Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát phát thải chất ô nhiễm từ các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp lớn trên địa bàn các tỉnh sông Hồng
lượt xem 16
download
Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc đề xuất mô hình QLMT KCN thích hợp và khả thi đối với các KCN đa ngành (với điều kiện có sự tương thích về quy mô và loại hình công nghiệp giữa các nhà máy trong KCN trên phương diện trao đổi chất thải), phục vụ cho công tác quản lý thống nhất môi trường theo hướng bền vững và thân thiện môi trường, hướng tới mô hình KCNST.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát phát thải chất ô nhiễm từ các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp lớn trên địa bàn các tỉnh sông Hồng
- Luận văn Thạc sỹ khoa học LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và tiến hành làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường (Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội), các bạn đồng nghiệp, các nhà khoa học, các nhà quản lý.... Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và Mô hình hóa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội người đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm Luận văn tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, ThS. Lê Hoàng Anh, Trưởng phòng Dữ liệu và Hệ thống thông tin (Trung tâm Quan trắc môi trường) là những người đã trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Luận văn cũng tham gia trong một phần nghiên cứu của Đề tài “Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát phát thải chất ô nhiễm từ các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp lớn trên địa bàn các tỉnh sông Hồng”. Đồng thời, luận văn cũng tham khảo các Báo cáo, đề tài nghiên cứu từ các Bộ ngành, địa phương và Ban quản lý các khu công nghiệp các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ. Cuối cùng, sự ủng hộ của người thân, bạn bè luôn là động lực quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn. Trong đó, Bố, Mẹ, anh, chị em trong gia đình luôn có sự ủng hộ đặc biệt để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi đến tất mọi người. Học viên thực hiện Mạc Thị Minh Trà 1 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ 7 DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................................... 8 DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................... 9 DANH MỤC KHUNG ................................................................................................... 10 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 11 Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC KCN VIỆT NAM ................................................................................ 20 1.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các KCN của Việt Nam.......... 20 1.2. Tổng quan về hiện trạng môi trường các KCN ................................................... 23 1.2.1. Nước thải ...................................................................................................... 23 1.2.2. Khí thải ......................................................................................................... 26 1.2.3. Chất thải rắn................................................................................................. 29 1.3. Tổng quan hiện trạng quản lý môi trường trong các KCN.................................. 31 1.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT KCN................................ 31 1.3.2. Hệ thống quản lý môi trường KCN............................................................... 33 1.3.3. Quy hoạch KCN gắn với bảo vệ môi trường ................................................ 36 1.3.4. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong BVMT KCN ..................................... 38 Chương 2 – NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ MÔ HÌNH KCN, ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH PHÙ HỢP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM .................................... 42 2.1. Nghiên cứu tổng quan một số mô hình KCN ...................................................... 42 2.1.1. Mô hình KCN cổ điển (KCN đa ngành) ....................................................... 42 2.1.2. Mô hình quản lý KCN chuyên ngành............................................................ 45 2.1.3. Mô hình KCN sinh thái ................................................................................. 48 2.2. Đánh giá sơ bộ mô hình khả thi trong điều kiện Việt Nam................................. 50 Mạc Thị Minh Trà 2 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học Chương 3 – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KCN SÀI ĐỒNG B VỀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KCN SINH THÁI .................................................................. 58 3.1. Tổng quan về KCN Sài Đồng B .......................................................................... 58 3.2. Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình KCNST tại KCN Sài Đồng B ............ 61 3.2.1. Tiềm năng thực hiện tái sử dụng, tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải...... 62 3.2.2. Thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn..................................................... 69 3.2.3. Xử lý chất thải............................................................................................... 70 3.2.4. Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng .......................................................... 70 3.3. Nhận xét, đánh giá về mức độ phù hợp và khả năng triển khai áp dụng mô hình KCNST tại KCN Sài Đồng B và mức độ khả thi khi áp dụng đối với các KCN đa ngành khác đang hoạt động của Việt Nam ................................................................. 70 Chương 4 – NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TIÊU CHÍ CHUYỂN ĐỔI KCN ĐANG HOẠT ĐỘNG SANG MÔ HÌNH KCN SINH THÁI TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN .................................................................... 72 4.1. Nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN đang hoạt động sang mô hình KCNST trong điều kiện Việt Nam ..................................................................... 72 4.1.1. Xây dựng định hướng cho hệ thống trao đổi chất thải............................... 73 4.1.2. Cải thiện và nâng cao sự chấp hành quy định pháp luật về môi trường...... 74 4.1.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN ......................................................... 74 4.1.4. Cải thiện công tác quản lý, xử lý chất thải tại các cơ sở sản xuất trong KCN ................................................................................................................................ 75 4.1.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải ở quy mô KCN .......... 76 4.1.6. Xây dựng, vận hành hệ thống QLMT, phòng chống sự cố toàn KCN .......... 77 4.1.7. Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và đánh giá sự cải thiện chất lượng môi trường xung quanh KCN.................................................................................. 77 4.2. Đề xuất lộ trình thực hiện .................................................................................... 82 Chương 5 – CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCNST............................................................... 83 5.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống QLMT KCNST............................................................ 83 Mạc Thị Minh Trà 3 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học 5.1.1. Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung..................................................................................................... 83 5.1.2. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường KCNST ............... 87 5.1.3. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan ..................................... 87 5.2. Triển khai hiệu quả các công cụ QLMT KCNST................................................ 87 5.2.1. Công cụ pháp lý ............................................................................................ 87 5.2.2. Công cụ kỹ thuật ........................................................................................... 89 5.2.3. Công cụ giám sát .......................................................................................... 91 5.2.4. Công cụ kinh tế ............................................................................................. 92 5.2.5. Công cụ thông tin.......................................................................................... 92 5.3. Hệ thống quản lý chất thải của KCNST .............................................................. 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 95 Mạc Thị Minh Trà 4 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý BVMT Bảo vệ môi trường CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CO Cácbon mônôxít CTR Chất thải rắn ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm trong nước HmCn Hyđrô-cácbon HTMT Hiện trạng môi trường HST Hệ sinh thái KCN Khu công nghiệp KCNST Khu công nghiệp sinh thái KCX Khu chế xuất KHCN Khoa học công nghệ KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KKT Khu kinh tế KTTĐ Kinh tế trọng điểm NOx Các Nitơ ôxít NO2 Nitơ điôxít Pb Chì PM2,5 Bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm PM10 Bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm QCVN Quy chuẩn Việt Nam QTMT Quan trắc môi trường SO2 Sunfua điôxít Mạc Thị Minh Trà 5 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TB Trung bình TNHH Trách nhiệm hữu hạn TN&MT Tài nguyên và Môi trường TSP Bụi lơ lửng tổng số UBND Uỷ ban nhân dân Mạc Thị Minh Trà 6 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đặc trưng về thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử lý)………………………………………………………………………………………23 Bảng 1.2. Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009……………………………23 Bảng 1.3. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm……………26 Bảng 1.4. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong không khí từ các KCN thuộc các tỉnh của vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009………………………………………………..27 Bảng 1.5. Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh theo ngành sản xuất và theo số lượng công nhân trong ngành sản xuất………………………………………………...29 Bảng 3.1. Danh sách các nhà máy trong KCN Sài Đồng B……………………………58 Bảng 3.2. Tải lượng ô nhiễm nước thải KCN Sài Đồng B…………………………….65 Bảng 3.3. Thống kê nguồn chất thải phát sinh trong KCN Sài Đồng B và khả năng trao đổi chất thải……………………………………………………………………………68 Bảng 4.1. Các bước chuyển đổi từ KCN đa ngành sang KCNST……………………...76 Bảng 4.2. Bảng tiêu chí chuyển đổi sang KCNST danh cho các KCN đa ngành đang hoạt động……………………………………………………………………………….78 Mạc Thị Minh Trà 7 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tình hình phát triển KCN giai đoạn 1991 – 2008………………………..19 Biểu đồ 1.2. Số KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới giai đoạn 2006 – 2015 theo vùng kinh tế và so sánh với số KCN đã thành lập giai đoạn 2006 – 2008…………………...22 Biểu đồ 1.3. Diễn biến COD trên các sông vùng KTTĐ Bắc bộ qua các năm………...25 Biểu đồ 1.4. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh một số KCN miền Bắc từ năm 2006 – 2008…………………………………………………………………….28 Mạc Thị Minh Trà 8 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN………………………………………………………………………………….. .33 Hình 2.1. Mô hình quản lý nước thải KCN cổ điển……………………………………44 Hình 2.2. Mô hình quản lý nước thải KCN chuyên ngành…………………………….46 Hình 2.3. Thứ tự ưu tiên trong chiến lược quản lý chất thải…………………………...50 Hình 3.1. Sơ đồ các nhà máy trong KCN Sài Đồng B và vị trí cống thải của KCN…..60 Hình 3.2. Mô hình trao đổi chất thải tổng quát dự kiến đề xuất đối với KCN Sài Đồng B………………………………………………………………………………………..67 Mạc Thị Minh Trà 9 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học DANH MỤC KHUNG Khung 1.1. Một số hạn chế của Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT…………………..31 Khung 1.2. Một số điển hình của quy hoạch KCN thiếu cơ sở khoa học……………...36 Khung 1.3. Mục tiêu cụ thể của “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ……………………………………………………………………………………...38 Khung 1.4. Khởi công KCN sinh thái đầu tiên của Việt Nam – Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa……………………………………………………………………….40 Mạc Thị Minh Trà 10 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Xây dựng và phát triển các KCN tập trung đang là xu hướng chung của các nước đang phát triển trên thế giới nhằm tạo bước chuyển biến vượt bậc trong nền kinh tế của một quốc gia. Tại Việt Nam đầu tư cho phát triển công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đang là mục tiêu chiến lược của quốc gia cho đến năm 2020. Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân. Năm 2008, các KCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD (chiếm 38% GDP cả nước); giá trị xuất khẩu đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần 26% tổng giá trị xuất khẩu cả nước); nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho gần 1,2 triệu lao động [1]. Sự phát triển của các KCN ở Việt Nam bước đầu giải quyết hiệu quả yêu cầu quy hoạch sử dụng đất và phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế và xã hội như đã nêu trên, trong quá trình hoạt động của các KCN đã phát sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nước, không khí, chất thải rắn, suy thoái môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ... do các chất thải tập trung với quy mô và thải lượng lớn, đặc biệt đối với các KCN đa ngành (chiếm tỷ lệ hơn 90% trên tổng số KCN của Việt Nam hiện nay). Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề môi trường cần phải giải quyết. Có thể thấy rằng, việc phát triển mạnh các KCN tập trung đã gây ra hai mâu thuẫn lớn và khó dung hòa đối với mục tiêu phát triển bền vững, được biểu diễn theo mô hình sau đây: Mạc Thị Minh Trà 11 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu và đề xuất tổng thể 3 xu hướng chính nhằm giải quyết triệt để 02 mâu thuẫn căn bản đó là: Xu hướng thứ nhất: Tổ chức quản lý môi trường công nghiệp trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa trách nhiệm quản lý của Nhà nước với trách nhiệm tự nguyện của ngành công nghiệp, các tổ chức xã hội, cộng đồng và người dân. Xu hướng thứ hai: Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ như thể chế năng lực trung tâm cho việc phục hồi, cải tạo, cải thiện môi trường và phòng ngừa ô nhiễm, biến đổi môi trường hướng tới sự bền vững. Xu hướng thứ ba: Phát hiện, thử nghiệm và khẳng định các mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp mới theo hướng khép kín tự nhiên và phát triển bền vững, mà trong đó ví dụ điển hình là mô hình KCNST bảo đảm quá trình chuyển hoá vật chất hai chiều và tiến tới không có phát thải. Nhìn chung, hai xu hướng đầu đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm quản lý, quan trắc và giám sát môi trường, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với kiểm soát, xử lý triệt để ô nhiễm và phục hồi môi trường, mà điển hình là các biện pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm cuối đường ống. Hướng thứ 3 là nhằm đạt được mục tiêu phát triển sạch đi từ chiều sâu tổ chức sản xuất đến các hành vi tiêu dùng và thải bỏ theo hướng khép kín bền vững tự nhiên. Trên thế giới cả 3 xu hướng trên đã được nghiên cứu và áp dụng thành công. Trong điều kiện của Việt Nam, với tốc độ phát triển công nghiệp như đã trình bày ở trên, thì dự kiến khi đất nước cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào Mạc Thị Minh Trà 12 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2020, môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng. Do đó, chúng ta cần phải xây dựng hệ thống quản lý môi trường KCN đi theo 3 xu hướng chính về hoàn thiện quản lý – phát triển khoa học và công nghệ – phát triển mô hình sản xuất mới, trong đó theo chính sách đã ban hành của Chính phủ, thì ngay từ bây giờ chúng ta sẽ phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch, trong đó, việc nghiên cứu và triển khai ứng dụng mô hình KCNST là rất quan trọng. Đặc biệt, trước hết phải nghiên cứu đề xuất các tiêu chí cơ bản, đặc thù để chuyển đổi các KCN hiệu hữu đang hoạt động sang mô hình KCNST sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam. Đó cũng chính là lý do và tính cấp thiết của đề tài luận văn “Cơ sở khoa học xây dựng mô hình quản lý môi trường các khu công nghiệp Việt Nam” 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc đề xuất mô hình QLMT KCN thích hợp và khả thi đối với các KCN đa ngành (với điều kiện có sự tương thích về quy mô và loại hình công nghiệp giữa các nhà máy trong KCN trên phương diện trao đổi chất thải), phục vụ cho công tác quản lý thống nhất môi trường theo hướng bền vững và thân thiện môi trường, hướng tới mô hình KCNST. 3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung cần được thực hiện bao gồm : 1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam. 2. Nghiên cứu, khảo sát , phân tích đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường các KCN ở Việt Nam. 3. Khảo sát hiện trạng, phân tích đánh giá công tác QLMT trong các KCN. - Hiện trạng công tác quản lý (hệ thống pháp lý, hệ thống tổ chức quản lý, các công cụ quản lý môi trường,…); - Những thuận lợi, khó khăn, những việc làm được và chưa làm được. 4. Nghiên cứu một số mô hình QLMT KCN, đánh giá mô hình phù hợp trong điều kiện Việt Nam. 5. Nghiên cứu những luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ cho xây dựng hệ thống QLMT KCN theo mô hình KCNST trong điều kiện Việt Nam. Mạc Thị Minh Trà 13 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học 6. Nghiên cứu điển hình tại KCN Sài Đồng B (Hà Nội). 7. Nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí chuyển đổi các KCN đang hoạt động sang mô hình KCNST. 8. Đề xuất một số biện pháp tổng hợp BVMT trong hệ thống QLMT đối với mô hình KCNST. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các KCN tập trung theo mô hình cổ điển (KCN đa ngành) đã được thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động kể từ năm 1991. Phạm vi về không gian nghiên cứu gồm các KCN có cơ sở hạ tầng khá ổn định ở Việt Nam (thông qua việc tham khảo thông tin từ các Báo cáo, Đề tài đã có kết quả đánh giá) và trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ (thông qua việc điều tra thực tế), từ đó phân loại mức độ thân thiện môi trường và chọn ra một KCN phù hợp để áp dụng thử nghiệm các tiêu chí, rút ra những kinh nghiệm và bổ sung các khuyến nghị trước khi đưa vào thực hiện chính thức. Tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình đối với KCN Sài Đồng với những đặc trưng đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu đặt ra, cụ thể như sau: - Được thành lập và đi vào hoạt động được 15 năm, đến nay tỷ lệ lấp đầy KCN là 100%. KCN Sài Đồng B đã hoạt động với thời gian đủ dài và ổn định, hoạt động tối đa công suất. - Là KCN hoạt động theo mô hình KCN đa ngành với nhiều loại hình sản xuất. Trong đó, các nhà máy trong KCN có sự tương thích về quy mô cũng như khả năng trao đổi chất thải với nhau. - Hiện nay, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh do nước thải sản xuất của KCN đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết. - KCN đang chuẩn bị triển khai giai đoạn 3 mở rộng thêm phân khu sản xuất và các khu vực phụ trợ khác bao gồm cả việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Điều này sẽ giúp cho KCN có khả năng điều chỉnh bổ sung hoặc chuyển đổi một số nhà máy để đảm bảo tính tương thích về khả năng trao đổi chất thải. Mạc Thị Minh Trà 14 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học - Có sự tự nguyện trong việc tham gia nghiên cứu mô hình KCN thân thiện với môi trường. Một số nhà máy trong KCN đang trong giai đoạn cải tiến, chuẩn bị đầu tư thay thế áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu Áp dụng các lý thuyết Quản lý môi trường Các vấn đề sau đây được quan tâm : Lý thuyết về QLMT, hiện trạng thực tế của các KCN, điều kiện quản lý của Việt Nam, công nghệ sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải sản xuất, tái sinh và tái sử dụng chất thải; Trao đổi chất thải và trao đổi thông tin về chất thải, sinh thái công nghiệp, mô hình hóa và QLMT KCN ... được sử dụng trong việc nghiên cứu tìm kiếm các loại hình KCN, các mô hình QLMT và đề xuất biện pháp QLMT KCN thích hợp. Vấn đề QLMT KCN phải được nghiên cứu dựa trên thực tế hoạt động của các KCN hiện có; áp dụng nguyên tắc về tính khách quan trong nghiên cứu khoa học và nguyên tắc xem xét sự vật một cách toàn diện là một yêu cầu rất quan trọng để làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong quản lý nhà nước về BVMT của một KCN. Việc điều chỉnh những mối quan hệ xuất hiện trong quá trình quản lý nhà nước về BVMT KCN phải có tính thống nhất, đồng bộ trong phạm vi toàn quốc. Hệ thống QLMT nói chung sẽ bao gồm cơ cấu tổ chức và công cụ quản lý. Hoạt động của hệ thống QLMT nhằm giảm thiểu, hạn chế và loại trừ các tác động xấu đến môi trường. Các chính sách môi trường được đề xuất trên cơ sở các vấn đề cần giải quyết hiện tại cũng như định hướng phát triển bền vững trong tương lai. Do đó, những thông tin về hiện trạng chất lượng môi trường các KCN, hiện trạng hệ thống QLMT cho các KCN cũng như các văn bản pháp lý hiện hành là cơ sở để xây dựng chính sách môi trường, chương trình hành động cũng như thiết lập thứ tự ưu tiên trong việc phát triển hệ thống QLMT. Xây dựng cơ sở kỹ thuật cho việc QLMT KCN: Các yếu tố của một hệ thống QLMT có thể được sắp xếp theo chu trình gồm bốn giai đoạn: Kế hoạch, hành động, đánh giá và điều chỉnh. Trong giai đoạn kế hoạch, các mục tiêu chiến lược môi trường phải được xác định và những biện pháp thực hiện được xác định trong giai đoạn này để Mạc Thị Minh Trà 15 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học có thể kết hợp hài hòa với tiến trình phát triển CN của đất nước. Những thông tin này có thể thu thập được từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương và các BQL các KCN. Mục tiêu hoạt động chính của hệ thống QLMT cho các KCN là giảm đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tiến tới phát triển bền vững. Do đó, bên cạnh các Luật, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định … Các công cụ kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định cho sự thành công của hệ thống. Sản xuất sạch được xem là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống QLMT cho các nhà máy [22] . + Trao đổi chất thải và trao đổi thông tin về chất thải là thành phần không thể thiếu được khi phát triển các KCN theo nguyên tắc sinh thái CN (industrial ecology). Các chất thải, sản phẩm phụ sinh ra từ nhà máy này có thể tái sử dụng làm nguyên liệu hoặc thay thế một phần nguyên liệu cho nhà máy kia. Nhờ đó, vòng vật chất giữa các nhà máy trong KCN được khép kín và lượng chất thải có thể giảm đến mức thấp nhất. Hiện tại, một số nhà máy trong các KCN đã thực hiện việc tái sử dụng một phần chất thải trong dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy hoặc bán cho một số nhà máy khác để làm nguyên liệu. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ xảy ra do nhu cầu thực tế của một số nhà máy và chưa trở thành một nội dung trong hệ thống quản lý. Nếu có thể xây dựng được trung tâm trao đổi chất thải hoặc trung tâm trao đổi thông tin về chất thải thì hoạt động này có thể được áp dụng rộng rãi hơn cho nhiều nhà máy và KCN. Để đánh giá tính khả thi của việc áp dụng công cụ kỹ thuật này trong hệ thống quản lý, những nội dung sau đây cần được nghiên cứu tại những cơ sở sản xuất và các KCN đã lựa chọn trong những phần khảo sát của luận văn: - Các loại hình CN hiện có; - Các loại chất thải hiện có: thành phần và khối lượng; - Khả năng tái sử dụng chất thải này làm nguyên liệu sản xuất; - Nhu cầu thị trường của các thành phần chất thải này. Các thông tin này có thể thu thập thông qua khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp tại các cơ sở sản xuất nói trên, bằng cách phát phiếu câu hỏi phỏng vấn và thông qua phiếu điều tra CN. + Hệ thống giám sát chất lượng môi trường cho các KCN cần được thiết lập để có thể theo dõi, đo đạc, ghi nhận các diễn biến về lượng thải và chất lượng môi trường Mạc Thị Minh Trà 16 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học của các nhà máy và KCN. Đây là cơ sở để áp dụng các hình thức thưởng, phạt một cách công bằng và khuyến khích các DN thực hiện một cách nghiêm túc chính sách môi trường đã đề ra. Xây dựng các mô hình KCN tập trung : Trên cơ sở điều kiện địa hình, kinh tế – xã hội, nhu cầu phát triển CN và BVMT, việc xây dựng các mô hình KCN tập trung thích hợp cho từng khu vực được thực hiện với phương châm giảm thiểu các tác động đến chất lượng cuộc sống và môi trường đồng thời mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho địa phương. Dựa trên cơ sở khoa học đã xây dựng, việc nghiên cứu điển hình về khả năng ứng dụng mô hình KCNST đã được thực hiện tại KCN Sài Đồng B (Hà Nội). Kết quả của nghiên cứu điển hình này góp phần làm tăng tính thuyết phục của phương pháp luận xây dựng mô hình KCNST. Phương pháp nghiên cứu Ứng với mỗi nội dung nghiên cứu có những phương pháp nghiên cứu cụ thể : Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi, thường xuyên trong quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp so sánh là phương pháp được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khoa học khác nhau. Khi áp dụng phương pháp này trong đề tài nghiên cứu cần phải thu thập thông tin về những vấn đề liên quan đến QLMT KCN hiện nay ở khu vực và những qui định hiện có của Nhà nước về QLMT KCN, từ đó phát hiện những điểm giống và khác nhau, những mặt mạnh và yếu và những qui định, qui trình, tiêu chuẩn được các đối tượng chấp nhận. Ngoài ra có thể tham khảo thêm những qui định và xu hướng QLMT của các nước trên thế giới để điều chỉnh phù hợp với Việt Nam. Phương pháp điều tra xã hội học để nắm thông tin thể hiện những quan niệm và những phản ảnh về các vấn đề môi trường khác nhau mà đề tài đặt ra, đặc biệt là ý kiến của các đối tượng liên quan, ví dụ : các nhà đầu tư CN, các nhà quản lý KCN, các nhà QLMT, các nhà nghiên cứu v…v… Phương pháp thống kê dùng để phân tích và xử lý số liệu. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế theo biểu mẫu thống nhất. Phương pháp chuyên gia: để lấy ý kiến chuyên gia v…v... Mạc Thị Minh Trà 17 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học Phương pháp nghiên cứu ứng với từng nội dung được trình bày tóm tắt như sau : Đánh giá hiện trạng QLMT các KCN của Vùng KTTĐ Bắc bộ nói riêng và Việt Nam nói chung: Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan tới sự phát triển của KCN và Việt Nam, hiện trạng ô nhiễm và QLMT KCN ở Vùng KTTĐ Bắc bộ từ các báo cáo khoa học, các văn bản, tài liệu của KCN và các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu ... Khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, nhu cầu nguyên nhiên liệu, các vấn đề môi trường, … Phân tích ưu điểm và những tồn tại cần nghiên cứu tiếp - tổng hợp và đánh giá. Các công cụ quản lý và văn bản pháp lý về quản lý chất lượng môi trường của các KCN được tham khảo từ các Báo cáo, đề tài nghiên cứu… và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong lĩnh vực này. Việc đánh giá chất lượng môi trường của các KCN trên được thực hiện chủ yếu dựa trên các Báo cáo kết quả quan trắc, Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra môi trường KCN, báo cáo từ các BQL các KCN, Sở TN&MT địa phương, Tổng cục Môi trường. Các văn bản pháp lý liên quan đến QLMT và QLMT các KCN Việt Nam được thu thập từ các cơ quan có chức năng như các Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường, Sở TN&MT, Ban quản lý các KCN.... Mức độ áp dụng các văn bản này sẽ được đánh giá từ phản ánh của các nhà quản lý và các bộ phận thực hiện công tác môi trường tại cơ sở sản xuất. Sự phản hồi các đánh giá ban đầu sẽ có giá trị hơn thông qua trao đổi, thảo luận giữa nhóm nghiên cứu và các nhà làm công tác quản lý. Ý kiến của các nhà quản lý sẽ rất có ích cho việc xây dựng hệ thống QLMT cho các KCN sau này. Tìm hiểu hệ thống quản lý môi trường KCN trên Thế giới: Mỗi mô hình KCN có những đặc trưng riêng, do đó hệ thống QLMT áp dụng cho những KCN này cũng có những đặc thù riêng. Các thông tin liên quan đến loại hình KCN và hệ thống QLMT KCN của các nước được thu thập thông qua các tạp chí khoa học quốc tế, báo cáo khoa học và sách đã được xuất bản. Các dạng mô hình KCN khác nhau và hệ thống QLMT đối với những mô hình KCN này từ những nước đang được tham khảo để phát triển, học tập những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm và rút ra bài học cho Việt Nam. Xây dựng mô hình các hệ thống QLMT cho KCN: Với những mô hình KCN tập trung đã thiết lập, sẽ xây dựng các mô hình hệ QLMT thích hợp cho từng loại KCN ở hai cấp quản lý chính : (1) Quản lý cấp cơ sở sản xuất và (2) Quản lý cấp KCN. Với Mạc Thị Minh Trà 18 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học mỗi cấp quản lý cần thể hiện vai trò của các cơ quan - bộ phận chức năng tham gia QLMT của từng cơ sở sản xuất cũng như của KCN. Phương pháp chuyên gia, phân tích - tổng hợp và dựa vào các tính chất đặc trưng của KCNST và điều kiện thực tế tại Việt Nam được sử dụng để đề xuất hệ thống tiêu chí chuyển đổi các KCN đa ngành đang hoạt động sang mô hình KCNST trong điều kiện Việt Nam. Mạc Thị Minh Trà 19 K16 Cao học Môi trường
- Luận văn Thạc sỹ khoa học Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC KCN VIỆT NAM Cùng với việc thu thập, tổng hợp thông tin từ các Báo cáo, Đề tài nghiên cứu về vấn đề môi trường các KCN ở Việt Nam, tác giả Luận văn đã tiến hành điều tra thực tế thông qua việc đi khảo sát và phát phiếu điều tra thu thập thông tin đối với 35 KCN trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ. Kết quả thu được 27 KCN có thông tin thu thập được về hiện trạng hoạt động, nguồn thải (nước thải, chất thải rắn) và tổ chức quản lý môi trường của KCN. Dưới đây, sẽ là một số tổng hợp, đánh giá về tình hình phát triển và hiện trạng môi trường các KCN ở Việt Nam nói chung và số liệu cụ thể đối với các KCN thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ nói riêng. 1.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các KCN của Việt Nam Tính từ năm 1991 đến hết tháng 12/2008, trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, Việt Nam đã thành lập được 223 KCN với tổng diện tích tự nhiên đạt 57.264 ha, phân bố trên 56/63 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, diện tích đất sử dụng cho phát triển công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch đạt gần 40.000 ha, chiếm khoảng 65% diện tích đất quy hoạch các KCN. Số lượng KCN (khu) Diện tích KCN (ha) 250 60.000 Số lượng KCN 57.264 223 Diện tích KCN 50.000 200 179 42.986 40.000 150 139 131 29.392 30.000 26.986 100 20.000 65 11.964 50 10.000 12 2.360 300 1 0 0 1991 1995 2000 2005 2006 2007 2008 Biểu đồ 1.1. Tình hình phát triển KCN giai đoạn 1991 - 2008 Nguồn: [7] Trong số 223 KCN hiện nay của cả nước, có 171 KCN đã đi vào hoạt động, 52 KCN đang trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chủ yếu là các KCN mới thành Mạc Thị Minh Trà 20 K16 Cao học Môi trường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn