Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục di sản trong dạy học Địa lí lớp 12 ở tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 5
download
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về di sản, giáo dục di sản trong dạy học Địa lí 12, đề tài tập trung đề xuất một số hình thức tổ chức, biện pháp giáo dục di sản theo hướng phát huy tính tích cực của HS thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị di sản ở tỉnh Quảng Ninh. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục di sản trong dạy học Địa lí lớp 12 ở tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ NỤ GIÁO DỤC DI SẢN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 Ở TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ NỤ GIÁO DỤC DI SẢN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 Ở TỈNH QUẢNG NINH Ngành: LL & PP dạy học bộ môn Địa lí Mã số: 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG QUỲNH PHƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và không sao chép. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả Nguyễn Thị Nụ i
- LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên và làm luận văn nghiên cứu về đề tài: “Giáo dục di sản trong dạy học Địa lí lớp 12 ở tỉnh Quảng Ninh”. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo khoa Địa lí, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Dương Quỳnh Phương người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em, giúp em rất nhiều trong quá trình làm đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo, các em học sinh trường THPT Đông Thành, trường TH, THCS & THPT Văn Lang, trường TH, THCS & THPT Lê Thánh Tông đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm để đạt kết quả khách quan nhất. Tuy nhiên do năng lực của bản thân còn hạn chế, đề tài nghiên cứu khoa học chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Nụ ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 5 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 8 6. Những đóng góp của đề tài ....................................................................................... 8 7. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................... 8 NỘI DUNG ................................................................................................................... 9 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI SẢN VÀ GIÁO DỤC DI SẢN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ........................................................... 9 1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 9 1.1.1. Di sản ............................................................................................................... 9 1.1.2. Một số phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục di sản ........................ 15 1.1.3. Một số hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục với di sản ................ 22 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 26 1.2.1. Cấu trúc, đặc điểm chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 12 ...................... 26 1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 ................. 29 1.2.3. Thực trạng việc lồng ghép giáo dục di sản trong dạy học địa lí cho học sinh lớp 12 ..................................................................................................... 29 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 31 Chương 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC DI SẢN TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 Ở TỈNH QUẢNG NINH .................................................. 33 2.1. Nội dung giáo dục di sản qua môn địa lí lớp 12 ............................................ 33 2.1.1. Mục tiêu giáo dục di sản cho học sinh lớp 12 ............................................... 33 2.1.2. Nguyên tắc xác định nội dung giáo dục di sản trong dạy học Địa lí lớp 12 ...... 34 2.1.3. Các yêu cầu của việc giáo dục di sản qua môn địa lí lớp 12 ......................... 35 iii
- 2.1.4. Hệ thống các di sản ở Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh ................................... 39 2.1.5. Địa chỉ tích hợp được giáo dục di sản trong chương trình Địa lí lớp 12 (Chương trình hiện hành) .............................................................................. 43 2.2. Thiết kế và tổ chức một số dự án giáo dục di sản trong môn địa lí lớp 12 ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh ............................................................ 47 2.2.1. Dự án 1 .......................................................................................................... 47 2.2.2. Dự án 2 .......................................................................................................... 60 2.2.3. Dự án 3 .......................................................................................................... 68 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 81 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................ 82 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm .............................................................. 82 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................... 82 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .................................................................................. 82 3.2. Nguyên tắc, nội dung thực nghiệm ................................................................ 82 3.2.1. Nguyên tắc thực nghiệm ................................................................................ 82 3.2.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................... 83 3.3. Tổ chức thực nghiệm ..................................................................................... 83 3.3.1. Chọn dự án thực nghiệm................................................................................ 83 3.3.2. Chọn đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 85 3.4. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 86 3.4.1. Kết quả về mặt định tính................................................................................ 86 3.4.2. Kết quả về mặt định lượng ............................................................................ 88 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 92 1. Kết luận ................................................................................................................... 92 2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 94 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung CNTT Công nghệ thông tin ĐC Đối chứng DHDA Dạy học dự án ĐKTN Điều kiện tự nhiên DSVH Di sản văn hóa GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp HS Học sinh KT - XH Kinh tế - xã hội KTDH Kĩ thuật dạy học NCKH Nghiên cứu khoa học PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TW Trung ương iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Một số cách phân loại dự án ............................................................ 18 Bảng 2.1. Một số địa chỉ giáo dục di sản trong chương trình Địa lí lớp 12 ...... 43 Bảng 3.1. Danh sách các trường, lớp thực nghiệm sư phạm ........................... 85 Bảng 3.2. Danh sách giáo viên dạy thực nghiệm ............................................. 85 Bảng 3.3. Kết quả bài kiểm tra nhận thức sau thực hiện dự án Du lịch qua các miền di sản của lớp thực nghiệm và đối chứng ......................... 88 Bảng 3.4. Kết quả bài kiểm tra nhận thức sau thực hiện dự án Xuôi dòng Bạch Đằng Giang của lớp thực nghiệm và đối chứng ..................... 88 Bảng 3.5. Kết quả bài kiểm tra nhận thức sau thực hiện dự án Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên, dấu ấn lịch sử của lớp thực nghiệm và đối chứng ... 89 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H .................................................................... 19 Hình 1.2. Các bước trong tiến trình dạy học theo dự án ........................................ 21 Hình 1.3. Cấu trúc chương trình SGK Địa lí 12 .................................................... 27 Hình 1.4. Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận ............................ 40 Hình 2.1. Tiến trình thực hiện dự án “Du lịch Việt Nam qua các miền di sản” .... 50 Hình 2.2. Video “tự hào các di sản thế giới tại Việt Nam”.................................... 50 Hình 2.3. Ứng dụng Google Street View (chế độ xem phố của Google Maps) .... 54 Hình 2.4. Trò chơi “Du lịch cùng Google Street View” ........................................ 54 Hình 2.5. Hoạt động kết nối Skype trong dự án .................................................... 55 Hình 2.6. Bài kiểm tra đánh giá dự án “Du lịch Việt Nam qua các miền di sản” ..... 59 Hình 2.7. Giấy khen học sinh hoàn thành xuất sắc dự án ...................................... 59 Hình 2.8. Poster giới thiệu dự án “xuôi dòng Bạch Đằng giang” .......................... 60 Hình 2.9. Tìm hiểu khu vực trải nghiệm trên Google Earth .................................. 63 Hình 2.10. Tiến trình thực hiện dự án “xuôi dòng Bạch Đằng giang” .................... 64 Hình 2.11. Poster giới thiệu dự án “Vịnh Hạ Long - ............................................... 68 Hình 2.12. Tiến trình thực hiện dự án “Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên, dấu ấn lịch sử” .............................................................................................. 71 Hình 2.13. Bản đồ Vịnh Hạ Long ............................................................................ 72 Hình 2.14. Fan Page “Hành động vì nước mắt bờ Vịnh Hạ Long” ......................... 79 Hình 2.15. Fan Page “Hành động vì nước mắt bờ Vịnh Hạ Long” ......................... 80 Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra giữa các lớp đối chứng và thực nghiệm tại 2 trường THPT Đông Thành, Tiểu học - THCS và THPT Văn Lang ..................................................................................... 89 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Di sản là tài sản quý báu của mỗi quốc gia, nó không chỉ là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, mà còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển KT - XH của đất nước. Di sản là tài nguyên tri thức phong phú và vô tận để học tập suốt đời. Thấy được các ý nghĩa to lớn đó, tại hội thảo giáo dục di sản trong nhà trường do UNESCO tổ chức đầu tháng 3-2012 đã khẳng định: “đưa chương trình giáo dục di sản vào trong nhà trường là cần thiết”. Môn địa lí là môn học có rất nhiều nội dung để giáo dục di sản cho HS và điểu này cũng được thể hiện rõ nét của mục tiêu giáo dục của môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực tiễn cho thấy, ở Việt Nam vấn đề bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc luôn đi cùng với giáo dục. Ở các trường phổ thông, nhiều quan điểm, phương pháp, kĩ thuật nhằm giáo dục di sản trong nhà trường đã được triển khai nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị những di sản văn hóa của dân tộc. Sử dụng di sản trong dạy học cho HS ở nhà trường nhằm hình thành ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản. Song song đó rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của HS, … Quảng Ninh là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều di sản tự nhiên và di sản văn hóa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, vịnh Hạ Long dược UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và có trên 600 di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt là Vịnh Hạ Long, Khu di tích lịch sử - danh thắng Yên Tử, Khu di tích lịch sử Nhà Trần và Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, cùng hàng nghìn di sản văn hoá phi vật thể. Bên cạnh việc bảo tồn giá trị của các di sản văn hóa này, việc giáo dục tri thức về di sản đối với học sinh là nhiệm vụ quan trọng, giúp làm giàu thêm vốn kiến thức cũng như nâng cao trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát triển di sản. Ở Quảng Ninh, việc giáo dục di sản trong nhà trường đã được thực hiện theo hướng tích hợp ở một số bộn môn. Tuy nhiên, hướng triển khai thực hiện còn chưa đổi mới, còn nặng về mặt lí thuyết, hiệu quả đạt được không cao. Bởi vậy, có một bộ phận lớn học sinh vẫn thờ ơ với các di sản, chưa thực sự hiểu rõ, chưa có thái độ trân trọng, giữ gìn các di sản. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu “Giáo dục di sản trong dạy học Địa lí lớp 12 ở tỉnh Quảng Ninh”. 1
- 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Trên thế giới Xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới khi bước sang thế kỷ XXI là phải khơi dậy sức sống mãnh liệt của dân tộc để hội nhập quốc tế và phát triển hợp lý, phù hợp với xã hội hiện đại. Để làm được điều đó, nhiều nước đã tìm về di sản, bởi di sản chính là một trong những cội nguồn sức sống tiềm tàng to lớn của dân tộc được tạo ra trong quá khứ, cần phải được bảo vệ. duy trì và phát huy trong xã hội hiện đại. Di sản văn hóa dân tộc giống như một nguồn lực kép: nguồn lực vật thể (hữu hình) và nguồn lực phi vật thể (vô hình). Nó trở thành điểm tựa quan trọng, tạo thế đi vững chắc cho hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Việc bảo tồn các di sản của mỗi quốc gia nói riêng và của thế giới nói chung luôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, điều đó thể hiện ở sự ra đời của Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn và Phục hồi các di sản văn hóa (ICCROM) là một tổ chức liên chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa. Thành lập năm 1956, với trụ sở chính đặt tại Rome (Italia), hiện nay có 136 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của tổ chức. Trải qua hơn 60 năm hoạt động, ICCROM đã hỗ trợ và hợp tác với các quốc gia thành viên trong vấn đề bảo tồn các di sản văn hóa thông qua các chương trình đào tạo, thông tin, nghiên cứu, hợp tác và vận động. Các chương trình trên nhằm mục tiêu thúc đẩy lĩnh vực bảo tồn và phục hồi các di sản trên thế giới cũng như nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa đối với nhân loại. Các quốc gia thuộc ICCROM đã có nhiều công trình nghiên cứu, hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. - Năm 1994, chương trình bảo tồn ở Thái Bình Dương PREMO. Văn bản Nara về tính “xác thực” của di sản của được soạn thảo tại Nhật Bản. - Năm 2000, điều lệ Riga được thông qua tại Riga ở Latvia vào ngày 23 và 24 tháng 10 năm 2000 tại Hội nghị khu vực về tính xác thực và tái thiết lịch sử trong mối quan hệ với di sản văn hóa - Năm 2003, khởi động chương trình Fora (diễn ra mỗi 2 năm) với chủ đề đầu tiên về Di sản Tôn giáo. Khóa học đầu tiên về tư liệu kiến trúc, kiểm kê và các hệ thống thông tin trong lĩnh vực bảo tồn (ARIS) bắt đầu. - Năm 2010, Khóa học “Cấp cứu Di sản Văn hóa” (FAC) được tổ chức tại Rome. Khóa học đa đối tác này cũng diễn ra ở Haiti để ứng phó với trận động đất năm 2010, và kể từ đó đã được tổ chức ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. 2
- - Năm 2015, ICCROM bổ sung “di sản văn hóa” vào chương trình nghị sự của Hội nghị quốc tế về Giảm thiểu rủi ro thiên tai (WCDRR) lần thứ 3 tại Sendai, Nhật Bản. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc lồng ghép giáo dục Di sản vào chương trình dạy học nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị những di sản văn hóa của dân tộc mình, điển hình như Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... 2.2. Ở Việt Nam Nước ta có lợi thế rất lớn ở việc có nhiều di sản quý giá, gồm cả di sản tự nhiên và DSVH. Các di sản góp phần tác động không nhỏ tới sự phát triển KT - XH của đất nước. Đã có nhiều công trình nghiên của về vấn đề Di sản ở Nam như: Tác giả Lê Tuấn Anh với công trình “Di sản thế giới ở Việt Nam” năm 2008, nghiên cứu “ Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể” của Cục di sản văn hóa, “Luật Di sản văn hóa” ra đời, sửa đổi, bổ sung vào năm 2001, 2003, 2009, 2014,... và nhiều công trình nghiên cứu khác. Việc nghiên cứu các vấn đề giáo dục di sản trong trường học cũng được phát triển mạnh, nhiều đề tài nghiên cứu trở thành tài liệu quý báu trong tủ sách của mỗi nhà trường. “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông” - Bộ GD & ĐT. Tác giải Nguyễn Văn Huy với “Thế hệ trẻ cần được giáo dục về văn hóa di sản. Năm 1997, GS.TS Hoàng Vinh hoàn thành cuốn sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hoá dân tộc”. Trên cơ sở những quan niệm di sản văn hóa của quốc tế và Việt Nam, tác giả đã đưa ra một hệ thống lý luận về DSVH, đồng thời bước đầu vận dụng nghiên cứu DSVH nước ta. Năm 2002, Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành được coi là văn bản pháp quy về di sản văn hóa. Tác giả Ngô Phương Thảo viết bài “Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những góc nhìn” đăng ở Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 289 tháng 07/2008. Bài viết đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ di sản văn hóa hiện nay. Theo tác giả thì “Mỗi ngày, di sản văn hoá càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất phát từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại. Cũng mỗi ngày, ý thức về trách nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương trình dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể”. Thông qua các nghiên cứu trên, HS sẽ nhận thức giá trị của những di sản văn hóa xung quanh, từ đó có thái độ hành vi đúng đắn có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của địa phương. 3
- 2.3. Ở tỉnh Quảng Ninh Nghiên cứu về vấn đề bảo tồn các di sản ở Quảng Ninh thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo. Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như “nguồn lực di sản văn hóa trong phát triển du lịch ở Quảng Ninh” của tác giả Ngô Quang Duy, “Di sản văn hóa - ‘kho báu’ vô giá ở Quảng Ninh” của tác giải Duy Minh,... Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về Di sản thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long. Việc đẩy mạnh giáo dục di sản trong các trường học mạnh mẽ từ đầu năm 2013, một số trường trung học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã thí điểm chương trình sử dụng di sản trong dạy và học, giúp thế hệ trẻ tiếp cận các di sản văn hóa ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là một hoạt động thiết thực, góp phần bảo tồn, phát huy và sáng tạo ra những giá trị văn hoá kế tiếp. Tuy nhiên, đến nay chưa có các đề tài nghiên cứu riêng về việc sử dụng các di sản trong quá trình dạy học, bới vậy hiệu quả của công tác này chưa thực sự cao. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về di sản, giáo dục di sản trong dạy học Địa lí 12, đề tài tập trung đề xuất một số hình thức tổ chức, biện pháp giáo dục di sản theo hướng phát huy tính tích cực của HS thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị di sản ở tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Nhiệm vụ - Đề tài nghiên cứu tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn về di sản và giáo dục di sản. - Phân tích nội dung chương trình, sách giáo khoa Địa lý lớp 12 để xác định khả năng và các địa chỉ tích hợp giáo dục di sản trong dạy học. - Nghiên cứu về thực trạng các di sản của tỉnh Quảng Ninh và việc đưa di sản vào dạy học địa lí lớp 12. - Thiết kế và đề xuất phương pháp, hình thức thực hiện một số dự án về giáo dục giá trị di sản trong dạy học Địa lí lớp 12 ở tỉnh Quảng Ninh. - Thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông để kiểm chứng các kết quả nghiên cứu. Rút ra những kết luận, đề xuất liên quan đến đề tài. 4
- 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm cấu trúc hệ thống Phương pháp hệ thống là con đường nghiên cứu các đối tượng phức tạp trên cơ sở phân tích đối tượng thành các bộ phận để đi sâu nghiên cứu, tìm ra tính hệ thống, tính toàn diện của đối tượng. Quan điểm hệ thống là một trong những quan điểm không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu khoa học địa lí nói riêng. Bất kỳ một nội dung kiến thức nào khi nghiên cứu đều phải được đặt trong mối tương quan với các yếu tố thuộc hệ thống cấp cao hơn và trong cấp phần vị thấp hơn. Giáo dục di sản là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, nó bao gồm nhiều thành phần, các thành phần có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Vận dụng quan điểm hệ thống để nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, thấy được mối quan hệ nhiều mặt của di sản, việc giáo dục di sản với các yếu tố khác. - Quan điểm lịch sử Mỗi sự vật hiện tượng địa lí đều tồn tại trong một thời gian nhất định, đều có quá trình phát sinh, phát triển và suy vong. Bởi vậy, trong nghiên cứu hay đánh giá cần phải dựa trên quan điểm lịch sử. Quan điểm này giúp ta có thể nhìn thấy toàn cảnh sự xuất hiện, phát triển, diễn biến và kết thức của các hiện tượng, giúp ta thấy được quy luật tất yếu của sự phát triển đối tượng, từ đó nghiên cứu và đưa ra các hoạt động thực tiễn giáo dục phù hợp. Trong đề tài với việc sử dụng những tư liệu, thông tin, di chỉ để thấy được sự ra đời và phát triển của các loại di sản. - Quan điểm thực tiễn Quan điểm thực tiễn là luận điểm quan trọng của phương pháp luận, yêu cầu khi nghiên cứu phải bám sát sự phát triển của sự vật, hiện tượng địa lí. Trong nghiên cứu đề tài, quan điểm thực tiễn giúp ta có thể nhìn thấy sự xuất hiện, phát triển, diễn biến và có thể kết thúc của các sự vật hiện tượng trong thực tiễn, phát hiện quy luật tất yếu của sự phát triển đối tượng, từ đó có thể kiểm tra kết quả nghiên cứu trong hoạt động thực tiễn giáo dục, đưa ra các giải pháp điều chỉnh để đạt hiệu quả giáo dục cao hơn. 5
- - Quan điểm tổng hợp Việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu địa lí. Quan điểm này xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tương tác, sự tác động qua lại giữa giáo dục và thực tiễn nghiên cứu cũng như trong mối quan hệ chặt chẽ của toàn hệ thống giáo dục. Quan điểm này giúp tác giả nghiên cứu một cách tổng quan việc giáo dục di sản văn hóa cho HS ở trường phổ thông, thông qua việc xác định các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục di sản cho HS - Quan điểm bền vững Đối với việc nghiên cứu địa lí, phát triển bền vững có thể được coi vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu nghiên cứu. Dựa vào quan điểm này, khi nghiên cứu di sản cần thấy được sự cần thiết phải bền vững về cả ba mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường. Sự phát triển về kinh tế phải gắn liền với vấn đề xã hội và đảm bảo tốt cho vấn đề môi trường. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tổng hợp và phân tích tư liệu Việc nghiên cứu các di sản và tổ chức thực hiện các dự án, các hoạt động trải nghiệm cho HS tại nơi có di sản được thực hiện dựa trên rất nhiều nguồn tài liệu, số liệu, do vậy phương pháp thu thập tổng hợp và phân tích tư liệu có ý nghĩa rất quan trọng. Phương pháp này sử dụng kết quả của việc thu thập tài liệu, quan sát thực tế, xử lý thông tin qua hệ thống phân tích - tổng hợp. Trong xử lý tài liệu, cần phải thực hiện nhất quán 2 nguyên tắc cơ bản là: Thống nhất về nguồn tài liệu; Các số liệu thu thập được quy nạp về cùng thời gian nhất định. Số liệu sau khi thu thập được sẽ tiến hành lập bảng số liệu phục vụ yêu cầu của dự án. - Phương pháp so sánh, tổng hợp Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập được, phải tiến hành xử lí, phân tích, so sánh, đối chiếu để có được những tài liệu đáng tin cậy nhất, đảm bảo tính thống nhất đồng bộ và cập nhật. Từ đó có thể rút ra những kết luận cho dự án. - Phương pháp khảo sát điều tra Khi tìm hiểu ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản của địa phương thì phải xác định học sinh là chủ thể hoạt động là đối tượng nghiên cứu của dự án. Sử dụng phương pháp điều tra trong nghiên cứu đề tài nhằm biết được mức độ nhận thức, ý thức của học sinh về vấn đề nghiên cứu. Trong điều tra kết hợp hài hòa các câu hỏi định tính và định lượng, câu hỏi mở và câu hỏi lựa chọn để mở 6
- rộng nguồn thông tin thu thập và tạo cơ sở dữ liệu cho phân tích và đánh giá những vấn đề nghiên cứu. Đây chính là cơ sở để đưa ra những đề xuất và kiến nghị các giải pháp. Bên cạnh đó, việc tiến hành điều tra khảo sát thực địa là yêu cầu cần thiết. Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm góp phần làm cho kết quả mang tính xác thực, khắc phục hiệu quả những hạn chế của phương pháp thu thập, xử lí số liệu trong phòng. Các hoạt động chính khi tiến hành phương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn,… tại các điểm di sản của địa phương. - Phương pháp phân tích hệ thống Trong quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và xu hướng dạy học là một tổng thể thống nhất với những quy luật nội tại riêng của nó. Do đó, cần phải nghiên cứu việc giáo dục di sản trong mối quan hệ qua lại nhiều chiều với toàn bộ chương trình địa lí phổ thông. Hay khi xem xét thực trạng giảng dạy và học tập kiến thức di sản ở các trường phổ thông hiện nay cần phải nhìn nhận từ cả GV và HS trên nhiều phương diện: nội dung, phương pháp, phương tiện, xu hướng... Có như vậy mới rút ra được những kết luận khách quan, chính xác về vấn đề đưa ra. - Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập, xử lí những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực giáo dục và lĩnh vực nghiên cứu các di sản, lĩnh vực văn hoá, thông qua tiếp xúc, trao đổi… để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu của đề tài một cách khoa học nhất. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Để kiểm chứng tính khoa học và thực tiễn của đề tài, tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường phổ thông, việc thực nghiệm được tiến hành bằng cách tác giả trực tiếp giảng dạy hoặc nhờ một số GV có kinh nghiệm ở một số trường phổ thông giảng dạy theo kế hoạch bài học do tác giả thiết kế. Tiến hành thực nghiệm đối chứng, sau đó dùng phiếu thăm dò, lấy ý kiến của GV và HS nhằm kiểm nghiệm các kết quả lý thuyết mà đề tài đưa ra. Phân tích các kết quả thực nghiệm thu được, rút ra những nhận định cần thiết và từ đó đề ra một số kiến nghị giúp cho việc giáo dục di sản văn hóa nói riêng, cũng như địa lí nói chung đạt được hiệu quả như mong muốn. - Phương pháp thống kê toán học Phương pháp toán thống kê được sử dụng để xử lý số liệu thu được từ kết quả điều tra thực tiễn dạy học và thực nghiệm tại các trường phổ thông. Từ đó là căn cứ để đưa ra các đánh giá, nhận xét quan trọng của kết quả thực nghiệm cũng như kết quả thực tiễn của đề tài. 7
- 5. Phạm vi nghiên cứu * Nội dung nghiên cứu: Di sản và giáo dục di sản trong môn địa lí lớp 12 ở tỉnh Quảng Ninh. * Phương pháp và cách thức giáo dục chính lựa chọn nghiên cứu/triển khai: - Phương pháp dạy học Dự án. - Ứng dụng CNTT trong giáo dục di sản. * Đối tượng thực nghiệm: Tác giả lựa chọn đối tượng thực nghiệm là các em HS lớp 12 tại các trường: - TH, THCS & THPT Lê Thánh Tông (TP. Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh). - Tiểu học - Trung học cơ sở và THPT Văn Lang (TP. Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh). - THPT Đông Thành (TX Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh). 6. Những đóng góp của đề tài - Đề tài đã làm rõ được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục di sản vào dạy học môn địa lý nói chung và địa lý lớp 12 nói riêng. - Đề tài đã đánh giá được những đặc điểm cơ bản về thực trạng giáo dục di sản ở các trường THPT nói chung, một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Xây dựng được các nội dung, phương pháp giáo dục di sản theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh vào dạy học địa lý lớp 12. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, di sản giúp cho quá trình học tập của HS trở nên hấp dẫn hơn, HS hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS. - Thiết kế một số dự án, kế hoạch dạy học tích hợp giáo dục di sản văn hóa vào dạy học Địa lý lớp 12. - Đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên Địa lí nói chung và giáo viên Địa lý lớp 12 nói riêng. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về di sản và giáo dục di sản ở trường phổ thông. Chương 2: Tổ chức hoạt động giáo dục di sản trong môn địa lí lớp 12 ở tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 8
- NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI SẢN VÀ GIÁO DỤC DI SẢN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Di sản 1.1.1.1. Khái niệm di sản Di sản là giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia một dân tộc để lại. Như vậy, hiểu theo nghĩa này, di sản chính là một di sản văn hóa của mỗi quốc gia. Theo Luật di sản, Di sản là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc, văn hoá dân tộc… có những giá trị về tự nhiên, những giá trị văn hoá vật thể hoặc phi vật thể được để lại từ xa xưa vả tồn tại cho tới ngày nay, đó chính là tài sản của mỗi quốc gia [17], [18], [19], [20] Trong cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. Di sản lúc đó được hiểu như "Ý niệm về một tài sản chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia". 1.1.1.2. Di sản thiên nhiên Theo Công ước di sản thế giới thì di sản thiên nhiên là: [27] - Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động sáng tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học. - Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn. - Các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự nhiên được phân định rõ ràng, có giá trị nổi bật toàn cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc thẩm mỹ. 1.1.1.3. Di sản văn hóa Di sản văn hoá (DSVH) bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo Công ước di sản thế giới thì di sản văn hóa là [27]: 9
- - Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học. - Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học. Ở Việt Nam, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được coi là hai bộ phận hữu cơ cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Chúng luôn gắn bó mật thiết, có tác động tương hỗ và tôn vinh lẫn nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối. - Di sản văn hóa vật thể: bao gồm toàn bộ những sản phẩm do sản xuất vật chất của con người tạo ra như các công trình kiến trúc, công cụ sản xuất và sinh hoạt, đồ ăn, đồ mặc, các phương tiện đi lại. DSVH vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. DSVH vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. DSVH vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người, luôn chịu sự thách thức và bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. DSVH vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Do đó, vấn đề giữ gìn DSVH vật thể lâu đời đòi hỏi cần công nghệ kĩ thật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ. Tại điều 4, Luật DSVH định nghĩa DSVH vật thể như sau: “DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”. [17] - Di sản văn hóa phi vật thể: Bao gồm những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người sáng tạo ra như phong tục, tập quán thể hiện trong lối sống, trong các mối quan hệ xã hội của con người, các quy ước thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người với tổ tiên, với lực lượng siêu nhiên mà con người đã tin tưởng. Đó là toàn bộ tri thức liên quan đến việc sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự sống và phát triển của con người như sản xuất lương thực, y học dân gian, văn hóa ẩm thực, nghề thủ công. Đó là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như âm nhạc, múa rối, sân khấu, các loại hình trình diễn cho đến kiến trúc, trang trí, đồ họa... Đó là các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện kể, ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ. Các tập quán, các hình thức biểu hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng và kèm 10
- theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần DSVH của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, DSVH phi vật thể được các cộng đồng và nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. “DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” [19]. Trên thực tế sự phân biệt hai thể loại DSVH như trên chỉ có ý nghĩa quy ước, thực ra chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, khó phân biết rạch ròi. Cả hai loại này sẽ mất đi nếu không được cộng đồng, cá nhân giữ gìn và phát huy. 1.1.1.4. Di sản hỗn hợp Năm 1992, Ủy ban Di sản thế giới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là di sản kép, cảnh quan văn hóa thế giới để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản. Một địa danh được công nhận là di sản thế giới hỗn hợp phải thỏa mãn ít nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa và một tiêu chí về di sản thiên nhiên” Đến năm 2019, UNESCO đã công nhận 39 di sản hỗn hợp trên tổng số 1052 di sản thế giới. Số lượng di sản hỗn hợp chỉ chiếm khoảng ~3,3% số lượng di sản thế giới. Nhiều di sản hỗn hợp từng được UNESCO công nhận từ 2 lần trở lên do bổ sung thêm tiêu chuẩn hoặc mở rộng diện tích. Chính là bởi trước khi trở thành di sản thế giới hỗn hợp, nhiều khu vực đã là một di sản thiên nhiên thế giới (như Khu bảo tồn Ngorongoro, Ohrid, Tassili n'Ajjer, Vườn quốc gia Tongariro) hoặc DSVH thế giới (như núi Thái Sơn, Thành cổ Maya và rừng Calakmul). Trung Quốc và Úc là hai quốc gia có số lượng di sản hỗn hợp nhiều nhất với 4 địa điểm, tiếp theo là Peru, Mexico, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ với hai địa điểm. Vùng hoang dã ở Tasmania của Úc và Thái Sơn của Trung Quốc là 2 di sản thế giới kép đáp ứng nhiều tiêu chuẩn nhất (7 tiêu chuẩn); trong khi đó, Vách đá Bandiagara; Tehuacán - Cuicatlán; Paraty và Ilha Grande-Văn hóa và Đa dạng sinh học; Vùng các hồ Willandra lại là 4 di sản hỗn hợp đạt ít tiêu chuẩn nhất (với chỉ 1 tiêu 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn