Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội cho sử dụng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh
lượt xem 22
download
Đề tài "Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội cho sử dụng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh” được thực hiện nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến khai thác sử dụng dải ven biển cho phát triển nông nghiệp là đòi hỏi hết sức cấp bách và có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội cho sử dụng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh
- ĐẠ I HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Phan Thị Thanh Nhàn ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CHO SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG DẢI VEN BIỂN TỈNH HÀ TĨNH LUẬ N VĂN THẠ C SỸ KHOA HỌC Hà Nội – 2013
- ĐẠ I HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Phan Thị Thanh Nhàn ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CHO SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG DẢI VEN BIỂN TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số : 60440301 LUẬ N VĂN THẠ C SỸ KHOA HỌC NG ƯỜI H ƯỚNG D ẪN KHOA H ỌC TS. BÙI THỊ NGỌC DUNG Hà Nội – 2013 MỤC LỤC
- DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH
- MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa hoc va th ̣ ̀ ực tiên cua đê tai ̃ ̉ ̀ ̀ Dải ven biển miền Trung Việt Nam đang sở hữu một khu hệ sinh vật khá phong phú về chủng loại và đa dạng về hình thái, thích nghi cao độ với kiểu sinh thái khắc nghiệt tại đây. Nhiều mô hình sinh thái tự nhiên dạng núi cát, rẻo cây chứa đựng trên dưới 100 loài cây thân gỗ có khả năng khoanh nuôi, các vùng rừng ngập mặn, cửa sông, thảm thực vật ven biển,... là môi trường sống cho rất nhiều sinh vật mà nơi khác không có. Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, là một địa bàn nhạy cảm với các biến đổi khí hậu,có 137km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế xã hội. Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho quá trình sản xuất và hoạt động sống của con người. Do dải ven biển là nơi sinh sống của hàng triệu cư dân nghèo, luôn chịu áp lực của sóng gió, cảnh sạt lở bờ nghiêm trọng hàng năm. Nhiều khu dân cư phải di dời do mất đất sống, nhiều bãi biển du lịch vốn nổi tiếng đã mất đi, nhiều thất thoát nhà cửa, tài sản và cả mạng sống đã xảy ra. Mặc dù sự tàn phá hệ sinh thái đã xảy mãnh liệt và triền miên, nhưng vẫn còn những quần thể sinh vật như một minh chứng khoa học và thực tiễn cho những ai quan tâm đến môi trường sinh thái, đồng thời cũng là nơi cung cấp nguồn vật liệu để phục hồi hệ sinh thái ven bờ theo hướng phát triển bền vững. Chính vì vậy, đề tài:“ Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho sử dụng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh” được thực hiện nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến khai thác sử dụng dải ven biển cho phát triển nông nghiệp là đòi hỏi hết sức cấp bách và có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.
- 2. Nội dung nghiên cứu Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường và tác động tới sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh. Nghiên cứu xác định các loại sử dụng đất, hiệu quả của các phương thức canh tác hiện có ở dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh. Xác định khả năng khai thác, sử dụng dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh cho phát triển nông nghiệp bền vững 3. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh đến phát triển nông nghiệp. Đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững ở dải ven biển Hà Tĩnh. \
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Dải ven biển Dải ven biển (hay còn gọi là vùng ven biển, đới bờ, dải ven bờ, hoặc dải bờ biển,…) là một thực thể tự nhiên hoàn chỉnh cấp hành tinh, có đặc trưng riêng về nguồn phát sinh, về hình thái, cấu trúc, về cơ cấu tài nguyên và quá trình phát triển, tiến hóa,... Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu nhưng cho đến nay, khái niệm về dải ven biển và phạm vi ranh giới của dải ven biển vẫn còn là những vấn đề chưa thống nhất, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cả trong khoa học tự nhiên và khoa học kinh tế [8]. Theo các tài liệu nước ngoài, tương đương thuật ngữ “dải ven biển” là: Nga: Vùng duyên hải Pháp: Vùng ven biển (Littoral hoặc Côte) Anh: Vùng ven biển (Coastal zone) Trung Quốc: Vùng diên hải hay Vùng duyên hải. Theo Word Bank thì vùng ven biển (Coastal zone) là nơi chuyển tiếp giữa đất và đại dương, bao gồm môi trường bờ và nước biển. Thành phần của nó có thể bao gồm vùng đồng bằng ven sông, đồng bằng ven biển, vùng đất ngập nước, bãi biển, cồn cát, rạn san hô, rừng ngập mặn, đầm phá, khác tính năng ven biển.[27] Khái niệm vùng bờ: Vùng bờ biển (coastal area), gọi tắt là vùng bờ, là mảng không gian nằm chuyển tiếp giữa lục địa và biển, luôn chịu tác động tương tác giữa
- quá trình lục địa (chủ yếu là sông) và biển (chủ yếu là sóng, dòng chảy và thuỷ triều), giữa các hệ thống tự nhiên (natural system) và hệ nhân văn (tâm điểm là hoạt động của con người), giữa các ngành và những người sử dụng tài nguyên vùng bờ (hoặc tài nguyên bờ coastal resources) theo cả cấu trúc dọc (trung ương xuống địa phương) và cấu trúc ngang (các bên liên quan trên cùng địa bàn), giữa cộng đồng dân địa phương với các thành phần kinh tế khác. Vì thế, vùng bờ còn được gọi là đới tương tác và các hệ sinh thái trong vùng này tồn tại và phát triển thông qua các mối liên kết sinh thái chặt chẽ. Thế nhưng trong thực tiễn quản lý vùng bờ, người ta (các nhà quản lý và người dân) thường rất ít để ý đến mối quan hệ bản chất này. [Đầu tư cho các Hệ sinh thái Vùng bờ biển IUCN (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế)]. Ngoài ra, trong chương trình quản lý nguồn tài nguyên ven biển khu vực Đông Nam Á khi đề cập đến việc phân định ranh giới của dải ven biển, các nhà nghiên cứu của các nước ASEAN đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa các vấn đề sinh thái nhân văn với các vấn đề kinh tế xã hội trong việc phân định dải ven biển. Với cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu cho rằng vùng ven biển là vùng kinh tế xã hội và nhân văn có liên quan đến quá trình khai thác tài nguyên biển theo quan điểm phát triển bền vững phục vụ cho sự phát triển của kinh tế xã hội của đất nước. Trong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh vực môi trường ở Việt Nam, tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế IUCN cũng rất quan tâm đến các vùng ven biển và cho rằng: “ Việc xác định thế nào là vùng ven biển rất khó, song có thể nói đó là vùng tính sâu vào nội địa tới điểm ảnh hưởng của thủy triều lên các con sông, suối và các vùng đất ngập nước, hoặc tính sâu vào nội địa 10km, tùy theo khoảng cách nào lớn hơn”. Cách hiểu này tương đối phù hợp với hướng nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên và tài nguyên ven biển. Song đối với các nghiên cứu về dân cư, kinh tế xã hội của lãnh thổ này lại gặp nhiều khó khăn trong việc thu nhập và tính toán các số liệu thống kê.[10]
- Quan niệm việc phân định và tiêu chí để xác định ranh giới dải ven biển của mỗi nước cũng khác nhau. Ngoài ra, trong từng lĩnh vực khoa học khác nhau cũng có những khái niệm riêng về dải ven biển và cách tiếp cận riêng để xác định phạm vi ranh giới của dải ven biển. Ở nước ta, khái niệm về dải ven biển đã được đề cập từ lâu dưới nhiều góc độ khác nhau và trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Đặc biệt, từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước đến nay, trong những công trình khoa học liên quan đến biển và ven biển nước ta, các nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về dải ven biển và các phương án khác nhau để xác định ranh giới của dải ven biển khác. Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Trong các báo cáo khoa học của Ủy ban Quốc gia về biển của Việt Nam (IOC), GS.TSKH Đặng Ngọc Thanh, chủ nhiệm các chương trình điều tra nghiên cứu biển của Việt Nam từ năm 1997 2000 đã đưa ra khái niệm vùng ven biển như sau: “Vùng ven biển Việt Nam chạy dài trên 3200km bờ biển của đất nước, bao gồm 24/50 tỉnh và thành phố, 100/400 huyện với số dân chiếm ¼ dân số cả nước, …” Theo cách hiểu như trên thì vùng ven biển nước ta được xác định bởi ranh giới hành chính các huyện có bờ biển. Cách xác định này giúp cho việc thu thập tài liệu, số liệu phục vụ các nghiên cứu kinh tế xã hội và dân cư rất thuận lợi. Song cũng có những hạn chế, vì những hiện tượng và đối tượng nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên lại không bị hạn chế bởi ranh giới hành chính. Vì vậy, một số chuyên gia khác đã sử dụng giới hạn nhiễm mặn của đất và nước làm ranh giới của vùng ven biển.[10] Trong đề tài “Đánh giá kinh tế tổng hợp tài nguyên biển Việt Nam phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế đến năm 2005”, mã số 48B.06.02, do Viện Kế hoạch dài hạn và phân bố LLSX thực hiện (1986 1990), các tác giả đã xác định Vùng ven biển bao gồm dải đất liền ven biển tạm giới hạn bằng ranh giới hành chính của các huyện ven biển (từ Bắc xuống Nam có 105 huyện ven biển thuộc 24 tỉnh thành và đặc khu trong đó có 3 thành phố thị xã và 5 huyện đảo, với diện tích 5,9 triệu ha, bằng 18,1% diện tích lãnh thổ cả nước) và phần trên biển gồm toàn bộ vùng biển
- và thềm lục địa Việt Nam (trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực ven bờ, từ độ sâu 50m trở vào). Trong đề tài KT.06.07 “Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam, góp phần đảm bảo an toàn môi trường và phát triển bền vững” thuộc Chương trình điều tra nghiên cứu biển giai đoạn 1996 2000 do Phân viện Hải dương học tại Hải phòng thực hiện (1996 2000), các tác giả đã đưa ra một khái niệm tổng quát về đới bờ biển (hay dải ven biển) như sau: đới bờ biển là một khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, một đới rộng và nhạy cảm và là một hệ thống tự nhiên đặc trưng bởi các quá trình tương tác; một khu vực có tiềm năng tài nguyên phục vụ phát triển đa ngành và là nơi chịu tác động mạnh của các hoạt động của con người. Về phạm vi ranh giới của đới biển, các tác giả cho rằng có nhiều cách phân định khác nhau phụ thuộc vào các quan niệm và mục đích của các hoạt động quản lý. Trên quy mô toàn cầu, người ta thường xác định giới hạn về phía lục địa của đới bờ biển là các đồng bằng ven biển, ở nơi khác là giới hạn của thủy triều; giới hạn về phía biển là thềm lục địa. Còn ở quy mô một quốc gia thì đới bờ biển có không gian hẹp hơn. Về phía lục địa là đường nối các điểm còn chịu tác động của biển như: ranh giới xâm nhập mặn, tác động của sóng bão, giới hạn thủy triều,… Ở nơi khác thì lấy điểm cách đường bờ 10km, là phạm vi mà ở đó các hoạt động của con người có thể tác động trực tiếp đến môi trường cửa sông ven biển. Còn về phía biển là đường thẳng sâu bằng một phần hai bước sóng (thường nằm giữa 30 50m nước). Tại khu vực này, sóng biển có thể tác động trực tiếp làm biến cải địa hình đáy. Tóm lại, với cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau về dải ven biển và phương pháp xác định ranh giới dải ven biển. Trong đó, phần lớn việc phân định ranh giới của dải ven biển dựa trên căn cứ về tự nhiên. Riêng một số nghiên cứu về kinh tế xã hội lại thiên về việc phân định theo ranh giới hành chính. Việc phân định ranh giới dải ven biển nhằm mục đích xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho một khu vực lãnh thổ đặc thù này cần được
- xem xét trong mối quan hệ thống nhất giữa các điều kiện tự nhiên, sinh thái với các điều kiện xã hội nhân văn và trình độ phát triển kinh tế xã hội của khu vực. 1.1.2. Phát triển bền vững 1.1.2.1. Khái niệm Khái niệm “Phát triển bền vững” ra đời rất muộn, lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1987 trong báo “Tương lai của chúng ta” của ủy ban Môi Trường và phát triển của ngân hàng thế giới (WB). Do đó, cho đến nay chưa có một định nghĩa nào thống nhất và hoàn chỉnh. Một số khái niệm Khoa học Môi trường về “Phát triển bền vững”: Tại hội nghị thượng đỉnh về Phát triển bền vững (2002) tổ chức tại Johannesbug đã xác định: “Phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và môi trường (Hình 1).[15] Hình 1 : Sơ đồ giải thích khái niệm Phát triển bền vững
- Hiện nay, khái niệm về “Phát triển bền vững” của WB được sử dụng rộng rãi hơn cả: “Phát triển bền vững là một quá trình phát triển đáp ứng được những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ sau”. 1.1.2.2. Cơ sở của Phát triển bền vững Cơ sở của phát triển bền vững là giảm hết mức việc làm cạn kiệt tài nguyên môi trường: đất, nước ngọt, các thủy vực, khoáng sản,… Đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên không tái tạo được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế chúng. Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loài động vật, thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng quản lý phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên vẫn còn có khả năng hồi phục. Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên Trái đất là có hạn. Nếu có điều kiện thì duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động trong khả năng chịu đựng của Trái đất. Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn sự cân bằng các hệ sinh thái.[15] 1.1.2.3. Các chỉ tiêu phát triển bền vững Để so sánh, nhận xét, đánh giá mức độ phát triển bền vững có thể sử dụng một số chỉ tiêu mang tính định lượng. Có thể phân thành hai nhóm chỉ tiêu: Chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống: đó là các chỉ tiêu phát triển con người (HDI), bao gồm: + Thu nhập quốc dân tính theo đầu người, biểu thị bằng các chỉ số GDP. + Tuổi thọ bình quân đối với nam giới và nữ giới.
- + Học vấn hiển thị bằng tỉ lệ mù chữ, tỉ lệ người có trình độ trung học, đại học và trên đại học. + Tự do trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. + Chất lượng môi trường, mức độ ô nhiễm nặng, vừa và không ô nhiễm. Chỉ tiêu về tính bền vững sinh thái: Một xã hội được coi là bền vững sinh thái khi: + Nó bảo tồn hệ sinh thái phụ trợ cuộc sống và đa dạng sinh học. + Đảm bảo rằng việc sử dụng tài nguyên tái tạo được là bền vững và giảm thiểu việc làm suy thoái tài nguyên không tái tạo được. + Nằm trong khả năng chịu tải của các hệ sinh thái phụ trợ. 1.1.3. Nông nghiệp phát triển bền vững 1.1.3.1. Khái niệm Theo định nghĩa của TAC/CCIARC (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp của Liên Hợp Quốc): Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công của tài nguyên thiên nhiên thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên.[16] Những vấn đề đặt ra trong sản xuất nông nghiệp bền vững là: bảo vệ môi trường đất, nước và khởi xướng một số hệ thống canh tác bền vững với mục đích kiến tạo một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không hủy diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường được thực hiện trên các mô hình canh tác tổng hợp, canh tác bền vững trên đất dốc, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp,… 1.1.3.2. Các nguyên lý phát triển nông nghiệp bền vững Quản lý đất bền vững:
- Mục tiêu để sử dụng đất theo những cách đảm bảo thu được những lợi ích lâu bền nhất. Cách để làm giảm thiểu các mâu thuẫn và đạt được kết quả tốt nhất là liên kết để phát triển kinh tế và xã hội với vấn đề củng cố và bảo vệ môi trường. Quản lý đất bền vững tùy thuộc vào từng loại đất cụ thể. Ở những nơi đất ổn định, phì nhiêu thì việc trồng cây và quản lý canh tác sẽ theo phương thức bền vững, bù đủ lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm thu hoạch và cây trồng mang theo. Còn những vùng đất xấu cần xác định những phương thức quản lý và sản xuất thích hợp. Biện pháp quản lý đất bền vững nhằm tránh sự thoái hóa đất, duy trì độ phì chính dựa vào Quy trình quản lý tốt nhất (Best Management Practice BMP). Quy trình này bao gồm: Bảo vệ cấu trúc đất và hàm lượng hữu cơ của đất Quản lý dinh dưỡng Bảo vệ đất bằng cây che phủ Trồng rừng Duy trì độ phì đất Sử dụng những phương pháp canh tác tiến bộ (làm đất và sử dụng máy móc, đặc biệt ở những vùng dễ bị tổn thương) và các quy trình gieo trồng thích hợp. Quản lý sâu bệnh bền vững: Quản lý sâu bệnh là vấn đề sinh thái thực hiện theo Quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM). IPM là phương pháp dựa trên cơ sở sinh thái về mối quan hệ cây trồng dịch hại để kiểm soát côn trùng, cỏ dại; xây dựng ngưỡng chấp nhận kinh tế về quần thể gây hại và hệ thống quan trắc ổn định để phát hiện dự báo dịch hại. Chương trình này gồm nhiều kỹ thuật như: sử dụng các giống kháng/giống chịu luân canh; các kỹ thuật trồng trọt; tối ưu việc sử dụng phòng trừ sinh học; sử dụng hạt giống công nhận; xử lý hạt giống; sử dụng hạt giống/vật liệu nhân giống sạch bệnh; điều chỉnh thời vụ gieo trồng; hợp lý về thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; làm vệ sinh đồng ruộng khi bị nhiễm sâu bệnh,...
- Quản lý công nghệ sinh học: Công nghệ sinh học là quá trình sử dụng các kiến thức truyền thống và công nghệ hiện đại nhằm làm thay đổi vật chất gen trong thực vật, động vật, vi sinh vật và tạo ra các sản phẩm mới. Công nghệ sinh học đáp ứng các cơ hội mới mang tính toàn cầu giữa các nước giàu về kiến thức công nghệ này với các nước đang phát triển giàu về tài nguyên sinh vật nhưng thiếu vốn và kiến thức để sử dụng các tài nguyên đó. Công nghệ sinh học cung cấp nguồn năng lượng tái sinh và các nguyên liệu thô sơ từ các chất thải hữu cơ và vật chất thực vật. Xử lý các chất thải hóa học hữu cơ theo cách rẻ hơn và hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống. Phát triển các giống cây mọc nhanh có năng suất cao, đặc biệt là cây cho củi đốt. Điều quan trọng là kỹ thuật mới phải không được phá vỡ tính tổng hòa về môi trường hoặc làm tăng thêm các mối đe dọa cho sức khỏe. Người dân phải nhận thức được những lợi ích và những rủi ro của công nghệ sinh học. Đó là một nhu cầu đòi hỏi đối với những nguyên tắc đã được thỏa thuận quốc tế về đánh giá rủi ro và quản lý mọi khía cạnh của công nghệ sinh học. Số dân nghèo trên thế giới hiện sống tập trung hầu hết ở vùng nông thôn và phương kế sinh nhai của họ thường gắn với nông nghiệp. Do đó, thúc đẩy sự phát triển nông thôn thông qua nông nghiệp được thể hiện qua chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Dựa theo tổ chức phát triển Canada (CIDA) đã đặt ra theo hai hướng: bền vững về phương kế sinh sống và sự lành mạnh của hệ sinh thái.[15] [16] 1.2. Các nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở dải ven biển Việt Nam 1.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên dải ven biển: Dải ven biển là một hệ thống tự nhiên phức tạp có giá trị tài nguyên đặc thù khác hẳn với các vùng lục địa và các vùng biển lân cận. Dải ven biển có các thuộc tính cơ bản sau:
- Là một hệ tự nhiên hoàn chỉnh, độc lập nhưng không cô lập. Có cấu trúc mang tính chuyển tiếp rõ rệt giữa lục địa và biển. Có cấu trúc dị phân phức tạp, gồm nhiều hệ tự nhiên cấp nhỏ hơn như các hệ cửa sông, đầm phá, các hệ sinh thái,… Có mối tương tác và quan hệ hữu cơ giữa các hợp phần bên trong hệ (hay các quá trình nội tại của hệ). Có hệ sinh thái rất đa dạng và tài nguyên thiên nhiên phong phú, tạo điều kiện để phát triển đa ngành, nhưng cũng phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa các ngành trong việc khai thác sử dụng tài nguyên. Là khu vực tập trung dân cư đông đúc và có các hoạt động kinh tế xã hội rất sôi động. Có chức năng to lớn về môi trường và sinh thái nhưng rất nhạy cảm, dễ bị tác động và tổn thương. Có thể nói dải ven biển là một khu vực thường xuyên biến đổi, hết sức nhạy cảm đối với các tác động tự nhiên cũng như tác động của con người. Mọi hoạt động kinh tế xã hội của con người diễn ra ở ngoài biển và trên các khu vực lân cận trong chừng mực nhất định đều có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên dải ven biển. [15] 1.2.1.1. Địa chất: Đặc điểm địa chất của dải ven biển Việt Nam khá phức tạp. Mặc dù diện tích không lớn nhưng ở đây có mặt hầu như tất cả các thành tạo địa chất của lãnh thổ Việt Nam với tuổi từ cổ đến trẻ nhất. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo có thể chia dải ven biển Việt Nam thành 6 vùng địa chất sau: Vùng Đông Bắc Bắc Bộ: chủ yếu là đá trầm tích trung sinh, trong đó có trầm tích chứa than điệp Hòn Gai; đá vôi Devon và các Cacbonpecmi; phương cấu trúc theo hướng Đông Bắc.
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa: chủ yếu là các trầm tích bở rời đệ tứ, phương cấu trúc địa chất cắt gần thẳng góc với đường bờ. Vùng Bắc Trung Bộ: có trầm tích Đệ tứ tại các đồng bằng ven biển và các đá Cổ sinh, Trung sinh ở vùng đồi núi; phương cấu trúc cắt đường bờ thành một góc nhọn. Vùng Trung Trung Bộ: có các đá biến chất nguyên sinh và cổ sinh hạ, trầm tích trẻ phân bố hạn chế; phương cấu trúc phức tạp, bị đường bờ biển cắt với các góc khác nhau. Vùng Nam Bộ: chủ yếu là các trầm tích bở rời trẻ, tuổi đệ tứ. 1.2.1.2. Địa hình Địa hình ở dải ven biển Việt Nam rất đa dạng và phức tạp với gần 40 kiểu địa hình khác nhau thuộc 4 nhóm chính là: Nhóm kiểu địa hình núi (gồm 11 kiểu): được tách ra khỏi các địa hình khác bởi độ chênh cao trên 150m. Phần lớn núi ở dải biển là núi tái sinh, được hình thành sau thời kỳ bình ổn kiến tạo, tạo thành các bề mặt bán bình nguyên rộng rãi vào thời kỳ Paleogen. Các chuyển động phân dị tân kiến tạo đã dẫn tới sự thành tạo các hệ thống núi này. Đối với nhóm địa hình này cần có kế hoạch khai thác sử dụng một cách hợp lý, tránh những tác động có hại của các quá trình ngoại sinh, đồng thời cần bảo vệ lớp phủ thực vật để bảo vệ lớp phủ thổ nhưỡng. Nhóm kiểu địa hình đồi (gồm 4 kiểu): được tách ra khỏi các địa hình khác bởi độ chênh lệch cao từ 10 – 150m. Địa hình đồi có nguồn gốc xâm thực – bóc mòn phát triển trên các bề mặt peliment hoặc thềm song, biển thuộc đới chuyển tiếp giữa vùng nâng và hạ. Từ Nam đèo Hải Vân trở vào, điển hình là Ninh Thuận, Bình Thuận và Đông Nam Bộ, thường là các dãy đồi mạng lưới xâm thực thưa có máng trũng, xâm thực kéo dài. Nhìn chung, nhóm địa hình này có diện phân bố khá lớn và khá thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày (chè, cafe) hoặc cây màu…Tuy nhiên trong quá trình khai thác cần có các biện pháp canh tác hợp lý, tránh phá hủy cân bằng của
- trắc diện sườn, gây xói mòn, thoái hóa đất và các quá trình mương xói nhất là đối với dạng đồi bát úp. Nhóm địa hình đồng bằng (có 16 kiểu): gồm hai phụ nhóm là đồng bằng tích tụ trên các trũng tân kiến tạo và đồng bằng tích tụ, tích tụ bóc mòn trên rìa miền nâng. Đối với địa hình đồng bằng trên các trũng vòng tân kiến tạo ra các đồng bằng delta lớn, rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp, trước hết là lúa và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhưng trong quá trình khai thác sử dụng cần đề phòng bị tái nhiễm mặn. Riêng nhóm địa hình đồng bằng rìa miền nâng thường nhỏ hẹp, song có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng như: cây lương thực, cây công nghiệp, rau, màu các loại,… Tuy nhiên đối với nhóm địa hình này cần có các biện pháp để hạn chế quá trình rửa trôi (do lũ), thoái hóa đất và chống cát bay, cát nhảy… Nhóm địa hình bãi biển và bờ (gồm 6 kiểu): chịu tác động trực tiếp của biển thông qua dao động của mực nước thủy triều được xếp vào nhóm địa hình bãi, bị ngập nước lúc triều lên và phơi ra lúc triều rút. Nhóm địa hình này có khả năng nuôi trồng thủy hải sản (tôm, cá nước lợ, rau câu,…) và xây dựng các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng, song cần chú ý đến vấn đề cấp nước ngọt.[17] [18] 1.2.1.3. Khí hậu Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động đan xen nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, hoàn lưu gió mùa, sự tương tác biển – lục địa, điều kiện địa hình, đặc điểm đường bờ biển,… dải ven biển Việt Nam có khí hậu rất đặc sắc của chế độ khí hậu miền duyên hải với sự phân hóa rõ rệt của chế độ nhiệt và chế độ mưa ẩm. a. Chế độ nhiệt Dải ven biển Việt Nam nằm trải dài trên 15 vỹ độ (từ 800 – 2300 vỹ Bắc) nên chế độ nhiệt bị phân hóa mạnh theo không gian và thời gian. Nhiệt độ không khí trung bình năm dao động từ 23oC 24oC ở phía bắc và khoảng 24oC 26oC ở phía nam. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối thay đổi không lớn, cao nhất đạt 42,1 oC ở ven biển Nam Trung Bộ và giảm xuống 38oC về phía Bắc Bộ và Nam Bộ (Bảng 1).[11]
- Về mùa đông, do hoạt động của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ không khí hạ thấp một cách rõ rệt làm cho nền nhiệt ở ven biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ giảm đáng kể. Tại đây hàng năm có tới 3 tháng lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dưới 18oC ). Ven biển từ Thanh Hóa trở vào đến Bắc Đèo Ngang chỉ có 1 2 tháng lạnh và ven biển từ Quảng Bình đến Bắc đèo Hải Vân không có tháng lạnh nào. Bảng 1: Nhiệt độ không khí khu vực ven biển Việt Nam Nhiệt độ Khu vực ven biển Thấp nhất Cao nhất TB 1. Từ Quảng Ninh – Thanh Hóa 32,20C 5,00 C 37,80C 2. Từ Nghệ An – Thừa Thiên Huế 24,30C 7,50C 39,90C 3. Từ Quảng Nam – Khánh Hòa 26,00C 110C 42,10C 4. Từ Ninh Thuận – Cà Mau 25,90C 12,40C 38,40C 5. Từ Cà Mau – Hà Tiên 27,10C 14,80C 38,00C [Niên giám thống kê 2012] b. Chế độ gió Dải ven biển Việt Nam chịu ảnh hưởng đồng thời của gió mùa Đông Bắc về mùa đông (chủ yếu từ Móng Cái tới Hải Vân) và gió mùa Tây Nam về mùa hè (chủ yếu từ Đà Nẵng trở vào). Gió mùa Đông Bắc thường bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 năm sau; gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 8. Các tháng 4 và 9 được coi là thời kỳ chuyển tiếp giữa các mùa gió. (Bảng 2) Bảng 2: Đặc trưng gió dải ven biển Nghệ An Thừa Thiên Huế Tiểu Đặc Tháng N vùng trưng gió 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Nghệ Hướng TB BT BB ĐT ĐTN TN TN TN N,TB ĐB, ĐB, TB An thịnh hành B Đ N TB TB Thừa Thiên Vmin 2, 2,8 2,6 2,5 2,7 2, 3,1 2,6 2,5 2,8 3,0 2,8 2,8 Huế (m/s) 9 7 V max 18 14 16 20 20 20 25 25 33 30 21 17 48 (m/s) [Niên giám thống kê 2012]
- So với nhiều khu vực khác trong nội địa, tốc độ gió ở dải ven biển thường cao hơn hẳn, trung bình 2m/s, nhiều nơi đạt tới 4m/s. Đặc biệt ở những khu vực có bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động, tốc độ gió rất cao có thể đạt tới 45 50m/s hoặc trên 50m/s. Tốc độ gió trung bình tăng dần từ Bắc xuống Nam; ngược lại, tốc độ gió cực đại giảm dần. Càng xuống phía nam tính ổn định càng cao hơn. Tuy nhiên, do địa hình bờ biển và địa hình dãy Trường Sơn nên khu vực ven biển từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có hướng gió kém ổn định hơn và gió thịnh hành thường lệch hướng với hướng chính của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam (bảng 2). [11] c. Chế độ mưa Trên lãnh thổ Việt Nam, VQG Bạch Mã Bà Nà thuộc dải ven biển có lượng mưa lớn nhất với tổng lượng mưa lớn nhất trung bình trên 3.200mm/năm lớn nhất có thể đạt 5.185mm/năm. Cơ chế mùa mưa ở dải ven biển rất đa dạng. Mùa mưa bắt đầu muộn nhất ở ven biển Trung Bộ và sớm dần về hai phía Bắc và Nam. Các khu vực ven biển có lượng mưa biến động từ 800 đến 3000mm/năm. Dải ven biển Nghệ An Thừa Thiên Huế có các tháng mưa tập trung vào tháng 9, 10, 11 với lượng mưa trung bình là 2.325mm/năm. Do ảnh hưởng hoàn lưu gió mùa, đặc biệt là gió mùa mùa đông, tại dải ven biển xuất hiện các kiểu “mưa trái mùa” như mưa từ mùa hè sang mùa thu, hoặc mưa từ cuối thu kéo dài sang đầu đông. Chế độ mưa cũng rất khác nhau giữa các vùng và giữa chúng có những vùng chuyển tiếp, thể hiện sự chuyển dịch giữa hai chế độ mùa mưa. Sự khác biệt trong cơ chế mùa mưa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chỉ đạo phát triển sản xuất nông, ngư nghiệp ở dải ven biển. Tại những khu vực khác nhau, do ảnh hưởng của chế độ mưa nên mùa vụ sản xuất nông nghiệp cũng như mùa vụ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng rất khác nhau. Bảng 3: Phân bố mưa dải ven biển vùng Nghệ An Thừa Thiên Huế Vùng bờ Đặc trưng mưa biển Lượng mưa Số ngày Lượng mưa Lượng mưa Các tháng Các tháng TB năm mưa trong lớn nhất nhỏ nhất mùa mưa mưa không
- (mm) năm (mm) (mm) (>100mm) tập trung Nghệ An 2.325 142 4.937 1.448 5 12 9 11 Thừa Thiên Huế [Niên giám thống kê 2012] 1.2.1.4. Thủy văn Khu vực ven biển Bắc Trung Bộ gồm hàng loạt các đồng bằng nhỏ kế tiếp nhau. Do địa hình đồi núi kề ngay gần đồng bằng nên ảnh hưởng của thủy triều đến các sông trong vùng không lớn. Chế độ triều phức tạp, biên độ triều trung bình từ 1,2 2,5m , tốc độ truyền triều không lớn, mặt khác các sông ở đây thường hẹp, ngắn và dốc nên nên sự tiết giảm của triều dọc sông diễn ra nhanh. Nhìn chung, khu vực ven biển Bắc Trung Bộ có dòng chảy mặt khá dồi dào. Mô đun dòng chảy dao động từ 30 50l/s km2, cá biệt ở Huế, mô đun dòng chảy đạt xấp xỉ 60 70l/s km 2, thuộc loại lớn nhất trong khu vực. Tại đây thành phần thủy văn lục địa có vai trò lớn hơn các thành phần khác trong tổng thể chế độ nước ven bờ của khu vực. 1.2.1.5. Thổ nhưỡng Dải ven biển là khu vực chịu tác động đan xen của hàng loạt các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội nên lớp phủ thổ nhưỡng rất phong phú về chủng loại và phức tạp về tính chất. Theo kết quả phân loại thổ nhưỡng, tại dải ven biển Việt Nam có 15 nhóm đất chính với 37 loại đất. Dưới đây là các nhóm đất tiêu biểu phân bố ở khu vực Bắc miền Trung. [7][16][24] a. Nhóm đất cát biển: Nhóm đất cát biển có diện tích 1,2 triệu ha, phân bố rộng khắp dọc ven biển Quảng Ninh đến Kiên Giang dưới dạng các bãi cát và đụn cát nhưng tập trung nhiều nhất ở ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận. Đất cát biển thường phân bố ở các dải cát dài, hẹp, cao so với đồng bằng, có thành phần cơ giới nhẹ (cát chiếm 90 95%). Các chất dinh dưỡng trong đất rất nghèo, mùn chỉ có 0,9%, đạm, lân tổng số rất nghèo, đất chua, độ pH thấp, xấp xỉ 4, khả năng giữ nước giữ màu kém,… nên năng suất cây trồng thấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn