Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh Việt Nam - Nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả lĩnh vực Khoa học của học sinh Việt Nam qua các dữ liệu học sinh trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA chu kỳ 2015. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh Việt Nam - Nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------ ------------ PHAN THỊ LINH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KHOA HỌC CỦA HỌC SINH VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TỪ DỮ LIỆU HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUỐC TẾ (PISA) CHU KỲ 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Hà Nội - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------ ------------ PHAN THỊ LINH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KHOA HỌC CỦA HỌC SINH VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TỪ DỮ LIỆU HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUỐC TẾ (PISA) CHU KỲ 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 140 115 Người hướng dẫn khoa học: TS. Tăng Thị Thùy Hà Nội - 2019
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi muốn kính gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS. Tăng Thị Thùy. Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cùng với lời động viên của Cô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn TS. Hà Xuân Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Khảo thí quốc gia, Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đồng nghiệp ở Trung tâm đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên và giúp đỡ cho tôi hoàn thành khóa học và luận văn này. Đồng thời tôi rất trân trọng, biết ơn các quý Thầy/Cô và đồng nghiệp của Khoa Quản trị chất lượng Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn, cung cấp tài liệu tham khảo và những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, những đồng nghiệp và các anh, chị học viên cùng khóa đã động viên và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập. Do bản thân cũng có những hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được góp ý, bổ sung ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn học viên. Một lần nữa. tôi xin chân thành cảm ơn! i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan danh dự luận văn với tiêu đề “Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam: nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong Chương trình Đánh giá học sinh Quốc tế (PISA) chu kỳ 2015” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Hà Nội, ngày ……… tháng ……. năm 2019 Tác giả luận văn Phan Thị Linh ii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ 1. GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo 2. HS : Học sinh 3. KQHT : Kết quả học tập 4. KH Khoa học 5. KT-XH : Kinh tế xã hội 6. OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 7. PISA : Chương trình đánh giá học sinh quốc tế 8. PHNT Phiếu hỏi nhà trường 9. PHHS Phiếu hỏi học sinh iii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ 1. GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo 2. HS : Học sinh 3. KQHT : Kết quả học tập 4. KH Khoa học 5. KT-XH : Kinh tế xã hội 6. OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 7. PISA : Chương trình đánh giá học sinh quốc tế 8. PHNT Phiếu hỏi nhà trường 9. PHHS Phiếu hỏi học sinh iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Khung đánh giá năng lực khoa học trong PISA .........................................9 Bảng 1.2. Các ngữ cảnh của đánh giá năng lực Khoa học trong PISA .....................10 Bảng 1.3. Các cấp độ năng lực của lĩnh vực Khoa học ............................................11 Bảng 2.1. Thống kê mẫu trường của Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2015 ...........31 Bảng 2.2. Đặc điểm mẫu HS Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2015 .......................32 Bảng 2.3. Tên biến, nội dung biến Thang đo Hứng thú với Khoa học .....................32 Bảng 2.4. Tên biến, nội dung biến Thang đo Động cơ thúc đẩy học Khoa học .......33 Bảng 2.5. Tên biến, nội dung biến Thang đo Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học ........................................................................................................34 Bảng 2.6. Tên biến, nội dung biến Môi trường kỷ luật .............................................34 Bảng 2.7. Tên biến, nội dung biến Thang đo Sự hỗ trợ của giáo viên cho HS .........35 Bảng 2.8. Tên biến, nội dung biến Thang đo Cảm giác gắn kết với trường học ......35 Bảng 2.9. Tên biến, nội dung biến Thang đo Hướng dẫn của giáo viên trong giờ học Khoa học ...................................................................................................................36 Bảng 2.10. Tên biến, nội dung biến Thang đo Phản hồi từ giáo viên Khoa học ......36 Bảng 2.11. Tên biến, nội dung biến Thang đo Dạy học dựa trên truy vấn ...............37 Bảng 2.12. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha ...............................................38 Bảng 2.13. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Hứng thú với Khoa học (JOYSCIE) .......40 Bảng 2.14. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Động cơ thúc đẩy học Khoa học (INSTSCIE)...............................................................................................................40 Bảng 2.15. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Tự đánh giá hiệu quả của bản thân về các vấn đề Khoa học .............................................................................................41 Bảng 2.16. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Môi trường kỷ luật (DISCLISCI) ..42 Bảng 2.17. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Cảm giác gắn kết với trường học ..42 Bảng 2.18. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Sự hỗ trợ của giáo viên ..................43 Bảng 2.19. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học (TDTEACH) .............................................................................................44 Bảng 2.20. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Phản hồi từ giáo viên .....................44 v
- Bảng 2.21. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Dạy học truy vấn ...........................45 Bảng 2.22. Mã hóa các biến được sử dụng trong nghiên cứu ...................................49 Bảng 3.1. Thống kê chung kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam .....................52 Bảng 3.2. Kết quả lĩnh vực Khoa học trong PISA chu kì 2015 của Việt Nam và trung bình chung của các quốc gia/vùng lãnh thổ OECD .........................................53 Bảng 3.3. Tỷ lệ % quả lựa chọn của học sinh Việt Nam ở các mức độ thang đo Hứng thú với Khoa học .............................................................................................54 Bảng 3.4. Tỷ lệ % học sinh đánh giá ở mỗi mức độ thang đo Động cơ học Khoa học ...57 Bảng 3.5. Tỷ lệ % lựa chọn các mức độ thang đo Tự tin vào các vấn đề Khoa học 60 Bảng 3.6. Tỷ lệ % học sinh lựa chọn các mức độ thang đo Môi trường kỷ luật ......62 Bảng 3.7. Tỷ lệ % lựa chọn các mức ở mỗi nội dung hỏi thang đo Sự hỗ trợ ..........64 của giáo viên .............................................................................................................64 Bảng 3.8. Tỷ lệ % lựa chọn các mức độ thang đo Cảm giác gắn kết với trường học ......66 Bảng 3.9. Tỷ lệ % các mức độ ở các câu hỏi của thang đo Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học ....................................................................................................68 Bảng 3.10. Tỷ lệ % lựa chọn của học sinh ở các nhận định thang đo Phản hồi từ giáo viên Khoa học....................................................................................................71 Bảng 3.11. Tỷ lệ % học sinh lựa chọn các mức độ của thang đo .............................73 Bảng 3.12. Kết quả tương quan các yếu tố và kết quả Khoa học. ............................76 Bảng 3.13. Kết quả phân tích hồi quy lần 1 ..............................................................79 Bảng 3.14. Kết quả phân tích hồi quy lần 2 ..............................................................81 vi
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình hệ thống cơ bản về sự vận hành của nhà trường ........................13 Hình 1.2. Một mô hình tích hợp trường học hiệu quả ..............................................14 Hình 1.3. Khung lý thuyết của đề tài ........................................................................26 Hình 3.1. Phân bố điểm Khoa học của học sinh Việt Nam ......................................52 Hình 3.2. Kết quả lĩnh vực Khoa học trong PISA chu kì 2015 của Việt Nam và trung bình chung của các quốc gia/vùng lãnh thổ OECD .........................................53 Hình 3.3. Kết quả lĩnh vực Khoa học của học sinh Việt Nam và các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA chu lỳ 2015 .........................................................................53 Hình 3.4. Trung bình đánh giá ở mỗi nội dung hỏi thang đo Hứng thú với Khoa học ....55 Hình 3.5. Trung bình chỉ số Hứng thú học Khoa học của các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015 ..................................................................................................56 Hình 3.6. Trung bình đánh giá mỗi nội dung hỏi của thang đo Động cơ học Khoa học ....58 Hình 3.7. Trung bình chỉ số Động cơ học Khoa học của các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015 ..................................................................................................58 Hình 3.8. Trung bình các mức độ đánh giá các nội dung hỏi ở thang đo .................60 Hình 3.9. Trung bình chỉ số Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học của các quốc gia\vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015 ..............................................61 Hình 3.10. Trung bình đánh giá các nội dung hỏi thang đo Môi trường kỷ luật ......63 Hình 3.11. Chỉ số Môi trường kỷ luật của các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015 ...........................................................................................................................64 Hình 3.12. Trung bình đánh giá ở mỗi nội dung hỏi thang đo..................................65 Hình 3.13. Chỉ số chuẩn hóa thang đo Sự hỗ trợ của giáo viên của các quốc gia\vùng lãnh thổ tham gia PISA chu kỳ 2015 .........................................................65 Hình 3.14. Trung bình đánh giá ở các nội dung hỏi của thang đo Cảm giác gắn kết với trường học ...........................................................................................................67 Hình 3.15. Chỉ số Cảm giác gắn kết với trường học của các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015 ..................................................................................................67 vii
- Hình 3.16. Trung bình đánh giá của học sinh ở mỗi câu hỏi thang đo Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học ....................................................................................69 Hình 3.17. Chỉ số chuẩn hóa thang đo Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học ....70 Hình 3.18. Trung bình đánh giá các nội dung hỏi thang đo Phản hồi từ giáo viên Khoa học ...................................................................................................................72 Hình 3.19. Chỉ số chuẩn hóa thang đo Phản hồi từ giáo viên Khoa học của các quốc gia\vùng lãnh thổ tham gia PISA chu kỳ 2015 .........................................................72 Hình 3.20. Trung bình đánh giá các mức độ của thang đo Hướng dẫn dựa trên yêu cầu...74 Hình 3.21. Chỉ số chuẩn hóa thang đo Hướng dẫn dựa trên yêu cầu của các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA 2015 .....................................................................75 Hình 3.22. Giá trị dự đoán chuẩn hóa hồi quy và điểm Khoa học ............................83 viii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................v MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ......................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ...............................................................................4 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....5 1.1. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) ................................................5 1.1.1. Tổng quan chung về PISA ..............................................................................5 1.1.2. Giới thiệu các bộ phiếu hỏi trong khảo sát PISA 2015 ...................................6 1.2.3. Năng lực khoa học (science literacy) ..............................................................7 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ..............................................................................12 1.2.1. Trường học hiệu quả .....................................................................................12 1.2.2. Những nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến Kết quả học tập ......................17 Tiểu kết chương 1....................................................................................................27 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ...........................28 2.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp............................................................28 2.1.1. Ưu điểm của phân tích dữ liệu thứ cấp .........................................................28 2.1.2. Nhược điểm của phân tích dữ liệu thứ cấp ...................................................29 2.2. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................30 2.3. Công cụ khảo sát ..............................................................................................32 2.3.1. Câu hỏi khảo sát ............................................................................................32 2.3.2. Độ tin cậy của thang đo .................................................................................38 ix
- 2.3.3. Phân tích thành phần chính (Exploratory Factor Analysis - phân tích nhân tố EFA) ..........................................................................................................39 2.4. Thu thập dữ liệu ...............................................................................................46 2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................46 2.5.1. Phân tích thống kê mô tả ..............................................................................46 2.5.2. Phân tích thống kê suy luận ..........................................................................47 Tiểu kết chương 2....................................................................................................50 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................51 3.1. Phân tích thống kê mô tả ..................................................................................51 3.1.1. Kết quả Khoa học ..........................................................................................51 3.1.2. Các yếu tố tố ảnh hưởng ..............................................................................54 3.2. Phân tích thống kê suy luận .............................................................................76 3.2.1. Kết quả phân tích tương quan .......................................................................76 3.2.2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến.................................................................78 Tiểu kết chương 3....................................................................................................84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................85 1. Kết luận ...............................................................................................................85 2. Khuyến nghị ........................................................................................................86 3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................90 PHỤ LỤC x
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục nước ta đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới. Trong thời kỳ hội nhập đó, Việt Nam đã không ngừng đổi mới giáo dục một cách toàn diện trong suốt những năm qua, đổi mới từ nội dung, phương pháp giáo dục cho tới các hoạt động kiểm tra đánh giá. Hoạt động kiểm tra đánh giá có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Mục tiêu của kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục là để cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về kết quả học tập của học sinh, mức độ đáp ứng với những yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Kiểm tra đánh giá chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập. Có nhiều cách để phân ra các loại hình đánh giá. Xét theo quy mô của cuộc đánh giá, chúng ta có Đánh giá trên lớp học (Classroom assessment) và Đánh giá diện rộng (Large – Scale Assessment). Đánh giá trên lớp học là hình thức đánh giá phổ biến nhất hiện nay. Đó chính là các bài kiểm tra định kỳ, thường xuyên, các bài thảo luận, tiểu luận trên lớp hoặc các hoạt động tự đánh giá của học sinh. Vượt qua khỏi phạm vi trường học, các cuộc đánh giá được thực hiện ở cấp địa phương, cấp quốc gia hoặc cấp quốc tế được coi là Đánh giá diện rộng. Bên cạnh các kỳ thi như học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT…; hiện nay chúng ta còn có các đợt đánh giá định kỳ theo Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT. Ngoài ra, Việt Nam đã và đang tham gia các chương trình đánh giá diện ở cấp quốc tế như PISA, PASEC, TALIS…. Trong đó, chương trình đánh giá quốc tế nổi bật nhất là Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment – viết tắt PISA). 1
- PISA là chương trình khảo sát giáo dục được xây dựng và điều phối bởi tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Mục tiêu của PISA nhằm đưa ra đánh giá có chất lượng và đáng tin cậy về hiệu quả của hệ thống giáo dục các quốc gia tham gia khảo sát. PISA đánh giá năng lực của học sinh phổ thông ở độ tuổi 15 trong lĩnh vực Đọc hiểu, Toán học và Khoa học. PISA không kiểm tra kiến thức thu được tại trường học mà đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh. Mỗi chu kỳ 3 năm và trọng tâm của mỗi chu kỳ sẽ nhằm vào 1 lĩnh vực chính trong ba lĩnh vực trên, ngoài ra còn bổ sung 1 số kĩ năng như Năng lực toàn cầu, Năng lực tài chính... Việt Nam tham gia PISA từ chu kỳ 2012 đã đánh dấu một bước tiến trong việc hội nhập xu hướng mới của quốc tế trong việc đánh giá giáo dục. Với số lượng mẫu lớn (khoảng 500.000 thí sinh/kỳ khảo sát), có tính đại diện cao, PISA cung cấp nguồn dữ liệu đáng tin cậy để các nghiên cứu, đánh giá đưa ra những góc nhìn về chính sách và thực tiễn giáo dục, điều kiện dạy – học, theo dõi các xu hướng trong việc chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, năng lực của HS và các biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng dạy và học của các quốc gia tham gia khảo sát. Hiện nay, trên thế giới, thang đo của PISA đã thể hiện được thế mạnh trong việc đánh giá năng lực học sinh. Thang đo PISA chú trọng đến khả năng vận dụng kiến thức đã học vào xử lý, giải quyết các tình huống thực tiễn. Chu kỳ PISA năm 2015, trọng tâm được đánh giá là lĩnh vực Khoa học, Việt Nam đứng thứ 8 trên tổng số 73 quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia đánh giá. Kết quả này cho thấy sự phát triển năng lực của học sinh, đa số các em đã nắm vững được các kiến thức khoa học cơ bản, phát huy được khả năng lập luận, giải thích và áp dụng kiến thức khoa học vào trong việc giải quyết các tình hướng thực tiễn của cuộc sống. Kết quả của Việt Nam ở lĩnh vực Khoa học năm 2015 cao hơn kết quả của các quốc gia như Hồng Không, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Vương quốc Anh, Đức, Mỹ, Pháp… Cũng như năm 2012, kết quả PISA năm 2015 của Việt Nam đã gây ra ngạc nhiên lớn không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Hiện nay, kết quả PISA được các nước phân tích nhưng Việt Nam chưa có nhiều phân tích và chưa đưa ra được chính sách dựa trên kết quả đánh giá đó. Vì vậy, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực Khoa học của học sinh Việt Nam và nghiên cứu kết quả nhằm tìm ra 2
- những ẩn số nằm sâu dưới kết quả và sự lý giải, đánh giá kết quả chắc chắn hứa hẹn nhiều khám phá hữu ích. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học của học sinh Việt Nam: nghiên cứu từ dữ liệu học sinh trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2015” 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả lĩnh vực Khoa học của học sinh Việt Nam qua các dữ liệu học sinh trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA chu kỳ 2015. 3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung trả lời ba câu hỏi: - Các yếu tố về Thái độ của học sinh đối với Khoa học (Hứng thú với Khoa học, Động cơ thúc đẩy học Khoa học, Tự tin vào năng lực bản thân về các vấn đề Khoa học) đã ảnh hưởng đến kết quả lĩnh vực Khoa học của học sinh Việt Nam trong PISA chu kỳ 2015 như thế nào? - Các yếu tố về Môi trường học tập (Môi trường kỷ luật trong lớp học, Cảm giác gắn kết với trường học, Sự hỗ trợ của giáo viên dành cho học sinh) ảnh hưởng đến kết quả lĩnh vực Khoa học của học sinh Việt Nam trong PISA chu kỳ 2015 như thế nào? - Các yếu tố về “Dạy Khoa học tại trường” (Hướng dẫn của giáo viên trong giờ Khoa học, Phản hồi từ giáo viên, Dạy học dựa trên truy vấn) ảnh hưởng đến kết quả lĩnh vực Khoa học của học sinh Việt Nam trong PISA chu kỳ 2015 như thế nào? 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố liên quan đến Thái độ đối với Khoa học, Môi trường học tập, Dạy học Khoa học tại trường trong dữ liệu học sinh có ảnh hưởng đến kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam trong PISA chu kỳ 2015. - Khách thể nghiên cứu: Học sinh Việt Nam tham gia PISA chu kỳ 2015. 3
- 5. Phạm vi nghiên cứu Trong bộ phiếu hỏi của PISA, Việt Nam chỉ tham gia khảo sát ở phiếu hỏi học sinh và phiếu hỏi hiệu trưởng (ngoài ra PISA còn phiếu hỏi giáo viên và phiếu hỏi phụ huynh học sinh). Các thông tin trong các bộ phiếu hỏi chủ yếu xoay quanh các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chính của chu kỳ đó. Phiếu hỏi học sinh khai thác các thông tin liên quan đến bản thân học sinh, việc học Khoa học tại trường..., phiếu hỏi hiệu trưởng cung cấp những thông tin liên quan đến chính sách, định hướng, chiến lược... Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn giới hạn ở việc phân tích dữ liệu trả lời của phiếu hỏi học sinh để đánh giá các yếu tố liên quan đến Thái độ học tập của học sinh, Môi trường học tập và Dạy học Khoa học tại trường đến kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam. Hiện nay có nhiều phương pháp ưu việt phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một Luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc phân tích tương quan và hổi quy đa biến của các yếu tố và kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0. 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu - Đề tài kiểm chứng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, cụ thể là kết quả Khoa học của học sinh Việt Nam trong chu kỳ PISA 2015. Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm cơ sở lý luận về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. - Kết quả nghiên cứu là một trong các cơ sở để khuyến nghị cho giáo viên, học sinh, các nhà làm chính sách đưa ra các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy học sinh học tập và nâng cao năng lực Khoa học của học sinh. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu 4
- CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) 1.1.1. Tổng quan chung về PISA Theo OECD (2015), Chương trình đánh giá học sinh (HS) quốc tế (The Programme for International Student Assessment – viết tắt PISA) là một đánh giá quốc tế về các kỹ năng và kiến thức của HS lứa tuổi 15 tuổi – lứa tuổi sắp kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc của hầu hết các nước thành viên của OECD. PISA được xây dựng và phát triển bởi tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Dưới sự phối hợp quản lí của các nước OECD, cùng với sự hợp tác của ngày càng nhiều các nước ngoài OECD (các nước đối tác) PISA ngày càng thu hút được sự quan tâm và tham gia của các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới.. PISA nhằm đánh giá mức độ HS đạt được về kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết để chuẩn bị cho sự tham gia vào đời sống thực tiễn. Nói cách khác, PISA không kiểm tra những kiến thức mà HS học được trong trường học mà đánh giá khả năng thích ứng của HS với môi trường xã hội thực tế. Mục đích của PISA không phải là một cuộc thi. Về bản chất, đây là một khảo sát trên quy mô lớn nhằm nghiên cứu các bài học về chính sách giáo dục phổ thông của các quốc gia tham gia vào khảo sát. Bên cạnh bộ đề thi đánh giá năng lực của HS, PISA còn thu thập các thông tin liên quan tới HS, nhà trường thông qua các bộ phiếu hỏi HS, phiếu hỏi nhà trường và phiếu hỏi phụ huynh. Thông qua các bộ phiếu hỏi này, OECD tiến hành phân tích đưa ra những góc nhìn về chính sách và thực tiễn giáo dục, giúp theo dõi các xu hướng trong việc chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng của HS giữa các nước tham gia và các nhóm dân cư khác nhau ở mỗi nước. Kể từ chu kỳ đánh giá đầu tiên (năm 2000), PISA đã được thực hiện ba năm một lần và năm 2021 là chu kỳ thứ tám. Số lượng các quốc gia tham gia PISA đã tăng từ 32 vào năm 2000, lên 88 vào năm 2021, khiến nó trở thành một trong những chương trình đánh giá có quy mô lớn nhất hiện nay. Các lĩnh vực chính được PISA đánh giá là Toán, Khoa học, Đọc hiểu. Trong mỗi chu kỳ của PISA, một trong những lĩnh vực này là trọng tâm chính của đánh 5
- giá. Chu kỳ năm 2000, 2009, 2018, PISA được triển khai với trọng tâm là lĩnh vực Đọc hiểu. Với chu kỳ năm 2003 và 2012, trọng tâm đánh giá là lĩnh vực Toán học. Lĩnh vực Khoa học là trọng tâm của chu kỳ năm 2006 và 2015. Trong chu kỳ PISA 2021, Toán học sẽ là lĩnh vực trọng tâm đánh giá. Trong các chu kỳ gần đây của PISA, các lĩnh vực đổi mới bổ sung đã được phát triển và cung cấp cho các quốc gia để quản lý cho học sinh. Ví dụ: Giải quyết vấn đề sáng tạo, trong năm 2012 và Năng lực toàn cầu năm 2018. Tư duy sáng tạo là lĩnh vực đổi mới trong chu kỳ 2021. 1.1.2. Giới thiệu các bộ phiếu hỏi trong khảo sát PISA 2015 Ngoài đề thi, PISA còn có các bộ phiếu hỏi dành cho học sinh, nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh. Tùy thuộc và điều kiện của từng quốc gia, các quốc gia có thể đăng ký sử dụng phiếu hỏi nào cho khảo sát. Từ chu kỳ đầu tiên tham gia PISA (2012) cho đến nay (chu kỳ 2018), Việt Nam chỉ đăng ký khảo sát 2 bộ phiếu hỏi là: Học sinh và Nhà trường. - Cấu trúc phiếu hỏi học sinh trong khảo sát chính thức PISA 2015: + Bản thân HS, gia đình và nhà của HS: bao gồm các câu hỏi về cá nhân (giới tính, ngày sinh); chương trình học mà HS đang theo học; các thông tin về trình độ học vấn, đào tạo và nghề nghiệp của cha, mẹ; điều kiện kinh tế-xã hội của gia đình;... + Quan điểm của HS về cuộc sống: bao gồm các câu hỏi về cuộc sống của HS ở trường; nghề nghiệp HS mong muốn + Việc học tập môn Khoa học của HS: bao gồm các câu hỏi về số tiết học các môn trong một tuần; tình trạng học tập môn Khoa học: các môn theo học; bầu không khí trong lớp học; việc giảng dạy môn Khoa học của giáo viên: phương pháp, cách thức phản hồi... + Quan điểm của HS về môn Khoa học: bao gồm các câu hỏi về quan điểm của học sinh đối với những vấn đề môi trường, khoa học thực tiễn. - Cấu trúc Phiếu hỏi nhà trường dùng trong khảo sát chính thức PISA 2015: 6
- + Thông tin cơ bản của Nhà trường: bao gồm các câu hỏi về vị trí trường đóng, số học sinh (HS) của nhà trường, nguồn lực máy tính/HS, trang thiết bị dạy học cho việc dạy-học môn khoa học... + Công tác quản lí Nhà trường: bao gồm các câu hỏi về các hoạt động quản lý việc dạy, học của giáo viên (GV), HS; tiêu chí tuyển sinh HS; loại hình trường; ngân sách của nhà trường; các vấn đề của nhà trường về cơ sở vật chất, đội ngũ GV... + Đội ngũ giáo viên: bao gồm các câu hỏi về tổng số giáo viên toàn thời gian, bán thời gian; số giáo viên dạy môn khoa học; việc tham dự các chương trình bồi dưỡng chuyên môn của GV;... + Công tác đánh giá: bao gồm các câu hỏi về các phương pháp đánh giá việc dạy học của GV; các phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS;... + Các nhóm mục tiêu: bao gồm các câu hỏi về việc phân lớp cho HS theo năng lực;... + Không khí Nhà trường: bao gồm các câu hỏi về việc tuân thủ kỷ luật dạy, học của GV, HS; sự tham gia của cha mẹ học sinh vào các hoạt động của nhà trường;... 1.1.3. Năng lực khoa học (science literacy) Theo OECD (2015) năng lực khoa học là năng lực của một cá nhân về việc sử dụng kiến thức khoa học để xác định các vấn đề và rút ra kết luận dựa trên các chứng cứ để hiểu và đưa ra quyết định liên quan đến thế giới tự nhiên và thông qua hoạt động của con người, thực hiện việc thay đổi thế giới tự nhiên. Cụ thể là: - Có kiến thức khoa học và biết sử dụng kiến thức đó để xác định các vấn đề, chiếm lĩnh kiến thức mới, giải thích hiện tượng khoa học và rút ra kết luận trên cơ sở các chứng cứ về các vấn đề liên quan tới khoa học. - Hiểu những đặc tính của khoa học như là một dạng tri thức của loài người và một hoạt động tìm tòi khám phá của con người. - Nhận thức được vai trò của khoa học và công nghệ đối với việc hình thành môi trường văn hóa, tinh thần và vật chất. - Sẵn sàng tham gia - như là một cá nhân tích cực - vận dụng các hiểu biết khoa học vào giải quyết các vấn đề liên quan tới khoa học. Khái niệm năng lực Khoa học 7
- PISA xác định năng lực khoa học là kiến thức khoa học của một cá nhân và việc sử dụng kiến thức đó để xác định câu hỏi, tiếp nhận kiến thức mới, giải thích các hiện tượng khoa học và rút ra kết luận dựa trên bằng chứng khoa học về các vấn đề khoa học; sự hiểu biết về các đặc trưng riêng của khoa học như một dạng kiến thức và nghiên cứu của nhân loại; nhận biết về cách mà khoa học và công nghệ hình thành nên môi trường vật chất, trí tuệ và văn hóa; và sẵn sàng tham gia vào các vấn đề khoa học và đóng góp các ý tưởng khoa học như một công dân biết suy nghĩ (reflective citizen) (OECD, 2015). Khung đánh giá năng lực Khoa học: Theo Lê Thị Mỹ Hà (2014), đối với các mục đích đánh giá, đặc điểm của định nghĩa PISA về năng lực khoa học (scientific literacy) bao gồm 4 khía cạnh tương quan với nhau: (1) Ngữ cảnh (Context): nhận ra các tình huống liên quan đến môn khoa học và công nghệ; (2) Kiến thức (Knowledge): hiểu biết về thế giới tự nhiên trên cơ sở kiến thức khoa học trong đó bao gồm các kiến thức về thế giới tự nhiên và kiến thức về chính khoa học; (3) Năng lực (competencies): thể hiện năng lực khoa học trong đó bao gồm xác định các vấn đề khoa học, giải thích các hiện tượng theo khoa học và sử dụng bằng chứng khoa học; (4) Thái độ (attitude): thể hiện sự quan tâm đến khoa học, hỗ trợ tìm hiểu về khoa học và động lực để hành động có trách nhiệm, ví dụ, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Dưới đây là một số câu hỏi để thiết lập khung khoa học PISA: - Những ngữ cảnh nào thích hợp để đánh giá học sinh độ tuổi 15 ? - Những năng lực nào chúng ta có thể mong đợi một cách hợp lý của học sinh ở độ tuổi 15 sẽ thể hiện ? - Những kiến thức nào chúng ta có thể mong đợi một cách hợp lý của học sinh ở độ tuổi 15 sẽ thể hiện ? - Những thái độ gì nào chúng ta có thể mong đợi một cách hợp lý của học sinh ở 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục: Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia TPHCM
127 p | 376 | 125
-
Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
126 p | 373 | 103
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Đo lường chất lượng dịch vụ, sự thõa mãn và lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ADSL
96 p | 244 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 285 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Số hóa Pixel VN
0 p | 186 | 26
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Xây dựng công thức tính lượng mưa từ số liệu rađa Đốp - le cho khu vực Trung Trung Bộ - Hoàng Minh Toán
92 p | 201 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân chi nhánh Huế
116 p | 95 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ: Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bắc Đồng Nai
87 p | 15 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn
148 p | 77 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Đo lường và Đánh giá trong giáo dục: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập - So sánh học viện phòng không - không quân với trường Đại học Công nghiệp Việt Hung
104 p | 83 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh hình thức vừa làm vừa học ở trung tâm Đại học mở Hà Nội tại Đà Nẵng
26 p | 134 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp từ phía người học
103 p | 52 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại Phú Quốc
126 p | 13 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn
14 p | 45 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ vận tải hành khách của hãng xe Thanh Nguyên tại Trà Vinh
23 p | 109 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa sự quá tải trong công việc, sự xung đột trong công việc - gia đình và ý định chuyển công việc của nhân viên ngành Xây dựng tại TP. HCM
95 p | 21 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp từ phía người học
49 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng mô hình CAMP trong đo lường rủi ro hệ thống của các cổ phiếu ngành Ngân hàng niêm yết trên HOSE
91 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn