intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đề xuất chỉ tiêu môi trường cho quy hoạch phát triển bền vững giao thông đô thị ở Hà Nội

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

106
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là tiến tới một hệ thống giao thông đô thị phát triển bền vững về mặt môi trường. Để thực hiện được mục tiêu trên tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu và làm rõ các mục tiêu cụ thể sau: Tổng quan nghiên cứu về chỉ tiêu môi trường trong phát triển giao thông đô thị bền vững ở trên thế giới; phân tích sự thiếu phát triển bền vững trong quá trình phát triển giao thông đô thị ở Hà Nội về môi trường; đề xuất chỉ tiêu môi trường cho quy hoạch phát triển bền vững giao thông đô thị ở Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đề xuất chỉ tiêu môi trường cho quy hoạch phát triển bền vững giao thông đô thị ở Hà Nội

  1. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5 1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 5 2. Mục tiêu và kết quả nghiên cứu ............................................................................ 7 3. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 9 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................ 14 1.1. Giao thông đô thị và phát triển bền vững ...................................................... 14 1.1.1. Khái niệm giao thông đô thị. ............................................................................ 14 1.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững..................................................................... 21 1.2. Chỉ tiêu môi trường trong phát triển bền vững giao thông đô thị ................ 24 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI THEO MÔ HÌNH DPSIR VÀ HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH GTĐT. ...................................................................................................................... 29 2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường giao thông đô thị Hà Nội theo mô hình DPSIR ...................................................................................................................... 29 2.1.1. Phát triển giao thông đô thị Hà Nội ................................................................. 30 2.1.2. Áp lực của phát triển giao thông Hà Nội lên môi trường.................................. 37 2.1.3. Hiện trạng môi trường trong phát triển giao thông Hà Nội .............................. 41 2.1.4. Tác động của phát triển giao thông tới sức khỏe cộng đồng và kinh tế- xã hội Hà Nội. ...................................................................................................................... 46 2.1.5. Công tác quản lý môi trường trong phát triển giao thông đô thị ...................... 49 2.2. Hiện trạng quy hoạch phát triển giao thông đô thị Hà Nội. ........................... 52 Trang 1
  2. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG CHO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI ........................ 58 3.1. Đề xuất chỉ tiêu môi trường cho quy hoạch phát triển bền vững giao thông đô thị ở Hà Nội. ........................................................................................................ 58 3.2. Kết hợp chỉ tiêu môi trường vào quá trình quy hoạch phát triển giao thông đô thị Hà Nội. ........................................................................................................... 69 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 76 1. Kết luận ................................................................................................................. 76 2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 78 Trang 2
  3. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Phân loại đường phố chính trong đô thị .................................................... 17 Bảng 2. Bảng thống kê đường bộ Hà Nội .............................................................. 31 Bảng 3. Tỷ lệ người lớn đã từng mắc các bệnh đường hô hấp (%) ......................... 47 Bảng 4. Tỷ lệ trẻ em đã từng mắc các bệnh đường hô hấp (%) .............................. 47 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Cấu trúc và mối quan hệ giữa giao thông đối ngoại và giao thông nội thị ........ 14 Hình 2. Cấu trúc hệ thống giao thông đô thị.............................................................. 15 Hình 3. Hiện trạng môi trường giao thông Hà Nội trong mô hình DPSIR. ............. 30 Hình 4. Bảng so sánh mật độ đường ...................................................................... 31 Hình 5. Mức tiêu thụ nhiên liệu lỏng từng lĩnh vực từ năm 2008-2035 ................. 39 Hình 6. Tỷ lệ phát thải chất gây ô nhiễm các nguồn chính VN năm 2008 ............. 40 Hình 7. Tỷ lệ chất gây ô nhiễm do các phương tiện cơ giới đường bộ TP. HN....... 41 Hình 8. Nồng độ NO2 trung bình giờ của các khu vực thuộc TP. Hà Nội .............. 42 Hình 9. Nồng độ BTX (benzen, toluen và xylen) trung bình 1 giờ của các............. 43 Hình 10. Diễn biến PM10 TB năm tại một số thành phố từ 2003 – 2006 ............... 43 Hình 11. Nồng độ PM10 trung bình năm tại trạm Láng và trạm đặt tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (đường Giải Phóng) từ 1999 – 2006 ................................... 44 Hình 12. Diễn biến mức ồn cạnh đường Giải Phóng (Quốc lộ 1) từ 2002-2006 ..... 44 Hình 13. Ước tính khối lượng CO do phương tiện cơ giới đường bộ qua các năm (tấn/năm) ............................................................................................................... 45 Hình 14. Mô hình đề xuất chỉ tiêu môi trường cho PTBV giao thông đô thị HN .... 62 Hình 15. Quá trình lập quy hoạch giao thông đô thị ............................................... 71 Trang 3
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT EST Giao thông bền vững với môi trường GTVT Giao thông vận tải GTĐT Giao thông đô thị PTBV Phát triển bền vững QCVN Quy chuẩn Việt Nam QHGT Quy hoạch giao thông TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VTCC Vận tải công cộng Trang 4
  5. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Sự tăng trưởng về kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng là hai yếu tố chính thúc đẩy sự bùng nổ nhu cầu đi lại trong đô thị và tạo nên đồng thời thách thức và cơ hội cho sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị. Bên cạnh đó, mức thu nhập tăng lên cũng là điều kiện để người dân mua sắm và sử dụng phương tiện vận tải cá nhân, đặc biệt là xe máy. Mật độ dân số cao và thói quen sử dụng xe máy đã khiến cho cấu trúc đô thị và hệ thống giao thông dần chuyển sang sử dụng quá nhiều xe máy. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải trong đô thị hiện nay. Với đặc thù phát triển giao thông đô thị nói trên, các đô thị lớn Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thực sự đang đứng trước thách thức về phát triển giao thông đô thị. Những vấn đề về giao thông đô thị đã và đang trở nên trầm trọng đặc biệt là sự xuất hiện của ùn tắc giao thông ngày càng thường xuyên và kéo dài trên hầu khắp các địa bàn trong Hà Nội. Tiếp đến là hiện tượng ngập lụt do thoát nước không kịp trong những đợt mưa lớn và kéo dài mà nguyên nhân phần nào do việc quy hoạch tuyến chưa hợp lý, cao độ của công trình hạ tầng giao thông không được nghiên cứu và đánh giá, thêm nữa nhiều khu đất có chức năng thu nước và thoát nước của Hà Nội bị chuyển mục đích sử dụng sang đất giao thông và phát triển đô thị. Việc tăng số lượng phương tiện sở hữu cá nhân dẫn đến nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch tăng theo. Lượng khí nhà kính tăng cao và môi trường không khí, bụi, ồn, rung do hoạt động phương tiện giao thông đô thị ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hệ sinh thái bị đe dọa, không gian xanh đô thị bị thu hẹp dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Trang 5
  6. Vậy nguyên nhân của những vấn đề nêu trên là do đâu? Tại sao vấn đề môi trường do GTVT đường bộ gây ra trong các đô thị ngày càng trở nên nghiêm trọng? Thực tế là chúng ta đã lập quy hoạch phát triển đô thị, làm quy hoạch phát triển giao thông đô thị nhưng vẫn chưa có quy hoạch chuẩn, quy hoạch đúng đắn, hầu hết những quy hoạch phát triển giao thông đô thị là thiếu tính bền vững, thiếu tầm nhìn chiến lược và chưa thân thiện với môi trường. Luật cũng đã quy định phải đánh giá tác động môi trường chiến lược cho các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch giao thông (luật môi trường, 2005). Nhưng công tác này hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập trong việc phối hợp triển khai giữa các chuyên gia quy hoạch và chuyên gia môi trường. Luận văn cho rằng để giải quyết vấn đề trên cần lồng ghép được các chỉ tiêu môi trường vào trong quá trình phát triển giao thông đô thị và phải được quan tâm từ bước lập quy hoạch. Bởi theo luật Việt Nam quy định tất cả các dự án giao thông đô thị chỉ được triển khai xây dựng sau khi được phê duyệt trong bước lập quy hoạch giao thông đô thị. Để làm được việc này luận văn cho rằng cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu như sau: 1. Các chỉ tiêu môi trường trong phát triển giao thông đô thị trên thế giới? 2. Hiện trạng chỉ tiêu môi trường trong phát triển giao thông đô thị ở Hà Nội? 3. Đề xuất các chỉ tiêu môi trường cho quy hoạch phát triển bền vững giao thông đô thị ở Hà Nội? Trang 6
  7. Chính vì vậy luận văn "Đề xuất chỉ tiêu môi trường cho quy hoạch phát triển bền vững giao thông đô thị ở Hà Nội” đã được lựa chọn. 2. Mục tiêu và kết quả nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là tiến tới một hệ thống giao thông đô thị phát triển bền vững về mặt môi trường. Để thực hiện được mục tiêu trên tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu và làm rõ các mục tiêu cụ thể sau: - Tổng quan nghiên cứu về chỉ tiêu môi trường trong phát triển giao thông đô thị bền vững ở trên thế giới. - Phân tích sự thiếu phát triển bền vững trong quá trình phát triển giao thông đô thị ở Hà Nội về môi trường. - Đề xuất chỉ tiêu môi trường cho quy hoạch phát triển bền vững giao thông đô thị ở Hà Nội. Như vậy, trong nghiên cứu này tác giả sẽ làm rõ chỉ tiêu môi trường liên quan đến phát triển giao thông đô thị Hà Nội. Chỉ tiêu môi trường này cần được quan tâm, nghiên cứu và đánh giá ngay từ bước lập quy hoạch phát triển giao thông đô thị Hà Nội. Hay trong quá trình xác định mục tiêu quy hoạch giao thông đô thị Hà Nội cần xác định được mục tiêu về môi trường là gì? Từ đó xác định các chỉ tiêu môi trường để cụ thể mục tiêu nêu trên. Để thấy rõ được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu môi trường với mục tiêu môi trường trong giao thông. Các chỉ tiêu môi trường cho quá trình quy hoạch giao thông đô thị được xác định và định nghĩa trong cây xác định chỉ tiêu sau: Trang 7
  8. Chỉ tiêu môi trường: Có chức năng mô tả vấn đề môi trường và tài nguyên trong quy hoạch Chỉ tiêu (Indicator phát triển giao thông đô thị, là dữ liệu cơ sở s) để có thể đi đến kết luận tác động phương án quy hoạch tới chất lượng môi trường. Tiêu chí được hiểu là những đặc trưng phản Tiêu chí (Criteria) ảnh sự phát triển giao thông đô thị thân thiện với môi trường ví dụ: tiêu chí bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu quả Mục tiêu Hệ thống giao thông đô thị phát triển bền (Objective) vững về môi trường Viễn cảnh (Vision) Đô thị bền vững. Đây là một nghiên cứu ứng dụng do vậy, luận văn chọn phạm vi nghiên cứu là giao thông đường bộ trong đô thị Hà Nội cũ (Hà Nội khi chưa mở rộng) làm đối tượng đánh giá. Với định hướng nghiên cứu như trên, kết quả nghiên cứu hướng tới của luận văn sẽ là: - Các chỉ tiêu môi trường cần xem xét và đánh giá trong quá trình lập QHGT đô thị. - Bước đầu kết hợp các chỉ tiêu môi trường trong quá trình lập quy hoạch phát triển giao thông đô thị Hà Nội. Trang 8
  9. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: - Xem xét chỉ tiêu về môi trường (không xét đến các chỉ tiêu về kinh tế và xã hội) trong quá trình phát triển bền vững giao thông đô thị Hà Nội. - Nghiên cứu dừng ở bước xác định tên chỉ tiêu, chưa tiến hành định lượng. - Các chỉ tiêu môi trường đề xuất dừng ở bước lập quy hoạch phát triển GTĐT - Luận văn chọn Hà Nội cũ làm đối tượng nghiên cứu và đánh giá. Để làm rõ những vấn đề trên, luận văn được kết cấu như sau: Mở đầu - Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu - Chương 2: Đánh giá hiện trạng môi trường giao thông đô thị Hà Nội theo mô hình DPSIR và hiện trạng quy hoạch GTĐT. - Chương 3: Đề xuất chỉ tiêu môi trường cho quy hoạch phát triển bền vững giao thông đô thị ở Hà Nội. Kết luận và khuyến nghị 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1.2. Phương pháp tổng hợp tài liệu và nghiên cứu lý thuyết Để làm rõ cơ sở lý luận và căn cứ khoa học đề xuất các chỉ tiêu môi trường luận văn sử dụng: - Các quan điểm phát triển giao thông bền vững với môi trường - Các chỉ tiêu môi trường trong phát triển giao thông đô thị trong khu vực và trên thế giới. Trang 9
  10. Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác nghiên cứu khoa học nói chung. Việc tổng hợp và phân tích các nghiên cứu và báo cáo là cần thiết vì khi đó nó sẽ kế thừa được các kết quả nghiên cứu trước đó đồng thời phát triển tiếp những mặt hạn chế và tránh các sai lầm. 3.1.2. Phương pháp phân tích hệ thống Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến và đặc trưng trong tất cả các nghiên cứu về môi trường. Ưu điểm của phương pháp này đánh giá toàn diện các vấn đề, các vấn đề được đánh giá trong một hệ thống tổng thể bao gồm những tác động bên trong nội tại của hệ thống giao thông và những tác động qua lại bên ngoài giữa GTVT và môi trường. Để làm rõ mục tiêu nêu trong báo cáo tác giả sử dụng hai mô hình đánh giá cơ bản của phương pháp phân tích hệ thống đó là đánh giá theo mô hình hộp đen và mô hình hộp trắng. - Mô hình hộp đen: Luận văn đánh giá thông qua những yếu tố đầu vào và đầu ra của hệ thống tương tác GTVT và môi trường mà không quan tâm đến những tác động bên trong của hệ thống GTVT và môi trường. - Mô hình hộp trắng: Luận văn sẽ phân tích và đánh giá trực tiếp tác động qua lại giữa GTVT và môi trường từ đó đánh giá tính trồi, tính ì, …của hệ thống. 3.1.3. Phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường giao thông bằng mô hình DPSIR. Mô hình DPSIR, được kế thừa bởi cơ quan môi trường châu Âu (EEA) là một trong những khung căn cứ, cơ sở cho chuỗi thông tin tổng hợp, cho phép liên hệ các thông tin môi trường sử dụng các chỉ tiêu của các hạng mục khác nhau (Động lực – Áp lực – Hiện trạng môi trường – Tác động - Đáp ứng) (UNEP/RIVM, 1994) [25]; (RIVM/UNEP, 1995)[24]. Mô hình này tương tự khung mô hình PSR (OECD, 1993 - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Trang 10
  11. Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development)) nhưng có thêm 2 hạng mục là động lực D và tác động I. Các chữ cái viết tắt D-P-S- I-R là chữ đầu của năm từ Anh ngữ: - Driving Forces có nghĩa là Động lực (D): Động lực có tính khái quát yếu tố đang tác động lên môi trường của địa bàn đang được xem xét. Thí dụ phát triển bền vững giao thông đô thị… - Pressure có nghĩa là Áp lực (P): Áp lực của yếu tố động lực lên môi trường làm biến đổi hiện trạng và gây ô nhiễm môi trường. Thí dụ: Gia tăng lượng khí thải, bụi, ồn, rung, tăng lượng khí nhà kính, …. - State có nghĩa là Hiện trạng (S): Hiện trạng môi trường tại một thời điểm hoặc thời gian nhất định. Thí dụ hiện trạng không khí (SO2, NOx, TSP, VOC), ồn, rung, mất đa dạng sinh học .... - Impact có nghĩa là Tác động (I): Tác động tiêu cực hoặc tích cực của tình trạng đó đối với con người và hệ sinh thái. Thí dụ: Do ô nhiễm giao thông tăng cao dẫn tới gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh bệnh tật, hệ sinh thái bị đe dọa, .. - Response có nghĩa là Đáp ứng (R): là những giải pháp tổng hợp nhằm cải thiện chất lượng môi trường. P D S R I Trang 11
  12. Mô hình DPSIR là mô hình đã được nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam sử dụng để đánh giá hiện trạng các vấn đề liên quan tới xã hội và môi trường. Để đánh giá hiện trạng môi trường giao thông đô thị Hà Nội, luận văn sử dụng mô hình DPSIR để phân tích từ đó tìm ra những nguyên nhân, tác động tiêu cực đến môi trường do quá trình phát triển giao thông đô thị gây ra. Trên cơ sở phân tích bằng mô hình DPSIR kết hợp với nghiên cứu về bộ chỉ tiêu môi trường trên thế giới tác giả lựa chọn chỉ tiêu và lồng ghép vào các bước lập quy hoạch phát triển GTĐT cho Hà Nội tiến tới mục tiêu phát triển hệ thống giao thông Hà Nội bền vững. Tóm lại, nghiên cứu của luận văn được thể hiện thông qua các bước nghiên cứu như trong hình sau. 1. Xác định mục tiêu nghiên cứu 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu (PP2) (PP1) 3. Thu thập tài liệu và dữ liệu nghiên cứu (PP1) 3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường 3.2. Đánh giá hiện trạng quy giao thông Hà Nội bằng mô hình hoạch phát triển giao thông Hà DPSIR (PP3) Nội (PP1 và PP2) 4. Đề xuất chỉ tiêu môi trường cho quy hoạch phát triển bền vững giao thông đô thị Hà Nội Nguồn: Tác giả. Từ sơ đồ nêu trên, các nội dung cần làm rõ trong từng bước được miêu tả như sau: Trang 12
  13. Bước 1: Bằng phương pháp phân tích hệ thống cho thấy thực trạng thiếu bền vững trong quá trình phát triển giao thông đô thị nói chung và giao thông Hà Nội nói riêng về mặt môi trường. Từ thực trạng đó đề tài đã đặt các câu hỏi nghiên cứu cần trả lời và xác định mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Bước 2: Để cụ thể hóa được các mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành tìm hiểu nghiên cứu trên thế giới về các chỉ tiêu môi trường trong quá trình phát triển giao thông đô thị và các khái niệm có liên quan như khái niệm về giao thông đô thị, phát triển bền vững. Bước 3: Tác giải tiến hành thu thập tài liệu về môi trường liên quan đến phát triển giao thông Hà Nội. Các dữ liệu về quy hoạch giao thông đô thị ở Hà Nội. - Từ dữ liệu trên, tác giả tiến hành đánh giá hiện trạng môi trường theo mô hình DPSIR để cho thấy các chỉ tiêu môi trường cần được quan tâm trong quá trình phát triển giao thông đô thị Hà Nội. - Đồng thời tác giả cũng tiến hành phân tích sự thiếu bền vững trong quá trình quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội phê duyệt năm 2008 về mặt môi trường. Từ đó cho thấy cần thiết kết hợp chỉ tiêu về môi trường trong quá trình quy hoạch phát triển giao thông Hà Nội để tiến tới hệ thống giao thông đô thị bền vững về môi trường. Bước 4: Từ nghiên cứu về chỉ tiêu môi trường trên thế giới và thực trạng môi trường giao thông Hà Nội và hiện trạng thiếu các chỉ tiêu môi trường trong quy hoạch phát triển giao thông Hà Nội. Tác giả đề xuất các chỉ tiêu môi trường và kết hợp các chỉ tiêu này vào các bước lập quy hoạch phát triển giao thông cho Hà Nội. Trang 13
  14. CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Giao thông đô thị và phát triển bền vững 1.1.1. Khái niệm giao thông đô thị. Hiện nay, khái niệm về “giao thông đô thị” chưa được thống nhất. Theo Hồ Ngọc Hùng thì giao thông đô thị được hiểu là tập hợp các công trình, các phương tiện, các con đường đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các khu vực trong thành phố với nhau và giữa thành phố với các khu vực ngoài thành phố. Hay đó là sự tương tác giữa các đối tượng vận động như người, xe cộ và cấu trúc tĩnh tại (đường, đường phố) và các công trình giao thông như bến bãi (Hồ Ngọc Hùng , 2009)[7]. Hình 1. Cấu trúc và mối quan hệ giữa giao thông đối ngoại và giao thông nội thị Các vùng Các đô thị Khu dân cư khác khác khác Công trình giao thông Giao thông Phương tiện Mạng lưới đối ngoại giao thông giao thông Giao thông nội thị Nguồn: (Hồ Ngọc Hùng , 2009).[7] Theo Lã Ngọc Khuê thì Giao thông đô thị là tập hợp của mạng lưới đường, các công trình phục vụ giao thông và các loại phương tiện giao thông được sử dụng trong đô thị, được ví như là một trong ba điều kiện căn bản (ăn, ở, đi lại) để thị dân sống và làm việc; là tiền đề vật chất thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội trong đô thị. (Lã Ngọc Khuê, 2011) .[9] Theo Khuất Việt Hùng thì giao thông đô thị là tập hợp của cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông và hệ thống điều khiển để thực hiện việc thay đổi vị trí trong không gian của các đối tượng vận tải. (Khuất Việt Hùng, 2007). [8] Trang 14
  15. Để thống nhất trong nghiên cứu, luận văn sử dụng định nghĩa giao thông đô thị là một hệ thống bao gồm sự tương tác qua lại của ba đối tượng là cơ sở hạ tầng giao thông (đường, điểm trung chuyển, bến xe), phương tiện giao thông và hệ thống điều khiển giao thông nhằm thực hiện việc thay đổi vị trí của các đối tượng vận tải là con người (người/km) và hàng hóa (tấn/km). Hình 2. Cấu trúc hệ thống giao thông đô thị Cơ sở hạ tầng giao thông Phương tiện giao Hệ thống điều thông khiển Nguồn. Khuất Việt Hùng, 2007.[8] Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị là một yếu tố trong hệ thống giao thông vận tải bao gồm (a) đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường ống), (b) các điểm trung chuyển (nút giao, bãi đỗ xe, nhà ga), và (c) các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, hình thành môi trường vật chất cơ bản để phương tiện vận tải vận động, dừng đỗ và phục hồi chức năng kỹ thuật. Phương tiện giao thông trong đô thị có khả năng chứa đựng con người hoặc hàng hóa và khả năng vận động được sử dụng để thực hiện sự thay đổi vị trí trong không gian của bản thân con người, hàng hóa hoặc dịch vụ. Xe xúc vật kéo cũng thuộc vào khái niệm phương tiện vận tải. Tuy vậy bản thân các loài xúc vật không phải là phương tiện vận tải mặc dù xúc vật có thể chuyên chở hàng hóa và con người. Phương tiện giao thông được phân loại theo từng tiêu chí khác nhau như phân loại theo phương thức vận tải, phân loại theo năng lực chuyên chở, phân loại theo đối tượng phục vụ, ...Trong báo cáo luận Trang 15
  16. văn sử dụng phân loại phương tiện thành hai dạng là: Giao thông công cộng như tàu điện, BRT, xe buýt, xe điện trên cao, ...; giao thông bán công cộng như taxi, xe ôm, ...; và giao thông cá nhân gồm ô tô, mô tô, xe máy, xe đạp, đi bộ,.. Hệ thống điều khiển bao gồm điều khiển phương tiện và điều khiển dòng giao thông. Điều khiển phương tiện là phương thức dẫn hướng phương tiện hoạt động trên các công trình cơ sở hạ tầng cố định. Điều khiển dòng giao thông bao gồm các thiết bị và công nghệ đảm bảo dòng các phương tiện vận tải vận hành trơn tru ở tất cả các trạng thái (tăng tốc, giảm tốc, chạy đều, dừng đỗ) và giảm thiểu xung đột giữa các phương tiện với nhau và với môi trường. Theo nội dung nêu trên, để hệ thống giao thông đô thị đảm nhiệm được chức năng thay đổi vị trí trong không gian của con người, hàng hóa và dịch vụ trong không gian đô thị thì cần đặc biệt quan tâm đến quan hệ vùng liền kề. Điều đó được thể hiện qua mối quan hệ giữa hệ thống giao thông đối nội (nội thị) và hệ thống giao thông đối ngoại (ngoại thị). Giao thông đối nội: là hệ thống giao thông bên trong đô thị còn gọi là giao thông nội thị, có chức năng đảm bảo sự liên hệ thuận tiện giữa các khu vực bên trong đô thị với nhau cũng như đối với mạng giao thông đối ngoại. Giao thông đối nội liên hệ với giao thông đối ngoại thông qua các nút giao thông đồng mức và khác mức, bến ô tô liên tỉnh, ga xe lửa, bến cảng, sân bay. Sự bố trí hợp lý các đầu mối giao thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giữa các khu vực của đô thị với bên ngoài, cũng là cơ sở để phát triển đô thị trong tương lai. Giao thông đối ngoại: Có thể được hiểu một cách đơn giản là sự liên hệ giữa đô thị với bên ngoài, bao gồm giữa đô thị đó với các đô thị khác, với các khu công nghiệp, các khu nghỉ ngơi của vùng phụ cận và giữa đô thị đó với Trang 16
  17. các đô thị khác. Căn cứ vào đặc điểm của từng loại đô thị mà có các loại hình giao thông khác nhau như đường ô tô, đường sắt, đường hàng không, đường thủy...Đường ô tô xuất hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1883, đến nay ô tô đã trở thành phương tiện phổ biến, nó có tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới quá trình phát triển và liên hệ giữa các đô thị. Chính vì vậy, mạng lưới đường ô tô có khả năng tiếp cận thuận lợi với các đô thị trong các điều kiện địa hình khác nhau và lưu lượng vận tải không lớn. Trong thực tế các đô thị hiện đại đều đòi hỏi phải có mạng lưới đường ô tô tương xứng. Đối với giao thông đô thị thì việc phân cấp đường có vai trò quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho người tham gia giao thông, không hạn chế tốc độ của các phương tiện. Hệ thống giao thông trong đô thị, đường giao thông sẽ được phân thành nhiều cấp khác nhau nhằm đảm nhận những chức năng nhất định của đô thị. Từ những chức năng đó chúng ta sẽ có những biện pháp tổ chức đi lại và cảnh quan môi trường đô thị. Để phân cấp đường hợp lý, chính xác trong đô thị phải dựa trên đặc điểm liên hệ giao thông, loại phương tiện sử dụng, thành phần dòng giao thông, tốc độ dòng giao thông đồng thời còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại đô thị, đô thị có mật độ giao thông lớn khác đô thị có mật độ giao thông nhỏ. Theo phân cấp năm 2007 tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (Quyết định số 22 /2007/QĐ- BXD TCXDVN 104 : 2007) thì đô thị Việt Nam hiện nay được phân cấp theo các loại đường phố nêu trong Bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Phân loại đường phố chính trong đô thị Tính chất giao thông Đường phố Ưu tiên rẽ Tính Dòng xe Lưu lư- STT Loại nối liên hệ vào khu Chức năng (*) chất Tốc độ thành ợng xem đường phố nhà dòng phần xét (**) Trang 17
  18. 1 Đường Có chức năng giao cao tốc đô thông cơ động rất thị cao. Phục vụ giao thông có tốc độ cao, giao thông liên tục. Đáp ứng lưu lượng và khả Không năng thông hành Đường cao gián Tất cả các lớn.Thường phục tốc Đường 50000 đoạn, Cao và loại xe ôtô Không vụ nối liền giữa phố chính - Không rất cao và xe môtô được phép các đô thị lớn, Đường vận 70000 giao cắt (hạn chế) giữa đô thị trung tải tâm với các trung tâm công nghiệp, bến cảng, nhà ga lớn, đô thị vệ tinh... 2 Đường Có chức năng giao phố chính thông cơ động cao đô thị Phục vụ giao Không a-Đường thông tốc độ cao, gián phố chính giao thông có ý đoạn trừ chủ yếu nghĩa toàn đô thị. Đường cao Tất cả các nút giao Đáp ứng lưu lượng tốc loại xe - Không nên thông có 20000 và KNTH cao. Nối Đường phố Tách riêng trừ các khu bố trí tín Cao - liền các trung tâm chính đường, làn dân cư có hiệu 50000 dân cư lớn, khu Đường phố xe đạp quy mô lớn giao công nghiệp tập gom thông trung lớn, các điều công trình cấp đô khiển thị Trang 18
  19. Phục vụ giao b-Đường thông liên khu vực phố chính có tốc độ khá lớn. thứ yếu Nối liền các khu Cao và 20000 dân cư tập trung, trung - các khu công bình 30000 nghiệp, trung tâm công cộng có quy mô liên khu vực. 3 Đường Chức năng giao phố gom thông cơ động - tiếp cận trung gian Phục vụ giao Đường phố a-Đường thông có ý nghĩa chính 10000 phố khu khu vực như trong Đường phố Trung Tất cả các - Cho phép vực khu nhà ở lớn, các gom bình loại xe 20000 khu vực trong Đường nội quận bộ Là đường ôtô gom b-Đường chuyên dùng cho Đường cao vận tải vận chuyển hàng tốc Chỉ dành hoá trong khu Đường phố Giao Trung riêng cho Không cho công nghiệp tập chính - thông bình xe tải, xe phép trung và nối khu Đường phố không khách. công nghiệp đến gom liên tục các cảng, ga và đường trục chính Là đường có quy c-Đại lộ mô lớn đảm bảo Đường phố cân bằng chức chính Thấp Tất cả các năng giao thông và Đường phố và loại xe trừ - Cho phép không gian nhưng gom trung xe tải đáp ứng chức năng Đường nội bình không gian ở mức bộ phục vụ rất cao. 4 Đường Có chức năng giao Trang 19
  20. phố nội bộ thông tiếp cận cao Là đường giao a-Đường thông liên hệ trong Đường phố phố nội bộ phạm vi phường, Xe con, xe gom đơn vị ở, khu công Thấp công vụ và Thấp Đường nội Giao nghiệp, khu công xe 2 bánh bộ thông trình công cộng Được ưu gián hay thương mại… tiên đoạn b-Đường Đường chuyên - Bộ hành - đi bộ dụng liên hệ trong Đường nội c-Đường khu phố nội bộ; Thấp Xe đạp - bộ xe đạp đường song song với đường phố chính, đường gom (*) Chú thích: : Nối liên hệ giữa các đường phố. (**) : Ngưỡng giá trị lưu lượng chỉ mang tính chất tham khảo. Đơn vị tính: xe/ngày.đêm theo đầu xe ôtô (đơn vị vật lý) Ghi chú: TCXDVN 104/2007 Có thể nói, giao thông đô thị là một phần không thể thiếu của đô thị, nó biểu hiện cho mối quan hệ mật thiết với chất lượng cuộc sống, quy mô và sự phân bố các hoạt động sản xuất và hoạt động giải trí, cho khả năng sẵn có của hàng hoá và dịch vụ của đô thị. Do đó, việc phát triển giao thông đô thị liên quan đến việc phát triển một đô thị văn minh hiện đại. Tuy nhiên, việc phát triển giao thông đô thị và môi trường ở khía cạnh nào đó là thiếu tính lôgic. Phát triển giao thông dẫn đến việc sử dụng quỹ đất nhiều hơn, sử dụng năng lượng nhiều hơn (dầu mỏ). Đó là những nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt dần theo mức độ khai thác thiếu bền vững, chất thải đưa vào môi trường nhiều hơn làm cho môi trường phải chịu đựng quá khả năng đồng hoá của nó dẫn đến ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, ảnh hưởng tới nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai. Một ngoại ứng của phát triển giao thông đô thị đó là tắc nghẽn, tai nạn giao thông, khí thải, tiếng ồn, Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2