intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

78
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung chính của luận văn "Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam" gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sáng tạo, chương 2: Điều kiện và thực trạng phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam, chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN ĐÌNH TUẤN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HÀ NỘI, 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN ĐÌNH TUẤN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN ĐỨC THANH HÀ NỘI, 2014
  3. C C Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. 5 Danh mục các bảng biểu ............................................................................................... 6 Ở ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 7 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................. 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 9 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 9 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 10 6. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................... 10 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO 1.1. Khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ..................................................... 12 1.1.1. Sáng tạo ............................................................................................................... 12 1.1.2. Du lịch sáng tạo................................................................................................... 15 1.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sáng tạo ......................................... 16 1.2.1. Điều kiện cung đặc trưng để phát triển du lịch sáng tạo ..................................... 16 1.2.1.1. Tài nguyên du lịch sáng tạo ............................................................................ 16 1.2.1.2. Nguồn nhân lực du lịch sáng tạo ..................................................................... 18 1.2.1.3 Môi trường du lịch sáng tạo ............................................................................. 18 1.2.2 Điều kiện cầu để phát triển du lịch sáng tạo ........................................................ 19 1.2.2.1 Nhu cầu, sở thích............................................................................................... 19 1.2.2.2 Khả năng chi trả của khách ............................................................................... 20 1.3 Tình hình phát triển du lịch sáng tạo ở một số nƣớc trên thế giới ................... 21 1.3.1 Thái Lan ............................................................................................................... 21 1.3.2 Nhật Bản ............................................................................................................. 22 1
  4. Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 24 Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM 2.1. hái quát về sự phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam ................................ 25 2.1.1 Du lịch biển ......................................................................................................... 25 2.1.2 Du lịch sinh thái ................................................................................................... 25 2.1.3 Du lịch văn hoá – Tâm linh.................................................................................. 26 2.1.4 Du lịch MICE ...................................................................................................... 27 2.1.5 Du lịch miền quê, vùng núi ................................................................................. 27 2.1.6 Du lịch sáng tạo................................................................................................... 28 2.2 Khả năng cung du lịch sáng tạo .......................................................................... 29 2.2.1. Tài nguyên du lịch sáng tạo ................................................................................ 29 2.2.1.1 Các nghề thủ công truyền thống ...................................................................... 29 Nghề gốm ............................................................................................................. 29 Nghề mây tre đan .................................................................................................. 30 Nghề sơn mài ........................................................................................................ 31 Nghề khảm trai, ốc .............................................................................................. 31 Nghề điêu khắc đá ................................................................................................ 32 Nghề thêu ren ....................................................................................................... 32 Nghề kim hoàn ..................................................................................................... 33 Nghề đồ gỗ mỹ nghệ ............................................................................................. 33 Nghề làm tranh thêu ............................................................................................. 33 Nghệ dệt lụa, thổ cẩm .......................................................................................... 34 2.2.1.2 Các nghề chế biến đồ ăn ................................................................................... 34 2.2.1.3 Ca múa nhạc ...................................................................................................... 35 2.2.1.4. Các tài nguyên khác ......................................................................................... 35 2.2.2 Con người của du lịch sáng tạo ............................................................................ 36 2.2.2.1 Nghệ nhân ......................................................................................................... 36 2.2.2.2 Nghệ sĩ .............................................................................................................. 37 2
  5. 2.2.3 Môi trường của du lịch sáng tạo .......................................................................... 38 2.2.3.1 Làng nghề ......................................................................................................... 38 2.2.3.2 Lớp học nghề .................................................................................................... 41 2.2.4 Sản phẩm của du lịch sáng tạo ............................................................................ 42 2.2.4.1 Sản phẩm vật thể .............................................................................................. 42 2.2.4.2 Sản phẩm phi vật thể ........................................................................................ 43 2.3 Cầu du lịch sáng tạo ............................................................................................... 48 2.4 Một số sản phẩm du lịch sáng tạo ở Việt Nam ...................................................... 48 2.5 Nhận xét về tiềm năng và thực trạng du lịch sáng tạo ở Việt Nam ........................ 58 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 61 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM 3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp ......................................................................................... 63 3.2 Các giải pháp phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam ............................................ 66 3.2.1 Nghiên cứu xây dựng sáng phẩm du lịch sáng tạo .............................................. 66 3.2.2 Xây dựng mô hình du lịch khác nhau để phát triển du lịch sáng tạo ................... 70 3.2.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và xúc tiến quảng bá du lịch ........................... 74 3.2.4 Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng dân cư vào phát triển hoạt động du lịch sáng tạo .................................................................................................................. 77 3.2.5 Tăng cường huy động các nguồn lục và vai trò của chính quyền địa phương các cấp trong chiến lược phát triển du lịch sáng tạo ..................................................... 82 3.3 Kiến nghị ................................................................................................................ 84 3.3.1 Đối với các cơ quan chức năng quản lý về du lịch .............................................. 84 3.3.1.1 Chính phủ .......................................................................................................... 84 3.3.3.2 Tổng cục du lịch................................................................................................ 87 3
  6. Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................... 89 Kết luận ......................................................................................................................... 91 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... 93 Phụ lục........................................................................................................................... 96 4
  7. DANH M C CÁC CHỮ VIẾT TẮT FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA Official Development Assistance Hộ trợ phát triển chính thức GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GS Giáo sư MICE Meeting – Incentive – Conference – Event Du lịch kết hợp với hội họp, khen thưởng và sự kiện PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PPP Public Private Partnerships Mô hình hợp tác công tư TK Thế kỷ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TS-KTS Tiến sĩ - Kiến trúc sư UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hiệp Quốc USD United States Dollar ( Đô la Mỹ) VCCI Viet Nam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTTC World Travel and Tourism Council Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới 5
  8. DANH M C CÁC BẢNG BIỂU 1. Hình 2.1. Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực 2. Bảng 2.1. Bảng cơ cấu độ tuổi 3. Bảng 2.2. Bảng cơ cấu giới tính 4. Bảng 2.3. Bảng trình độ học vấn 5. Bảng 2.4. Cơ cấu thị trường khách du lịch 6. Bảng 2.5. Cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch 7. Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát 8. Phụ lục 2: Di tích quốc gia đặc biệt đợt 1+2 được xếp hạng vào năm 2012 9. Phụ lục 3:Di tích quốc gia đặc biệt đợt 3 được xếp hạng vào ngày 1/10/2012 10. Phụ lục 4: Danh sách bảo vật quốc gia được xếp hạng vào ngày 1/10/2012 11. Phụ lục 5: Danh sách làng nghề truyền thống Việt Nam vẫn còn hoạt động 12. Phụ lục 6: Danh sách nghệ nhân tiêu biểu Việt Nam 6
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một đề tài hấp dẫn và trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng cuộc sống. Theo số liệu thống kê của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), năm 2011 ngành du lịch và lữ hành toàn cầu đã đóng góp tới 6,3 nghìn tỷ đô la GDP, tạo ra 255 triệu việc làm. Sang tới năm 2012, số lượng khách quốc tế đã vượt qua con số 1 tỷ lượt người, đóng góp 6,5 nghìn tỷ đô la cho kinh tế toàn cầu và tạo ra 260 triệu việc làm trên toàn thế giới và trong 10 năm tới sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 4% năm. Còn tại Việt Nam theo Tổng cục thống kê, ước tính lượng khách du lịch quốc tế năm 2013 đạt 7,512 triệu lượt người, tăng 10,6% so với năm 2012, Việt Nam dự định thu hút 8 triệu khách du lịch quốc tế và 40 triệu khách nội địa trong 2014, doanh thu thu về khoảng 220 nghìn tỷ đồng (10,42 tỷ USD) Sự tăng trưởng của ngành du lịch nói chung còn là bệ đỡ cho các ngành dịch vụ liên quan như nhà hàng, khách sạn, mua sắm, giải trí và vận chuyển. Cũng chính bởi sự tăng trưởng này mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xây dựng chiến lược phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn. Chính sự phát triển ồ ạt của ngành du lịch toàn cầu đã dẫn đến hiện trạng có rất nhiều loại hình du lịch, sản phẩm du lịch bị sao chép, dập khuôn như du lịch mua sắm, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh….dẫn đến nguy cơ nhàm chán cho du khách. Trong bối cảnh này, cần có một loại hình du lịch hoàn toàn mới để thu hút du khách Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng và độc đáo, có rất nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ, có nghệ nhân làng nghề, có môi trường kinh doanh du lịch an toàn v.v... vì vậy chúng ta có thể phát triển một loại hình du lịch mới, khác với các sản phẩm du lịch trước đây. Bên cạnh đó, Việt Nam 7
  10. nói chung và con người Việt Nam nói riêng luôn được cộng đồng thế giới đánh giá là điểm đến và con người thân thiện, hiếu khách và đầy tính nguyên sơ. Đây là những điều kiện quan trọng để chúng ta có thể phát triển thành công các hoạt động du lịch mới trong tương lai. Đó là du lịch sáng tạo, đây là loại hình du lịch phát triển dựa trên sự tham gia tích cực và có tính sáng tạo của khách du lịch. Du lịch sáng tạo là một loại hình du lịch văn hóa, là loại hình du lịch liên quan đến phát triển cộng đồng theo hướng bền vững, nhằm cung cấp cho du khách cơ hội để trực tiếp tham gia vào các hoạt động tại công đồng điểm đến du lịch chứ không chỉ đơn thuần là những hoạt động chiêm ngưỡng, ngắm nhìn, tham qua như những hình thái du lịch truyền thống. Du lịch sáng tạo sẽ cung cấp cho khách du lịch những cơ hội để phát huy tiềm năng sáng tạo của mình cũng như có thể cảm nhận được những giá trị văn hóa từ những trải nghiệm thực tế. Đặc trưng của du lịch sáng tạo là nâng cao nhận thức, học hỏi những kinh nghiệm sống mới mẻ, những tri thức độc đáo của các từng dân tộc, của từng vùng dân cư khác nhau trên thế giới. Chính những đặc trưng này đã khiến cho du lịch sáng tạo được đánh giá là hoạt động du lịch của thế hệ mới và nó có sự khác biệt rõ ràng với các hình thức du lịch trước đây. Cùng giống như các hoạt động du lịch văn hóa khác thì du lịch sáng tạo cũng tạo nên sự tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của địa phương, đặc biệt là giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động từ chính những điều kiện và cơ sở vốn có của địa phương, đồng thời du lịch sáng tạo còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về loại hình du lịch rất tiềm năng này trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, chỉ mới có một số nghiên cứu nhỏ lẻ, thiếu tính hệ thống và chưa hình thành được một cơ sở lý luận về vấn đề này. Vì vậy việc nghiên cứu sâu hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm phát triển du lịch sáng tạo là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn trên mà đề tài “Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam”, được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. 8
  11. 2. Mục đích nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu của đề tài: Góp phần phát triển du lịch Việt Nam nói chung, trong đó có phát triển du lịch sáng tạo như một loại hình du lịch mới đầy tiềm năng nhằm phong phú hóa sản phẩm du lịch. * Để thực hiện được mục đích nghiên cứu này, đề tài có nhiệm vụ: + Nhiệm vụ thứ nhất, tổng quan cơ sở lý luận về phát triển du lịch sáng tạo như làm rõ các khái niệm, đặc điểm, nội dung của du lịch sáng tạo + Nhiệm vụ thứ hai, đánh giá và phân tích tiềm năng phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam. - Khảo sát nhu cầu du lịch sáng tạo của khách. + Nhiệm vụ thứ ba, định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: điều kiện phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thì phần lý thuyết đề cập tới cơ sở lý luận của phát triển du lịch sáng tạo nói chung. Về mặt thực tiễn là nghiên cứu, khảo sát một số điều kiện để phát triển du lịch sáng tạo tại Việt. - Phạm vi điều tra số liệu: do điều kiện thời gian nên mới chỉ tiến hành khảo sát điểm tại một số địa phương có nhiều khách du lịch quốc tế như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hội An, Phan Thiết …. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới, du lịch sáng tạo là xu hướng du lịch mới và được coi là thịnh hành hiện nay. Do đó, có khá nhiều các nhà nghiên cứu, các học giả đã đề cập đến nội dung này. Thuật ngữ du lịch sáng tạo lần đầu tiên được Pearce và Butler (1993) đưa ra năm 1993, song rất tiếc hai ông không đưa ra định nghĩa về nó. Sau này, vào năm 2000, Krispin Raymond, người New Zealand và Greg Richards, người Hà Lan cũng đã nghiên cứu phát triển những vấn đề có tính lý luận cơ bản về du lịch sáng tạo 9
  12. Trong bài báo “Trào lưu du lịch sáng tạo” của mình, Georges Roussin đã trích dẫn định nghĩa du lịch sáng tạo Tác giả Jessica Harriet Pfanner trong luận văn thạc sỹ “Archaeological Seeing as Creative Tourism?” được thực hiện tại trường đại học Warwich đã đề cập tới việc phát triển hoạt động du lịch sáng tạo thông qua các hoạt động khảo cổ học tại khu vực khảo cổ Nash House & New Place ở Stratford-upon-Avon. Tác giả Pirita J. Ihamäki trong luận văn “Creative tourism expereince scapes by Geocachers” được thực hiện tại trường đại học công nghệ Tampre Phần Lan thì có đề cập tới việc phát triển du lịch sáng tạo thông qua các trò chơi công nghệ để tạo ra định dạng mới trong du lịch mạo hiểm và kinh doanh du lịch chăm sóc sức khỏe. Tác giả Bred King,“Creative Tourism and Cultural Development: Some Trends and Observations”, đã đề cập đến một số xu hướng phát triển du lịch sáng tạo trong phát triển văn hóa. Trong nội dung bài viết này tác giả đã làm sáng tỏ một số câu hỏi: Du lịch sáng tạo là gì? khách du lịch sáng tạo là ai?; họ tìm kiếm điều gì và làm thế nào để các dự án du lịch văn hóa đáp ứng được hoạt động phát triển du lịch sáng tạo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin, dữ liệu thứ cấp đó là thu thập các tài liệu nghiên cứu về du lịch sáng tạo. Do vấn đề này còn khá mới, nhất là ở Việt Nam, nên việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn như dịch thuật khái niệm, thống nhất thuật ngữ bằng tiếng Việt. - Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn, trao đổi với chuyên gia, giảng viên, nhà nghiên cứu, các cán bộ, nhân viên làm trong ngành du lịch về loại hình du lịch mới này. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trực tiếp với du khách quốc tế tại điểm tham quan có đông du khách như Bảo tàng chiến tranh, Bưu điện Tp.HCM, nhà thờ Đức Bà... 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần chính của công trình này gồm 3 chương: 10
  13. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sáng tạo Chương 2: Điều kiện và thực trạng phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam 11
  14. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO 1. 1 hái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Sáng tạo Ngày nay, sáng tạo thường được coi là một nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức, dẫn tới những sáng tạo và thay đổi về công nghệ, đồng thời đem lại lợi thế cạnh tranh về kinh doanh và các nền kinh tế quốc gia. Nền tảng cơ bản của du lịch sáng tạo chính là sự sáng tạo. Sáng tạo là một đặc tính quan trọng của trí tuệ loài người. Sáng tạo là một nhu cầu nội tại của con người. Ở các mức độ khác nhau, những người có tri thức bình thường đều hướng tới và tạo ra những giá trị mới, hoặc vật chất, hoặc phi vật chất. Vậy sáng tạo là gì? Cho đến nay chưa có một định nghĩa nào làm hài lòng tất cả các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là sự lan tỏa mạnh mẽ của tính sánh tạo trong mọi lĩnh vực của đời sống như khoa học, văn hóa, kinh tế, kỹ thuật…Tuy nhiên các nhà khoa học đều đồng tình khi cho rằng sáng tạo phải là một hoạt động tạo ra một sản phẩm mới, có giá trị vật chất hay tinh thần mới. Nhiều nhà nghiên cứu còn khẳng định thêm là các sản phẩm đó phải là các sản phẩm có giá trị. Mommaas1 cho rằng trong gia đoạn hiện nay, sáng tạo có sự phát triển vượt bậc do chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa (Mommaas, 2009 i). Toàn cầu hóa làm cho mọi người dễ dàng tiếp cận với các tri thức khác nhau, nhu cầu sở thích khác nhau, trên cơ sở sự khác biệt có thể khám phá ra sự giao thoa của các luồng tư tưởng đó. Ví dụ, nhận biết thấy trong hoàn cảnh giao thông hiện nay ở Việt Nam, di chuyển bằng xe máy là phương tiện phù hợp nhất, các hãng xe Nhật Bản luôn chủ động tìm hiểu nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng để từ đó sáng tạo ra chiếc xe ngày càng phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Chiếc xe được tạo ra có đặc tính là nhỏ (phù hợp với thể trạng người Việt Nam), 1 Giáo sư Khoa Nghiên cứu Giải trí, trường Đại học Tilburg, Hà Lan 12
  15. tốn ít xăng (phù hợp với khả năng tài chính của người tiêu dùng), đẹp mắt về màu sắc và kiểu dáng (phù hợp với thị hiếu), tiện dụng như chứa được nhiều đồ vật, từ mũ bảo hiểm đến máy laptop (phù hợp với công năng sử dụng mà người chủ xe muốn có). Đây chính là lí do xe máy Nhật luôn được khách hàng Việt nam ưa chuộng. Sáng tạo là một khái niệm tương đối mới và tùy thuộc vào từng ngôn ngữ, từng ngành nghề khác nhau mà nó được hiểu khác nhau nhưng đều có điểm chung là một hoạt động của con người nhằm tạo ra bất k cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi. Theo cách hiểu này thì từ "hoạt động" được dùng với nghĩa rất rộng, chứ không phải theo nghĩa hẹp - "hoạt động của riêng con người". Đó chính là hoạt động tạo ra sự phát triển của bất k đối tượng nào và sự phát triển là thuộc tính của vật chất (hiểu theo nghĩa triết học). Còn cụm từ "bất k cái gì" cho thấy kết quả (thành phẩm) sáng tạo cũng như chính hoạt động sáng tạo có thể có ở bất k lĩnh vực nào của thế giới vật chất và thế giới tinh thần, miễn là "cái gì đó" có đồng thời tính mới và tính ích lợi. Nếu "cái gì đó" chỉ có hoặc tính mới, hoặc tính ích lợi thì không được coi là sáng tạo. "Tính mới" là bất k sự khác biệt nào của đối tượng cho trước so với đối tượng tiền thân của nó (đối tượng cùng loại ra đời trước đó xét về mặt thời gian). Trong trường hợp này, chúng ta nói rằng đối tượng cho trước có tính mới. Để có được sự sáng tạo, tính mới phải đem lại lợi ích (tạo ra giá trị thặng dư), không phải mới để mà mới. "Tính ích lợi" do tính mới tạo ra có thể rất đa dạng như tăng năng suất, hiệu quả; tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; giảm giá thành; có thêm chức năng mới; sử dụng thuận tiện hơn; thân thiện hơn với môi trường; tạo thêm được các xúc cảm, thẩm mỹ tốt... Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một định nghĩa nào về sáng tạo làm hài lòng tất cả các nhà nghiên cứu. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là sự lan tỏa mạnh mẽ của tính sánh tạo trong mọi lĩnh vực của đời sống như khoa học, văn hóa, kinh tế, kỹ thuật…Tuy nhiên các nhà khoa học đều đồng tình khi cho rằng sáng tạo phải là một hoạt động tạo ra một sản phẩm mới, có giá trị vật chất hay tinh thần mới. Nhiều nhà nghiên cứu còn khẳng định thêm là các sản phẩm đó phải là các sản phẩm có giá trị. 13
  16. Sáng tạo là nhân tố căn bản tạo nên động lực cho sự phát triển các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của xã hội. Nhà sáng chế, người sáng tạo là những danh từ tồn tại trong rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Nhà kinh tế kiêm xã hội học Hoa K Richard Florida2 (2002)ii đề xuất một khái niệm mới, khái niệm giai cấp sáng tạo. Đó là tập hợp những nhà sáng tạo. Theo khảo sát của ông, ở Hoa K có khoảng 30% tổng lao động là những người thuộc giai cấp sáng tạo. Thành phố sáng tạo là thuật ngữ do nhà nghiên cứu đô thị học người Anh Charles Landry3 đưa ra năm 1980, song ngay sau đó đã được UNESCO lập ra mạng lưới các thành phố sáng tạo. Hiện nay trên toàn thế giới có 34 thành phố sáng tạo thuộc 7 ngành sáng tạo. Trong kinh doanh, sáng tạo một trong những nhân tố cơ bản tạo nên vị thế cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp. Mặc dù ngành nào cũng cần có sáng tạo, song tùy từng tính chất nghề nghiệp, mức độ yêu cầu tính sáng tạo không thể hiện đồng nhất. Một số nhà nghiên cứu gọi các ngành hay các nghề có mức độ yêu cầu nhiều tính sáng tạo là ngành hay nghề sáng tạo4. Đó là những ngành/nghề có sản phẩm được tạo ra chủ yếu dựa trên kiến thức hay kỹ năng. Có nhiều ý kiến xung quanh việc liệt kê các ngành nghề được coi là ngành nghề sáng tạo. Howkins 5 đưa vào danh sách các ngành nghề được coi là sáng tạo gồm: quảng cáo, kiến trúc, nghệ thuật, thủ công, thiết kế, thời trang, phim ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, xuất bản, nghiên cứu triển khai, phần mềm, đồ chơi và trò chơi, phát thanh, truyền hình (Howkins 2001). Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh quốc cũng đưa ra một danh sách các ngành nghề sáng tạo. Đó là quảng cáo, kiến trúc, buôn bán sản phẩm nghệ thuật và đồ cổ, hàng thủ công, thiết kế truyền thông, thiết kế thời 2 Giáo sư ngành Kinh doanh và sáng tạo, Viện Thịnh vượng Martin, Đại học Toronto, Canada. 3 Charles Landry. The origin and future of the creative city. Commedia, 1980 4 Tiếng Anh là creative industry 5 John Howkins là tác giả " Nền kinh tế sáng tạo " “Hệ sinh thái sáng tạo” và nhiều công trình về sáng tạo khác. Ông làm việc ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Ông giữa nhiều chức vụ khác trong trong các tổ chức quốc tế và quốc gia liên quan đến sáng tạo. Ông là giáo sư thỉnh giảng ở Đại học City, London, Anh, và tại trường Sáng tạo Thượng Hải, Trung Quốc. 14
  17. trang, phim, videao chụp ảnh, phần mềm máy tính, game máy tính, xuất bản điện tử, nghệ thuật diễn xướng, xuất bản, tivi, phát thanh… Thấy được vai trò to lớn của sự sáng tạo nên nước Anh đã cho thành lập Bộ Văn hóa, Truyền thông và các Nghề Sáng tạo, Malaysia lập Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo. Như vậy, sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, không phải chỉ có những ngƣời làm nghệ thuật mới phải thƣờng xuyên sáng tạo mà những ngƣời ở những ngành nghề khác nhau cũng va chạm với nó trong cuộc sống hằng ngày. 1.1.2 Du lịch sáng tạo Theo một số tài liệu, thuật ngữ sáng tạo đã được đưa vào 1976, Ram Kohli, người Ấn Độ đã lập ra hãng Lữ hành Sáng tạo Theo Greg Richards (2005), thực tiễn ra đời một loại hình du lịch văn hóa mới mà sau này có tên là du lịch sáng tạo được ghi nhận vào những năm 90 của thế kỉ trước khi mà các nhà nghiên cứu và nhà quản lý tìm kiếm giải pháp tăng cường việc bán các sản phẩm thủ công truyền thống cho khách du lịch. Về phía khách du lịch, xu hướng đi tìm những trải nghiệm độc đáo, trải nghiệm kỹ một lối sống, một kinh nghiệm v.v…bản địa ngày càng gia tăng và trở nên nghiêm túc hơn. Sau đó, du lịch sáng tạo đã được coi là một trong những loại hình du lịch mới của du lịch văn hóa. Du lịch sáng tạo đã trở thành một loại hình khó sao chép hơn các loại hình du lịch truyền thống trước đây vì nó là hàm số không chỉ của nhà cung cấp dịch vụ mà còn của kỹ năng, kinh nghiệm của chính du khách. Lúc đầu du lịch sáng tạo chủ yếu chỉ là loại hình du lịch có thể tạo cho du khách cơ hội trải nghiệm một cách chủ động vào các hoạt động sáng tạo của địa phương. Trước thực tế đó, một số nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu về loại hình này. Những vấn đề được nghiên cứu, tranh luận là khái niệm, nội dung, đặc điểm, các loại hình, các mô hình, các điều kiện phát triển … du lịch sáng tạo. Thuật ngữ du lịch sáng tạo lần đầu tiên được Pearce và Butler (1993) iii đưa ra năm 1993, song rất tiếc hai ông không đưa ra định nghĩa về nó. Sau này, vào năm 2000, Krispin Raymond, người New Zealand và Greg Richards, người Hà Lan, hai nhà khoa học 15
  18. đi tiên phong trong việc nghiên cứu phát triển những vấn đề có tính lý luận cơ bản về du lịch sáng tạo đã định nghĩa du lịch sáng tạo là chuyến đi cung ứng cho khách du lịch cơ hội phát triển tiềm năng sáng tạo thông qua việc tham gia tích cực vào các lớp học và học hỏi những trải nghiệm đặc trưng của điểm đến. (Richards, G., & Raymond, C., 2000iv). Trong bài báo “Trào lưu du lịch sáng tạo” của mình, Georges Roussin đã trích dẫn định nghĩa du lịch sáng tạo của Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo như sau: “du lịch sáng tạo là chuyến đi hướng đến và gắn kết với một trải nghiệm chân thực thông qua việc tham gia các khóa học nghệ thuật, di sản hay một đặc điểm nào đó của địa phương và cung ứng sự liên kết với những người sinh sống và sáng tạo ra văn hóa sống tại điểm đến” (Georges Roussin) Như vậy, sản phẩm du lịch sáng tạo là những sản phẩm được tạo bởi sự hợp tác giữa nhà cung ứng du lịch và khách du lịch. Nếu như trước đây, ở các loại hình du lịch văn hóa, khách du lịch chỉ là người thụ động tiêu thụ tại chỗ những giá trị vật chất hay tinh thần của tự nhiên hay văn hóa do nhà cung ứng cung cấp thì trong du lịch sáng tạo, khách du lịch tham gia chủ động vào quá trình tạo ra sản phẩm du lịch, vừa là nhà đồng sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Với sự hướng dẫn của những nghệ nhân, những người sáng tạo, khách du lịch có năng lực sáng tạo đã sáng tạo ra những sản phẩm tại điểm đến. Tóm lại, có thể hiểu du lịch sáng tạo là một loại hình du lịch văn hóa mà trong đó khách du lịch được chủ động tham gia vào hoạt động để tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần cho sản phẩm truyền thống của điểm đến. 1.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sáng tạo 1.2.1. Điều kiện cung đăc trưng cho phát triển du lịch sáng tạo Với cách hiểu về du lịch sáng tạo như trên thì để đáp ứng điều kiện cầu về du lịch sáng tạo, điều kiện cung đặc trưng của du lịch sáng tạo sẽ gồm bốn thành tố cơ bản là tài nguyên du lịch sáng tạo, nguồn nhân lực du lịch sáng tạo, môi trường sáng tạo và sản phẩm cho sáng tạo. 1.2.1.1. Tài nguyên du lịch sáng tạo Trước hết là các nghề thủ công truyền thống, tính trên địa bản cả nước, Việt Nam có trên 100 nghề thủ công truyền thống. Hầu hết các nghề này gắn với cuộc 16
  19. sống và sinh hoạt nông thôn. Thông thường, nghề thủ công được ra đời là do nhu cầu phục vụ cuộc sống thường nhật, phục vụ sản xuất nông nghiệp và được tiến hành vào thời kì nông nhàn nên thời gian chế tác thường không quá dài. Đại đa số nghề thủ công truyền thống có quy trình sản xuất cũng không quá phức tạp, không quá nhiều công đoạn. Đây chính là những lợi điểm của nghề thủ công truyền thống Việt Nam với tư cách là một tài nguyên du lịch sáng tạo. Bên cạnh nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật chế biến đồ ăn cũng có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch sáng tạo. Có thể nói rằng, các món ăn truyền thống của Việt Nam là đích hướng đến trong xu thế ăn uống của thế giới. Đó là xu thế ăn ít mỡ, ít thịt động vật và tăng cường rau quả. Chế biến thức ăn dựa trên căn bản rau quả nhưng vẫn tạo ra cảm giác ngon miệng là một nghệ thuật lớn. Người đầu bếp Việt biết khéo léo kết hợp các loại thực phẩm khác nhau một cách hợp lý để tạo ra những món ăn có hương vị khác với hương vị của các loại thực phẩm ban đầu. Bên cạnh sự khéo tay, chế biến và thưởng thức món ăn còn mang ý nghĩa văn hóa, triết lý của người Phương Đông. Việc học kĩ năng chế biến nấu ăn các món ăn Việt được khách du lịch sáng tạo đánh giá rất cao. Nghệ thuật ẩm thực Việt Nam có sức hút rất lớn đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch sáng tạo. Không phải ngẫu nhiên mà tại hội thảo “Marketing mới cho thời đại mới” ngày 17/8/2007 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Philip Kotler đã gợi ý Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới! Ca múa nhạc, đặc biệt là ca hát dân ca là tài nguyên du lịch sáng tạo thứ ba của Việt Nam. Âm nhạc truyền thống Việt Nam cũng rất phong phú và đa dạng. Nó được chính người dân sáng tác và truyền lại từ đời này sang đời khác, lan truyền từ vùng này qua vùng khác. Nhìn chung có thể gộp các dạng âm nhạc truyền thống này thành 5 lớp lớn là nhạc cung đình, nhạc nghi lễ, nhạc “thính phòng”, nhạc kịch, dân ca. Nhạc kịch là loại hình kén chọn khách du lịch hơn vì để có thể tham gia diễn loại hình này, khách du lịch phải cần nhiều thời gian để luyện tập. Dân ca có thể là tài nguyên khai thác khả thi nhất vì giai điệu không quá khó, lời ca không quá dài và mang nhiều nét chung của cuộc sống thường ngày như hát ru, đồng giao, các điệu hò, quan họ, trống quân, hát ghẹo, hát xẩm…. Nhiều làn điệu dân ca cho phép hoặc bắt người hát phải nhanh chóng sáng tác ca 17
  20. từ cho phù hợp với ngữ cảnh trình diễn. Hát ả đào (ca trù), ca Huế, đờn ca tài tử là các lọai hình tiêu biểu nhất, hấp dẫn khách du lịch nhất. Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên rất đa dạng của Việt Nam thì phù hợp với du lịch sáng tạo mang dấu ấn của nền văn minh hiện đại là nghệ thuật quay phim, chụp ảnh. Với cảnh quan thiên nhiên rất hấp dẫn, những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, những sinh hoạt đời thường và hoạt động sôi động trong các dịp lễ tết là môi trường cho các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và nghiệp dư thể hiện tài năng sáng tạo của mình. Các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp hoặc không chuyên chắc chắn sẽ cố tìm mọi góc đứng, tư thế để có được những bức ảnh đẹp để ghi lại mùa lúa chín trên ruộng bậc thang Mù Căng Chải, rừng trắng hoa đào, hoa mận Mộc Châu vào đầu xuân, nương hoa tam giác mạch khi đến Hà Giang vào mùa thu. Ngoài các tài nguyên kể trên, còn có nhiều nguồn khác cho tài nguyên du lịch sáng tạo như hội họa, điêu khắc ... 1.2.1.2. Nguồn nhân lực du lịch sáng tạo Nguồn nhân lực du lịch sáng tạo là những nghệ nhân, chuyên gia, những người có khả năng sáng tạo sản phẩm và có khả năng truyền đạt bí quyết nghề nghiệp cho người học. Nghệ nhân là người chuyên làm nghề nghệ thuật biểu diễn hoặc một nghề thủ công mĩ nghệ, với trình độ cao. Thông thường nghệ nhân là những người có tài năng đặc biệt về một lĩnh vực nào đó. Ở nước ta, các ngành nghề sáng tạo nào cũng có nghệ nhân, có chuyên gia. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là những người làm du lịch. Muốn phát triển du lịch sáng tạo phải có người làm du lịch sáng tạo. Cũng tương tự như các ngành nghề khác, yếu tố con người luôn chiếm một vị trí quan trọng, bởi lẽ chỉ có những người trực tiếp làm các công việc liên quan đến hoạt động du lịch, họ có cơ hội nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm du lịch mới, thậm trí trên cơ sở những sản phẩm cũ thêm một chút sáng tạo của những nhà làm du lịch là chúng ta có thêm được những sản phẩm du lịch mới khiến du khách không cảm thấy nhàm chán mà còn thấy hứng thú. 1.2.1.3. Môi trường du lịch sáng tạo 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1