intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Thực trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

78
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận văn là nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại 3 khách sạn 5 sao. Đề xuất các giải pháp để hoạt động kinh doanh du lịch MICE của các khách sạn 5 sao tại Hà Nội ngày một hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Thực trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH THÚY NGỌC Thực trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội hiện nay LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HÀ NỘI, 2007
  2. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hoá - xã hội. Hoạt động du lịch đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Với tiềm năng vốn có của mình, nhiều nƣớc trên thế giới đã coi phát triển du lịch là một mũi nhọn để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và một trong nhiều nƣớc đó là Việt Nam cũng có cùng quan điểm nhƣ vậy: Du lịch đƣợc xác định là “Ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc, tự nó là nhân tố tăng trƣởng và phát triển của đất nƣớc” (Nghị định số 45/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ). Hiện nay du lịch sẽ không chỉ đƣợc xem nhƣ chỉ tiêu đánh giá mức sống mà còn là chỉ tiêu đo lƣờng mức độ tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia. Mặc dù còn khá mới mẻ, đang đƣợc từng bƣớc xây dựng song du lịch MICE ở Việt Nam cũng có rất nhiều điều kiện phát triển và thực tế đã đạt đƣợc những thành công ban đầu. Với việc đƣợc tổ chức du lịch thế giới trao tặng danh hiệu “điểm du lịch thân thiện nhất” và việc nhà báo Kay Johnson nhận xét trên tạp chí Time: “du khách sẽ cảm thấy ngạc nhiên về sự an toàn khi đi du lịch ở Việt Nam, nơi từng gợi cho ngƣời phƣơng Tây nghĩ về chiến tranh. Giờ đây, đất nƣớc này còn an toàn hơn cả Hồng Kông hay Australia”.Du lịch Việt Nam đã thực sự chứng tỏ đƣợc sự an toàn và ổn định về an ninh, chính trị, cùng với việc đầu tƣ mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch MICE. Từ năm 1997, Việt Nam đã khẳng định mình khi lần đầu tiên đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị thƣợng đỉnh các nƣớc nói tiếng Pháp với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia đến từ hơn 50 nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau sự kiện này, Việt Nam đã có uy tín để tổ chức nhiều hội nghị lớn mang tầm cỡ khu vực và thế giới nhƣ: Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN, Hội nghị bộ trƣởng kinh 1
  3. tế ASEM và gần đây nhất là hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 đƣợc tổ chức rất thành công tại Việt Nam và nó là tiếng vang lớn khẳng định rằng Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng để tổ chức loại hình du lịch này. Với lợi thế là trung tâm Văn hoá - Kinh tế – Chính trị của cả nƣớc, Hà Nội là trung tâm du lịch lớn với rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá có giá trị hấp dẫn khách du lịch. Trƣớc những lợi thế đó, Hà Nội có tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch MICE. Hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại các khách sạn đặc biệt là các khách sạn 5 sao đã đáp ứng đƣợc cơ bản những yêu cầu của loại hình du lịch này. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế và chƣa tƣơng xứng với tiềm lực sẵn có của các khách sạn. Từ những suy nghĩ trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “ Thực trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội hiện nay” cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại 3 khách sạn 5 sao. - Thông qua việc lựa chọn 3 trong tổng số 8 khách sạn năm sao trên địa bàn Hà Nội làm đối tƣợng nghiên cứu điển hình. Đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch MICE trong các khách sạn đó. - Rút ra những bài học kinh nghiệm từ hoạt động kinh doanh du lịch MICE cho các khách sạn 5 sao tại Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp để hoạt động kinh doanh du lịch MICE của các khách sạn 5 sao tại Hà Nội ngày một hiệu quả hơn. 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Thực trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội. - Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: +Phạm vi về không gian: Lựa chọn 3 trong tổng số 8 khách sạn liên doanh quốc tế 5 sao tại Hà Nội hiện nay làm nghiên cứu điển hình. Cụ thể là: Hilton Hanoi Opera, Melía Hanoi và Sofitel Metropole Hanoi. Đây là các khách sạn thuộc 2
  4. quyền quản lý, điều hành của các tập đoàn quản lý khách sạn khác nhau, mỗi khách sạn đại diện cho một phong cách quản lý riêng. +Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tình hình, số liệu từ tháng 10/2006 - 10/2007. 4.Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, luận văn sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau: - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin (sách, báo, tài liệu thu thập từ các khách sạn 5 sao, mạng Internet…kết hợp với các phƣơng pháp xử lý tài liệu nhƣ tổng hợp, phân tích, thống kê… - Khảo sát thực tế tại các khách sạn 5 sao thể thu thập thông tin qua các phƣơng pháp quan sát, các cuộc tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn trực tiếp. - Điều tra xã hội học: Sử dụng phƣơng pháp điều tra bảng hỏi, phƣơng pháp chuyên gia. - Tất cả các phƣơng pháp trên đều dựa trên phƣơng pháp luận cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng đƣợc quán triệt thƣờng xuyên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài 5.Đóng góp của luận văn Luận văn sẽ đƣợc ứng dụng rộng rãi vào thực tế trong hoạt động kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn liên doanh cao cấp mà còn đòi hỏi đối với các khách sạn khác, đặc biệt là những khách sạn đang còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, giúp họ rút ngắn giai đoạn thử nghiệm, giảm bớt tổn thất, chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng cụ thể nhƣ sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển của loại hình du lịch MICE 3
  5. Chương 2: Thực trạng kinh doanh loại hình du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội.(Lựa chọn điển hình) Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh loại hình du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội. 4
  6. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE 1.1.Một số lý luận cơ bản về du lịch MICE Hiện nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống xã hội và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau để thoả mãn các nhu cầu khác nhau của con ngƣời. Nổi bật trong số đó là loại hình du lịch hội nghị, hội thảo (MICE). Cho đến nay, vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về thuật ngữ này. Vì vậy, việc nghiên cứu đƣa ra khái niệm MICE là hết sức cần thiết. 1.1.1. Khái niệm MICE là chữ viết tắt của những chữ cái đầu tiếng Anh nhƣ sau: M: Meeting (hội họp) I: Incentive (du lịch khuyến thƣởng) C: Conventions/ Conference: (hội thảo, hội nghị) E: Events/ Exhibitions (các sự kiện, các cuộc triển lãm) Như vậy, MICE có thể hiểu được là một loại hình du lịch đặc biệt nhằm khai thác những thế mạnh của một nhóm đối tượng khách du lịch có tiềm năng lớn đó là đối tượng khách kinh doanh, khách tham gia vào các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng, các cuộc triển lãm quốc tế trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. (Nguồn: ICCA) 1.1.1.1 Meeting (Hội họp) Là loại hình du lịch kết hợp với việc gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ chức nhằm trao đổi thông tin về sản phẩm mới hoặc tìm ra những giải pháp đối với những vấn đề đang tồn tại, hay sáng tạo ra sản phẩm mới. Các cuộc họp này đƣợc chia làm hai loại: - Các cuộc họp giữa các công ty với nhau(Association Meeting): 5
  7. Là loại hình du lịch hội họp nhằm trao đổi thông tin về khoa học (Scientific), ytế (medical), học thuật (Academic) và thƣơng mại (trade) giữa ngƣời này với ng- ƣời khác trong cùng một thời điểm hoặc giữa các chuyên gia với nhau nhằm đạt đ- ƣợc mục tiêu của quốc gia, địa phƣơng, khu vực và quốc tế. Những nguồn khách của Associating Meeting thƣờng là các thành viên của ICCA - Hiệp hội hội nghị và Đại hội quốc tế - (ICCA Members), các tổ chức quốc tế (International Associations), các nhà cung ứng (Suppliers), những ngƣời tham gia mạng Internet, những nhà thiết kế lịch và các ấn phẩm xuất bản khác (Carlendars and other publication). Một cuộc Associating Meeting thƣờng có ít nhất từ 50 ngƣời tham dự trở lên, đƣợc tổ chức thƣờng xuyên và trung bình mất khoảng 4 – 5 ngày. Thời gian chuẩn bị từ một đến năm năm và đƣợc tổ chức luân phiên ít nhất là ở 3 nƣớc khác nhau. Để có đƣợc quy trình tổ chức một buổi Associating Meeting thì phải bắt đầu từ việc tổ chức một cuộc hội họp mang tính chất địa phƣơng (Local Associating Meeting). Associating Meeting thƣờng đƣợc tổ chức tại: + Các trung tâm thành phố cùng với việc ăn nghỉ ở khách sạn (Chiếm 45 %) + Các trung tâm (chiếm 44%) + Các khách sạn (chiếm 29%) + Các trƣờng đại học (chiếm 29%) - Corporate Meeting: là cuộc họp của tập đoàn, doanh nghiệp đƣợc chia làm hai loại: + Internal Meetings (Họp nội bộ): Là một loại hình du lịch hội thảo của những ngƣời ở trong cùng một tổ chức hay cùng một nhóm của một công ty nhằm trao đổi thông tin với nhau về cách thức kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, về hành chính và khen thƣởng nội bộ của công ty. Những cuộc hội thảo này đều do công ty tổ chức tại những địa điểm mà không cần sự đồng ý của các thành viên. 6
  8. + External Meetings (Họp mở rộng) Là loại hình hội thảo giữa công ty này với công ty khác nhằm trao đổi với nhau về việc hợp tác đầu tƣ trong kinh doanh và những phát minh mới. Thời gian chuẩn bị cho cả hai loại hình này là dƣới một năm, quy mô nhỏ hơn so với Associating Meetings. 1.1.1.2. Incentive(Khuyến thưởng) Là hoạt động du lịch nhằm trao thƣởng và khuyến khích. Incentive nảy sinh do các công ty có nhu cầu tổ chức hội nghị khen thƣởng nhân viên, đồng thời kết hợp đi du lịch tại điểm đến nhƣ là một hình thức khen thƣởng. Incentives mang lại lợi ích cho cả bên tổ chức và bên thực hiện (chi phí trọn gói…) nên loại hình du lịch này càng trở nên thịnh hành. Bên cạnh mục đích kết hợp là tổ chức hội họp tổng kết thành tích và khen thƣởng khích lệ nhân viên, mục đích quan trọng của Incentive là nhằm tạo điều kiện để nhân viên và ban quản trị có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc ngoài môi trƣờng công việc, tạo ra không khí thƣ giãn, dễ chịu, thân thiện giữa cấp trên và cấp dƣới. Bên cạnh đó, du lịch khen thƣởng khích lệ là một hình thức ghi nhận xứng đáng những đóng góp của nhân viên cho tổ chức, khích lệ nhân viên say mê và nỗ lực trong sự hoàn thanh công việc. Tạo ra một sự kiện đặc biệt nhƣ đƣợc thƣởng đi du lịch sẽ làm tăng tính trang trọng và ngƣời nhân viên sẽ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nhân viên trong tổ chức. Đối tƣợng tham gia chƣơng trình du lịch khen thƣởng thƣờng là các công ty lớn, các công ty liên doanh nƣớc ngoài, các hiệp hội, các tổ chức trong nƣớc và quốc tế. Đặc điểm chính của khách hàng tham gia du lịch khen thƣởng là họ đã đƣợc tài trợ trọn gói về chi phí lƣu trú, ăn uống và chi phí tour nên họ có điều kiện tài chính để mua sắm hoặc thực hiện các tour tự do. Số lƣợng và mức chi phí cho khách hàng Incentives đã đƣợc lên kế hoạch từ trƣớc nên các cơ sở kinh doanh hội nghị, hội thảo có thể dự trù chính xác chi phí và số lƣợng dịch vụ. 7
  9. 1.1.1.3. Conferences/ Conventions (hội thảo, hội nghị) Hình thức hội họp này có quy mô lớn hơn so với meetings hay incentives. Conferences/ Conventions đƣợc tổ chức quy mô hơn bởi những tổ chức quốc tế và quy tụ nhiều thành viên tham dự hơn. Chính lý do đó mà Conferences/ Conventions thƣờng đƣợc gọi là các cuộc hội thảo hơn là các cuộc hội họp. Loại hình này giúp cho nhiều ngƣời trên thế giới có cơ hội gặp gỡ để trao đổi thông tin và ý tƣởng. Mục đích tổ chức hội thảo cũng nhằm tạo cơ hội để nhân viên, nhà cung ứng, khách hàng, các trung gian môi giới bán hàng có dịp trao đổi ý kiến cũng nhƣ bổ trợ nhau để cùng đạt đƣợc mục tiêu chung của tổ chức hay công ty. Conferences/ Conventions cũng có thể đƣợc tổ chức nhằm thông tin về sản phẩm mới đến khách hàng. Tạo điều kiện để các nhân viên, bộ phận bán hàng, khách hàng và đại lý cùng gặp gỡ nhau. Có hai loại hình hội thảo thƣờng gặp: Cuộc hội thảo đƣợc tổ chức bởi các thành viên: Phƣơng thức chính là theo thứ tự các quốc gia hay các tổ chức, thƣờng đƣợc tổ chức theo các khu vực. Cuộc hội thảo đƣợc tổ chức theo phƣơng thức đấu thầu đối với các nƣớc hay các tổ chức đăng cai tổ chức. Chúng ta hãy tham khảo các đề tài liên quan đến các cuộc hội thảo đƣợc trình bày ở bảng 1.1 dƣới đây. BIỂU ĐỒ 1.1: NHỮNG ĐỀ TÀI LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CUỘC HỘI THẢO 8
  10. Nông nghiệp Thương mại 4% 4% Xã hội Giao thông 4% Giáo dục và liên lạc 4% Khác 3% Kinh tế 18% 4% Công nghiệp 9% Y Khoa Khoa học Kỹ thuật 28% 13% 9% Nguồn: WTO 1.1.1.4. Events/ Exhibitions (các sự kiện, các cuộc triển lãm) Là hoạt động tổ chức triển lãm, hội chợ hay các sự kiện lớn. Trong MICE, Exhibitions thƣờng là các triển lãm, hội chợ, trƣng bày, quảng bá sản phẩm hoặc giới thiệu sản phẩm mới. Events có thể bao gồm các sự kiện văn hoá lớn, chính trị, thể thao, các ngày lễ kỷ niệm danh nhân thế giới, ngày khánh thành công ty.vv.. Nhìn chung, mục đích của Exhibition và Events có nhiều điểm tƣơng đồng với các thành phần trên. Có thể chia nhân tố Exhibition và Events thành 2 nhóm, đó là các sự kiện triển lãm của doanh nghiệp và các sự kiện triển lãm đặc biệt. Với các doanh nghiệp Exhibition cũng nhằm quảng bá hình ảnh về công ty, giới thiệu sản phẩm mới. Tuy nhiên, Exhibitions có thể tăng cƣờng nhận thức của công chúng đối với công ty và sản phẩm một cách trực tiếp hơn thông qua các hình ảnh và các sản phẩm mẫu 1.1.2. Các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch MICE Do tính chất đặc thù của du lịch MICE nên thị trƣờng khách là khách du lịch công vụ, khách tham gia hội nghị hội thảo quốc tế lớn… Đây là thị trƣờng khách có khả năng chi trả cao, mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch nhƣng đồng thời cũng yêu cầu cao về mọi mặt. Vì vậy, để có thể phát triển đƣợc loại hình du lịch MICE, cần phải đảm bảo đƣợc các nhân tố quan trọng sau: 9
  11. +Có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp: Các khách sạn cung cấp cơ sở lƣu trú cho khách phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về số phòng và chất lƣợng dịch vụ, các hãng hàng không, vận chuyển, thông tin liên lạc phải đảm bảo sự thuận tiện cho du khách. + Có các danh lam thắng cảnh hấp dẫn: điều này đòi hỏi phải có sự đầu tƣ, tôn tạo nhằm tạo nên sức hấp dẫn cả về tính đa dạng, cả về tính nguyên bản của danh thắng. + Có các quy định phù hợp, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch này nhƣ quy định về việc tổ chức hội nghị, hội thảo, quy định về xuất nhập cảnh và xe dẫn đƣờng… + Đảm bảo sự an toàn và ổn định về chính trị, ngƣời dân thân thiện, niềm nở. + Có các nhà tổ chức hội thảo chuyên nghiệp. + Chất lƣợng của sản phẩm du lịch MICE phải tƣơng xứng với sự chi trả và làm hài lòng khách. 1.2. Sự hình thành và phát triển loại hình du lịch MICE trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Sự hình thành và phát triển loại hình du lịch MICE trên thế giới và kinh nghiệm một số nước về phát triển du lịch MICE Ngành du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ đem lại nguồn thu rất lớn, nguồn lợi này không chỉ ở ngành du lịch lữ hành, mà nó còn phân phối cho các ngành khác ảnh hƣởng trực tiếp đến du lịch nhƣ: khách sạn, nhà hàng, hàng thủ công mỹ nghệ cũng nhƣ các ngành không trực tiếp nhƣ: Vận chuyển, thông tin liên lạc, quảng cáo……. Sự tiên đoán của WTO về ngành công nghiệp du lịch thế giới sẽ đạt trên con số 1,56 tỉ USD vào năm 2020, trong đó khoảng 1,18 tỉ khách sẽ di chuyển trong vùng và khoảng 377 triệu du khách đi du lịch đƣờng dài. Trong số lƣợng tiên đoán trên thì Châu Âu vẫn ở vị trí dẫn đầu về nơi tiếp nhận du khách (717 triệu du 10
  12. khách), vùng Đông Á và Thái Bình Dƣơng (397 triệu), Châu Mỹ (2825 triệu), theo sau sẽ là Châu Phi, vùng Trung Đông và Nam Á. BIỂU ĐỒ 1.2: DỰ ĐOÁN SỐ LƢỢNG DU KHÁCH THẾ GIỚI NĂM 2020 1800 1600 1400 Nam Á Trung Đông 1200 Châu Phi Đông Á - TBD 1000 Châu Mỹ 800 Châu Âu 600 400 200 0 1950 1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020 Nguồn : WTO Bên cạnh đó số giờ nghỉ cũng đƣợc tăng lên cộng thêm xu hƣớng của khách quốc tế ngày càng đi du lịch nhiều đến với thiên nhiên, tìm hiểu văn hoá ở các nƣớc Châu Phi và Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng. Đây là thị trƣờng du lịch mới mang đến cho du khách thế giới nhiều điều thú vị với các loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái Singapore, shopping Thái Lan, du lịch văn hoá Trung Quốc. Khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng là khu vực có tốc độ đầu tƣ phát triển kinh tế cao do có nguồn nhân lực dồi dào, nhân công thấp, nguồn tài nguyên phong phú, đồng thời những năm qua hầu hết các quốc gia trong khu vực đều xem du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nên đã quyết tâm dỡ bỏ những thủ tục không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch nhƣ sự mở cửa của Trung Quốc, các nƣớc Đông Dƣơng đặc biệt là Việt Nam là một thị trƣờng mới nổi lên ở Châu Á. Từ điều kiện đó hoạt động du lịch ở khu vực này ngày càng sôi động và dần chiếm một thị phần đáng kể về lƣợng khách quốc tế trên thế giới. 11
  13. Một trong những loại hình du lịch đƣợc các nhà quản lý du lịch quan tâm nhất trên thế giới hiện nay là MICE. Nó đã đem lại nguồn lợi nhuận ổn định, tạo ra nhiều công ăn việc làm và sự giao lƣu văn hoá giữa các nƣớc, để từ đó nâng cao dân trí và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, đem đến sự phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Đại hội và hội nghị quốc tế ICCA (International Congress & Convention Association), có 8.871 sự kiện 1 đƣợc tổ chức trên thế giới trong năm 2006. Chũng ta hãy theo dõi 10 nƣớc đứng đầu trên thế giới về tổ chức các sự kiện đƣợc trình bày tại bảng1.1 dƣới đây: Bảng 1.1: 10 nƣớc đứng đầu trên thế giới về tổ chức sự kiện (2004 – 2006) STT Tên nƣớc Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Mỹ 1286 1157 894 2. Pháp 646 649 634 3. Đức 565 451 434 4. Hà Lan 290 362 391 5. Áo 296 324 382 6. Tây Ban Nha 420 411 362 7. Anh 451 451 350 8. Phần Lan 168 135 325 9. Ý 429 427 324 10. Singapore 159 184 298 Nguồn ICCA năm 2006 Cũng nhƣ năm 2004 – 2005, Mỹ và Pháp là hai nƣớc đứng đầu thế giới về số sự kiện đƣợc tổ chức năm 2006. Đức xếp thứ 3 và Hà Lan xếp thứ 4. Singapore, đại 12
  14. diện cho các nƣớc Châu Á đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng 10 nƣớc đứng đầu trên thế giới về số sự kiện tổ chức năm 2006. Phần đông các sự kiện đƣợc tổ chức tại các nƣớc Châu Mỹ và Châu Âu là những nƣớc có nhu cầu lớn cũng nhƣ khả năng đáp ứng và cung cấp cao cho thị trƣờng này. Về phƣơng diện cung cấp, cả hai khu vực trên có cơ sở vật chất rất tốt nhƣ có nhiều trung tâm triển lãm, hội nghị rất lớn và hiện đại có sức chứa hàng chục ngàn ngƣời để đáp ứng nhu cầu này. ảng 1.2. 10 thành phố đứng đầu thế giới về tổ chức sự kiện năm 2004 – 2006 STT Tên thành phố Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Paris 166 316 363 2. Vience 226 252 316 3. Singapore 159 184 298 4. Bruxel 238 217 179 5. Genevơ 211 169 169 6. Helsiki 81 61 140 7. Barcelona 155 171 139 8. London 157 154 118 9. Amsterdam 111 104 117 10. New York 105 135 93 Nguồn: ICCA 2006 Thành phố Paris giữ vị trí số 1 trong danh sách 10 thành phố tổ chức sự kiện năm 2004 – 2006. Chúng ta hãy cùng tham khảo 10 nƣớc đứng đầu tổ chức sự kiện tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Bảng 1.3: 10 nƣớc đứng đầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng về tổ chức sự kiện năm 2004 – 2006. STT Tên nƣớc Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Singapore 159 184 298 2. Trung Quốc 267 243 204 3. Úc 253 214 202 13
  15. 4. Hàn Quốc 169 192 185 5. Nhật Bản 232 192 166 6. Ấn độ 118 122 93 7. Thái Lan 114 95 68 8. Malaysia 92 88 52 9. UAE 37 31 39 10. Đài Loan 41 32 37 Theo ICCA, Hiệp hội Hội nghị và Đại hội quốc tế, ngành công nghiệp MICE có doanh thu khoảng 280 tỷ USD/năm. Để thấy rõ hơn tiềm năng của du lịch MICE cho các quốc gia, hãy tham khảo một số các số liệu sau đây để thấy sự phát triển của ngành công nghiệp MICE đầy tiềm năng. BẢNG 1.4.THU NHẬP TỪ KHÁCH DU LỊCH MICE TRÊN THẾ GIỚI (Giai đoạn 2000 – 2010) Đơn vị: Triệu USD Tổng số Năm 2000 Năm 2010 Tốc độ tăng trƣởng (dự kiến) TB (%) Liên minh Châu Âu 128,9 234,6 3,0 Bắc Mỹ 182,0 309,1 3,2 Các nƣớc Caribe 0,8 1,7 4,0 Trung Đông Âu 2,6 6,1 5,0 Mỹ latinh 19,0 32,5 4,5 Trung Đông 5,9 14,6 5,4 Châu Đại Dƣơng 8,5 14,5 2,1 Nam Á 1,2 3,3 7,6 Tây Âu 10,9 19,0 2,9 14
  16. Nam Phi Sahara 2,2 5,8 5,7 Đông Nam Á 7,0 19,0 6,2 Tổng 410 747 82,2 Nguồn: The World Market for travel and Tourism, Euromonnor international. Theo báo cáo dự báo thu nhập từ du lịch sẽ tăng khoảng 82% trong vòng 10 năm, từ 410 tỉ USD lên 747 tỉ USD. Đặc biệt dự báo thu nhập tại khu vực Nam-Á có tốc độ tăng cao, đạt 8%/ năm và Đông Nam Á là 7%/ năm. các chuyến đi vì mục đích công việc sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn các chuyến đi vì mục đích du lịch. Dƣới đây là một số thị trƣờng du lịch kết hợp Hội nghị hội thảo đang nổi lên tại Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Nam Phi. Châu Âu: Tại Châu Âu, có một số nƣớc nổi bật đƣợc đứng trong danh sách 10 nƣớc đứng đầu trên thế giới về số các sự kiện đƣợc tổ chức nhƣ Pháp đứng thứ 2 với 646 sự kiện, Đức với 565 sự kiện, đứng thứ 3 và Hà Lan với 290 sự kiện đứng thứ . Bên cạnh đó, một số thị trƣờng đang nổi lên tại Châu Âu đó là các nƣớc thuộc các nƣớc Đông Âu nhƣ: Nga, Bulgari,Croatia, Latvia, Rumani và Ba Lan với sự gia tăng các sự kiện tổ chức trong lĩnh vực du lịch kết hợp hội nghị hội thảo, triển lãm. Nga là một trong những thị trƣờng đang nổi lên về sự tăng trƣởng trong lĩnh vực này và rất có triển vọng trong tƣơng lai. Thu nhập từ loại hình du lịch hội nghị hội thảo đem lại cho Nga hơn 200 triệu USD trong giai đoạn 2006- 2007. Tuy nhiên, trên thực tế có khoảng 73% các công ty liên doanh tổ chức sự kiện vẫn phảI tổ chức ngoài nƣớc Nga vì cơ sở vật chất trong nƣớc vẫn còn hạn chế đồng thời do khí hậu lạnh và kéo dài nên nhiều công ty tổ chức sự kiện tại nƣớc ngoài. Theo số liệu thống kê cho thấy, Nga tổ chức sự kiện tại 44 nƣớc trên thế giới. Mặc dù có 15
  17. nhiều thuận lợi nhƣng hiện nay Nga đang gặp khó khăn về vấn đề xin visa cho đại biểu tham dự sự kiện tại nƣớc ngoài. Châu Á: Trong những năm gần đây, để thu hút đƣợc khách du lịch MICE, nhiều trung tâm triển lãm và hội nghị đƣợc xây dựng với tốc độ nhanh chóng ở Châu Á. Hiện nay, có 08 trung tâm hội nghị và triển lãm với quy mô lớn nhất trong khu vực theo bảng thống kế dƣới đây:3 BẢNG 1.5. CÁC TRUNG TÂM HỘI NGHỊ VÀ TRIỂN LÃM LỚN TẠI KHU VỰC CHÂU Á Tên Địa điểm Diện tích (m2) Trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế Quảng Quảng Châu 150,000 Châu (2)Theo Traveldaily. Com: Mice industry trends and markets Trung tâm triển lãm quốc tế Tokyo (3 Theo event…taitra.org.tw Tokyo 80,660 Trung tâm triển lãm quốc tế Thƣợng Hải Thƣợng Hải 80,500 Trung tâm Hội nghị, triển lãm Bangkok Bangkok 80,000 Intex Osaka osaka 70,078 Trung tâm triển lãmTrung Quốc Bắc Kinh 67,000 Triển lãm thế giới Hồng Kông 66,000 Sân vận động quốc tế Yakohama Yakohama 64,000 Trung tâm Hội nghị và triển lãm Hongkong Hồgn Kông 64,000 Trung tâm triển lãm Singapore Singapore 60,000 Kintex Goyang, Hàn Quốc 54,975 Makuhari Chiba, Nhật Bản 54,353 16
  18. Trung tâm triển lãm Nangang Đài Loan Đài Loan 48,185 ( khánh thành vào T3/2008) Trung Đông: Thị trƣờng nổi bật về loại hình du lịch này thƣờng là các tiểu vƣơng quốc Arập với Dubai dẫn đầu về số các sự kiện du lịch hội nghị hội thảo đƣợc tổ chức tại đây. Trung tâm thƣơng mại thế giới Dubai vẫn là trung tâm lớn nhất của vùng. Trong năm 2007, trung tâm đã đăng cai tổ chức 106 sự kiện lớn. Bên cạnh đó, Abu Dhabi đã đăng cai du lịch chơi golf, du lịch kết hợp kinh doanh và phát triển nhằm quảng bá loại hình du lịch này tại khu vực. Nam Phi: Nam Phi cũng là thị trƣờng hứa hẹn với thành phố Cape Town là chìa khoá của loại hình du lịch MICE trong tƣơng lai.Theo số liệu thống kế 4 , hơn một nửa số các sự kiện quốc tế tổ chức ở Nam Phi năm 2006 đã chọn Cape Town. Năm 2006, Cape Town đƣợc xếp thứ 36 trong danh sách xếp hạng các thành phố về số các sự kiện tổ chức và trong 10 năm tới, Cape Town sẽ đứng vị trí số 8 trong bảng xếp hạng này. Theo con số thống kê của văn phòng quản lý Hội nghị hội chợ Cape Town, có khoảng 19% số các đại biểu tham dự hội nghị. Cũng theo con số thống kê, mỗi sự kiện sẽ thu hút từ 400 đến 15.000 đại biểu. Ngoài các trung tâm hội nghị, hội chợ ở Cape Town, có khoảng 200 trung tâm hội nghị trong vùng Cape Town mở rộng luôn sẵn sàng phục vụ loại hình du lịch hấp dẫn này. Dƣới đây, chúng ta sẽ nghiên cứu kinh nghiệm khai thác thị trƣờng du lịch MICE đầy tiềm năng của một số nƣớc kinh doanh thành công loại hình du lịch này. Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của Anh Anh là một quốc gia ở Châu Âu đứng hàng thứ 7 trong danh sách 10 nƣớc đứng đầu trên thế giới về tổ chức các sự kiện, và thủ đô Luân Đôn cũng đƣợc đứng trong bảng xếp hạng 10 thành phố đứng đầu trên thế giới về tổ chức các sự kiện năm 2006. Theo số liệu thống kê của ICCA, năm 2006 Anh chiếm 8,85 thị phần tổ 17
  19. chức sự kiện trên toàn thế giới. Chúng ta hãy theo dõi bảng xếp hạng 10 thành phố đứng đầu nƣớc Anh về tổ chức các sự kiện đƣợc trình bày dƣới đây: NG 1.6. BẢNG XẾP HẠNG 10 THÀNH PHỐ ĐỨNG ĐẦU NƢỚC ANH VỀ LỢI NHUẬN THU ĐƢỢC TỪ TỔ CHỨC SỰ KIỆN: STT Tên thành phố Lợi nhuận (Euro) 1. London 2tỷ 2. Harrogate 108 triệu (4) Travelaily news.com 3. Brighton 80 triệu 4. Bournemouth 65 triệu 5. Endinburgh 41,1 triệu 6. York 41 triệu 7. Glasgow 38,9 triệu 8. Cardiff 28 triệu 9. Perthshire 21 triệu 10. Newcastle 16,8 triệu Nguồn: ICCA năm 2006 Thủ đô Luân Đôn của Anh thu hút khoảng 60% số các sự kiện đƣợc tổ chức tại nƣớc Anh với lợi nhuận thukhoảng 2tỷ Euro. Có rất nhiều yếu tố đã tạo nên sự thành công trong việc phát triển loại hình du lịch này. Luân Đôn là trung tâm tài chính, ngân hàng, thƣơng mại, mốt, nghệ thuật và văn hoá. Cơ sở hạ tầng ở Luân Đôn khá tốt phục vụ phát triển loại hình du lịch này nhƣ hệ thống giao thông, hàng không, sân bay, khách sạn, nhà hàng, trung tâm triển lãm quốc tế, hệ thống ngân hàng, trung tâm thƣơng mại, nhà hát, bảo tàng… Từ Luân Đôn rất dễ dàng kết nối với trung tâm Châu Âu và các nƣớcc khác trên thế giới với 05 sân bay quốc tế, đƣờng hầm dƣới biển. Ở Anh có 02 hãng hàng không nổi tiếng nhƣ British Airways Millenium Weel và Millennium Dome. Trong 18
  20. thời gian gần đây,nhiều dịch vụ giao thông đƣợc nâng cấp và cải thiện. Chẳng hạn nhƣ tầu tốc hành Heathrow nối sân bay Heathrow với Paddington chỉ trong 15 phút. Trong tƣơng lai sẽ nâng cấp nhà ga King Cross nối với trung tâm Châu Âu qua Eurostar và trở thành cửa ngõ Châu Âu. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đƣờng sông cũng đƣợc triệt để khai thác sử dụng để giảm sự tắc nghẽn giao thông đƣờng bộ và đƣờng ngầm. Luân Đôn có 03 trung tâm triển lãm lớn nhƣ Earls Court, Olympia và Wembley. Bên cạnh đó, còn có 18 trung tâm hội nghị tại các khách sạn, mỗi trung tâm hội nghị có sức chứa trên 750 đại biểu. Tuy nhiên, so với một số thành phố khác, Luân Đôn vẫn còn thiếu những trung tâm hội nghị triển lãm lớn. Diện tích phòng triển lãm ở Luân Đôn chỉ khoảng 104,500m2, trong khi đó trung tâm triển lãm Paris Expo có đến 212.000m2. Do đó, để có thể thu hút đƣợc các triển lãm quốc tế lớn đƣợc tổ chức tại Luân Đôn, Chính phủ đã đƣa vấn đề xây dựng mới các trung tâm triển lãm, hội nghị rộng hơn nữa. Theo một quan chức Chính phủ Anh nói: “Có đƣợc những trung tâm hội nghị lớn không hcỉ duy trì nền kinh tế liên quan mà nó rất cần thiết để Luân Đôn trở thành điểm đến tại Anh và của Châu Âu”. Mới đây một trung tâm triển lãm quốc tế lớn vừa đƣợc khai trƣơng có tên Exel với tổng giá trị lên tới 200 triệu Euro tại Royal Victoria Docks. Exel rộng gấp 12 lần so với sân vận động Wembley. Exel có diện tích 65.000m2 dành cho triển lãm,12.400m2 dành cho hội nghị. Xung quanh khu triển lãm Exel có 06 khách sạn đƣợc xây dựng với số vốn đầu tƣ khoảng 100 triệu Euro. Bên cạnh các khách sạn lớn nhƣ Holiday Inn, Marrriott, Accor và Hilton việc xây dựng mới này đã tăng số phòng sử dụng lên 1.650 phòng. Để có đƣợc những thành công trong việc thu hút tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm quốc tế, Luân Đôn đã thành lập văn phòng Hội nghị Luân Đôn (LBC) 9. Văn phòng này cung cấp thông tin và hƣớng dẫn các nhà tổ chức MICE cũng nhƣ cung cấp những thông tin cho ngƣời tham dự sự kiện. Văn phòng này còn có 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1