer ở ĐBSCL ............... 35 2.1.3. Giới thiệu chung về dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng ................................ 37 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng ....................................................... 39 2.2.1. Vị trí địa lí ................................................................................................ 39 2.2.2. Các nhân tố tự nhiên ................................................................................ 39 2.2.3. Các nhân tố kinh tế- xã hội ...................................................................... 42 2.3. Hiện trạng tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng ........................................................................................................... 48 2.3.1. Di tích lịch sử văn hóa ............................................................................. 48 2.3.2. Lễ hội ....................................................................................................... 51 2.3.3. Phong tục tập quán ................................................................................... 61 2.3.4. Làng nghề ................................................................................................. 64 2.3.5. Nghệ thuật ẩm thực .................................................................................. 68 2.3.6. Nghệ thuật dân gian ................................................................................. 71 2.4. Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng .................................................................................................. 74 2.4.1. Khai thác các điểm di tích lịch sử văn hóa của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng ......................................................................................... 74 2.4.2. Phát triển các loại hình tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ hoạt động du lịch .................................. 78 2.4.3. Thị trường về khách du lịch .................................................................... 84 2.4.4. Hiện trạng về cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch ...................................................................................................... 86 2.4.5. Đội ngũ lao động trong ngành du lịch ..................................................... 90 2.4.6. Các tuyến du lịch được khai thác ............................................................ 91
  7. Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA NGƯỜI KHMER TẠI SÓC TRĂNG ............................................... 97 3.1. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng .................................................................................................. 97 3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng ........................................................................... 97 3.1.2. Mục tiêu phát triển .................................................................................... 100 3.2. Giải pháp chủ yếu để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. ........................................................ 102 3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ..................................................................... 102 3.2.2. Giải pháp về thị trường.............................................................................. 103 3.2.3. Giải pháp về vốn đầu tư ............................................................................ 104 3.2.4. Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở vật chất và xây dựng sản phẩm du lịch ........................................................................................................ 104 3.2.5. Giải pháp về tổ chức quản lí và qui hoạch phát triển du lịch .................... 105 3.2.6. Giải pháp về công tác quảng bá du lịch của tỉnh ....................................... 106 3.2.7. Giải pháp về phát triển bền vững tài nguyên nhân văn. ............................ 107 3.2.8. Giải pháp về liên kết vùng ......................................................................... 108 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 114 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Tổng sản phẩm quốc nội NGTK Niên giám thống kê Nxb Nhà xuất bản TNDL Tài nguyên du lịch TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  9. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Sóc Trăng ....................................................... 33 Bảng 2.2. Dân số và tỷ lệ dân tộc Khmer phân theo huyện tại Sóc Trăng năm 2016 ............................................................................................... 37 Bảng 2.3. Nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình năm 2016 ............................. 41 Bảng 2.4. Danh sách một số nhà hàng quán ăn ở thành phố Sóc Trăng ............... 88
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện tình hình khách du lịch đến Sóc Trăng giai đoạn 2006 - 2016 ........................................................................................... 84 Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tình hình khách lưu trú tại Sóc Trăng giai đoạn 2006- 2016 ............................................................................................ 85 Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch Sóc Trăng giai đoạn 2006 – 2016. .......................................................................................... 85
  11. DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính Tỉnh Sóc Trăng Bản đồ 2.2. Bản đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Sóc Trăng
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người, ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Trong những thập niên gần đây du lịch được coi là “Ngành công nghiệp không khói”, là “Con gà đẻ trứng vàng” đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho những quốc gia có lợi thế này. Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác động làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đối với nhiều quốc gia, chiếm tỉ trọng lớn trong GDP (tổng sản phẩm quốc nội). Hai lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết việc làm, bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động, du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội. Đồng thời phát triển du lịch sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Mà quan trọng hơn, nó chính là nhân tố quan trọng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác, thúc đẩy giao lưu và tăng cường khả năng hội nhập với các nước trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa. Ngày nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao, thì nhu cầu được đi du lịch ngày càng được chú trọng. Không chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của tài nguyên du lịch tự nhiên mà con người cũng đã rất chú ý đến những giá trị tài nguyên nhân văn. Đó chính là nhu cầu được trở về với cội nguồn, tìm hiểu những nét đẹp văn hoá, các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, cùng các trò chơi dân gian, phong tục tập quán của cộng đồng địa phương, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, hướng con người ta vươn tới cái chân, thiện, mĩ mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử văn hoá lâu đời. Với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng, đây chính là tài nguyên quan trọng trong việc thực hiện và phát triển những tour du lịch nhân văn của đất nước, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ, đã tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú
  13. 2 trong sự thống nhất. Có thể nói, văn hóa Việt Nam là thành quả của tất cả các dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cửa Nam sông Hậu. Là một vùng đất được người Việt đến khai khẩn trong khoảng 200 năm nay. Đây là mảnh đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hoá nhân văn. Nét đặc sắc tạo nên sự khác biệt của du lịch Sóc Trăng so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là các lễ hội – văn hóa, tín ngưỡng, các công trình kiến trúc độc đáo mang bản sắc riêng. Với nét đặc trưng rất riêng, tỉnh Sóc Trăng là nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống, ngoài người Kinh còn có người Hoa, Chăm, Khmer…Tạo nên nền văn hóa phong phú, hình thành một tiềm năng du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng. Đặc biệt tỉnh Sóc Trăng là nơi có số lượng đông nhất đồng bào Khmer sinh sống. Đây là một điểm mạnh để phát triển du lịch, nhất là tài nguyên du lịch nhân văn. Khai thác tốt các giá trị tài nguyên nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng sẽ tạo thế mạnh để phát triển du lịch ở Sóc Trăng nói chung và người Khmer nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế việc khai thác tài nguyên du lịch này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Các giá trị tài nguyên nhân văn vẫn chưa được khai thác triệt để, chưa có kế hoạch cụ thể về quy hoạch tài nguyên cũng như sự kiểm soát, quản lý cùng những chính sách về phát triển du lịch của chính quyền địa phương. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp’’ Làm đề tài luận văn của mình. Thông qua bài viết này tác giả mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào vấn đề làm thế nào để khai thác tốt hơn các giá trị tài nguyên nhân văn một cách hiệu quả nhất để tỉnh Sóc Trăng sẽ là một điểm đến lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. 2. Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu về dân tộc Khmer đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều cơ quan nghiên cứu, viện nghiên cứu của các nhà khoa học, ở những mảng khác nhau như dân tộc học, lịch sử, kiến trúc, tôn giáo, kinh tế, văn hóa, xã hội. Dưới đây là
  14. 3 một vài công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: Tác giả Trần Văn Bổn là một người có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Khmer, với một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như “Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ” được Nxb Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2002, công trình thứ hai là “Một số lễ tục dân gian người Khmer ĐBSCL’’ vào năm 1999. Có thể nói, thông qua các công trình nghiên cứu của tác giả Trần Văn Bổn, những nét đặc trưng về văn hóa của người Khmer được phản ánh một cách sâu sắc, tổng quát về phong tục, lễ nghi …Của người Khmer vùng ĐBSCL. Công trình song ngữ “Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ” do Sơn Phước Hoan (chủ biên), Sơn Ngọc Sang, Danh Sên, 1998, Nxb Giáo dục. Đã trình bày rất cụ thể về các lễ hội của đồng bào dân tộc người Khmer. Đề tài nghiên cứu “Người Khmer tỉnh Cửu Long”của Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Trí, Hoàng Túc – Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết, 1987, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Cửu Long xuất bản. Nội dung đề tài tập trung tìm hiểu một số nét về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục, văn học nghệ thuật, truyền thống đoàn kết Việt – Khmer của người Khmer tỉnh Cửu Long cũ, hiện nay là tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Đề tài nghiên cứu “Nhà ở – Trang phục – Ăn uống của các dân tộc vùng ĐBSCL”, Nxb Khoa học Xã hội, năm 1993 của Phan Thị Yến Tuyết. Thông qua công trình này, Phan Thị Yến Tuyết đã cho chúng ta biết những nét khái quát về đời sống của người Khmer như phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo, các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể… Đề tài luận văn “Nghiên cứu giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch “ của Lê Văn Hiệu năm 2011. Có cái nhìn bao quát về giá trị văn hóa của người Khmer tỉnh Sóc Trăng như các giá trị văn hóa vật thể (chùa, nghệ thuật điêu khắc tượng, nhà ở, trang phục...) và các giá trị văn hóa phi vật thể như đạo Phật của người Khmer, lễ hội, văn nghệ dân gian. Công trình nghiên cứu “Vấn đề tôn giáo và dân tộc ở Sóc Trăng” do Trần Hồng Liên (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, năm 2002. Qua công trình ta thấy vấn đề dân tộc, tôn giáo của người Kinh, người Khmer, người Hoa ở Sóc Trăng được
  15. 4 biểu hiện khá rõ nét. Do tác giả đã có sự kết nối nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, nên đây được coi là nguồn tư liệu rất phong phú. Đề tài nghiên cứu “Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng” của TS.Trần Văn Bé (chủ nhiệm đề tài) - Thuộc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Đại học Cần Thơ. Đã tìm hiểu rất chi tiết những phong tục,tập quán của người Khmer tỉnh Sóc Trăng tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội của họ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài viết về những giá trị văn hóa của người Khmer, được đăng trên báo, tạp chí của các tác giả. Nhìn chung các công trình, đề tài nghiên cứu trên đều có những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, đã cung cấp cho chúng ta nguồn tư liệu quí giá về giá trị văn hóa của người Khmer để tận dụng phát triển du lịchTuy nhiên việc nghiên cứu về tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng vẫn chưa có công trình nào đề cập đến một cách đầy đủ, toàn diện, tổng quát và có hệ thống. Đó cũng là vấn đề đặt ra mà tác giả đã lựa chọn làm đề tài luận văn của mình. Tất cả các công trình trên sẽ là nguồn tư liệu quí giá để tác giả tham khảo, tiếp thu, chọn lọc phục vụ cho luận văn của mình. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá về tài nguyên du lịch nhân văn, phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006 – 2016, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và tài nguyên du lịch nhân văn.
  16. 5 - Thực trạng tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer có thể được khai thác để phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006 – 2016. Đưa ra những đánh giá và nhận định. - Từ đó đề xuất định hướng khai thác tài nguyên nhân văn của người Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, các giải pháp thực hiện. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn về nội dung Tài nguyên du lịch nhân văn là một phạm trù tương đối rộng, nên luận văn chỉ tập trung vào phân tích giá trị của nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ phát triển du lịch của người Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. 4.2. Giới hạn về thời gian Nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi từ năm 2006 – 2016. 3.3. Giới hạn về không gian Nghiên cứu trên phạm vi địa bàn tỉnh Sóc Trăng, một số vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ với các khu vực lân cận. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu  Quan điểm hệ thống Nội dung chính của quan điểm hệ thống là ở chỗ đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống. Hệ thống đó bao gồm nhiều phân hệ, có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống được hình thành từ nhiều phân hệ như phân hệ du khách, phân hệ tài nguyên du lịch, phân hệ công trình kĩ thuật, phân hệ cán bộ nhân viên du lịch và phân hệ điều hành. Chỉ cần một thay đổi nhỏ của một phân hệ sẽ dẫn đến những hậu quả dây chuyền và ảnh hưởng chung đến toàn bộ hệ thống. Như vậy quan điểm hệ thống giúp chúng ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động du lịch của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung.  Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ còn gọi là quan điểm “ Vùng” là quan điểm đặc thù của
  17. 6 Địa lí. Quan điểm lãnh thổ cho rằng các đối tượng địa lí phân bố trong một lãnh thổ nhất định sẽ có những đặc điểm riêng. Chính sự phân hóa lãnh thổ đó đã hình thành nên những điều kiện kinh tế - xã hội, những nguồn lực về tự nhiên và nhân văn mang nét đặc thù riêng cho từng vùng lãnh thổ. Như vậy để mang lại hiệu quả cao trong phát triển du lịch cần tìm ra sự khác biệt trong từng đơn vị lãnh thổ, từ đó đưa ra các hướng phát triển du lịch phù hợp, tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc trưng cho lãnh thổ nhằm khai thác những thế mạnh và khắc phục những hạn chế. Quán triệt quan điểm “Lãnh thổ” khi nghiên cứu đề tài “Tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp” cần tìm ra nét khác biệt lãnh thổ của các sự vật hiện tượng, để tìm ra nét độc đáo của lãnh thổ nghiên cứu.  Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp thực chất là việc vận dụng quan điểm biện chứng trong Địa lí. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiệu quả phát triển du lịch liên quan đến hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái. Quan điểm tổng hợp cho phép nghiên cứu vấn đề trên cơ sở nhận thức đầy đủ các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình phát triển của các đối tượng trên cùng một lãnh thổ. Như vậy khi nghiên cứu đề tài về tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tác động giữa chúng, tránh tách rời hoặc xem xét chúng một cách riêng lẻ.  Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các sự vật hiện tượng mà Địa lí nghiên cứu là những hiện tượng có tính lịch sử, nghĩa là chúng có sự vận động và phát triển theo thời gian. Như vậy quán triệt quan điểm lịch sử, khi nghiên cứu đề tài này, cần tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của người Khmer vùng Tây Nam Bộ nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng, cũng như vấn đề phát triển tài nguyên nhân văn của người Khmer trong du lịch. Song song với quan điểm lịch sử là quan điểm viễn cảnh, hiểu một cách đơn giản đó chính là sự dự báo hay dự kiến xu hướng vận động của sự vật hiện tượng, dựa trên những cơ sở khoa học. Vì thế, cần quán triệt quan điểm lịch sử - viễn cảnh
  18. 7 để phân tích và lí giải thấu đáo bản chất của sự phát triển du lịch địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.  Quan điểm phát triển bền vững Đây là quan điểm bao trùm và có tính định hướng trong nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi khi phân tích, đánh giá và đề xuất phát triển du lịch phải chú ý đảm bảo hài hòa đồng thời cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đề tài này, phát triển bền vững vừa được coi là quan điểm nghiên cứu vừa được coi là mục tiêu nghiên cứu. Với đề tài này, bên cạnh việc đánh giá về thực trạng của tài nguyên nhân văn của người Khmer tại tỉnh Sóc Trăng, đưa ra định hướng, giải pháp cho sự phát triển phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững. 5.2. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu Trong nghiên cứu khoa học việc thu thập và xử lý tài liệu là việc làm không thể thiếu, về cơ bản khoa học phát triển dựa trên sự kế thừa, tích lũy những thành tựu của quá khứ. Sau khi thu thập tài liệu, tác giả xử lý và phân tích tài liệu theo nội dung cơ bản của đề tài. Nguồn tài liệu được sử dụng trong đề tài rất phong phú bao gồm các tài liệu chuyên khảo, các văn bản liên quan về du lịch, các số liệu thống kê của các cơ quan ban ngành, một số luận văn, khóa luận, đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước, một số tạp chí, trang báo điện tử, một số văn bản pháp luật, văn bản báo cáo,…Cũng bởi nguồn tài liệu rất đa dạng, nên trong quá trình thu thập, tác giả phải biết chọn lọc và dựa trên những nguồn đáng tin cậy, từ đó để phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh các sự vật hiện tượng một cách logic và có hệ thống, tránh có cái nhìn sai lệch.  Phương pháp phân tích tổng hợp - hệ thống Trong quá trình thực hiện đề tài, việc vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp phân tích tổng hợp - hệ thống đem lại những hiệu quả nhất định. Khi thu thập và xử lý số liệu, việc lọc thông tin chính xác là rất quan trọng, có sự kết nối một cách có hệ thống, biết xâu chuỗi các vấn đề từ đó sẽ có cái nhìn tổng quát toàn diện về vấn đề mà tác giả nghiên cứu.
  19. 8  Phương pháp thực địa Đây là một phương pháp truyền thống của Địa lí học, được sử dụng rộng rãi trong Địa lí Du lịch nhằm mục đích tích lũy tài liệu thực tế, kiểm định tính chính xác của thực tế so với sách vở, có câu “Trăm nghe không bằng mắt thấy” để đánh giá vai trò quan trọng của phương pháp này. Có thể nói đây là phương pháp duy nhất để thu được lượng thông tin đáng tin cậy. Thực hiện phương pháp thực địa, tác giả có cơ sở thực tế để so sánh và kiểm chứng tính xác thực của vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ đi khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng để tìm hiểu một cách chân thực nhất về những tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer, những giá trị văn hóa, những nét đặc trưng. Từ đó, giúp cho đề tài thêm phong phú về tư liệu, có cái nhìn sắc nét hơn về đồng bào Khmer ở những góc độ khác nhau.  Phương pháp bản đồ Đây là một phương pháp đặc trưng của Địa lí học, bản đồ được coi là “Ngôn ngữ” của Địa lí học. Phương pháp này có từ khi Địa lí Du lịch ra đời với tư cách là một khoa học. Thông qua bản đồ, ta có thể biết được vị trí các nguồn tài nguyên, các cơ sở vật chất phục vụ du lịch như hệ thống đường giao thông, cơ sở lưu trú…Bên cạnh đó bản đồ còn là phương tiện để thể hiện một cách trực quan, khái quát một số đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn và bản đồ thực trạng phát triển du lịch của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng để đề tài được trực quan sinh động thể hiện sinh động hơn.  Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, hoặc một sự kiện khoa học nào đó. Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định từ đó để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề đó. Phương pháp này rất cần thiết cho tác giả, bởi trong quá trình nghiên cứu tác giả gặp những khó khăn trong cả nghiệm thu, đánh giá kết quả, thậm chí cả quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, củng cố các luận cứ…
  20. 9 Để sử dụng có hiệu quả phương pháp này, tác giả đã lựa chọn đúng các chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu, đã nhờ sự hỗ trợ từ các ban ngành thuộc Ủy ban nhân dân, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Sóc Trăng, để đề tài của tác giả có cái nhìn khách quan và sâu sắc hơn. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch và tài nguyên du lịch nhân văn. Chương 2: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở Sóc Trăng. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2