Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre
lượt xem 20
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre được thực hiện nhằm đánh giá các tiềm năng, thành tựu cũng như các yếu kém của ngành thủy sản Bến Tre trong giai đoạn gần đây và đưa ra những giải pháp cho vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- Lê Xinh Nhân TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY SẢN BẾN TRE Chuyên ngành: Địa Lý Học Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN VĂN THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
- LỜI CẢM ƠN Được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các Thầy Cô giáo, sự hổ trợ của các bạn bè, đồng nghiệp và sự động viên của gia đình. Sau ba năm học tập và nghiên cứu đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình. Để có được thành công này, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Trần Văn Thông – người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng Khoa Học – Công Nghệ Sau Đại Học và Khoa Địa Lý trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, trang bị kiến thức để hoàn thành luận văn. Đồng thời, xin chân thành cảm ơn Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Bến Tre, trường THPT CheGuevara, trường THPT Chuyên Bến Tre, các thầy cô cùng các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện công việc học tập và nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng chân thành cảm ơn tới các Cơ Quan, Ban Ngành như: Cục Thống Kê Bến Tre, UBND tỉnh Bến Tre, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre,… đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các tư liệu, số liệu tham khảo quý báu, hữu ích để tác giả hoàn thành tốt luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người thân đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Lê Xinh Nhân
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTC Bán thâm canh BTS Bộ thủy sản CoC Bộ Quy tắc ứng xử của FAO (Code of Conduct) CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long EU Liên minh châu Âu (European Union) Tổ chức lương thực thế giới (Food anh Argiculture FAO Organization of the united nation) GAP Thực hành nuôi tốt (Good Aquaculture Practice) GDP Tổng thu nhập quốc nội (Gross Domestic Product) Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn HACCP (Hazard Analysis Crititical Control Point) HTX Hợp tác xã KT – XH Kinh tế – xã hội NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản Thực hành nuôi có trách nhiệm (Responsible Aquaculture RAP Practice) TACN Thức ăn công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân TP Thành phố TX Thị xã VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, đời sống của người dân Bến Tre nói riêng, cả nước nói chung không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển, hòa nhập với các vùng miền trong cả nước và thế giới; nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh vẫn còn lắm khó khăn. Sản xuất bấp bênh, luẩn quẩn cái vòng được mùa mất giá, được giá mất mùa, nhiều hộ nông dân ở vùng sâu, vùng xa thiếu vốn sản xuất, phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn; đời sống vật chất, tinh thần của nhiều bà con nông dân vùng sâu vùng xa chậm được cải thiện. Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được ban tặng khá nhiều từ thiên nhiên, vùng đất mà người ta quen gọi với cái tên rất thân mật “đất lành”. Quả thật không phải hữu danh, đây là vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ được bồi đấp phù sa bởi các nhánh sông Tiền, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên trước khi nó lặng lẽ đổ vào biển lớn, đây là một vựa trái cây lớn, vùng tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của khu vực. Thế nhưng trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, người dân Bến Tre vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, luôn trăn trở với chính sản phẩm của họ làm ra mà chủ yếu là mặt hàng nông sản. Thủy sản là một trong những thế mạnh lớn của tỉnh trong quá trình hội nhập hiện nay. Toàn tỉnh hiện có khoảng 42.089 ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản với tổng sản lượng nuôi trồng năm 2008 lên đến hơn 157.018 tấn, chiếm khoảng 65,7% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh. Nhưng hiện nay nghề NTTS của tỉnh được đánh giá là phát triển không bền vững, hầu hết các hộ nuôi thủy sản của tỉnh vẫn đang loay hoay tự bươn chải để phát triển mà chưa có những quy hoạch cụ thể nào cho sự phát triển bền vững trong điều kiện đất nước đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay việc qui hoạch vùng nuôi thủy sản của tỉnh còn khá nhiều bất cập, tỉnh có qui hoạch nhưng lại không công bố rộng rãi cho dân biết để cho người nông dân thực hiện theo đúng qui hoạch, dẫn đến tình trạng nông dân mạnh ai nấy đầu tư NNTS theo hình thức tự phát, đến khi có thông báo vi phạm qui hoạch thì chuyện đã rồi, tỉnh đành phải điều chỉnh theo người dân. Trong lúc các địa phương đang loay hoay qui hoạch vùng nuôi thủy sản thì giữa người nuôi thủy sản và các nhà máy chế biến cũng nẩy sinh rất nhiều mâu thuẩn, trên lý thuyết giữa người nuôi thủy sản và nhà máy chế biến phải luôn luôn cùng nhau nhìn về một hướng để phát triển nhưng thực tế không như vậy, người thu mua và người nuôi luôn vì cái lợi của bản thân mà không hề để ý tới sự phát triển trong tương lai. Trong khi bài toán “phát triển thủy sản của
- tỉnh như thế nào là bền vững?” vẫn chưa có lời giải thì những ngày gần đây người nuôi và doanh nghiệp chế biến thủy sản lại đối mặt với một vấn nạn: giá thức ăn chăn nuôi tăng lên từng ngày, chất lượng thủy sản và môi trường nuôi ngày càng suy thoái dần, khiến cho giá cả nhiều mặt hàng thủy sản của tỉnh giảm sút rất mạnh trên thị trường. Hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: báo chí, đài phát thanh truyền hình cũng đã đề cập rất nhiều về vấn đề này thế nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học thật sự nào đi sâu vào việc nghiên cứu làm sao để ngành hàng thủy sản Bến Tre thực sự có một chổ đứng vững chắc trên thị trường trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề phát triển thủy sản Bến Tre hiện nay là rất cần thiết và thiết thực. Kết quả những nghiên cứu mang tính định hướng này sẽ là cơ sở để xác định giá trị thực sự của mặt hàng thủy sản ĐBSCL nói chung và của Bến Tre nói riêng. Nếu điều này được thực thi sẽ là một động lực rất lớn cho vấn đề qui hoạch phát triển thủy sản tỉnh trong tương lai, đồng thời nó sẽ góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân Bến Tre. Trong thực tế đó, các vấn đề nghiên cứu được đặt ra như sau: - Đánh giá các tiềm năng và thực trạng phát triển thủy sản của tỉnh. - Phân tích các mặt đã đạt được cũng như các mặt còn hạn chế. - Giải thích nguyên nhân dẫn tới những yếu kém trong năng lực cạnh tranh mặt hàng thủy sản như hiện nay. - Đề xuất các định hướng và giải pháp cần thiết nhằm nâng cao giá trị mặt hàng thủy sản đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái tự nhiên đa dạng của tỉnh trong tương lai. Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tác giả luận văn đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre”. 2. Mục đích nghiên cứu Tổng quan có chọn lọc các cơ sở lý luận về những thời cơ và thách thức của ngành thủy sản nước ta trong thời kỳ hội nhập mà cụ thể hơn là ngành thủy sản tỉnh Bến Tre. Khái quát có hệ thống về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của tỉnh và đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá chung. Tổng hợp và đánh giá các tiềm năng, thành tựu cũng như các yếu kém của ngành thủy sản Bến Tre trong giai đoạn gần đây. Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng phát triển của ngành thủy sản hiện nay trên địa bàn tỉnh. Hướng vào phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh so với
- tiềm năng hiện có và đồng thời nêu lên một số giải pháp mang tính định hướng nhằm phát triển ngành thủy sản Bến Tre phát huy lợi thế là một trong những ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao về mặt kinh tế xã hội và môi trường sinh thái trong tương lai. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết phát triển bền vững để phân tích thực trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Bến Tre (khai thác, nuôi trồng và chế biến tiêu thụ sản phẩm thủy sản) những năm qua theo quan điểm phát triển bền vững. Tìm hiểu vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế xã hội và môi trường sinh thái của Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản của tỉnh đồng thời nêu lên các mâu thuẫn phát sinh giữa phát triển kinh tế thủy sản với bảo vệ môi trường, cũng như các vấn đề thủy sản đang bức xúc hiện nay. Nghiên cứu hiện trạng phát triển ngành thủy sản Bến Tre. Đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng cho việc phát triển bền vững ngành thủy sản Bến Tre đến năm 2020. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các loại thủy sản đặc trưng có thế mạnh của tỉnh, hiện nay mang lại giá trị xuất khẩu cao chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cá da trơn (tra, basa). Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong giới hạn các huyện có tiềm năng và thế mạnh cho việc phát triển thủy sản, phân tích các tiềm năng về tài nguyên tự nhiên – kinh tế xã hội (KT – XH) để phát triển ngành thủy sản, đánh giá thực trạng phát triển của ngành trong thời gian gần đây. Trên cơ sở phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển. Đề xuất các giải pháp, phương hướng phát triển cho ngành thủy sản của tỉnh trong thời gian tới, phát triển nhưng đảm bảo không gây tác hại đến môi trường, làm hủy hoại tính đa dạng sinh học của các giống loài, cũng như sự đa dạng của môi trường sinh thái của tỉnh. Về không gian, đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi các huyện trong tỉnh có tiềm năng và thế mạnh cho việc phát triển thủy sản như: Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam,…
- Về thời gian, đề tài tập trung, điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu và phân tích trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây. 5. Lịch sử nghiên cứu ĐBSCL nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng có rất nhiều lợi thế và tiềm năng cho việc phát triển ngành thủy sản. Trong những năm gần đây, thủy sản của vùng đã khẳng định là một trong những những ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất cao, góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các vùng ven biển, tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết được nguồn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng nguồn thu nhập cho người dân, đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Cùng với nhiều tỉnh thành khác trong khu vực như An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp,… Bến Tre là một tỉnh cuối nguồn sông Cửu Long, với rất nhiều tiềm năng cho việc phát triển ngành thủy sản đặc biệt là ngành NTTS với cả 3 hệ sinh thái ngọt, lợ, mặn. Hiện nay, sản phẩm thủy sản của tỉnh đã từng bước khẳng định trên thị trường không những trong nước mà còn cả các thị trường khó tính như Tây Âu, Hoa Kỳ,… Nhưng chính vì do sự phát triển phần nhiều còn mang tính tự phát, nên ngành thủy sản sự phát triển thủy sản của tỉnh chưa mang lai hiệu quả kinh tế đúng với tiềm năng, chưa đảm bảo được tính bền vững trong tương lai. Tiềm năng phát triển thủy sản là rất lớn, song về lâu dài cũng cần tính đến hiệu quả kinh tế với sự phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững cần phải thể hiệu đầy đủ cả 3 mặt: hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở đó, chúng ta cần phải có những giải pháp mang tính khả thi cho ngành thủy sản trong tương lai. Do đó, những năm gần đây đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề thủy sản Việt Nam, ĐBSCL. “Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam thời kỳ 1999 – 2010” do thủ tướng chính phủ phê duyệt Quyết định số 224/1999 ngày 08/12/1999. Đề án “Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội ngành thủy sản thời kỳ 2000 – 2010” của Bộ Thủy sản. Đề tài khoa học cấp bộ “Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam” của PGS – TS. Võ Thanh Chu (chủ biên) cùng nhóm tác giả thuộc trường Đại học Kinh tế Thành phồ Hồ Chí Minh thực hiện. “Quy hoạch phát triển NTTS ở ĐBSCL đến năm 2015 và định hướng năm 2020” Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản thuộc Bộ Thủy sản.
- Luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững ngành thủy sản Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm năm 2015” của Ths. Lâm Văn Mẫn. Một số bài tham luận có liên quan đến việc phát triển bền vững ngành thủy sản tại các cuộc Hội thảo khoa học như: “Hoạt động khoa học công nghệ thủy sản vì sự phát triển Đồng bằng sông Cửu Long” của Bộ Thủy sản. “Để nuôi trồng thủy sản xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của PGS – TS. Hà Xuân Thông – Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản. “Đẩy nhanh phát triển nuôi trồng thủy sản phát triển hiện đại, hiệu quả bền vững” của PGS – TS. Hà Xuân Thông – Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản. “Khoa học công nghệ trong sự phát triển thủy sản bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Duy Hòa – Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. “Những bước phát triển mới trong kinh tế Nông – Lâm – Ngư nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long – Một số giải pháp chủ yếu” của Nguyễn Thị Vân, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. “Vai trò của thủy sản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng lũ Đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Thanh Phong – khoa thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. “Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo và thủy sản – Những sản phẩm chủ lực của Đồng bằng Sông Cửu Long” của TS. Trần Xuân Hiển, trường Chính trị Tôn Đức Thắng, tỉnh An Giang. “Liên kết trong sản xuất kinh doanh thủy sản – Tiền đề cho sự phát triển bền vững” của Nguyễn Thị Trâm Anh và Nguyễn Thị Kim Anh – khoa kinh tế, trường Đại học Nha Trang. “Môi trường và vấn đề phát triển bền vững ngành thủy sản” của Hoàng Hoa Hồng – trường Đại học Nha Trang. “Quá trình phát triển và định hướng của ngành thủy sản Bến Tre sau hai năm gia nhập WTO” của Trần Thị Thu Nga – PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre. Ngoài ra, hiện nay ngành thủy sản cũng được quan tâm và thực hiện nghiên cứu từ các dự án, hãng thông tấn báo chí, viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, đài phát thanh truyền hình tỉnh,
- trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ hoặc của sinh viên các trường: Đại học Nông Lâm Tp. HCM, Đại học Thủy Sản Nha Trang, khoa nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ, Đại học Huế, Đại học Trà Vinh,… Tuy nhiên, phần lớn các công trình đó chưa đi sâu khai thác và nghiên cứu kỹ về vấn đề phát triển thủy sản trong điều kiện đất nước đang hội nhập quốc tế mà chỉ bước đầu cho việc nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của vấn đề thủy sản – chủ yếu là nhằm mục đích nâng cao năng suất cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Diễn hình như các công trình: “Bệnh học thủy sản” công bố năm 2008, của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I; “Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản” công bố 2008 của Đại học Cần Thơ; “Kỹ thuật nuôi nhuyễn thể” công bố 2008,… Ngày nay, với việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chúng ta không phải chỉ sản xuất sản phẩm mà chúng ta có tiềm năng mà cần tạo ra sản phẩm thị trường cần, sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu thị trường. Do đó, vấn đề nghiên cứu về thủy sản hướng xuất khẩu của Bến Tre thật là một đề tài khá hấp dẫn cần phải được quan tâm đầy đủ trong tình hình hiện nay. Riêng vấn đề phát triển thủy sản Bến Tre trong thời kỳ hội nhập hiện nay thì vẫn chưa có một công trình thật sự nào được nghiên cứu một cách chi tiết, tuy nhiên cũng có rất nhiều bài viết của sinh viên, định hướng quy hoạch của huyện về các vấn đề có liên quan đến thủy sản như: “Khảo sát mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre” của Phạm Nguyễn Phương Thảo, 2005. Luận văn tốt nghiệp khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm, Tp Hồ Chí Minh. “Quy hoạch chi tiết nuôi thủy sản đến năm 2010 của huyện Ba Tri – Bến Tre” của Phòng Thủy sản huyện Bình Đại. “Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản huyện Thạnh Phú – Bến Tre gia đoạn 2003 – 2010” của Hội đồng nhân dân huyện Thạnh Phú. Các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học trên là những tư liệu tham khảo quý giá cho tác giả khi thực hiện luận văn: “Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre”. 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm nghiên cứu 6.1.1. Quan điểm hệ thống
- Đối tượng nghiên cứu của địa lý KT – XH khá rộng lớn, liên quan tới nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh có quy mô và bản chất khác nhau, nhưng lại tương tác chặt chẽ với nhau. Vì vậy các nhà nghiên cứu địa lý KT – XH phải sử dụng thường xuyên nhất quán các quan điểm tiếp cận hệ thống. Kinh tế thủy sản nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ thống các mối quan hệ tác động qua lại với nhau với môi trường xung quanh. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề thủy sản tỉnh Bến Tre được coi là một hệ thống KT - XH thống nhất, được xem xét đánh giá quá trình phát triển KT - XH của tỉnh và sự kết hợp hài hòa với vùng ĐBSCL và cả nước. Ở đây lãnh thổ Bến Tre với tư cách là một hệ thống lớn, bao gồm nhiều phân hệ có quy mô khác nhau tùy từng cấp huyện, xã,… Dù ở quy mô nào, trên mỗi bộ phận lãnh thổ cũng đều có ít nhất 3 phân hệ tác động qua lại, quy định và phụ thuộc lẫn nhau. Đó là các phân hệ tự nhiên, dân cư và kinh tế. 6.1.2. Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ Địa lý KT - XH là một khoa học tổng hợp nghiên cứu không gian lãnh thổ KT – XH liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó khi nghiên cứu các nguồn lực nhằm phát triển KT – XH của tỉnh Bến Tre chúng ta cần phải xem xét nó trong một chỉnh thể chung của vùng và cả nước; giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển với việc nâng cao chất lượng, cũng như việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong tương lai. Đồng thời tìm kiếm những mặt tối ưu, định ra các giải pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế của ngành thủy sản dưới cái nhìn khách quan và tổng hợp tạo động lực phát triển KT – XH của tỉnh nhà. 6.1.3. Quan điểm lịch sử - phát triển Ngành thủy sản cũng như bao ngành kinh tế khác, nó cũng luôn luôn vận động và phát triển không ngừng theo thời gian. Tùy theo từng giai đoạn nhất định mà nó có các nguồn lực và thế mạnh khác nhau tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngảnh. Đánh giá đúng chiều hướng phát triển, sự thay đổi của ngành qua từng giai đoạn trong quá khứ, hiện tại đó là một tiền đề thuận lợi cho phép chúng ta dự báo viễn cảnh cho sự phát triển của ngành trong tương lai. 6.1.4. Quan điểm kinh tế và phát triển bền vững Quan điểm kinh tế được coi trọng trong nghiên cứu địa lý KT – XH. Quan điểm này thể hiện thông qua một chỉ tiêu kinh tế cụ thể như tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế,… Trong cơ
- chế thị trường, sản xuất phải đem lại lợi nhuận song cần tránh xu hướng phải đạt cái mục tiêu kinh tế bằng mọi giá. Kinh tế thủy sản cũng không nằm ngoài mục tiêu trên chúng ta thúc đẩy sự phát triển thủy sản nhằm góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung, nhưng chúng ta cũng cần phải tính đến mục tiêu lâu dài, sự phát triển bền vững trong tương lai chứ không phải chỉ vì mục tiêu trước mắt mà bất chấp tất cả. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững về cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 6.2 Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống Đối tượng nghiên cứu của địa lý KT – XH nói chung và của ngành thủy sản nói riêng là những hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử có bản chất khác nhau, thường xuyên tác động qua lại, mang tính thang cấp rỏ rệt. muốn hiểu rõ những đặc điểm và tính quy luật vận động, hành vi của chúng, cần phân tích các mối liên hệ đa dạng, đa chiều bên trong và bên ngoài hệ thống về các mặt số lượng, cường độ, mức độ chặt chẽ,… Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng nghiên cứu những đối tượng có mối quan hệ đa chiều và thường xuyên có sự biến động theo thời gian và không gian như ngành sản xuất và nuôi trồng thủy sản. 6.2.2. Phương pháp điều tra thực địa Đây là một phương pháp truyền thống, đặc trưng của ngành địa lý học. Sử dụng phương pháp này giúp cho ta tránh được những kết luận, quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn. Phương pháp này nhằm bổ sung và kiểm tra, đánh giá lại những thông tin cần thiết cho quá trình phân tích, xử lý số liệu trước thực hiện đề tài nhằm đảm cao tính chính xác khoa học cao cho đề tài. Trên thực tế, số liệu thống kê của ngành thủy sản đôi khi còn nhiều bất cập, chồng chéo và chưa thống nhất giữa các địa phương, đồng thời bổ sung kịp thời những nội dung mới được phát hiện trong quá trình khảo sát thực địa. 6.2.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này nghiên cứu về mặt định định lượng của các chỉ tiêu phát triển trong ngành thủy sản. Những thông tin, số liệu có liên quan tới ngành của vùng được thu thập làm cơ sở cho việc xử lý, phân tích và đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu của đề tài đã đề ra.
- Phương pháp này cho phép tổng hợp hóa, đơn giản hóa các thông số hoạt động, các mối liên hệ đa dạng, phức tạp của các đối tượng nghiên cứu ngành thủy sản trong thực tiễn, làm nổi bậc các đặc trung cơ bản, quy luật vận động của đối tượng và điều khiển tối ưu, phương hướng phát triển của chúng. 6.2.4. Phương pháp dự báo định hướng Phương pháp này giúp ta định hướng chiến lược, xác định các mục tiêu và kịch bản phát triển trước mắt và lâu dài của các đối tượng nghiên cứu ngành thủy sản một cách khách quan, có cơ sở khoa học, phù hợp với các điều kiện và xu thế phát triển thực tại. Để đánh giá và xác định các vấn đề trong nội dung có liên quan, dựa trên các nguyên nhân, hệ quả và tính chất hệ thống trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, từ đó dự báo sự phát triển của ngành trong tương lai. 6.2.5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Phương pháp truyền thống này cũng được sử dụng phổ biến trong quá trình nghiên cứu địa lý học nối chung và nhiều môn khoa học cơ bản khác trong đó nó được xem là một phương pháp khá hữu dụng và trực quan trong nghiên cứu thủy sản. Các quá trình nghiên cứu có thể khởi đầu và kết thúc bằng một bản đồ - biểu đồ. Vì đây là “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn gọn, trực quan của các đối tượng nghiên cứu. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm có 3 chương chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển thủy sản ở tỉnh Bến Tre. Chương 3: Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ ngành thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về ngành thủy sản 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về thủy sản Thủy sản là những loại động vật sống dưới nước như cá, nhuyễn thể, giáp xác,… có thể qua hay không thông qua khâu nuôi trồng và dùng làm thực phẩm. Ngư nghiệp là những công việc có liên quan đến quá trình khai thác, nuôi trồng và phát triển nguồn lợi các sinh vật trong nước. Khi nói tới ngư nghiệp thì phải hiểu nó gồm 3 hoạt động cơ bản: khai thác, NTTS và chế biến tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Hộ Thủy sản là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Ngành thủy sản bao gồm nuôi trồng và đánh bắt là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khai thác và đánh bắt thủy sản Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản: là hình thức nuôi trồng các giống loài động thực vật sống ở trong nước, đem lại cho con người về dinh dưỡng, y dược, thưởng ngoạn,… Nuôi thủy sản thâm canh: là phương thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu dựa trên việc đầu tư tư liệu sản xuất và kỹ thuật cho một đơn vị diện tích thủy vực nhằm đạt năng suất cao. Nuôi thủy sản quảng canh: là phương thức nuôi trồng thủy sản chỉ dựa vào thức ăn tự nhiên có sẵn trong vùng nước, áp dụng trong điều kiện hạn chế về đầu tư vốn và kỹ thuật. Nuôi lồng bè: là hình thức nuôi thủy sản thường áp dụng ở các vùng trung và hạ lưu các sông nước ngọt; hoặc nuôi thủy sản ở các eo, vịnh kín thuộc vùng nước nông gần bờ và ven các đảo. Là phương thức nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng, năng suất cao, sản lượng lớn. Nuôi thủy sản xen canh: là hình thức nuôi trồng kết hợp trong cùng một môi trường, có thể tận dụng nhiều đối tượng nuôi trong cùng một môi trường nuôi, hay NTTS xen canh với lúa hoặc cây ăn trái, cùng một môi trường nuôi tùy vào điều kiện thời tiết có thể nuôi các đối tượng nuôi khác nhau (chẳng hạn khu vực ven biển ở môi trường nước lợ mùa khô nuôi tôm sú, mùa
- mưa có thể nuôi cá kèo hay cua biển). Đây là hình thức nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao trong thời gian gần đây. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản Công nghiệp chế biến là hoạt động nối tiếp sản phẩm của ngành khai thác, nuôi trồng, nó không chỉ bảo tồn, giữ gìn chất lượng nguyên liệu mà còn nâng cao giá trị động thời tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng cao. Nhờ đó đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu thị trường tốt hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Sản phẩm thủy sản là thực phẩm trong đó thủy sản là thành phần đặc trưng. Sản phẩm thủy sản tươi là sản phẩm thủy sản còn nguyên con, hoặc đã qua sơ chế, chưa được xữ lý với bất kỳ hình thức nào để bảo quản, ngoài việc làm lạnh. Sản phẩm thủy sản chế biến là những sản phẩm thủy sản đã qua các hình thức chế biến như xữ lý nhiệt, hun khói, ướp muối, sấy khô hoặc kết hợp các hình thức trên, có phối chế hoặc không phối chế với phụ gia, thực phẩm khác. Sản phẩm thủy sản đông lạnh là sản phẩm thủy sản cấp động, khi đã ổn định nhiệt độ trung tâm sản phẩm 8 – 180c hoặc thấp hơn. 1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của ngành thủy sản Thủy sản là một bộ phận của nông nghiệp theo nghĩa rộng, cho nên ngành thủy sản có những đặc điểm tương tự những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên do tính chất đặc thù của đối tượng lao động nên ngoài những đặc điểm chung trong ngành thủy sản còn có những nét đặc thù riêng. 1.1.2.1. Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trong nước. Các loài động thực vật sống trong môi trường nước mặt là đối tượng sản xuất của ngành thủy sản. Môi trường nước mặt cho sản xuất thủy sản gồm có biển và các mặt nước trong lục địa. Những sinh vật sống trong môi trường nước, với tính cách là đối tượng lao động của ngành thủy sản, có một số điểm đáng lưu ý như sau: - Khó xác định chính xác trữ lượng thủy sản có trong một ao hồ hay ngư trường. Đặc biệt ở các vùng nước mặt rộng lớn, các sinh vật có thể di chuyển tự do trong ngư trường hoặc di cư từ nơi này đến nơi khác không phụ thuộc vào ranh giới hành chính. Hướng di chuyển của các luồng tôm cá chịu tác động của nhiều nhân tố như thời tiết, khí hậu, dòng chảy và đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên. - Các loài sinh vật trong nước sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy và địa hình thủy văn,… Trong NTTS, cần có những điều kiện
- thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản như: tạo dòng chảy bằng máy bơm, tạo oxy bằng quạt sục nước,… Trong hoạt động khai thác và đánh bắt thủy hải sản, tính mùa vụ của từng loại thủy sản như sinh sản theo mùa, di cư theo mùa,… phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện thủy văn đã tạo nên tính phức tạp về mùa vụ cả về không gian và thời gian. Điều này tạo nên cơ sở khách quan của việc hình thành và phát triển nhiều ngành nghề khai thác khác nhau của ngư dân. - Các sản phẩm thủy sản sau khi được thu hoạch hoặc đánh bắt đều rất dễ bị ươn thói, hư hỏng vì chúng là sản phẩm sinh vật đã bị tách khỏi môi trường sống. Để tránh tổn thất trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. - Cần có nghiên cứu cơ bản để nắm vững các quy luật sinh trưởng và phát triển từng giống, loài thủy sản như quy luật sinh sản, sinh trưởng, di cư, quy luật cạnh tranh quần đoàn, các tập tính ăn hay tự vệ,… 1.1.2.2. Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế Các loại mặt nước bao gồm: sông, hồ, ao, mặt nước ruộng, cửa sông, biển,… gọi chung là thủy vực được sử dụng vào việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tương tự như ruộng đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, thủy vực là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu không thể thay thế của ngành thủy sản. Không có thủy vực sẽ không có sản xuất thủy sản. 1.1.2.3. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao Với tính cách là ngành sản xuất vật chất, ngành thủy sản bao gồm nhiều ngành sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như: khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản. Khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động sản xuất nói trên chưa có sự tách biệt rõ ràng, thậm chí còn lồng vào nhau. Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm cho các hoạt động sản xuất thủy sản được chuyên môn hóa ngày càng cao. Các hoạt động chuyên môn hóa khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản có trình độ và quy mô khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường và mỗi hoạt động lại dưa trên nền tảng nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp công nghệ, tạo nên những chuyên ngành chuyên môn hóa hẹp có tính độc lập tương đối. Tuy vậy do đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, tính liên kết vốn có của các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ
- thủy sản lại đòi hỏi phải gắn bó các ngành chuyên môn hóa hẹp nói trên trong một thể thống nhất, ở trình độ cao hơn mang tính liên ngành. Tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của những hoạt động sản xuất có tính chất khác nhau tạo thành cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản. Cơ cấu sản xuất ngành thủy sản hay còn gọi là cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành thủy sản được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất, hình thành nên hai bộ phận sản xuất chủ yếu là NTTS và công nghiệp thủy sản với những chức năng khác nhau: NTTS là bộ phận sản xuất có tính chất nông nghiệp, thường được gọi là ngành NTTS, có chức năng duy trì, bổ sung tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản để cung cấp sản phẩm trực tiếp cho tiêu dùng và là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Công nghiệp thủy sản là bộ phận sản xuất có tính công nghiệp bao gồm khai thác và chế biến thủy sản. Những hoạt động này có nhiệm vụ khai thác nguồn lợi thủy sản và chế biến chúng thành các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu. Ngoài ra, để phục vụ cho sản xuất kinh doanh còn có các hoạt động sản xuất phụ trợ và phục vụ khác như: đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất nước đá, sản xuất bao bì, ngư cụ,… Tất cả các hoạt động sản xuất phụ trợ và phục vụ cùng với nuôi trồng và công nghiệp thủy sản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành cơ cấu ngành thủy sản. (xem thêm phần phụ lục 2. Cơ cấu chuyên môn hóa hẹp trong cơ cấu ngành thủy sản Việt Nam) 1.1.2.4. Sản xuất kinh doanh thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao Hầu hết các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt chế biến thủy sản đều đòi hỏi đầu tư ban đầu khá lớn như đầu tư vào đào ao, giống, tàu thuyền đánh bắt. Do vậy, nhà nước cần phải xây dựng và thực hiện chính sách cho vay vốn theo các chương trình phát triển riêng của ngành. Sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên nhất là điều kiện về thủy văn, bão, lũ,… Đối với những quốc gia như nước ta các hoạt động của thiên tai gây thiệt hại rất lớn cho các hoạt động của ngành thủy sản. Từ đó cho thấy việc sản xuất kinh doanh thủy sản có mức độ rủi ro trong đầu tư tương đối lớn. 1.1.3. Vai trò của ngành thủy sản Đối với hầu hết các nước, ngành thủy sản có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt đối với những quốc gia có vùng biển và vùng nội địa phong phú. Việt Nam là nước có mặt biển rộng với hơn 3200km chiều dài đường bờ biển, tổng diện tích biển nước ta khoảng 1 triệu
- km2, hệ thống sông, hồ, suối khá phong phú trên đất liền. Phát triển ngành thủy sản có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. 1.1.3.1. Ngành thủy sản cung cấp những thực phẩm quý cho tiêu dùng của người dân, cung cấp nguồn nguyên liệu cho sự phát triển của các ngành khác. Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thủy sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thủy sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh (tim mạch, béo phì, ưng thư,…). Xét về thành phần dinh dưỡng cho thấy: so với các loại thực phẩm từ thịt khác thì thủy sản có chứa ít chất mỡ hơn, nhiều chất khoáng hơn nhưng chất đạm vẫn cao. Chúng ta có thể nhận thấy như sau: Bảng 1.1. So sánh thành phần các chất dinh dưỡng của thịt bò so với một số loại thủy sản. Loại thực phẩm Tỉ lệ đạm (%) Tỉ lệ mỡ (%) Chất khoáng (%) Thịt bò 16.2 – 19.2 11 – 28 0.8 – 1.0 Cá thu 18.6 0.4 1.2 Cá mối 16.4 1.6 – 2.3 1.2 Cá hồng 17.8 5.9 1.4 Nguồn: Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Ngành thủy sản còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp khác. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến thực phẩm gồm tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển,… Các nguyên liệu thủy sản còn được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ,… Ngoài ra, ngành thủy sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế biến thức ăn trong công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn phục vụ cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO, hàng năm có khoảng trên 25% sản lượng thủy sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Ở nước ta, nhu cầu sử dụng bột cá cho chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng. Năm 1996, các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc ở nước ta sản xuất được 10.000 tấn bột cá làm thức ăn cho chăn nuôi, đến năm 2000 con số này đã đạt gần 40.000 tấn. 1.1.3.2. Ngành thủy sản phát triển sẽ đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung.
- Ngành thủy sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy, phát triển mạnh ngành thủy sản, đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến thủy sản sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, tỷ trọng đóng góp của của khu vực nông – lâm – thủy sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và hiện chỉ còn đóng góp khoảng 10%. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước. Mặc dù, tỉ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp nhưng tỉ trọng đóng góp của ngành thủy sản lại tăng lên. Đó là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực nông – lâm – thủy sản theo hướng tích cực. Bảng 1.2. Giá trị và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế qua các năm Năm Ngành kinh tế 2000 2005 2008 2009 Nghìn tỷ Nghìn tỷ Nghìn tỷ Nghìn tỷ % % % % đồng đồng đồng đồng Nông nghiệp 108.4 24.54 176.0 20.97 329.9 22.21 346.8 20.88 Trong đó: NN – L.Nghiệp 93.5 21.17 143.0 17.04 219.4 14.77 220.9 13.30 Thủy sản 14.9 3.37 33.0 3.93 110.5 7.44 125.9 7.58 Công nghiệp 162.2 36.72 344.2 41.02 591.6 39.84 667.3 40.16 Dịch vụ 171.1 38.74 319.0 38.01 563.5 37.95 647.3 38.96 Tổng 441.7 100.0 839.2 100.0 1485.0 100.0 1661.4 100.0 Nguồn: Niên giám thống kê 2009 – Tổng cục thống kê. 1.1.3.3. Thủy sản tham gia vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước Đối với các quốc gia có tiềm năng về thủy vực và nguồn lợi thủy sản, phát triển ngành thủy sản sẽ tạo ra một nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta đạt trên 4.3 tỷ USD (gấp 40 lần so với năm 1986, tăng bình quân 17%/năm, trong vòng 24 năm qua Việt Nam đã xuất khẩu được 34 tỷ USD, thủy sản trở thành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 4 của nước ta (sau dầu thô, dệt may và giày da). (Xem thêm phần phụ lục 3. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2008) Hiện nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam có mặt trên thị trường hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới, trong đó có cả những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản,… Tuy nhiên, thì quy mô còn nhỏ bé, vì vậy chúng ta cần phải tiếp tục khai thác mạnh các
- thị trường này, đồng thời tìm kiếm mở rộng các thị trường khác. Như vậy, ngành thủy sản có thể coi là ngành tuyên phong trong quá trình đổi mới, gặt hái nhiều thành công và đã có một vị trí khá quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta. Bảng 1.3. Tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu của thủy sản Việt Nam Giá trị sản xuất thủy sản Giá trị xuất khẩu thủy sản Tổng sản lượng Năm thủy sản % tăng % tăng (nghìn tấn) tỷ đồng trưởng so với triệu USD trưởng so với năm 2000 năm 2000 2000 2250.5 26498.9 100.0 1.5 100.0 2004 3142.5 53977.7 203.7 2.4 160.0 2005 3465.9 63549.2 239.8 2.7 180.0 2007 4197.8 89509.7 337.8 3.8 253.3 2008 4602.0 110510.4 417.0 4.5 300.0 2009 4847.6 125930.0 475.2 4.3 286.7 Nguồn: Niên giám thống kê 2009 – Tổng cục thống kê. 1.1.3.4. Phát triển ngành thủy sản góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước Với nhiều lợi thế thuận lợi về diện tích mặt nước và nguồn lợi thủy sản. Do đó, phát triển mạnh mẽ ngành thủy sản nước ta sẽ góp phần vào việc phát triển KT – XH đất nước nói chung và KT – XH nông thôn nói riêng. - Về mặt kinh tế, những địa phương thuộc duyên hải Trung Bộ và Tây Nam Bộ, phát triển thủy sản là con đường làm giàu của các chủ trang trại NTTS, các chủ tàu cá. Ở các địa phương không có tiềm năng về biển, đặc biệt là vùng nông thôn ngoại thành phát triển chăn nuôi thủy đặc sản là bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đem lại hiệu quả khá cao. - Về mặt xã hội, ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng cao, phát triển chăn nuôi thủy sản ao, hồ, sông, suối tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc; trợ giúp cho việc xóa bỏ tập quán du canh du cư của đồng bào. Việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tại chổ ở các vùng này còn góp phần trực tiếp cải thiện dinh dưỡng bữa ăn, làm tăng sức khỏe cho người lớn và giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em. Ngoài ra, phát triển các trạm tàu khai thác thủy sản xa bờ còn góp phần tăng cường an ninh quốc phòng cho vùng biên giới biển đảo của Tổ quốc. Đối với một số vùng biển, vùng ngập nước ven biển hay trong đất liền, phát triển thủy sản cũng góp phần vào phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, ẩm thực trong du lịch và du lịch văn hóa.
- Trong tương lai, việc NTTS theo hướng bền vững còn có những đóng góp quan trọng trong vấn đề vệ sinh môi trường (ăn ấu trùng muỗi, ăn các hợp chất hữu cơ, tham gia diệt trừ sâu bệnh trong mô hình lúa – cá, lúa – tôm,…). NTTS còn là bộ phận quan trọng trong các mô hình vườn – ao – chuồng (VAC), vườn – rừng – ao – chuồng (VRAC),… Nói tóm lại, ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong đời sống hàng ngày của nhân dân nói riêng. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở việc tham gia vào cải thiện cơ cấu bữa ăn với các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao; đóng góp vào nền kinh tế, tạo ra các mặt hàng xuất khẩu tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, đồng thời góp phần vào trong vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận người lao động của xã hội. 1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thủy sản 1.1.4.1. Các nhân tố tự nhiên Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, một số vùng có khí hậu cận nhiệt (khu vực miền Bắc nước ta), có đường bờ biển dài hơn 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng hơn 226.000 km2, có diện tích vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, trong vùng biển Việt Nam có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi; Ở một số đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế,… Dọc bờ biển nước ta còn có những bãi triều, đầm phá, cửa sông (trong đó hơn 10.000 ha đang quy hoạch NTTS) và ven bờ biển có trên 400.000 ha rừng ngập mặn; Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cho cá đẻ. Bên cạnh đó, trong đất liền còn có khoảng 1.5 triệu ha diện tích mặt nước, có thể NTTS trong đó có 120.000 ha hồ ao nhỏ, mương vườn, 244.000 ha hồ chứa mặt nước lớn, 446.000 ha ruộng úng trũng, nhiễm mặn, cấy lúa 1 hoặc 2 vụ bấp bệnh, và 635.000 ha vùng triều. Sự phát triển của ngành thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào mức độ an toàn của môi trường tài nguyên thủy sinh vật. Nước ta được quốc tế coi là điểm nóng về đa dạng sinh học, có khoảng 10% tổng số các loài được mô tả trên thế giới (xấp xỉ 12.000 loài thực vật và 7.000 loài động vật đã được xác định). Đa dạng sinh học của Việt Nam có giá trị đặc biệt với mức độ đặc hữu cao của nó và tập trung chủ yếu ở các vùng biển và ven biển, điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Vùng biển nước ta được đánh giá là có nguồn lợi thủy sản khá phong phú. Tổng sản lượng hải sản khoảng 3.9 – 4.0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1.9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong có khoảng 100
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 744 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 290 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 225 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 177 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn