intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:152

104
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi nêu lên cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng và thiết kế các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi. Với các bạn chuyên ngành Giáo dục học thì đây là tài liệu hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Nữ Quỳnh Trâm THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP GIÁO DỤC NHẬN THỨC VỀ BẢN THÂN CHO TRẺ 5 -6 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Nữ Quỳnh Trâm THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP GIÁO DỤC NHẬN THỨC VỀ BẢN THÂN CHO TRẺ 5 -6 TUỔI Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ NGỌC CHÚC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Thiết kế các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa nhận được công bố trong các công trình khác, các trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2014 HỌC VIÊN CAO HỌC Nguyễn Nữ Quỳnh Trâm
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, truyền đạt những kiến thức quý báu của quý Thầy Cô trong khóa học sau đại học chuyên ngành giáo dục mầm non của Trường Đại Học Sư Phạm. Tôi xin cảm ơn quý Thầy Cô phòng sau đại học trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM đã hỗ trợ cho tôi trong suốt khóa học. Tôi xin cảm ơn đến Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Chúc đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ của BGH và các giáo viên trường mầm non. Cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, người thân đã giúp đỡ tôi trong học tập và cũng như trong khi tôi hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2014 HỌC VIÊN CAO HỌC Nguyễn Nữ Quỳnh Trâm
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................. 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài............................................... 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................... 10 1.2. Lý luận về ý thức, tự ý thức, nhận thức về bản thân.................................. 12 1.2.1. Khái niệm ý thức ................................................................................. 12 1.2.2. Khái niệm tự ý thức ............................................................................. 13 1.2.3. Khái niệm nhận thức về bản thân ........................................................ 15 1.2.4. Một số đặc điểm tâm lý liên quan đến nhận thức về bản thân của trẻ 5 - 6 tuổi ......................................................................................... 18 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi .............................................................................................. 21 1.2.6. Nội dung giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non và bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của Bộ giáo dục và đào tạo.................................................................. 24 1.3. Các cơ sở thiết kế bài tập ........................................................................... 28 1.3.1. Khái niệm thiết kế................................................................................ 28 1.3.2. Khái niệm về bài tập ............................................................................ 28 1.3.3. Các nguyên tắc thiết kế bài tập ............................................................ 30 1.3.4. Các yêu cầu khi áp dụng bài tập giáo dục trẻ nhận thức về bản thân....... 32 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 35 Chương 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BÀI TẬP GIÁO DỤC NHẬN THỨC VỀ BẢN THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ........................... 36 2.1. Tổ chức nghiên cứu.................................................................................... 36
  6. 2.1.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 36 2.1.2. Khái quát về quá trình tổ chức nghiên cứu thực trạng ........................ 39 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non, Tp.HCM............................. 40 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non và Ban giám hiệu về giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường MN Tp.HCM ........................................................................... 40 2.2.2. Thực trạng các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường MN Tp. HCM ................................................. 45 2.2.3. Những khó khăn của giáo viên khi giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi .......................................................................... 54 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 58 Chương 3. THIẾT KẾ VÀ KHẢO SÁT TÍNH KHẢ THI MỘT SỐ BÀI TẬP GIÁO DỤC NHẬN THỨC VỀ BẢN THÂN CHO TRẺ 5 -6 TUỔI ................................................................................ 59 3.1. Thiết kế các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ..... 59 3.1.1. Các bài tập giúp trẻ phân biệt bản thân với người khác: hiểu vị thế và các quan hệ xã hội, xúc cảm của bản thân. ............................... 59 3.1.2. Các bài tập giúp trẻ bộc lộ năng lực, phẩm chất, tính cách khí chất ....... 65 3.1.3. Các bài tập giúp trẻ nhận ra bản thân và người khác có xu hướng khác nhau: thái độ tích cực trong quan hệ với bạn bè và người lớn; hợp tác với bạn bè; hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội; tôn trọng người khác ........................................................................... 71 3.2. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi..................................................................... 77 3.2.1. Khảo sát bằng phiếu hỏi ...................................................................... 77 3.2.2. Khảo sát bằng hình thức giáo viên tổ chức giờ học dựa trên các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ................... 87 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 97 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Danh sách các trường mầm non khảo sát.......................................... 36 Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của BGH và GV các trường khảo sát. ........... 37 Bảng 2.3. Thâm niên công tác của BGH, GV các trường khảo sát. .................. 37 Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên mầm non về khái niệm giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ (N = 79) câu 1 (xem phụ lục 4) ................. 40 Bảng 2.5. Sự cần thiết giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi. ....... 42 Bảng 2.6. Sự phân bố thời gian tổ chức giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ................................................................................. 43 Bảng 2.7. Thực trạng mức độ sử dụng biện pháp giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi. ................................................................ 45 Bảng 2.8. Thực trạng mức độ sử dụng biện pháp giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên. ......................................... 46 Bảng 2.9. Thực trạng mức độ sử dụng biện pháp giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi của BGH. ................................................ 46 Bảng 2.10. Những khó khăn trong quá trình giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi................................................................................ 54 Bảng 3.1. Quy ước tính cần thiết và khả thi của bài tập .................................... 78 Bảng 3.2. Điểm trung bình và mức độ cần thiết của các bài tập đề xuất. ......... 78 Bảng 3.3. Điểm trung bình mức độ khả thi của các bài tập đề xuất. ................. 81 Bảng 3.4. So sánh về tính cần thiết và tính khả thi của các bài tập đề xuất. ..... 84
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Trình độ chuyên môn của BGH và GV ...................................... 38 Biều đồ 2.2. Thâm niên công tác của BGH và GV ......................................... 38 Biểu đồ 2.3. Nhận thức của BGH và GV về sự cần thiết giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi. ............................................. 43 Biểu đồ 2.4. Sự phân bố thời gian giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường. .......................................................... 44 Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi. ........................................................... 81 Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi. .................................................................. 84 Biểu đồ 3.3. Trung bình cần thiết và trung bình khả thi của các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi. ..................... 86
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH : Ban giám hiệu CT : Cần thiết GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non TB : Trung bình KCT : Không cần thiết KKT : Không khả thi KT : Khả thi MN : Mầm non RCT : Rất cần thiết RKT : Rất khả thi TBCT : Trung bình cần thiết TBKT : Trung bình khả thi TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh ĐHSP : Đại học sư phạm HN : Hà Nội
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xã hội hiện nay đã và đang làm biến đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Con người luôn mong muốn vươn tới thành công, trong guồng quay đó luôn có những câu hỏi: Tại sao có những người kém thông minh nhưng lại thành công hơn những người thông minh? Do họ may mắn, làm việc chăm chỉ, hay họ có những năng lực đặc biệt? Cuốn sách bán chạy nhất thế giới của Daniel Goleman (Emotional intelligence) đã lập luận rằng tầm nhìn của chúng ta về trí tuệ con người quá hạn hẹp. Với kết quả nghiên cứu về trí não và khoa học hành vi, Goleman lý giải cho chúng ta những câu hỏi trên. “Hãy hiểu chính mình”, nói lên nguyên tắc cơ bản của xúc cảm: phải có ý thức về những tình cảm của mình ngay từ khi nó xuất hiện. Các nhà tâm lý học gọi ý thức về tư duy của mình là siêu nhận thức và ý thức về những xúc cảm của mình là siêu tâm trạng [15]. Ý thức của đứa trẻ được hình thành bởi chính đứa trẻ, bởi sự dạy dỗ của người lớn trong quá trình dạy chữ và dạy người. Ý thức điều khiển và uốn nắn hành động của trẻ, làm cho hành động đó từng bước mang tính sáng tạo và vượt lên những sự kiện thông thường của đời sống hàng ngày. Hành động của trẻ tác động vào chính đứa trẻ bằng hoạt động có ý thức, đứa trẻ thực hiện tái tạo bản thân mình bởi chính mình [25, tr.80]. Việc lĩnh hội kiến thức của người đi học nói chung và trẻ em mầm non nói riêng phần lớn là do tính chủ động trong học tập, tự tìm tòi và có nhu cầu học tập. Mà sự phát triển của trẻ em là sự lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân loại bằng hoạt động của bản thân trẻ để phát triển. Qua hoạt động tích lũy kiến thức, phát triển trí tuệ, nhận thức bản thân, trẻ biết về bản thân mình có nghĩa là biết: Điều gì mình muốn, điểm mạnh, điểm yếu, những động cơ thúc đẩy bản thân hành động và khiến bản thân vui vẻ, muốn thay đổi bản thân, tự nhận thức về bản thân, tự đánh giá về bản thân, tự điều chỉnh – điều khiển bản
  11. 2 thân theo mục đích tự giác. Nếu mỗi cá nhân càng hiểu về bản thân mình tốt, cá nhân đó có thể chấp nhận hoặc thay đổi bản thân mình. Chỉ khi nhận thức rõ, hiểu rõ về mình, cá nhân mới nhận ra được điều gì chưa phù hợp để hướng đến thay đổi, thích ứng. Mình luôn trả lời cho các câu hỏi: Mình là ai? Mình đang ở đâu? Mình muốn gì? Mình sẽ đi đến đâu? Trong xu hướng chung đổi mới toàn diện giáo dục, phát huy tính chủ động của trẻ mầm non để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một. Đó cũng là mục tiêu trong chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo: “Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, nhận thức, thẫm mỹ, ngôn ngữ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”. Đặc biệt trong chương trình Giáo dục mầm non 2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Trong đó, chuẩn 7, chuẩn 8, chuẩn 9, chuẩn 10, chuẩn 11, chuẩn 12, chuẩn 13 đưa ra các chỉ số đánh giá: thể hiện sự nhận thức về bản thân, sự tin tưởng vào khả năng của bản thân, trẻ biết thể hiện cảm xúc và một số quy tắc ứng xử của bản thân đối với các mối quan hệ xung quanh trẻ. Việc giáo dục nhận thức về bản thân là một quá trình rèn luyện và giáo dục lâu dài. Đặc biệt, là trẻ 5 – 6 tuổi là lứa tuổi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa trường phổ thông. Do đó cần sớm giáo dục cho trẻ nhận thức về bản thân đó sẽ làm hành trang cho trẻ thích nghi tốt với sự thay đổi môi trường và tăng tính tự lập cho trẻ. Trẻ 5 - 6 tuổi đã có khả năng nhận thức về bản thân nhưng thực tế vẫn chưa được quan tâm, chưa tạo ra các bài tập riêng trong các hoạt động giáo dục lẫn vui chơi. Từ tình hình trên đề tài “Thiết kế các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi” được xác lập.
  12. 3 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi, từ đó thiết kế các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi. 4. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế bài tập như là phương tiện giáo dục giúp trẻ: phân biệt bản thân với người khác; bộc lộ năng lực, phẩm chất, tính cách khí chất; nhận ra bản thân và người khác có xu hướng khác nhau thì trẻ sẽ nhận thức về bản thân tốt hơn. 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài thiết kế các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi tại huyện Nhà Bè, theo nội dung chương trình giáo dục mầm non và bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của Bộ giáo dục và đào tạo. 5.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Một số trường mầm non thuộc huyện Nhà Bè và trường mầm non thuộc Quận 7 (8 trường). 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa một số lý luận nhận thức về bản thân nhằm tạo cơ sở cho vấn đề nghiên cứu. Khảo sát thực trạng các bài tập giáo dục của giáo viên nhằm phát triển khả năng nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non thuộc huyện Nhà Bè và Quận 7.
  13. 4 Thiết kế và thử nghiệm các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tìm kiếm một số vấn đề lý luận cơ bản và các công trình nghiên cứu từ luận án, sách báo, tạp chí, trang web… có liên quan đến đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát và ghi chép lại biểu hiện nhận thức về bản thân của trẻ khi thực hiện bài tập trong một số hoạt động của cô và trẻ ở trường mầm non: giờ học, vui chơi trong lớp, nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức về bản thân của trẻ 5 - 6 tuổi và khảo sát tính cần thiết và khả thi của các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân. Tìm hiểu các loại bài tập giáo dục nhận thức về bản thân (mặt tình cảm – kỹ năng xã hội ) trong kế hoạch năm, tháng, tuần của giáo viên mầm non thuộc địa bàn khảo sát. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn - Phỏng vấn phó hiệu trưởng chuyên môn, giáo viên để tìm hiểu về việc sử dụng bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ. - Những khó khăn của giáo viên khi giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi và các bài tập hỗ trơ. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Nhằm tìm hiểu ý kiến của giáo viên mầm non về: - Nhận thức của giáo viên mầm non về giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi. - Các bài tập giáo viên sử dụng nhằm giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi. - Những nguyên nhân giáo viên chưa thực hiện tốt việc giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi.
  14. 5 - Điều tra tính cần thiết và khả thi của các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi. 7.3. Phương pháp xử lý thông tin Các tư liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học. 8. Đóng góp của đề tài nghiên cứu - Góp phần hệ thống hóa lý luận nhận thức về bản thân của trẻ 5 - 6 tuổi. - Tìm hiểu thực trạng về việc thực hiện các bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi và xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giáo dục nhận thức về bản thân tại một số trường mầm non thuộc thành phố Hồ Chí Minh. - Đề tài thiết kế một số bài tập giáo dục nhận thức về bản thân cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi.
  15. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới đã đề cập đến sự nhận thức về bản thân (tự nhận thức) trong các công trình nghiên cứu về tự ý thức. Phân tâm học do S.Freud sáng lập cho rằng, trong đời sống tâm lý, ý thức chỉ là một phần rất nhỏ bé so với cái bản năng, cái vô thức (nguyên lý tảng băng trôi). Phân tâm học đi đến khẳng định động lực của đời sống tâm lý và sự phát triển nhân cách của con người nằm ở tầng sâu vô thức. Những nhà phân tâm học tập trung, đề cao vô thức mà xem nhẹ các vấn đề về ý thức cũng như vai trò của nó trong đời sống con người [31]. Đầu thế kỉ XX, trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thì vấn đề ý thức, tự ý thức mới dần được làm sáng tỏ và nghiên cứu sâu. Nhà tâm lý học ngưởi Đức A.Pfender, đầu thế kỉ XX, đã xây dựng khái niệm tự ý thức từ sự phân biệt “cái tôi” và tự ý thức. Theo ông, tất cả các hiện tượng tâm lý là cảm xúc trực tiếp đồng nhất với ý thức, nhưng ý thức không được hiểu là sự phản ánh mà như cái bên trong có sẵn. Chủ thể tâm lý hình thành khả năng tự nhận thức về bản thân mình, hình ảnh của chính mình, hình ảnh này có hạt nhân và ngoại biên. Ngoại biên là những gì nằm ngoài tâm lý như: quần áo, thân thể, tài sản. Khi chính hình ảnh đó của chủ thể tâm lý trở thành đối tượng, nội dung của ý thức cụ thể, xuất hiện ý thức tâm lý đặc biệt là tự ý thức [21]. GS. Philippe Rochat, thuộc khoa tâm lý học, đại học Emory, Mỹ đã có công trình nghiên cứu về “Năm mức độ tự ý thức mà trẻ bộc lộ ở những năm đầu đời”. Trong đó ông đã phân tích năm mức độ tự ý thức của trẻ gồm có: Mức 0 - sự hỗn loạn; Mức 1 - sự khác biệt; Mức 2 - sự định vị; Mức 3 - sự nhận ra; Mức
  16. 7 4 - sự bền vững; Mức 5 - sự tự ý thức. Thông qua các bài tập thí nghiệm, tác giả đã khẳng định mức độ của tự ý thức xuất hiện theo thứ tự thời gian, tương ứng với độ tuổi của trẻ. Tác giả đã rất xem trọng yếu tố trải nghiệm mà bỏ qua các yếu tố cơ sở là đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ [60]. Nhà tâm lý học Pháp, P.Janet, đã có bước tiến đáng kể trong sự hiểu biết bản chất của tự ý thức. Quan niệm của Janet thừa nhận tâm lý của con người bị chế ước bởi quá trình tác động qua lại của xã hội. Trong hoạt động tập thể và giao tiếp con người nhập tâm những phương thức hành vi, quan hệ, thái độ đối với thế giới bên ngoài của người khác. Những phương thức hành vi được nhập tâm đó sẽ thể hiện thành phương thức hành vi của con người đó. Quan điểm của ông về tự ý thức, như thuộc tính cơ bản của nhân cách được hình thành trong hệ thống các mối quan hệ xã hội phức tạp. Quan điểm này, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển quan niệm duy vật về bản chất của tự ý thức [31, tr.424-425]. Trong công trình “Vấn đề tự ý thức trong tâm lý học” (1977), I.I.Trexnocova đã đưa ra các nguyên tắc duy vật biện chứng của việc phân tích tự ý thức nói chung và tự nhận thức nói riêng. I.I.Trexnocova cho rằng tự nhận thức là một phần trong cấu trúc của tự ý thức, trong đó gồm 3 mặt thống nhất: nhận thức (tự nhận thức), cảm xúc – giá trị (thái độ đối với bản thân) và hành động – ý chí, điều khiển (tự điều chỉnh – điều khiển). Trong tác phẩm này, I.I.Trexnocova đã phân tích quá trình phát triển tự ý thức trong sự phát triển cá thể, phân tích bản chất ba mặt của ý thức [21]. Bên cạnh đó, còn có công trình nghiên cứu về sự tự nhận thức bản thân trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách: Trong tác phẩm “Hoạt động, ý thức, nhân cách” A.N.Leonchiep đã đề cập đến vấn đề tự ý thức của con người. Ông nói: “Ý thức cá nhân không chỉ là kiến thức, hệ thống ý nghĩa, hoặc các khái niệm thu nhận được mà còn là sự vận động bên trong, phân biệt sự hiểu biết về bản thân và tự ý thức về mình”. Theo ông cần phân biệt giữa hiểu biết về bản thân và tự ý thức về mình. “Ngay từ hồi còn rất bé người ta cũng đã tích lũy được nhiều hiểu biết, những biểu tượng về
  17. 8 bản thân. Còn ý thức bản ngã, ý thức về cái tôi, của mình, là kết quả, là sản phẩm sinh thành của một con người với tư cách là một nhân cách [4, tr.136 – 137]. Nửa cuối thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu, cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề “năng lực hiểu xúc cảm của bản thân và năng lực kiểm soát các xúc cảm đó, có ý thức về những tình cảm của mình ngay từ khi nó xuất hiện và hiểu hơn về bản thân”. Đại biểu cho những nghiên cứu trên là các nhà khoa học: E.I Thorndike (1970) – giáo sư tâm lý giáo dục ở trường Đại học tổng hợp Columbia là một trong những người đầu tiên tìm ra cách nhận dạng trí tuệ cảm xúc mà lúc đó ông gọi là trí tuệ xã hội. Theo ông trí tuệ xã hội là “năng lực hiểu và kiểm soát của một người dùng để hành động một cách khôn ngoan trong các mối quan hệ của con người” [68]. Nhà tâm lý học Isarel, Reuven Bar – On là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ EQ (Emotional Intelligence Quotient) trong luận án tiến sĩ của mình năm 1985. Ông đặt trí tuệ cảm xúc trong trong phạm vi lý thuyết nhân cách, đưa mô hình Well – being (1997) với ý định trả lời câu hỏi “Tại sao một người nào đó lại có khả năng thành công trong cuộc sống hơn người khác”. Ông đã nhận diện được 5 khu vực bao quát về mặt chức năng phù hợp với thành công trong cuộc sống: các kỹ năng làm chủ cảm xúc của mình; các kỹ năng làm chủ cảm xúc liên cá nhân, tính thích ứng, kiểm soát stress, tâm trạng chung [69]. Năm 1997. John Mayer và Salovey chính thức định nghĩa: “ Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết, bày tỏ cảm xúc, hòa cảm xúc vào suy nghĩ, hiểu, suy luận, với xúc cảm, điều khiển, kiểm soát xúc cảm của mình và của người khác” [57]. Daniel Goleman, tiến sỹ tâm lý học của Đại học Havard – người phụ trách chuyên mục khoa học của tờ Times, tập hợp kết quả nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và đã viết cuốn sách gây tiếng vang lớn ở Mỹ với nhan đề “Trí tuệ cảm xúc; Tại sao nó lại có thể quan trọng hơn IQ đối với tính cách, sức khỏe và sự thành công trong suốt cuộc đời?” Ông đưa ra chương trình học về nhận thức bản thân: ý thức về bản thân, đưa ra các quyết định, chế ngự cảm xúc, làm dịu những căng
  18. 9 thẳng, đồng cảm với người khác, giao tiếp, cởi mở với người khác, sự sáng suốt: Nhận ra ở bản thân và ở người khác những xu hướng sống và phản ứng tình cảm, chấp nhận bản thân: Cảm thấy tự hào và tự nhìn nhận bản thân theo hướng tích cực; nhận biết những chỗ mạnh và chỗ yếu; có khả năng tự “cười nhạo” bản thân, trách nhiệm cá nhân, tự tin, hoạt động nhóm, giải quyết các xung đột [15]. Với tác giả Travis Bradberry và Jean Greaves trong tác phẩm “Thông minh cảm xúc – nâng cao EQ để hạnh phúc và thành công”. Tác giả đã đề cập đến biểu hiện của trí tuệ cảm xúc hiểu về bốn kĩ năng: năng lực cá nhân bao gồm kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng làm chủ bản thân; năng lực xã hội bao gồm kĩ năng nhận thức xã hội và kĩ năng làm chủ mối quan hệ. Bốn kĩ năng này kết hợp với nhau tạo thành trí tuệ cảm xúc. Tự nhận thức (hay nhận thức về bản thân) là khả năng bạn nhận biết một cách chính xác về cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra và hiểu mình có khuynh hướng làm gì trong tình huống đó. Tự nhận thức bao gồm việc kiểm soát được những phản ứng thông thường của bản thân đối với những sự việc, thách thức và đối tượng cụ thể. Hiểu biết thấu đáo về các khuynh hướng của bản thân đóng vai trò rất quan trọng; nó giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được cảm xúc của mình. Khả năng tự nhận thức tốt đòi hỏi bạn sẵn sàng chịu đựng sự khó chịu khi phải chú ý đến những cảm xúc đôi khi tiêu cực [3, tr.22 - 23]. Như vậy, các khái niệm về tự nhận thức được các nhà khoa học đề cập trong các công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc mà trước đó được gọi là trí tuệ xã hội. Các nghiên cứu trên đều đề cập đến việc hiểu về cảm xúc bản thân, quản lý cảm xúc, hiểu thấu đáo về khuynh hướng của bản thân, xử lý các mối quan hệ. Có thể nói, nếu mỗi cá nhân càng hiểu về bản thân mình tốt, cá nhân đó có thể chấp nhận hoặc thay đổi bản thân mình. Chỉ khi nhận thức rõ, hiểu rõ về mình, cá nhân mới nhận ra được điều gì chưa phù hợp để hướng đến thay đổi, thích ứng. Càng hiểu rõ về mặt tốt đẹp và mặt hạn chế bao nhiêu thì chúng ta càng phát huy toàn bộ tiềm năng của mình tốt bấy nhiêu.
  19. 10 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế kể trên, các nhà khoa học, nhà giáo dục Việt Nam có một số công trình như sau: Công trình nghiên cứu lý luận của tác giả Lê Khanh (Bản chất của ý thức, 2003) [23], Đỗ Long (Vấn đề ý thức trong tâm lý học tộc người, 2005) [26], Trần Ninh Giang (Vấn đề ý thức, tự ý thức trong tâm lý học 2005) [14]…Các công trình này tập trung nghiên cứu về vấn đề về bản chất, cấu trúc của ý thức, tự ý thức trong quá trình phát triển tâm lý người. Các công trình nghiên cứu thực tiễn về sự ý thức và tự ý thức: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thạc về tự ý thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được tiến hành trên 326 trẻ tại các trường mẫu giáo ở Hà Nội năm học 1998 – 2000. Kết quả nghiên cứu cho thấy tự ý thức của trẻ 5 - 6 tuổi thể hiện cao ở tất cả các mặt; đa số trẻ có mức độ đánh giá phù hợp cao. Tự ý thức của trẻ phát triển không đồng đều ở các mặt tự ý thức và ở từng cá nhân trẻ. Đồng thời, đề tài cũng đi đến khẳng định tự ý thức của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan [40]. Mặc khác, những vấn đề “cái tôi”, tự nhận thức, tự đánh giá… đã được quan tâm nghiên cứu khá nhiều, có thể kể đến như: - Đề tài “Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên đại bàn TP.HCM” của tác giả Bùi Hồng Quân, luận văn thạc sĩ tâm lý học năm 2010. Trong đề tài này, tác giả chú ý phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tự đánh giá của trẻ, đặt biệt là thầy cô và bạn bè ở trung tâm. Đề tài nêu rõ tự đánh giá là mức độ cao của tự ý thức, để đánh giá trước tiên trẻ phải tự nhận thức rõ các giá trị của bản thân [35]. - Đề tài “Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh” của Cao Hải Anh năm, 2010. Tác giả tiến hành nghiên cứu trên 200 sinh viên, 20 cán bộ Đoàn thanh niên và Hội sinh viên, 20 giáo viên chủ nhiệm. Kết quả nghiên cứu luận văn cho thấy sinh viên trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh có mức độ đánh giá về bản thân ở mức trung bình. Sự đánh
  20. 11 giá về bản thân của sinh viên trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh có mối tương quan nhất định với kết quả học tập của sinh viên ở trường [2]. - Đề tài “Biểu hiện tự ý thức của học sinh một số trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Kiều Thị Thanh Trà, năm 2010. Nghiên cứu được thực hiện tại 4 trường: Trường trung học thực hành Đại học Sư phạm TP.HCM, Trường THPT Hùng Vương, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Trường THPT Lê Thánh Tôn. Nghiên cứu được thực hiện trên 465 học sinh thuộc 4 trường trên. Kết quả nghiên cứu thu được đa số học sinh THPT ở TP.HCM hiện nay có biểu hiện tự ý thức ở mức khá, có mối liên hệ ở mức trung bình giữa biểu hiện tự ý thức biểu hiện trên ba mặt. Và yếu tố giáo dục gia đình và bản thân là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến tự ý thức của học sinh [44]. - Đề tài nghiên cứu về “cái tôi” với tư cách là hạt nhân ý thức “Tính cộng đồng – tính cá nhân và “ cái tôi” của con người Việt Nam hiện nay” do Đỗ Long và Phan Thị Mai Hương làm chủ nhiệm. Đề tài bổ sung những quan điểm truyền thống về tính cộng đồng – tính cá nhân cũng như khái niệm “cái tôi” của người Việt Nam từ góc độ tâm lý học [26]. - Đề tài “Tìm hiểu sự đánh giá bản thân ở trẻ 10 – 15 tuổi” do Văn Thị Kim Cúc thực hiện trên khách thể là 120 trẻ ( 60 nam – 60 nữ) ở một số trường THCS tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đề tài đã cho thấy ở thanh thiếu niên 10 - 15 tuổi, tự đánh giá bản thân bộc lộ tính tích cực ở lĩnh vực học đường thể hiện rõ khả năng đáp ứng thích hợp của trẻ vào hoạt động chủ đạo, vào cuộc sống học đường [8]. - Đề tài “Sự tự đánh giá của học sinh cuối cấp tiểu học” của Vũ Thị Nho. Tác giả đề cập đến sự tự đánh giá của học sinh tiểu học. Tác giả nhấn mạnh sự tự nhận thức bản thân của học sinh lứa tuổi này chưa ổn định và chịu ảnh hưởng từ đánh giá của người khác, ở đây là thầy cô, bạn bè [32]. - Đề tài nghiên cứu “Tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 4, 5 tại trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Ngọc Bảo Trân, năm 2011. Kết quả nghiên cứu trên 100 học sinh cho thấy, học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2