Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực, luận văn đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ; qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN ĐỨC HẬU QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN ĐỨC HẬU QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Quản lí giáo dục Mã ngành: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ ĐÌNH CHUẨN THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ chương trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Thái Nguyên, ngày tháng 4 năm 2018 Tác giả Nguyễn Đức Hậu i
- LỜI CẢM ƠN Đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ” đã được hoàn thành, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Khoa Tâm lý giáo dục, Phòng sau đại học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên cùng các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Vũ Đình Chuẩn, người đã tận tình hướng dẫn khoa học, cung cấp cho em những kiến thức lý luận, thực tiễn cùng với những kinh nghiệm quý báu, động viên khích lệ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của Ban giám hiệu, đồng nghiệp các trường THPT huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ đã nhiệt tình cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến và tư vấn khoa học cho tôi trong việc thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã khích lệ tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Dù đã có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn, song không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong các Thầy giáo, Cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những ai quan tâm tới vấn đề nghiên cứu, đóng góp ý kiến để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 4 năm 2018 Tác giả Nguyễn Đức Hậu ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................ 2 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ....................................................... 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .............................................................. 7 1.2.1. Quản lí giáo dục, Quản lí nhà trường ....................................................... 7 1.2.2. Hoạt động Giáo dục thể chất ..................................................................... 9 1.2.3. Giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ........................... 11 1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS THPT theo theo tiếp cận năng lực.............................................................................................................. 12 1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông .................................................................... 13 iii
- 1.3.1 Cấu trúc của năng lực thể chất của học sinh THPT ................................. 13 1.3.2. Mục tiêu giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực .................................. 14 1.3.3. Nội dung giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ............ 15 1.3.4. Hình thức giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ........... 16 1.4. Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường trung học phổ thông theo theo tiếp cận năng lực ............................ 18 1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ................... 18 1.4.2.Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh .................................. 19 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ..................... 24 1.5.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo theo tiếp cận năng lực ...................................... 24 1.5.2. Năng lực của giáo viên ............................................................................ 26 1.5.3. Chương trình môn Thể dục...................................................................... 26 1.5.4. Điều kiện cơ sở vật chất .......................................................................... 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 28 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ ......................................................................................................... 29 2.1. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ.......................... 29 2.1.1. Khái quát chung ....................................................................................... 29 2.1.2. Vài nét về khách thể khảo sát .................................................................. 30 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................... 32 2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 32 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 32 2.2.3. Đối tượng khảo sát: ................................................................................. 33 2.2.4 Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả ............................................. 33 iv
- 2.2.5. Tiến trình khảo sát ................................................................................... 33 Thực hiện được theo các bước sau .................................................................... 33 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về khái niệm, ý nghĩa hoạt động giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ............................................................................................ 34 2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ................................................. 38 2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ................................. 41 2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDTC theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 49 2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng .................................................................. 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 56 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN LÂM THAO - TỈNH PHÚ THỌ ......................................................................................................... 57 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 57 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .......................................................... 57 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 57 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 57 3.2. Một số biện pháp Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 58 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ quản lý về tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh theo TCNL............................................................... 58 3.2.2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn thể dục về kỹ năng tổ chức các v
- hoạt động ngoại khóa, kỹ năng tổ chức giờ dạy thể dục theo TCNL học sinh ........................................................................................................................... 60 3.2.3. Đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong xây dựng và tổ chức kế hoạch giảng dạy môn Thể dục theo tiếp cận năng lực cho học sinh ............ 62 3.2.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường THPT ...................................................................... 65 3.2.5. Hoàn thiện các điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh THPT........................................................ 68 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 71 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất ......................................................................................... 73 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 73 3.4.2. Địa bàn khảo nghiệm và Đối tượng khảo nghiệm ................................... 73 3.4.3. Tiến trình khảo nghiệm và Phân tích kết quả khảo nghiệm .................... 74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 78 1. Kết luận .......................................................................................................... 78 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 80 2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ ............................................................. 80 2.2. Đối với các trường THPT huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ....................... 81 2.3. Đối với giáo viên ........................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 82 PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CNH, HĐT : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT : Công nghệ thông tin CSVC : Cơ sở vật chất ĐGKQ : Đánh giá kết quả DHPTNL : Định hướng phát triển năng lực ĐTB : Điểm trung bình GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDNGLL : Giáo dục ngoài giờ lên lớp GDTC : Giáo dục thể chất GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm GVTD : Giáo viên thể dục HĐ : Hoạt động HĐDH : Hoạt động dạy học HĐGD : Hoạt động giáo dục HĐGDTC : Hoạt động giáo dục thể chất HĐNG : Hoạt động ngoài giờ HĐNK : Hoạt động ngoại khóa HS : Học sinh KH : Kế hoạch KHGD : Kế hoạch giáo dục KTĐG : Kiểm tra đánh giá KTKN : Kiến thức kỹ năng NCBH : Nghiên cứu bài học NL : Năng lực PHHS : Phụ huynh học sinh PP : Phương pháp PPDH : Phương pháp dạy học iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Sơ lược về các trường THPT Huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ năm học 2017 -2018 .................................................................................. 31 Bảng 2.2. Cơ cấu trình độ chuyên môn được đào tạo của đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ .......................... 32 Bảng 2.3. Bảng quy điểm số của các biến ......................................................... 34 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về khái niệm, ý nghĩa hoạt động giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ......................................................... 34 Bảng 2.5. Thực trạng về mức độ tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ............... 39 Bảng 2.6. Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất thông qua dạy học môn thể dục ở trường trung học phổ thông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ................................. 42 Bảng 2.7. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chú trong phát triển năng lực thể chất cho học sinh ở trường THPT huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ................ 44 Bảng 2.8. Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động ngoại khóa môn thể dục ở trường trung học phổ thông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ............................................................................ 47 Bảng 2.9. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDTC theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.................................................................... 49 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp .................... 74 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp ........................ 75 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về khái niệm, ý nghĩa hoạt động giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ................................... 36 Biểu đồ: 2.2. Thực trạng về mức độ tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh THPT huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ........................... 40 Biểu đồ 2.3.Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chú trong phát triển năng lực thể chất cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ........................................................................ 45 Biểu đồ 2.4. Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất thông qua ngoại khóa môn thể dục ở trường trung học phổ thông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ....... 48 Biểu đồ 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDTC theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ............................................................... 50 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trước những yêu cầu mới của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục Việt Nam, đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập, những đánh giá của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Nghị quyết trên cũng yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Nhiều công trình khoa học cho thấy giáo dục thể chất góp phần tạo dựng cơ sở cho sự phát triển cơ thể toàn diện, hoàn thiện hình thể, sức khỏe và hình thành các kỹ năng vận động cho học sinh; Góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách cho học sinh - nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Đây chính là vấn đề khoa học mà hoạt động giáo dục thể chất trong các trường học nói chung, trường THPT nói riêng phải hướng đến để học sinh phát triển toàn diện. Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta chưa làm được nhiệm vụ đó. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn cần phải xây dựng nguồn nhân lực cho xã hội cũng như từ những hạn chế, còn thiếu và yếu trong quản lý về hoạt động giáo dục thể chất ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ quản lý giáo dục của mình. 1
- 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực, luận văn đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ; qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý các hoạt động giáo dục thể chất học sinh ở trường THPT theo tiếp cận năng lực 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 4.2. Việc khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo tiếp cận năng lực được tiến hành tập trung tại 03 trường Trung học phổ thông công lập huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 5. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động giáo dục thể chất của các trường THPT tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả nhất định, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế và bất cập về công tác tổ chức, chỉ đạo và đánh giá kết quả quản lý. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực khoa học, đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của giáo dục phổ thông của tỉnh Phú Thọ thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THPT. 2
- 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Xây dựng cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh THPT theo tiếp cận năng lực. 6.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ theo tiếp cận năng lực. 6.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ theo tiếp cận năng lực. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề liên quan từ các tài liệu lí luận, văn kiện, chính sách của Đảng, Nhà nước; Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, công trình khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài luận văn. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động giáo dục thể chất của học sinh, giáo viên trong nhà trường THPT tỉnh Phú Thọ để thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Chúng tôi xây dựng bảng hỏi xin ý kiến của cán bộ quản lý cấp trường và tổ chuyên môn, của giáo viên bộ môn thể dục, giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm thu thông thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường THPT. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của chuyên gia, những người có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành, phương pháp sư phạm, năng lực quản lý để tìm kiếm các kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực trạng và trong việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý. 3
- 7.3. Nhóm phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí tổng hợp số liệu sử dụng thống kê mô tả và thống kê suy luận để rút ra kết luận vừa có ý nghĩa định tính, vừa có ý nghĩa định lượng. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương với nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT. Chương 2: Thực trạng Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Biện pháp Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 4
- Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã dạy: "Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình...". Ghi nhớ lời dạy của Bác, cả dân tộc Việt Nam, trong đó có lực lượng học sinh, sinh viên đang ra sức thi đua học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục và phát triển giáo dục trong Nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Đồng thời góp phần nâng cao thể lực giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng cho đất nước. NQTW 2, khoá XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” [4]. Từ cuối thế kỷ XIV vấn đề dạy học và quản lý dạy học được nhiều nhà giáo dục quan tâm, nổi bật nhất trong thời kỳ đó là: Cômenxki (1592-1670), ông đã đưa ra quan điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên, theo ông quá trình dạy học để truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất kỳ một điều gì và ông đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị rất lớn đó là: 5
- Nguyên tắc trực quan; Nguyên tắc phát huy tính tự giác tích cực của học sinh; Nguyên tắc hệ thống và liên tục; Nguyên tắc củng cố kiến thức; Nguyên tắc giảng dạy theo khả năng tiếp thu của học sinh (vừa sức); Dạy học phải thiết thực; Dạy học theo nguyên tắc cá biệt... Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người được thực hiện một cách tự giác, mà ở bất cứ thời đại nào, quốc gia nào cũng dành được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học. Từ hơn hai nghìn năm trước đây, trên thế giới đã có nhiều nhà chính trị, nhà tư tưởng nghiên cứu về giáo dục, đặc biệt là quản lý giáo dục và đưa ra nhiều những ý kiến, luận điểm khoa học được áp dụng vào thực tế và có những thành công lớn về quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Việc chú trọng tới các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà quản lý nước ngoài đã đề cập đến vấn đề cốt lõi của quản lý và quản lý giáo dục như: Về phạm trù GDTC trong nhà trường, trong cuốn Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất, y tế trường học (Bộ GD&ĐT, NXB TDTT năm 2006), đã công bố công trình nghiên cứu của các tác giả trong lĩnh vực GDTC và y tế trường học. Trong số các nghiên cứu này có thể kể đến công trình của Ngũ Duy Anh và Vũ Đức Thu trong đề tài Định hướng chiến lược tăng cường GDTC, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ học sinh trong nhà trường phổ thông các cấp đến năm 2010. Trong đề tài này, các tác giả đã đưa ra mục tiêu định hướng lâu dài, mục tiêu trước mắt 2003 - 2010 và đồng thời đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Trong nghiên cứu khoa học của tác giả Ngũ Duy Anh và Trần Văn Lam với nội dung Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác GDTC trường học các tác giả đã đánh giá thực trạng về các hoạt động GDTC đồng thời vạch ra những khó khăn yếu kém và đề ra mục tiêu, giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Phạm vi 6
- nghiên cứu đề tài này thực hiện trên các địa phương cả nước do đó nó thể hiện được bức tranh tổng thể công tác GDTC. Nhưng hạn chế của nó là chưa thể hiện được sự khác biệt giữa các vùng miền, địa phương và các giải pháp tương ứng. Nghiên cứu về giáo dục thể chất và quản lý giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực đã được nhiều tác giả, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lí giáo dục, Quản lí nhà trường 1.2.1.1. Quản lý giáo dục Theo tác giả Nguyễn Thị Tính quản lý giáo dục được tiếp cận dưới hai góc độ là góc độ vĩ mô và góc độ vi mô [19]: Từ những khái niệm đó ở góc độ vĩ mô: chủ thể quản lý giáo dục là hệ thống các cơ quan quản lý giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, đối tượng của quản lý là hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống quản lý, mục tiêu của quản lý là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, vì vậy khái niệm quản lý có thể hiểu như sau: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục. Tác giả Hồ Văn Liên cho rằng QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt kết quả mong muốn một cách có hiệu quả nhất. Tùy theo việc xác định đối tượng quản lý mà QLGD được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau [dẫn theo 3]. Tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm rằng: QLGD theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội [dẫn theo 3]. 7
- Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người; Tuy nhiên vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ở góc độ vi mô: chủ thể quản lý giáo dục là chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở giáo dục), đối tượng của quản lý là các quá trình dạy học, quá trình giáo dục và các thành tố tham gia vào các quá trình đó (giáo viên, học sinh, các lực lượng khác, cơ sở vật chất, tài chính v.v...). Tóm lại ta có thể khái quát Quản lý giáo dục là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan... của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn giáo dục đảm bảo cho các hoạt động của tổ chức giáo dục vận hành tối ưu đạt được các mục tiêu đề ra với chất lượng, hiệu quả cao nhất. 1.2.1.2 Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là một trong những vấn đề cơ bản nhất của Quản lý giáo dục, vì nhà trường là cơ sở giáo dục, là hạt nhân của hệ thống giáo dục quốc dân, nơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục. Khi nghiên cứu về nội dung khái niệm quản lý giáo dục, khái niệm trường học được hiểu là tổ chức cơ sở mang tính Nhà nước - xã hội trực tiếp làm công tác giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước. Quản lí nhà trường là một bộ phận của QLGD, nhà trường chính là nơi tiến hành giáo dục - đào tạo có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định. Nhà trường là một dạng thiết chế tổ chức chuyên biệt và đặc thù của xã hội, được hình thành do nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội, nhằm thực hiện chức năng truyền thụ các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho từng nhóm dân cư nhất định trong cộng đồng và xã hội. 8
- Nhà trường được tổ chức và hoạt động với chức năng truyền thụ và lĩnh hội tri thức nhân loại để nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng và xã hội. Nhà trường được hình thành và hoạt động dưới sự điều chỉnh với các quy định của các chế định xã hội, có tính chất và nguyên lý hoạt động, có mục đích hoạt động rõ ràng và nhiệm vụ cụ thể; có nội dung và chương trình giáo dục được chọn lọc một cách khoa học, có tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ được đào tạo; có phương thức và phương pháp giáo dục luôn luôn đổi mới, được cung ứng các nguồn lực vật chất cần thiết; có kế hoạch hoạt động và được hoạt động trong một môi trường (tự nhiên và xã hội) nhất định, có sự đầu tư của người học, cộng đồng, nhà nước và xã hội. “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, GV và HS. Nhằm tận dụng nguồn lực dự trữ do nhà nước đầu tư, các lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường và tiêu điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới”. 1.2.2. Hoạt động Giáo dục thể chất Có nhiều quan niệm hoạt động giáo dục thể chất là một hoạt động giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người. Như vậy hoạt động giáo dục thể chất trong THPT đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển về: Đức - Trí - Thể - Mỹ cho các em. Nó góp phần giúp các em phát triển cân bằng và toàn diện. Theo từ điển thể thao Nga Việt của Nguyễn Văn Hiếu chủ biên (1979) thì “HĐGDTC được hiểu là một loại hình giáo dục lấy nhiệm vụ chủ yếu là phát triển thể lực tăng cường thể chất làm chính, thông qua tham gia các môn thể thao để thực hiện” [7]. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn