intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lựa chọn vấn đề nghiên cứu là: “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của GDHN trong các trường THPT tỉnh Thái Nguyên, nâng cao khả năng sáng tạo, kĩ năng thực hành và lập nghiệp,... cho HS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– VŨ THỊ DIỆU LINH GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH QUA MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– VŨ THỊ DIỆU LINH GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH QUA MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: LL&PPDH BỘ MÔN ĐỊA LÍ Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phương Liên THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong đề tài khóa luận tốt nghiệp là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng và đề tài khóa luận chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả Vũ Thị Diệu Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự tri ân sâu sắc tới Cô giáo PGS.TS Nguyễn Phương Liên - trưởng khoa Địa lý - Trường ĐHSP Thái Nguyên là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tạo mọi điều kiện để tôi được nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận. Chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Địa lý - Trường ĐHSP Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin được gửi lời cảm ơn đến: Trường ĐHSP Thái Nguyên, Ban giám hiệu, thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Dương Tự Minh, THPT Gang Thép, THPT Định Hóa, THPT Đại Từ đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát và thực hiện nội dung liên quan đến đề tài khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! Chúc sức khỏe và thành đạt. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả Vũ Thị Diệu Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục từ viết tắt ........................................................................................... vi Danh mục các bảng............................................................................................ vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 4. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................... 4 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 9 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH QUA MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................... 11 1.1. Hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp .................................................. 11 1.1.1. Khái niệm................................................................................................. 11 1.1.2. Các giai đoạn Giáo dục hướng nghiệp .................................................... 12 1.1.3. Nhiệm vụ của hướng nghiệp ở trường THPT.......................................... 14 1.2. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí. ............................... 16 1.2.1. Mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông .................................................................................................... 16 1.2.2. Sự cần thiết của việc hướng nghiệp trong dạy học môn Địa lí ở các trường THPT...................................................................................................... 17 1.3. Đặc điểm chương trình Giáo dục phổ thông .............................................. 23 1.3.1. Chương trình Địa lí THPT ...................................................................... 23 1.3.2. Chương trình giáo dục hướng nghiệp THPT ........................................... 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. 1.4. Đặc điểm HS THPT .................................................................................... 33 1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của HS THPT ........................................... 33 1.4.2. Trình độ nhận thức của HS THPT ........................................................... 35 1.5. Thực trạng Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THPT tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................... 37 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 44 Chương 2: QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH QUA MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................... 45 2.1. Nguyên tắc và yêu cầu đối với giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông .................................................................. 45 2.1.1. Các nguyên tắc......................................................................................... 45 2.1.2. Các yêu cầu .............................................................................................. 47 2.2. Xác định nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông ........................................................................................... 50 2.3. Quy trình thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông ........................................................................................ 59 2.3.1. Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch ............................................................. 59 2.3.2. Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp ....................... 59 2.3.3. Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí THPT ....................................................................................................... 60 2.4. Biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí THPT .... 61 2.4.1. Vận dụng hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tích hợp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí THPT ............... 61 2.4.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí THPT ..................................... 67 2.4.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong việc tích hợp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí THPT ............................. 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. 2.5. Thiết kế và tổ chức dạy học giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí THPT ............................................................................................... 69 2.5.1. Bài 24 Địa lí 10: Phân bố dân cư, đô thị hóa........................................... 69 2.5.2. Bài 1 Địa lí 11: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại .......... 76 2.5.3. Bài 17 Địa lí 12: Lao động và việc làm ................................................... 86 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 97 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 99 3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 99 3.2. Nhiệm vụ và nguyên tắc thực nghiệm ........................................................ 99 3.2.1. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................ 99 3.2.2. Nguyên tắc thực nghiệm .......................................................................... 99 3.3. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................ 100 3.3.1. Chọn trường thực nghiệm ...................................................................... 100 3.3.2. Chọn lớp thực nghiệm ........................................................................... 100 3.3.3. Chọn giáo viên thực nghiệm .................................................................. 103 3.3.4. Chọn bài thực nghiệm............................................................................ 103 3.3.5. Chọn phương pháp thực nghiệm ........................................................... 104 3.3.6. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................... 105 3.4. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 105 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................................. 105 3.5.1. Kết quả định lượng ................................................................................ 106 3.5.2. Kết quả định tính ................................................................................... 110 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 111 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 114 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ 1 CĐ Cao đẳng 2 CMKH - KT Cách mạng khoa học - kĩ thuật 3 ĐC Đối chứng 4 ĐH Đại học 5 ĐHSP Đại học sư phạm 6 GD Giáo dục 7 GDĐHNN Giáo dục định hướng nghề nghiệp 8 GDĐT Giáo dục đào tạo 9 GDHN Giáo dục hướng nghiệp 10 GV Giáo viên 11 HS Học sinh 12 KV Khu vực 13 NXB Nhà xuất bản 14 PGS.TS Phó giáo sư. Tiến sĩ 15 SGK Sách giáo khoa 16 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp 17 THCS Trung học cơ sở 18 THPT Trung học phổ thông 19 THPTQG Trung học phổ thông quốc gia 20 TN Thực nghiệm 21 TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 22 TNSP Thực nghiệm sư phạm 23 VN Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả thực hiện các phương pháp hướng nghiệp cho GV và HS một số trường THPT ........................................................................ 38 Bảng 2.1. Bảng tổng hợp khả năng tích hợp Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học Địa lí trung học phổ thông ................................................. 50 Bảng 2.2. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế thời kì 2005 - 2013 ....... 92 Bảng 3.1. Bảng phân phối điểm các bài kiểm tra các lớp thực nghiệm và đối chứng của 4 trường thực nghiệm ............................................. 107 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất tổng hợp điểm các bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng ............................................................. 108 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất tổng hợp điểm các bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng của các trường ..................................... 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự xuất hiện của nền kinh tế trí thức, xã hội thông tin, hình thành nền văn minh trí tuệ và tiến tới xây dựng một “Xã hội học tập” đã tạo ra những cơ hội lớn, đồng thời cũng là những thách thức đối với nền giáo dục nước ta hiện nay. Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một trong những hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn điện của giáo dục phổ thông Việt Nam. GDHN giúp học sinh (HS) hiểu về bản thân, hiểu về thế giới nghề nghiệp, hiểu về nhu cầu lao động của địa phương và của đất nước,... Từ đó HS tự xác lập nghề nghiệp và đi tới quyết định một cách có ý thức trong việc chọn lựa con đường nghề nghiệp phù hợp với những đặc điểm tâm lý và khả năng của mình cùng với yêu cầu của xã hội. Quyết định số 126-CP, ngày 19 tháng 3 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường đã khẳng định mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là giúp HS định hướng, chọn nghề phù hợp với hứng thú, nguyện vọng, năng lực và hoàn cảnh của bản thân và đáp ứng được sự phát triển của các ngành nghề trong xã hội. Hoạt động này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, được đề cập trong các Văn kiện của Đại hội Đảng các cấp, trong các văn bản Luật,... [12]. Thông tư số 31-TT ngày 17 tháng 8 năm 1981 của Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiện Quyết định của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh phổ thông tốt nghiệp đã nêu rõ “công tác hướng nghiệp phải được tiến hành từ lớp đầu cấp của trường phổ thông cơ sở tới lớp cuối cấp của trường phổ thông trung học; đồng thời hướng nghiệp phải được tiến hành thông qua các nhiệm vụ giáo dục, qua các hoạt động giáo dục và phải kết hợp chặt chẽ giữa các hình thức trong nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. trường và ngoài nhà trường” và quy định những hình thức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, đó là: Hướng nghiệp qua môn học; Hướng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất; Hướng nghiệp qua việc giới thiệu ngành nghề; Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa [7]. Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” đã nêu rõ mục tiêu chung: “Tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông (THPT) vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế” [13]. Trong các môn học ở phổ thông, môn học có nội dung chứa nhiều kiến thức liên quan đến GDHN là môn Địa lí. Nội dung môn Địa lí ở trường THPT nghiên cứu về các vấn đề Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế xã hội trong nước và thế giới Trong khi giáo viên (GV) và HS nghiên cứu tìm hiểu nội dung của môn Địa lí, đạt được các mục tiêu đề ra cho môn Địa lí ở trường THPT, thì đồng thời cũng đã phần nào thỏa mãn được mục tiêu của GDHN. Trong thực tế hiện nay, hầu hết mọi nghề trong xã hội đều có sự thay đổi và có nhiều nghề mới xuất hiện, muốn chọn một nghề người học cần phải tìm hiểu kỹ xem năng lực, tính cách, trình độ học vấn của mình có phù hợp hay không, như vậy định hướng nghề cho HS là hết sức quan trọng. GDHN có thể được hiểu một cách đơn giản là một quá trình hoạt động tích cực, tự giác của học sinh dưới sự hướng dẫn của nhà trường, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội để giúp học sinh tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được ngành nghề phù hợp trong tương lai. Chọn cho mình một nghề cũng có nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. vô cùng cần thiết. Chọn nghề sai lầm nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Trước thực trạng khá phổ biến là nhiều bạn trẻ chuẩn bị đi vào cánh cửa đại học, vẫn lúng túng về việc chọn cho mình một ngành học; nhiều bạn sau khi tốt nghiệp đại học, mới nhận ra là mình đã chọn sai ngành học và rất nhiều bạn trẻ phải học lại, chọn lại những ngành nghề mới, gây lãng phí về thời gian, tài chính cho gia đình và xã hội... Do đó, việc GDHN có những vai trò vô cùng quan trọng. Với những lí do trên, tác giả lựa chọn vấn đề nghiên cứu là: “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của GDHN trong các trường THPT tỉnh Thái Nguyên, nâng cao khả năng sáng tạo, kĩ năng thực hành và lập nghiệp,... cho HS. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc GDHN, đề tài đề xuất quy trình và một số biện pháp tích hợp giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS trong dạy học Địa lí ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông. - Xác định yêu cầu và nguyên tắc tích hợp đối với GDHN trong dạy học Địa lí ở các trường THPT. - Thiết kế nội dung, xây dựng quy trình, biện pháp tổ chức dạy học GDHN cho HS qua một số bài học Địa lí THPT. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính hiệu quả và khả thi của đề tài nghiên cứu. - Kết luận và khuyến nghị trong việc Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quy trình và biện pháp GDHN cho HS trong dạy học Địa lí ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: thực hiện từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 - Về không gian: nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Hoạt động lí luận và thực tiễn dựa trên chương trình GDPT 2018, một số bài dạy thực nghiệm được lựa chọn từ sách giáo khoa hiện hành. 4. Lịch sử nghiên cứu 4.1. Trên thế giới GDHN đã xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử phát triển giáo dục của nhiều nước trên thế giới. Thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, với những tác phẩm như: Cuốn “Careers education in the classroom” đã hướng dẫn giáo viên nên làm như thế nào để HS thực sự hứng thú khi học hướng nghiệp trong lớp học; Cuốn “Teachers and Careers” của Tristram Hooley, A.G.Watts (2015), Trung tâm nghiên cứu hướng dẫn quốc tế - Trường Đại học Derby đã đề cập đến ý nghĩa của việc định hướng nghề nghiệp, các khái niệm về nghề nghiệp, và vai trò của GV trong trường THPT đối với giáo dục hướng nghiệp - định hướng nghề nghiệp… Hầu hết các đề tài nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông, làm sao để dạt hiệu quả cao nhất trong việc chọn nghề, bản thân hiểu biết hơn về thế giới nghề nghiệp, tiếp cận với các nghề để từ đó có sự lựa chọn đúng đắn; chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề định hướng nghề nghiệp trong dạy học Địa lí ở các trường THPT. Các nghiên cứu về GDĐHNN trong các trường THPT và việc định hướng nghề nghiệp trong các môn học trong trường THPT ở các nước trên thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. giới theo thời gian và không gian, cho thấy sự phát triển nhanh, mạnh của GDHN tại các quốc gia, tuy nhiên cũng chưa thấy các nghiên cứu sâu về hướng nghiệp trong các môn học. Giữa thế kỷ XIX, một số nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định con người để làm tốt một công việc cụ thể không chỉ học, mà còn phải có những năng lực phù hợp với nghề đó. Do vậy những HS đang lựa chọn nghề cần có sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình. Từ đó việc định hướng nghề nghiệp trong trường phổ thông ở các nước công nghiệp được quan tâm nghiên cứu, áp dụng ngày càng sâu rộng. Đầu thế kỷ XX các cơ sở dịch vụ, tư vấn hướng nghiệp lần lượt ra đời ở Hoa Kì, Anh, Pháp, Đức, Nga,... hệ thống hướng nghiệp được nghiên cứu rất kỹ với mục đích cho HS tiếp cận với nhiều nghề khác nhau, nghiên cứu xu hướng, năng lực của các em và giúp các em chọn đúng nghề theo năng lực và sở trường của mình. Nhiều quốc gia đã đưa nội dung GDHN vào trong trường phổ thông qua tất cả các cấp học, và dạy dưới nhiều hình thức khác nhau, như coi nó là một môn học, tích hợp vào môn Công nghệ, hoặc qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa,.... 4.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, cùng xu hướng chung với các nước trên thế giới nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm và nghiên cứu về vấn đề giáo dục hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho HS trung học. Vấn đề GDHN và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông là vấn đề có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và nhiều đề tài nghiên cứu sâu vấn đề này. Tác giả Phạm Tất Dong với Luận án Phó tiến sĩ: “Hướng nghiệp cho nữ sinh phổ thông trung học” (1973) và cuốn “Phụ nữ và nghề nghiệp” NXB Phụ nữ (1978) [15, 16]; Tác giả Đặng Danh Ánh cùng các cộng sự với đề tài “Mô tả các nghề đào tạo nhằm mục đích hướng nghiệp” và “Tuổi trẻ và nghề nghiệp” (Tập 1 và tập 2) [1, 2]. Những sản phẩm đó đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá cho công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông và được đông đảo các thế hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. HS THPT đón nhận; Năm 2004 tác giả Nguyễn Văn Lê và nhóm cộng sự đã nghiên cứu vấn đề “Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp - nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [17]; Năm 2016 tác giả Nguyễn Thị Luyến với luận án tiến sĩ : “Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học địa lí 12 trung học phổ thông”.... Đề tài đã nghiên cứu thực trạng và tiềm năng nghề nghiệp của HS phổ thông, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục hướng nghiệp nói riêng nhằm mục đích phát triển tiềm năng nghề nghiệp cho HS phổ thông... Năm 1980 với sự giúp đỡ của UNICEF Bộ Giáo dục đã cho ra đời, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp. Các trung tâm này có nhiệm vụ hướng nghiệp, dạy nghề cho thanh niên, bồi dưỡng cho GV, làm dịch vụ khoa học kỹ thuật và nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Đồng thời với các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học quan tâm chú trọng đến giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông thì hàng loạt Thông tư, Văn bản, Văn kiện cũng đã đề cập đến vấn đề này, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của GDHN và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. Cụ thể như: Quyết định 126/CP ngày 19 tháng 3 năm 1981 về “Công tác hướng nghiệp và sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường” đã khẳng định mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông là giúp HS định hướng, chọn lựa nghề phù hợp, với năng lực, nguyện vọng, hứng thú và hoàn cảnh của bản thân, đáp ứng được sự phát triển các ngành nghề trong xã hội [12]; Chỉ thị 33/2003/CT-BGDĐT ngày 23/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Tăng cường GDHN cho HS phổ thông” [9]; Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) “Chương trình giáo dục phổ thông - Hoạt động GDHN” - NXB Giáo dục; Quyết định số 68/2008QĐ-BGDĐT ngày 16/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp” [6]; Quyết định 711/QĐ - TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý HS các cấp THCS, THPT tốt nghiệp ra trường” [14];... Trong các Văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta cũng luôn nhấn mạnh vấn đề tăng cường GDHN cho HS. Như trong Văn kiện Đại hội IX: “Thực hiện phương châm học đi đôi với hành,... coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng HS trung học, chuẩn bị cho thanh niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương...”; Bên cạnh đó Luật Giáo dục nước ta cũng đã khẳng định “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”; Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành “Chương chình giáo dục phổ thông”, trong đó đề cập rất rõ mục tiêu của HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ khi tham gia hoạt động GDHN cấp THPT [4]; Quyết định số 4385/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2009 - 2010”, trong đó đã chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể cho hoạt động GDHN [11]; “Các trường THCS, THPT phối hợp với các trung tâm kĩ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp để bố trí, phân công hợp lý đội ngũ GV thực hiện hoạt động giáo dục nghề phổ thông theo hướng dẫn tại văn bản số 6808/BGDĐT-GDTrH ngày 16/12/2008 của Bộ GDĐT và hoạt động GDHN [6]; Tích hợp một số nội dung GDHN sang hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và môn Công nghệ...”; Quyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 đối với giáo dục trung học” nêu rõ “... Tiếp tục đa dạng các phương thức tư vấn, hướng nghiệp cho HS trung học,...” [10]; Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ GDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục trong đó đã chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể [5]: “Triển khai thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông”… Trong nhiều năm qua Bộ GDĐT, Tổng cục dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương,... đã rất quan tâm đến GDHN và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông như bên cạnh các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước, các đề tài Tiến sĩ,... còn tổ chức nhiều Hội thảo đề cập đến vấn đề này như hội thảo “Nâng cao chất lượng tham mưu của Ban Tuyên giáo các tỉnh/thành ủy về công tác phân luồng HS sau trung học”, “Phân luồng HS sau THCS và THPT”, “Thực trạng, dự báo, giải pháp về phổ cập và phân luồng HS”,... Điều này cho thấy tầm quan trọng của GDHN và định hướng phân luồng học sinh trong nhà trường phổ thông. Có thể thấy, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập và giải quyết được rất nhiều các vấn đề của GDHN và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông như: Tính cấp thiết của GDHN và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; nội dung và phương thức triển khai giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; tài liệu phục vụ giảng dạy GDHN và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; thực trạng GDHN và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam; tiềm năng phát triển nghề của HS trung học,... Tuy nhiên các nghiên cứu về GDHN và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông qua các môn học ở trường phổ thông, đặc biệt trong môn học Địa lí THPT chưa nhiều. Có thể kể đến một số đề tài và bài báo như: đề tài “Nghiên cứu đề xuất nội dung GDHN thông qua chương trình các môn văn hóa ở trường THPT” tác giả Lê Thị Thu Thủy năm 2007. Đề tài trên đã bước đầu đề cập đến việc GDHN và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông qua các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. môn học: Ngữ Văn, môn Vật lí, môn Hóa học, môn Sinh học. Tuy nhiên đây mới là những lí luận chung, chưa đi vào nội dung chương trình cụ thể để thực hiện [25]; Bài viết “Khả năng tích hợp nội dung hướng nghiệp trong dạy - học môn Địa lí lớp 12- THPT” của tác giả Ngô Thị Hải Yến và Hà Văn Thắng đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học của viện nghiên cứu Sư Phạm, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đề cập khá chi tiết đến việc khai thác một số nội dung, một số bài trong sách giáo khoa Địa lí 12 phục vụ cho GDHN - định hướng nghề trong tương lai, đồng thời bài viết cũng đã phân tích một số vấn đề lí thuyết cho việc hướng nghiệp ở trường phổ thông [30]. Tuy nhiên, để triển khai được vấn đề nay ở trường phổ thông thì cần một nghiên cứu chi tiết hơn. Để nâng cao được hiệu quả của việc định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai, cần thiết phải có sự tiếp nối các nghiên cứu vấn đề này. Những nghiên cứu trong và ngoài nước nói trên là những cơ sở khoa học tin cậy để tác giả luận văn có thể kế thừa, thực hiện nghiên cứu đề tài “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu Đề tài vận dụng một số các quan điểm như: Quan điểm hệ thống, Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Quan điểm thực tiễn, Quan điểm dạy học hướng vào người học,... 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Là phương pháp tôi thu thập toàn bộ số liệu. thông tin, sưu tầm các văn bản liên quan đến đề tài sau đó tiến hành xử lý, đánh giá tài liệu thu thập được như đọc, phân tích, so sánh, chọn lọc… Với các số liệu thu thập được cần phải tổng hợp, xử lí và phân tích để nghiên cứu đề tài. Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu là một trong bước cơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. bản để nghiên cứu. Bản thân số liệu là những số liệu thô qua xử lý phân tích thông tin tạo thành tri thức. Đây là điều mà các đề tài nghiên cứu mong muốn. 5.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát: Tiến hành, điều tra khảo sát thực trạng dạy tích hợp GDHN trong bài giảng của một số giáo viên dạy học địa lý ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bằng phương pháp phiếu thăm dò ý kiến và trao đổi nói chuyện. Điều tra học sinh về hiệu quả, hứng thú của việc giáo viên dạy GDHN và tích hợp GDHN trong bài giảng. Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát tác giả xử lý, phân tích, đúc kết kinh nghiệm và có cái nhìn tổng quan về việc GDHN cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông để từ đó có cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài. 5.2.3. Phương pháp toán học: Áp dụng phương pháp toán học để xử lý, đánh giá điểm số, phân tích các kết quả điều tra, thực nghiệm, đối chứng mà đề tài đã thực hiện. 5.2.4. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Hỏi ý kiến chuyên gia, các đồng nghiệp, các nhà quản lý để xác định tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất. 5.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và tiến hành dạy thực nghiệm, khảo sát một số bài địa lý trong chương trình SGK hiện hành ở các lớp theo hướng dạy hoc tích hợp và đối chứng. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên. Chương 2: Quy trình và biện pháp tổ chức Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn Địa lí trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH QUA MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp 1.1.1. Khái niệm Theo UNESCO: “hướng nghiệp là một quá trình cung cấp cho người học những thông tin về bản thân, về thị trường lao động và định hướng cho người học có các quyết định đúng đối với sự lựa chọn nghề nghiệp”. Ở tầm vĩ mô, hướng nghiệp là hệ thống biện pháp tác động của Nhà nước, tổ chức hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau trong xã hội, giúp cho con người lựa chọn và xác định được vị trí nghề nghiệp của mình trong cuộc sống. Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách Giáo dục hướng nghiệp lớp 10 hiện hành thì trong trường phổ thông: “hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội”. Khái niệm Giáo dục hướng nghiệp thường được sử dụng trong các tài liệu tập huấn nhằm nhấn mạnh hơn công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Có thể hiểu rằng giáo dục hướng nghiệp là một quá trình thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, diễn ra trong toàn bộ quá trình phát triển nghề nghiệp của con người. Giáo dục hướng nghiệp nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Cụ thể, Giáo dục học cho rằng Giáo dục hướng nghiệp là các tác động có hệ thống giúp thế hệ trẻ có cơ sở khoa học trong việc chọn nghề sao cho phù hợp với những yêu cầu của sự phân công lao động xã hội, có tính đến hứng thú và năng lực của từng cá nhân, sao cho mỗi học sinh tìm thấy niềm vui, hạnh phúc khi cống hiến sức mình cho sự phát triển chung của cộng đồng, của xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2