intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

122
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấu trúc của luận văn bao gồm: Chương 1 - Tổng quan về biến đổi khí hậu và các điều kiện kinh tế xã hội huyện Bắc Quang, Chương 2 - Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu, Chương 3 - Phân tích cơ sở khoa học của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Hà Linh CƠ SỞ KHOA HỌC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC QUANG TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Hà Linh CƠ SỞ KHOA HỌC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC QUANG, HÀ GIANG Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng Mã số: 60 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Lƣu Đức Hải Hà Nội – 2013
  3. Lời cảm ơn Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lƣu Đức Hải giảng viên khoa Môi trƣờng trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trƣờng, các thầy cô trong bộ môn Quản lý Môi trƣờng đã cung cấp các kiến thức khoa học về môi trƣờng và kiến thức các ngành khoa học khác. Những kiến thức đó sẽ tạo tiền đề cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Để hoàn thành khoá luận này em cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự động viên và tạo mọi điều kiện của gia đình, bạn bè. Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Nguyễn Hà Linh
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................4 DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................6 DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................7 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................8 MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG .......................................................................3 1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu .............................................................................3 1.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu ...........................................................................3 1.1.2. Tác động của BĐKH .........................................................................................9 1.2. Điều kiện TN- KTXH huyện Bắc Quang...........................................................11 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................11 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................14 1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................18 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ............................20 NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................20 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: .......................................................................................20 2.2. Mục tiêu nghiên cứu: .........................................................................................20 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................20 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................20 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HUYỆN TẠI HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG ......................................................................................................................23 3.1. Xu hƣớng biến đổi của các yếu tố khí hậu .........................................................25 3.1.1. Nhiệt độ ...........................................................................................................25 3.1.2. Lƣợng mƣa và chỉ số khô hạn .........................................................................27 3.1.3. Các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng ................................................................34 3.2. Các ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang ................37 3.2.1. Các ảnh hƣởng của BĐKH đến môi trƣờng tự nhiên; ....................................38 3.3.2. Các ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến đời sống; ........................................41 3.3.3. Ảnh hƣởng của BĐKH đến kinh tế - hoạt động sản xuất ...............................48 3.3. Dự báo ảnh hƣởng của BĐKH trên địa bàn huyện Bắc Quang; ........................56 3.3.1. Xu thế diễn biến của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang. ..........56 3.3.2. Dự báo ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên ...................................................58 3.3.3. Dự báo ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội .........................60 3.3.4. Dự báo ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế - hoạt động sản xuất .....63 3.3.5. Dự báo các tác động khác ...............................................................................65 3.4. Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ........................................67 3.4.1. Các giải pháp chung ........................................................................................67
  5. 3.4.2. Các giải pháp thích ứng với BĐKH đối với môi trƣờng tự nhiên ..................69 3.4.3. Các giải pháp thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực kinh tế ............................70 3.4.4. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong đời sống xã hội ....................75 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................80
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lƣợng mƣa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam.........................................................................................6 Bảng 3.1. Xu hƣớng biến đổi nền nhiệt độ tại huyện Bắc Quang.............................25 Bảng 3.2. Số liệu tổng lƣợng mƣa từ năm 1991- 2012 tại huyện Bắc Quang ..........28 Bảng 3.3. Số liệu tổng hợp lƣợng mƣa ngày lớn nhất qua các năm .........................30 Bảng 3.4: Chỉ số khô hạn tại huyện Bắc Quang từ năm 1991 đến năm 2012 ..........33 Bảng 3.5. Thống kê số trận lũ từ năm 2004 đến năm 2011 ......................................34 Bảng 3.6. Thống kê số điểm sạt, trƣợt, lở từ năm 2004 đến năm 2011 ....................35 Bảng 3.7. Một số trận lũ quét điển hình xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Quang. ......36 Bảng 3.8 . Đặc trƣng lƣợng mƣa tại huyện Bắc Quang từ năm 1991 - 2012 ...........39 Bảng 3.9. Chiều dài đƣờng bị thiệt hại do lũ ống, lũ quét, trƣợt, sạt lở trên địa bàn nghiên cứu năm 2010 - 2012 .....................................................................................45 Bảng 3.10. Sự thay đổi diện tích rừng trồng .............................................................53 Bảng 3.11. Tác động của BĐKH đến các tiểu khu vực tại huyện Bắc Quang .........54 Bảng 3.12. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 trạm Bắc Quang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)...............56 Bảng 3.13. Chênh lệch nhiệt độ tối cao tại các mốc của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1961-1990 của trạm Bắc Quang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)..........56
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các kịch bản về sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển đến năm 2100 5 Hình 1.2. Nhiệt độ trung bình toàn cầu từ năm 1860 đến năm 2000 ..........................6 Hình 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng I, tháng VII tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010 .....................................................................................................................8 Hình1.4. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010....8 Hình 1.5. Biến động lƣợng mƣa tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010 .......9 Hình 1.6. Địa giới hành chính huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang ............................12 Hình 3.1. Mô hình DPSIR về BĐKH tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. ...........24 Hình 3.2. Diễn biến xu hƣớng biến đổi nhiệt độ từ năm 1991 - 2012 .....................26 Hình 3.3. Diễn biến nền nhiệt độ trung bình từ năm 1991 – 2012 tại huyện Bắc Quang ........................................................................................................................27 Hình 3.4. Xu hƣớng biến đổi lƣợng mƣa huyện Bắc Quang từ năm 1991 - 2012 ....30 Hình 3.5. Diễn biến lƣợng mƣa ngày lớn nhất từ năm 1991 – 2012 ........................32 tại huyện Bắc Quang .................................................................................................32 Hình 3.6. Diễn biến số ngày có mƣa từ năm 1991 – 2012 ........................................32 Hình 3.7. Diễn biến chỉ số khô hạn tại huyện Bắc Quang từ năm 1991 – năm 2012 ...................................................................................................................................34 Hình 3.8. Dân số các các dân tộc sinh sống tại huyện Bắc Quang ...........................41 Hình 3.9. Tỷ lệ cơ cấu các ngành kinh tế tại huyện Bắc Quang ...............................48 Hình 3.10. Thay đổi dòng chảy năm với các kịch bản tính toán B2 tỉnh Hà Giang .58 Hình 3.11. Thay đổi dòng chảy mùa lũ với các kịch bản tính toán B2 tỉnh Hà Giang ..59 Hình 3.12. Dự báo nguy cơ xảy ra khả năng xói mòn, rửa trôi đất năm 2020..........60
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đối khí hậu KNK Khí nhà kính IPCC Uy ban Liên chính phủ về Biến đối Khí hậu GIS Hệ thống thông tin địa lý TNN Tài nguyên nƣớc UBND Ủy ban nhân dân TN Tài nguyên KTXH Kinh tế xã hội DPSIR Mô hình Động lực-Phát triển-Áp lực-Hiện trạng- Tác động BC Báo cáo QĐ Quyết định
  9. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT MỞ ĐẦU BĐKH đã và đang tác động tới tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng cuộc sống con ngƣời, đặc biệt là cộng đồng dân cƣ nghèo. Đánh giá tác động của BĐKH và nghiên cứu đƣa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH là một trong những việc làm cấp bách cần thực hiện. Việt Nam là một trong các nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Vốn là một nƣớc đang phát triển, tiềm năng về kinh tế và khoa học công nghệ chƣa đủ mạnh để đối mặt với biến đổi khí hậu do vậy kịch bản biến đổi khí hậu đƣợc xây dựng chủ yếu trên cơ sở thích nghi với biến đổi khí hậu. Là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, Hà Giang đã và đang chịu các tác động do biến đổi khí hậu. Biểu hiện rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu tại Hà Giang là sự thay đổi nền nhiệt độ và gia tăng các thiên tai nhƣ lũ lụt, bão, mƣa đá,… Công văn số 142/BC - UBND ngày 02/7/2010 của UBND tỉnh Hà Giang về việc Xây dựng kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) và năm 2011 thực hiện Chƣơng trình Quốc gia ứng phó với BĐKH đã cho thấy mức độ quan tâm của chính quyền về vấn đề BĐKH tại địa phƣơng. Nhận thức đúng tầm quan trọng của biến đổi khí hậu để đƣa ra những chính sách, kế hoạch thích ứng, nhằm giảm nhẹ các tác động bất lợi, sử dụng những ƣu điểm của BĐKH để phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng là nhiệm vụ cần thiết của tỉnh Hà Giang nói chung và của huyện Bắc Quang nói riêng. Việc nghiên cứu các căn cứ cụ thể và các biểu hiện trên thực tế để có cơ sở khoa học đƣa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là vô cùng cần thiết. Đề tài “Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang, Hà Giang” đƣợc thực hiện với mục tiêu đƣa ra cơ sở khoa học của các giải pháp ứng phó với BĐKH mang tính thiết thực đối với các nhà quản lý tại địa phƣơng, hỗ trợ việc ra quyết định. Đề tài cũng đƣa ra những đề xuất ban đầu làm tiền đề để ứng dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực, dự án, công trình nghiên cứu khác về BĐKH tại địa phƣơng và cho các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Các kết quả cụ thể của luận văn này có đƣợc nhờ quá trình điều tra thực tế, thu thập số liệu và phân tích, đánh giá của chính tác giả tại địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 1
  10. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT Cấu trúc của luận văn bao gồm: Mở đầu: đƣa ra vấn đề nghiên cứu. Chƣơng 1: Tổng quan về biến đổi khí hậu và các điều kiện kinh tế xã hội huyện Bắc Quang. Chƣơng 2: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Phân tích cơ sở khoa học của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Kết luận, kiến nghị. Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 2
  11. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG 1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu 1.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu a) Định nghĩa: Trái Đất của chúng ta đang nóng dần lên do chịu ảnh hƣởng của hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do nồng độ các khí tự nhiên có trong bầu khí quyển và các khí do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con ngƣời thải vào khí quyển đang có xu hƣớng tăng lên. Khác với xu thế biến đổi tự nhiên của hệ thống khí hậu và thời tiết trên Trái Đất, hiện tƣợng nóng lên của Trái Đất do hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con ngƣời gây ra thay đổi các thành phần trong khí quyển toàn cầu đƣợc gọi là BĐKH Biến đổi khí hậu (BĐKH) đƣợc định nghĩa là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và hoặc giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển. Bao gồm cả khai thác trong sử dụng đất [6]. b) Khái quát tình hình, xu thế, diễn biến của biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam BĐKH có hai nguyên nhân chính: do quá trình tự nhiên và do con ngƣời. Nguyên nhân tự nhiên bao gồm sự biến động của cƣờng độ bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái đất, sự thay đổi góc nghiêng của trục trái đất, sự biến động của các quá trình nội sinh nhƣ núi lửa phun trào, sự dịch chuyển của các lục địa… Tuy nhiên phần lớn các nhà khoa học đều khẳng định rằng, hoạt động của con ngƣời đã và đang làm BĐKH toàn cầu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), do con ngƣời đã sử dụng ngày càng nhiều năng lƣợng, chủ yếu xuất phát từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào Khí quyển ngày càng nhiều các chất khí gây hiệu ứng nhà kính nhƣ CO2, CH4, N2O, CFCs, HCFCs. Sự tăng nồng độ các khí nhà kính trong Khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 3
  12. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT Vai trò của khí nhà kính đối với BĐKH và những đặc trƣng của chúng chỉ có ý nghĩa khi xét trên qui mô toàn cầu. Vì vậy, những kết quả đo đạc thƣờng là những đặc trƣng mang tính toàn cầu. Các kết quả đo đạc đƣợc cho thấy nhiều loại khí nhà kính chiếm tỷ lệ thấp có xu thế tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Những nghiên cứu chỉ rõ, có mối liên quan giữa sự tăng lên của nhiệt độ bề mặt trái đất với sự tăng lên nồng độ của một số loại khí nhà kính trong Khí quyển nhƣ CO2 và CH4. Những số liệu về hàm lƣợng khí CO2 trong Khí quyển đƣợc xác định từ các lõi băng đƣợc khoan từ Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và gian băng (khoảng 18 nghìn năm trƣớc), hàm lƣợng khí CO2 trong Khí quyển chỉ khoảng 180-200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1800, hàm lƣợng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vƣợt con số 300ppm, và đạt 385ppm vào năm 2008 (vƣợt qua mức an toàn là 350ppm) nghĩa là tăng khoảng 38% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vƣợt xa mức khí CO2 tự nhiên trong 650.000 năm qua. Ngày 9/5/2013, nồng độ CO2 ngƣng đọng trong bầu khí quyển Trái đất đã đạt mức kỷ lục - 400 phần triệu (ppm). Mỗi năm con ngƣời thải vào Khí quyển 30 tỷ tấn CO2 do đốt năng lƣợng hóa thạch, trong đó việc đốt, phá rừng và sản xuất nông nghiệp đóng khoảng 3 đến 10 tỷ tấn. Hàm lƣợng các khí nhà kính khác nhau nhƣ: Khí metan (CH4), oxit nito (N2O) cũng tăng lần lƣợt từ 715 ppb (phần tỷ) và 270 ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774 ppb (151%) và 319 ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro cacbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ozôn bình lƣu, chỉ mới có trong Khí quyển do con ngƣời sản xuất kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển. Theo số liệu IPCC cho thấy, việc tiêu thụ năng lƣợng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lƣợng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng vv… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngành hóa chất (CFCs, HCFCs) khoảng 24%, còn lại (3%) là các hoạt động khác [11]. c) Xu thế, diễn biến của biến đổi khí hậu trên Thế giới Theo số liệu quan trắc khí hậu ở các nƣớc cho thấy, Trái Đất đang nóng lên với sự gia tăng của nhiệt độ bình quân toàn cầu và nhiệt độ nƣớc biển; băng và tuyết đã và đang tan trên phạm vi rộng làm cho diện tích băng ở Bắc Cực và Nam Cực thu hẹp đáng kể, dẫn đến mực nƣớc biển dâng cao. Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 4
  13. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT Theo kết quả nghiên cứu của IPCC năm 2010, đến cuối thế kỷ XXI hàm lƣợng CO2 trong khí quyển vào năm 2100 có khả năng đạt 540 – 970 ppm. Nguồn: Kịch bản SRES của IPCC-2010 Hình 1.1. Các kịch bản về sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển đến năm 2100 Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, nhệt độ trung bình toàn cầu và mực nƣớc biển tăng trong vòng 100 năm qua, đặc biệt trong 25 năm gần đây.[8]. Trong thế kỷ 20, trên khắp các châu lục và đại dƣơng, nhiệt độ có xu thể tăng rõ rệt. Độ lệch chuẩn của nhiệt độ trung bình toàn cầu là 0,240C, sai khác lớn nhất giữa hai năm liên tiếp là 0,290C (giữa năm 1976 và năm 1977), sự gia tăng nhiệt độ thế kỷ 20 là 0,750C, nhanh hơn bất kỳ thế kỷ nào trong lịch sử kể từ thế kỷ 11 đến nay [6]. Vào 5 thập kỷ gần đây 1956 – 2005, nhiệt độ tăng 0,640C ± 0,130C, gấp đôi mức tăng trung bình thế kỷ 20. Rõ ràng xu thế biến đổi nhiệt độ ngày càng rõ ràng và nhanh hơn. Giai đoạn 1995 – 2006 có 11 năm (trừ 1996) đƣợc xếp vào danh sách 12 năm nhiệt độ cao nhất trong lịch sử quan trắc. [6]. Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 5
  14. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT Nguồn: Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu Hình 1.2. Nhiệt độ trung bình toàn cầu từ năm 1860 đến năm 2000 Kết quả phân tích cho thấy, nói chung trong phạm vi 300 - 850 vĩ Bắc, mƣa trên đất liền tăng trong thế kỷ 20, nhƣng trong phạm vi 100 vĩ Nam đến 300 vĩ Bắc thì mƣa giảm đáng kể trong 40 năm qua. Trong phạm vi 100 - 30° vĩ Bắc, có dấu hiệu mƣa tăng trong thời gian từ năm 1900 đến năm 1950, nhƣng giảm từ khoảng sau năm 1970 [7]. Những trận mƣa lớn sẽ xuất hiện thƣờng xuyên hơn. Cƣờng độ những trận mƣa cũng sẽ tăng lên, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và vĩ độ cao, nơi lƣợng mƣa bình quân tăng; nhƣng có xu thế khô hạn ở các khu vực giữa các lục địa, dẫn đến nguy cơ hạn hán ở các khu vực này tăng lên. Trên phần lớn các khu vực nhiệt đới và vĩ độ cao, mƣa dài ngày sẽ tăng nhiều hơn so với mƣa có số ngày trung bình. [2]. d) Xu thế, diễn biến của biến đổi khí hậu tại Việt Nam Tại Việt Nam, trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 – 0,70C, mực nƣớc biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tƣợng El Nino, La Nina cùng lúc tác động mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu đã làm cho những thiên tai đặc biệt nhƣ bão, lũ và hạn hán ngày càng trở nên khốc liệt đƣợc thể hiện tại bảng 1.1 [2]. Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lƣợng mƣa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam Nhiệt độ (oC) Lƣợng mƣa (%) Vùng khí hậu Tháng Tháng Thời kỳ Thời kỳ Năm Năm I VII XI-IV V-X Tây Bắc Bộ 1,4 0,5 0,5 6 -6 -2 Đông Bắc Bộ 1,5 0,3 0,6 0 -9 -7 Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 6
  15. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT Nhiệt độ (oC) Lƣợng mƣa (%) Vùng khí hậu Tháng Tháng Thời kỳ Thời kỳ Năm Năm I VII XI-IV V-X Đồng bằng Bắc Bộ 1,4 0,5 0,6 0 -13 -11 Bắc Trung Bộ 1,3 0,5 0,5 4 -5 -3 Nam Trung Bộ 0,6 0,5 0,3 20 20 20 Tây Nguyên 0,9 0,4 0,6 19 9 11 Nam Bộ 0,8 0,4 0,6 27 6 9 Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, (VNCC10) Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo. Vào mùa đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,5 0C/50 năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng 1 tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 - 0,9 0C/50 năm). Tính trung bình cho cả nƣớc, nhiệt độ mùa đông ở nƣớc ta đã tăng lên 1,2 0C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng 7 tăng khoảng 0,3 - 0,5 0C/50 năm trên tất cả các vùng khí hậu của nƣớc ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 - 0,6 0C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3 0C/50 năm [7]. Hạn hán, bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhƣng với mức độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí hậu. Hiện tƣợng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nƣớc, đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ. e) Xu thế, diễn biến của biến đổi khí hậu tại Hà Giang Theo số liệu quan trắc trong vòng 20 năm qua tại Hà Giang cho thấy cả nhiệt độ và lƣợng mƣa đều có biến đổi phức tạp. Nhiệt độ và tổng lƣợng mƣa trung bình năm có xu hƣớng tăng. Dƣới đây là diễn biến và xu thế biến đổi nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình năm giai đoạn 1990 - 2010 tại một số trạm khí tƣợng tỉnh Hà Giang. Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 7
  16. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT  Diễn biến của nhiệt độ tại tỉnh Hà Giang. Tháng I Tháng VII 18.0 y = -0.0172x + 50.601 29.0 y = 0.0185x - 9.1579 17.0 28.5 28.0 T 16.0 27.5 T 15.0 27.0 14.0 26.5 13.0 26.0 1990 1995 2000 2005 2010 1990 1995 2000 2005 2010 Năm Năm Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang Hình 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng I, tháng VII tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010 29.00 Trung bình (1991-2010) y = 0.0185x - 9.1579 28.50 T 28.00 27.50 27.00 1990 1995 2000 2005 2010 Năm Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang Hình1.4. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010 Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 8
  17. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT  Diễn biến lƣợng mƣa tại tỉnh Hà Giang từ năm 1991-2010 Mùa khô Mùa mƣa y = -3.1586x + 6687.7 y = 23.062x - 44070 600.0 2500.0 500.0 R 400.0 2000.0 R 300.0 1500.0 200.0 1000.0 100.0 1990 1995 2000 2005 2010 1990 1995 2000 2005 2010 Năm Năm Tổng lƣợng mƣa y = 19.904x - 37382 3000.0 (1991-2010) 2500.0 R 2000.0 1500.0 1000.0 1990 1995 2000 2005 2010 Năm Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang Hình 1.5. Biến động lượng mưa tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010 Xu thế, diễn biến của các yếu tố khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ngày càng phức tạp. Dự báo trong thời gian tới BĐKH còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng và tác động đến tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội. Các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam là một trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề của BĐKH, không chỉ vùng ven biển mà cả các tỉnh miền núi cũng chịu ảnh hƣởng nhƣ tỉnh Hà Giang. 1.1.2. Tác động của BĐKH a) Trên Thế giới Tác động của BĐKH là tác động mang tính chất toàn cầu, với diện tác động lớn, quy mô rộng, có tầm ảnh hƣởng đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong thời kỳ 1901 – 2005, xu thế biến đổi của lƣợng mƣa rất khác nhau giữa các khu vực và giữa các tiểu khu trên từng khu vực. Ở Bắc Mỹ, mƣa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Canada nhƣng lại giảm đi ở Tây Nam nƣớc Mỹ, Đông Bắc Mexico và bán đảo Bafa với tốc độ giảm chừng 2% mỗi thập kỷ gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây. Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 9
  18. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT Mặc dù Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu ra đời đã đƣợc 20 năm, Nghị định thƣ Kyoto có hiệu lực đã đƣợc 7 năm, nhƣng kết quả đạt đƣợc vẫn còn hạn chế, mục tiêu giảm 5,2% so với mức phát thải năm 1990 trong giai đoạn 2008-2012 không những không đạt đƣợc mà theo đánh giá sơ bộ của Cơ quan năng lƣợng quốc tế (IAEA) công bố tháng 5/2012, phát thải khí nhà kính đã đạt mức cao kỷ lục lên đến 31,6 tỉ tấn trong năm 2011, gấp gần 1,5 lần so với năm 1990, tăng 3,2% so với năm 2010. Điều đó có nghĩa là biến đổi khí hậu sẽ diễn ra mạnh hơn so với các cảnh báo trƣớc đây. Từ năm 1970 đến nay có thể do tác động của biến đổi về nhiệt độ toàn cầu đã gây nên một số biến đổi nhƣ sau: Gia tăng và mở rộng các hồ băng, gia tăng phần đất nền trên các khu vực băng vĩnh cửu và tuyết lở ở các vùng núi bên cạnh đó các sông, hồ nóng lên do đó thay đổi cơ chế nhiệt và chất lƣợng nƣớc. Nồng độ CO2 trong Khí quyển tăng lên dẫn đến độ axit hóa của đại dƣơng tăng lên, độ pH trung bình của nƣớc biển gần giảm đi 0,1% đơn vị kể từ thời kỳ tiền công nghiệp. Việc tăng nền nhiệt độ đã ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nông – lâm nghiệp ở các vĩ độ cao và các vấn đề chăm sóc y tế ở tất cả các châu lục. b) Tại Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia đƣợc đánh giá là chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên Thế giới chịu tổn thƣơng nhất do nƣớc biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh). Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lƣơng thực và phát triển nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đặc biệt là một phần đáng kể ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng đất thấp đồng bằng ven biển bị ngập mặn do nƣớc biển dâng, tác động lớn đến sinh trƣởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hƣởng đến sinh sản, sinh trƣởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Gia tăng hiện tƣợng khô hạn, thiếu nƣớc ở các tỉnh miền núi, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều với phạm vi và mức độ tác động mạnh mẽ. Trong những năm qua, dƣới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cƣờng độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về ngƣời, tài sản, các cơ Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 10
  19. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trƣờng. Chỉ tính trong 15 năm trở lại đây, các loại thiên tai nhƣ: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về ngƣời và tài sản, làm chết và mất tích hơn 10.711 ngƣời, thiệt hại về tài sản ƣớc tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nƣớc ta tăng khoảng 2-30C, tổng lƣợng mƣa năm và lƣợng mƣa mùa tăng trong khi lƣợng mƣa mùa khô lại giảm. Tác động của BĐKH đến nƣớc ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nƣớc [2]. c) Tại Hà Giang Cũng nhƣ trên các địa bàn khác của vùng Tây Bắc, tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Bắc Quang nói riêng đã chịu những ảnh hƣởng chung do biến đổi khí hậu gây ra. Theo các số liệu thống kê trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang cho thấy trong những năm gần đây các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng đang gia tăng về số lƣợng cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng. Với sự thay đổi bất thƣờng của các yếu tố khí hậu dịch bệnh, thiên tai xảy ra nhiều hơn gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con ngƣời và sự phát triển của xã hội. 1.2. Điều kiện TN- KTXH huyện Bắc Quang 1.2.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Bắc Quang là huyện miền núi thấp, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 1040 43’ đến 1050 07’ kinh độ Đông và từ 220 10’ đến 220 36’ vĩ độ Bắc. Trung tâm huyện là thị trấn Việt Quang, cách thành phố Hà Giang khoảng 60km. Huyện có địa giới hành chính đƣợc thể hiện tại hình 1.2. - Phía Bắc giáp huyện Vị Xuyên. - Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. - Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. - Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Quang Bình và huyện Hoàng Su Phì. Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 11
  20. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Bắc Quang Hình 1.6. Địa giới hành chính huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang Bắc Quang là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Hà Giang, tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch nằm trong trục trung chuyển giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đây chính là một trong các tiềm lực phát triển to lớn, cần đƣợc phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung. Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2