intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch Homestay ở Sa Pa (Lào Cai)

Chia sẻ: Pham Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

176
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch homestay; phân tích những điều kiện và thực trạng khai thác các điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa; đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch homestay ở Sa Pa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch Homestay ở Sa Pa (Lào Cai)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HIỀN THANH NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở SA PA (LÀO CAI) Chuyên ngành: Du lịch học (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH TUẤN
  2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội của con người. Khi cuộc sống hàng ngày với vật chất, tiện nghi đầy đủ đã trở nên quen thuộc với nhiều người thì nhu cầu khám phá những vùng đất mới, tiếp xúc với những nền văn hóa mới lại trở thành một xu hướng phổ biến. Việc nghiên cứu sâu, tìm hiểu kỹ về đối tượng tham quan là một sự lựa chọn mới đối với khách du lịch. Tham quan du lịch ngày nay không chỉ dừng lại ở sự chiêm ngưỡng, ngắm nhìn mà khách du lịch còn dày công tìm hiểu, khám phá để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của bản thân. Con người hòa mình vào môi trường thiên nhiên, môi trường văn hóa và cảm nhận một cách trực tiếp, chân thực và trọn vẹn những giá trị của tài nguyên du lịch tại nơi đến. Những nhu cầu trên đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho loại hình du lịch homestay ra đời và phát triển. Du lịch homestay là một loại hình du lịch mà khách du lịch được “ba cùng”: cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản địa. Du lịch homestay phát triển dựa vào cộng đồng địa phương và gắn bó chặt chẽ với loại hình du lịch cộng đồng. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN (1998) khuyến cáo khách du lịch rằng: Thay vì tìm kiếm “thiên đường”, hãy phát hiện tính đa dạng bằng cách cố gắng biết một số lối sống khác qua các con mắt khác và Nếu bạn muốn tận hưởng kinh nghiệm đi du lịch như “một quê hương xa nơi quê hương” thì thực là điên rồ khi phung phí tiền bạc để đi du lịch. [7, tr.84] Khách du lịch khi tham gia du lịch homestay không còn là khách thể mà thực sự trở thành chủ thể của môi trường tự nhiên và văn hóa nơi đến. Cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với người bản địa, nhập vai trở thành một người bản địa với cuộc sống sinh hoạt của một người bản địa. Loại hình du lịch này ngay từ khi ra đời đã phổ biến rộng rãi, thu hút một lượng đông đảo khách du lịch tham gia bởi du lịch homestay không chỉ đem lại cảm giác thú vị,
  3. độc đáo cho khách du lịch khi khám phá và hòa nhập vào một nền văn hóa mới mà còn mang tính nhân văn sâu sắc khi góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương. Tại nhiều quốc gia và địa phương, khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì lợi ích chủ yếu thuộc về nhà cung ứng du lịch và chính quyền địa phương. Còn dân cư địa phương - một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động du lịch, chủ nhân của tài nguyên du lịch nhân văn và cũng là người bảo vệ, gìn giữ tài nguyên du lịch tự nhiên lại hưởng lợi không nhiều từ hoạt động du lịch. Du lịch homestay với đặc trưng loại hình đã khắc phục được hạn chế đó, đặc biệt là với những gia đình tổ chức đón khách lưu trú. Việc chia sẻ này là sự tái phân chia lợi ích một cách hợp lý cho các bên tham gia, điều hòa mâu thuẫn giữa các nhóm quyền lợi, đảm bảo một sự công bằng trong phát triển. Những lợi ích thiết thực đó sẽ góp phần nâng cao ý thức bảo tồn của cộng đồng và nhờ đó tài nguyên du lịch của địa phương sẽ được bảo vệ từ chính những người dân địa phương. Trong quá trình phát triển chung của du lịch homestay trên thế giới, du lịch homestay ở Việt Nam tuy mới được quan tâm phát triển nhưng đã báo hiệu một triển vọng to lớn tại nhiều địa phương. Nhiều địa phương đã bước đầu tổ chức và tổ chức thành công loại hình du lịch này như Mai Châu, Ba Bể, Huế, Hội An, đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều chương trình du lịch homestay được triển khai phổ biến ở các địa phương này và thu hút đông đảo khách du lịch tham gia. Trong số các địa phương phát triển du lịch homestay, Sa Pa (Lào Cai) hội đủ những điều kiện phát triển để du lịch homestay trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Sa Pa là một điểm du lịch nổi tiếng thuộc vùng núi Tây Bắc có lịch sử phát triển hơn 100 năm với khí hậu mát mẻ, trong lành; với đỉnh Phan Xi Păng được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”; với khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, kỳ vĩ và đặc biệt vùng đất này là vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số với những bản làng đặc trưng, kiến trúc nhà ở độc đáo, trang phục sặc sỡ và phong tục tập quán hấp dẫn. Hơn nữa, con người nơi đây chăm chỉ, chất phác, hiền hậu và hiếu khách. Đó chính là những điều kiện quan trọng thúc đẩy du lịch homestay phát triển trên vùng đất này.
  4. Trong những năm gần đây, chính quyền và cơ quan quản lý du lịch tại địa phương đã đánh giá và xác định du lịch cộng đồng nói chung và du lịch homestay nói riêng là loại hình du lịch thế mạnh trong tương lai, có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao hình ảnh của Sa Pa trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế, góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương nhằm đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa các bên tham gia hướng tới sự phát triển bền vững. Chính quyền và cộng đồng địa phương đã chú trọng đầu tư, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển loại hình du lịch homestay tại nhiều bản làng của Sa Pa. Hiện tại chúng ta có thể khẳng định du lịch homestay đã bước đầu được tổ chức ở Sa Pa. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, chính quyền và cộng đồng địa phương đã gặp phải một số khó khăn nhất định. Thứ nhất, các điều kiện cho du lịch homestay dù đa dạng nhưng vẫn chưa được khai thác một cách đúng mức, thậm chí ở nhiều nơi du lịch homestay vẫn được thực hiện một cách manh mún, tự phát không những nảy sinh những hạn chế về hiệu quả kinh doanh mà còn tác động tiêu cực tới nguồn tài nguyên du lịch của địa phương. Thứ hai, tài nguyên phát triển du lịch homestay ở Sa Pa rất phong phú, đặc sắc nhưng những sản phẩm, dịch vụ vẫn sơ sài, nghèo nàn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của một loại hình du lịch và đáp ứng tối thiểu các nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Thứ ba, việc bảo tồn các điều kiện phát triển du lịch homestay như môi trường tự nhiên và đặc biệt là bản sắc văn hóa trong đó có lối sống, phong tục tập quán là việc cần làm và phải làm của tất cả các chủ thể tham gia nhưng hiện tại nhiệm vụ này vẫn chỉ dừng lại ở chủ trương, chính sách còn trên thực tế vẫn chưa được chú trọng triển khai bằng những hành động cụ thể. Nhiều nét văn hóa đã bị tác động, bị lu mờ, lai căng và thương mại hóa. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lâu dài của một loại hình du lịch mà còn ảnh hưởng đến tương lai bền vững của địa phương. Thứ tư, mặc dù du lịch homestay đã được địa phương đánh giá và xác định là sản phẩm du lịch thế mạnh của Sa Pa nhưng thông tin về du lịch homestay ở Sa Pa đến khách du lịch còn nghèo nàn và hoạt động quảng bá, xúc tiến cho du lịch homestay còn rời rạc,
  5. sơ sài, chưa đem lại hiệu quả tương xứng với tiềm năng phát triển của loại hình du lịch này. Tình hình thực tế đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu một cách tổng thể và khoa học về những điều kiện phát triển du lịch du lịch homestay ở Sa Pa nhằm đánh giá đúng mức để khai thác các điều kiện một cách tối ưu hướng tới sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, văn hóa cho các chủ thể tham gia, đặc biệt là cộng đồng địa phương. Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên đây, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai)” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Dưới góc độ khoa học, nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai) là một đề tài mới. Tuy nhiên, Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu những vấn đề về liên quan đến du lịch homestay và những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa du lịch với cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa. Thứ nhất là những công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến du lịch homestay: Tổng cục Du lịch Việt Nam đã có một đề tài khoa học cấp bộ nghiên cứu về du lịch homestay với nội dung chủ yếu là thu thập, tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch homestay của một số quốc gia và khu vực trên thế giới, cả kinh nghiệm thành công và chưa thành công, trên cơ sở đó, lựa chọn những điểm phù hợp của mỗi nước để đề xuất, vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Tác giả Võ Quế trong “Du lịch cộng đồng - lý thuyết và vận dụng” (năm 2006) đã phân tích, nghiên cứu lý thuyết phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa, điều kiện, nguyên tắc và tiêu chí tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Từ đó, tác giả nghiên cứu về mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của khu vực châu Á và một số khu sinh thái trong nước. “Du lịch bền vững” (năm 2001) của hai tác giả Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu khi phân tích nguyên tắc của quan điểm phát triển bền vững đã nhận định: du lịch bền vững chỉ thực sự được thực thi khi và chỉ khi cộng đồng địa phương được tham gia vào
  6. lĩnh vực du lịch. Và trong định hướng phát triển du lịch bền vững ở miền núi, các tác giả đã đánh giá: vai trò và vị trí của cộng đồng bản địa trong du lịch miền núi là vấn đề quan trọng hàng đầu. Thứ hai là những công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động du lịch với cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa: Năm 1998, Dự án du lịch bền vững của IUCN tại Việt Nam với mục tiêu tiến hành nghiên cứu sâu tại Sa Pa đã tập hợp thành báo cáo và đưa ra mục tiêu phát triển bền vững là: Bảo tồn và phát huy các nguồn tài nguyên, đặc biệt khai thác các nền văn hóa dân tộc truyền thống; bảo đảm quyền lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương; thu hút sự tham gia tối đa của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Một số công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây về du lịch Sa Pa trong đó có “Sự tăng trưởng và ảnh hưởng của du lịch ở Sa Pa” của Michael Dirgegorio năm 1996, “Nghiên cứu ban đầu về du lịch trong vùng và vùng xung quanh thị trấn Sa Pa” của Mark Grindley năm 1997 và “Các quan sát về du lịch ở huyện Sa Pa, đặc biệt chú ý đến dân tộc thiểu số” của Jean Michaud năm 1998 đều có chung nhận định về những đóng góp của các tộc người thiểu số vào sự phát triển du lịch tại Sa Pa nhưng các tộc người đang nhận được lợi ích hạn chế từ du lịch. Các tác giả cùng đưa ra những giải pháp cho hiện trạng này đó là cộng đồng địa phương phải được quyền kiểm soát việc tham gia vào hoạt động du lịch của họ cũng như kiểm soát việc khách du lịch vào thăm làng bản, thăm cuộc sống và các lễ nghi của họ. Từ đó, các nghiên cứu đưa ra mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng nhằm đem lại lợi ích công bằng cho người dân địa phương. “Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sa Pa” của hai tác giả Phạm Thị Mộng Hoa và Lâm Thị Mai Lan (năm 2000) nghiên cứu phạm vi không gian ảnh hưởng của du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa và đặc biệt là những tác động của hoạt động du lịch đến cộng đồng dân tộc thiểu số. Từ đó, các tác giả đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực và tăng cường lợi ích cho cộng đồng dân tộc thiểu số trong hoạt động du lịch. Như vậy, những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến du lịch homestay nhưng chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai). Một số công trình nghiên cứu cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa cộng đồng dân tộc thiểu số với hoạt động du lịch tại Sa Pa (Lào Cai), các
  7. tác giả đều kết luận để phát triển bền vững phải có sự chia sẻ lợi ích thỏa đáng từ du lịch đối với cộng đồng địa phương nhưng các tác giả chưa đưa ra một loại hình du lịch cụ thể để giảm thiểu tính bất bình đẳng tại địa phương. Thực tế này đòi hỏi phải nghiên cứu về loại hình du lịch homestay cho điều kiện phát triển của Sa Pa (Lào Cai) nhằm đáp ứng nhu cầu của khoa học và thực tiễn. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Luận văn có một số mục đích sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch homestay - Phân tích những điều kiện và thực trạng khai thác các điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa - Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch homestay ở Sa Pa. 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã tập hợp và hệ thống hóa lý luận về du lịch homestay, đây là một sự đóng góp mới cho ngành khoa học du lịch và là cơ sở tham khảo và vận dụng đối với các đề tài nghiên cứu có liên quan. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ trở thành một tài liệu tham khảo thiết thực và hữu ích cho các cơ quan quản lý về du lịch, chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương ở Sa Pa và một số địa phương khác có điều kiện tương đương đã và đang phát triển du lịch homestay nhằm đưa ra một định hướng đúng đắn và những giải pháp cụ thể cho tất cả các đối tượng tham gia nhằm hướng đến một sự phát triển bền vững. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là loại hình du lịch homestay và những điều kiện để phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai). Sa Pa tập trung nhiều điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nhưng luận văn chỉ chú trọng vào việc nghiên cứu, đánh giá các điều kiện để phát triển loại hình du lịch homestay. Thời gian nghiên cứu: + Thời gian nghiên cứu tài liệu: từ năm 2003 đến tháng 9/2008 + Thời gian nghiên cứu thực địa: từ tháng 7/2007 đến tháng 9/2008.
  8. Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại huyện Sa Pa cụ thể là thị trấn Sa Pa và bốn xã Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn, San Xả Hồ. 6. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu 6.1. Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp Thu thập các thông tin, dữ liệu cơ bản từ các nguồn nghiên cứu chính thống trước đó về Sa Pa, về hoạt động du lịch ở Sa Pa, về loại hình du lịch homestay nói chung trên thế giới và Việt Nam, về loại hình du lịch homestay ở Sa Pa và đặc biệt là điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa. Những thông tin này được thu thập từ năm 2003 đến hết tháng 9/2008 và là dữ liệu phục vụ cho việc phân tích và dẫn luận tại chương 1 và chương 2. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: - Sách, giáo trình - Báo, tạp chí chuyên ngành và báo, tạp chí có nội dung liên quan - Công trình khoa học như báo cáo, luận văn… - Văn bản pháp luật như Luật du lịch - Báo cáo của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại Sa Pa - Các thông tin, bài báo trên internet. 6.2. Phương pháp điều tra xã hội học 6.2.1. Phương pháp quan sát Phương pháp này sẽ được thực hiện thông qua những chuyến điền dã từ tháng 7/2007 đến hết tháng 9/2008. Các chuyến điền dã bao gồm bốn đợt: Đợt 1: 25/07/2007 - 29/07/2007 Đợt 2: 11/06/2008 - 16/06/2008 Đợt 3: 20/07/2008 - 27/07/2008 Đợt 4: 19/09/2008 - 25/09/2008 Phương pháp quan sát gồm hai hình thức là phương pháp quan sát tham dự và phương pháp quan sát không tham dự:
  9. Quan sát tham dự là người quan sát trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch homestay ở Sa Pa để từ đó đưa ra những cảm nhận, ý kiến cá nhân về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện tại một số nhà dân ở Sa Pa có tổ chức hoạt động du lịch homestay cho khách du lịch. Trong các chuyến thực tế, tác giả đã tiến hành phương pháp quan sát tham dự nghĩa là tham gia chương trình du lịch homestay tại nhà của bác Hoàng Mục ở thôn Tả Van Giáy, xã Tả Van trong khoảng thời gian hai ngày hai đêm 13 - 15/06/2008 và nhà bác Đào A Vinh ở thôn Bản Dền, xã Bản Hồ trong khoảng thời gian hai ngày một đêm 25 - 26/07/2008. Quan sát không tham dự là quan sát hiện trạng, biểu hiện của đối tượng nghiên cứu để từ đó đưa ra những nhận xét định tính. Phương pháp này được thực hiện trong các chuyến điền dã tại một số nhà dân có tổ chức hoạt động homestay cho khách du lịch ở bốn xã Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn, San Xả Hồ. Đồng thời, phương pháp này cũng được tiến hành tại các điểm du lịch ở Sa Pa, cơ quan quản lý du lịch địa phương, chính quyền địa phương tại bốn xã và các công ty lữ hành có chương trình du lịch liên quan đến du lịch Sa Pa và du lịch homestay ở Sa Pa. 6.2.2. Phương pháp bảng hỏi Phương pháp bảng hỏi nhằm thu thập số liệu sơ cấp, đáp ứng cụ thể những yêu cầu của hoạt động điều tra. Bảng hỏi được thiết kế thành ba loại: Bảng hỏi điều tra về sự sẵn sàng tham gia của cộng đồng địa phương tại các bản đang triển khai hoạt động du lịch homestay bao gồm 30 bản. Bảng hỏi dành cho khách du lịch (khách du lịch quốc tế và nội địa) đi du lịch Sa Pa nhằm nghiên cứu nhu cầu về du lịch homestay ở Sa Pa bao gồm 60 bản trong đó 40 bản điều tra về khách du lịch quốc tế, 20 bản điều tra về khách du lịch nội địa. Bảng hỏi dành cho công ty du lịch ở Hà Nội và Sa Pa bao gồm 20 công ty. Các bảng hỏi được tiến hành điều tra tại Sa Pa và Hà Nội từ tháng 6/2008 đến tháng 9/2008. 6.2.3. Phương pháp phỏng vấn
  10. Phỏng vấn là công cụ điều tra, nghiên cứu hiệu quả nhằm thu thập những thông tin mong muốn và phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn mà bảng hỏi chưa đáp ứng được. Phương pháp này được áp dụng với cộng đồng địa phương, cơ quan quản lý về du lịch, chính quyền địa phương, công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch và khách du lịch. Mỗi đối tượng được phỏng vấn đều được xác định những tiêu chí đầy đủ và phù hợp để phục vụ yêu cầu điều tra. Phương pháp phỏng vấn được chính thức tiến hành bao gồm: Hai cuộc phỏng vấn đại diện cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện là cuộc phỏng vấn đối với ông Hoàng Mạnh Dũng, trưởng phòng Văn hóa - Du lịch Sa Pa và ông Phạm Tiến Dũng, phó phòng Văn hóa - Du lịch Sa Pa. Hai cuộc phỏng vấn dành cho chính quyền địa phương là cuộc phỏng vấn đối với ông Giàng A Giang - phó chủ tịch xã Tả Van và ông Đào A Son - bí thư Đảng ủy xã Bản Hồ. Mười cuộc phỏng vấn người dân địa phương đang kinh doanh du lịch homestay ở ba xã Tả Van, Bản Hồ và Tả Phìn. Năm cuộc phỏng vấn người dân địa phương về sự sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch homestay ở Sa Pa ở bốn xã Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn và San Xả Hồ. Năm cuộc phỏng vấn khách du lịch tham gia chương trình du lịch homestay ở hai xã Tả Van và Bản Hồ. Bốn cuộc phỏng vấn đại diện các công ty lữ hành về sự sẵn sàng tổ chức chương trình du lịch homestay là công ty Saigontourist, Hoàng Gia, Đức Minh, Topas. Phương pháp này được tiến hành tại Sa Pa và Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 6/2008 đến hết tháng 8/2008. 6.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Trần Thúy Anh (chủ biên), Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Công an huyện Sa Pa (2007), Báo cáo về một số chỉ tiêu thống kê toàn huyện. 3. Đảng bộ huyện Sa Pa, Chương trình phát triển văn hóa - xã hội giai đoạn 2006 - 2010. 4. Phạm Hoàng Hải (2003), Sa Pa giữa trời mây trắng, NXB Chính trị quốc gia. 5. Phạm Hoàng Hải (2004), Du lịch Sa Pa - cẩm nang lữ hành, Trung tâm thông tin và dịch vụ du lịch Sa Pa. 6. Phạm Thị Mộng Hoa, Lâm Thị Mai Lan (2000), Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sa Pa, NXB Văn hóa dân tộc. 7. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Huy (chủ biên) (1998), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo dục. 9. Phạm Trung Lương (chủ biên) (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục. 10. Phòng Thương mại - Du lịch huyện Sa Pa (2006), Báo cáo hoạt động Thương mại - Du lịch năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007. 11. Phòng Thương mại - Du lịch huyện Sa Pa (2007), Báo cáo hoạt động Thương mại - Du lịch năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008. 12. Phòng Thương mại - Du lịch huyện Sa Pa (2008), Báo cáo tình hình hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Sa Pa. 13. Võ Quế (chủ biên) (2006), Du lịch cộng đồng - lý thuyết và vận dụng (Tập 1), NXB Khoa học và kỹ thuật.
  12. 14. Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai (2006), Báo cáo tình hình hoạt động du lịch tỉnh Lào Cai. 15. Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai, Quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2005 - 2010 định hướng 2020. 16. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Tổng cục Du lịch (2005), Luật du lịch. 18. Tổng cục Du lịch (2006), Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở nhà dân, Đề tài nghiên cứu cấp bộ. 19. Lê Anh Tuấn (2008), “Du lịch nông thôn - định hướng phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam (2/2008), tr.32 - 33, tr.71. 20. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1999), Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 21. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục. 22. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục. 23. Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa, Đề án phát triển văn hóa giai đoạn 2006 - 2010. 24. Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa, Quy chế tạm thời quản lý các tuyến du lịch làng bản trên địa bàn huyện Sa Pa. TIẾNG ANH 25. IUCN Vietnam (1997), Capacity - Buiding for sustainable tourism initiatives, Project Outline. 26. Mark Grindley (1997), Preliminary study of tourism in and around Sapa, Lao Cai. 27. Jean Michaud (1998), Observations on tourism in Sa Pa district, with special attention paid to ethnic minorities.
  13. 28. Michael Di Gregorio, Pham Thi Quynh Phuong, Minako Yasui (1996), The growth and impact of tourism in Sa Pa, Center for natural resources and environmental studies and the east - west center. INTERNET 29. Vũ Hào (2008), Du lịch “homestay”, http://www.vtv.vn 30. Nguyễn Khánh Linh (2005), Du lịch homestay ở Bản Hồ, http://www.vietbao.vn 31. Minh Phúc (2007), Du lịch kiểu homestay, http://www.tuoitre.com.vn 32. Nhóm phóng viên (2006), Chương trình du lịch bền vững vì người nghèo, http://www.vietnamtourism.gov.vn 33. Nhóm phóng viên (2003), Du lịch homestay ở Việt Nam, http://www.vnexepress.net 34. Nhóm phóng viên (2007), Du lịch “ba cùng” ở Sa Pa, http://www.mangdulich.com 35. Nhóm phóng viên (2007), Khai thác hiệu quả du lịch homestay - hướng phát triển du lịch bền vững, http://www.dangcongsan.vn 36. Trang thông tin của http://www.chinet.org 37. Trang thông tin về Lào Cai http://www.laocai.gov.vn 38. Trang thông tin về Sa Pa http://www.sapatourism.info.vn 39. Trang thông tin của http://www.vi.wikipedia.org 40. Trang thông tin của http:// www.vietnamhomestay.net
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2