intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai

Chia sẻ: Tomcangxanh90 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên của Hiệu trưởng các trường THCS, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN XUÂN HƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN XUÂN HƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Tính THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Tính. Những nội dung tham khảo trong luận văn đề trích dẫn nguồn theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiêm liên quan đến nội dung của luận văn. Tác giả Nguyễn Xuân Hường i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ về đề tài “Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai” đã được thực hiện tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã trang bị vốn kiến thức lý luận về khoa học quản lý, giúp cho em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Đặc biệt, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Tính, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cũng như tạo cho em sự tự tin để hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện giúp tác giả nghiên cứu, khảo sát và cung cấp thông tin, tư liệu cho luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song luận văn cũng không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý quí báu của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018 Tác giả Nguyễn Xuân Hường ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................................vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...........................................................................2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................................3 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4 8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .................................................................................................................7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................7 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài .........................................................................7 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ..........................................................................8 1.2. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................................10 1.2.1. Chương trình môn học và phát triển chương trình môn học ............................. 10 1.2.2. Phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ................................................12 1.2.3 Quản lý phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở trường THCS ..............13 1.3. Một số vấn đề cơ bản về phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở .................................................................................................14 1.3.1. Mục tiêu, nội dung chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường THCS .....14 iii
  6. 1.3.2. Nội dung phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS .....17 1.3.2. Quy trình phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS.....19 1.3.3. Các nguyên tắc phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở .............................................................................................................22 1.4. Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS .....25 1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở .................................................................................................25 1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở ....................................................................................27 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở ....................................................................................28 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trong học cơ sở ....................................................................................29 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở ......................................................31 1.5.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................... 31 1.5.2. Các yếu tố khách quan .......................................................................................31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 33 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI ...................34 2.1. Thực trạng về tình hình giáo dục THCS của thành phố Lào Cai ...................34 2.2. Tổ chức khảo sát ...................................................................................................36 2.3. Thực trạng về phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ....................................37 2.3.1. Thực trạng nhận thức của các cấp quản lý, giáo viên về phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ...................................................................................................37 2.3.2. Thực trạng xác định mục tiêu chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai ..................................................................38 iv
  7. 2.3.3. Thực trạng công tác điều chỉnh nội dung, phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ...............40 2.3.4. Quy trình phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai ..............................................................................42 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai .....44 2.4.1. Lập kế hoạch hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ...............44 2.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ......47 2.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai .......................... 49 2.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ............................... 51 2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ..........................................................................................................53 2.6. Đánh giá chung thực trạng về phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ...........54 2.6.1. Ưu điểm .............................................................................................................55 2.6.2. Hạn chế ..............................................................................................................55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 58 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI ...................60 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................................60 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu .......................................................................................60 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn.......................................................................................60 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi .......................................................................................... 60 3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa .........................................................................................61 v
  8. 3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai .................................................................................................................61 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên Khoa học tự nhiên về phát triển chương trình môn học ..................................................................................61 3.2.2. Lập kế hoạch phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh..............................................................................63 3.2.3. Huy động các nguồn lực để phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ........67 3.2.4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy khoa học Tự nhiên về phát triển chương trình môn học .......................................71 3.2.5. Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên .............................................................................................. 75 3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ........................................................................................................................78 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...........................................................................80 3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .....................................82 3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết ................................................................................83 3.4.2. Khảo nghiệm tính khả thi ..................................................................................85 3.4.3. Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ........................... 87 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................90 1. Kết luận ....................................................................................................................90 2. Khuyến nghị .............................................................................................................91 2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo .....................................................................91 2.2. Khuyến nghị đối với các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai...................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................93 PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT KÝ HIỆU NỘI DUNG VIẾT TẮT 1 CBGV Cán bộ giáo viên 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CSVC Cơ sở vật chất 5 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 6 GV Giáo viên 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 HS Học sinh 9 KHTN Khoa học tự nhiên 10 KT-XH Kinh tế - xã hội 11 QLGD Quản lý giáo dục 12 TBDH Thiết bị dạy học 13 THCS Trung học cơ sở 14 UBND Ủy ban nhân dân iv
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp số trường, lớp, học sinh năm học 2017 - 2018 ................. 34 Bảng 2.2. Xếp loại hạnh kiểm học sinh học theo chương trình hiện hành năm học 2017 - 2018 ......................................................................... 35 Bảng 2.3. Xếp loại học lực học sinh học theo chương trình hiện hành năm học 2017 - 2018 ................................................................................. 36 Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng và sự cần thiết của phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS ................................................................................................. 38 Bảng 2.5. Thực trạng việc xác định mục tiêu chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai ............................. 39 Bảng 2.6. Thực trạng công tác điều chỉnh nội dung, phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ................................................................................ 40 Bảng 2.7. Thực trạng qui trình phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS Thành phố Lào Cai ................................. 42 Bảng 2.8. Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ............................................................................... 45 Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai .............. 48 Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS trên địa bàn TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai .......... 50 Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ............................................................................... 52 v
  11. Bảng 2.12. Kết quả khảo sát mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ............................................ 53 Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ................................ 83 Bảng 3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ................................ 85 Bảng 3.3. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai....... 87 vi
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................................................... 80 Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp................. 84 Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ................... 86 Biểu đồ 3.3.Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ............... 88 vi
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông là bản mô tả về mục tiêu, nội dung, cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh để đạt được mục tiêu chương trình đã đề ra, kèm theo là các hoạt động kiểm tra, đánh giá và các điều kiện để thực hiện chương trình. Chương trình không tĩnh tại mà cần được phát triển thường xuyên nhằm cập nhật những yêu cầu mới của xã hội về nhân cách người được giáo dục theo xu hướng đổi mới. Để phát triển chương trình nhà trường ở trường THCS có hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường, Trưởng phòng Giáo dục cần thực hiện tốt vai trò của nhà quản lý trong phát triển chương trình nhà trường nói chung và chương trình môn học nói riêng. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.[1] Tạo tiền để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn xây dựng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng tích hợp liên môn và định hướng phát triển năng lực học sinh từ năm học 2013 - 2014 tập trung chỉ đạo về thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục.[3] Trong đó xác định công tác quản lý chương trình giáo dục của Hiệu trưởng các trường có vai trò đặc biệt quan trọng. Môn khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS bao gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục năm 2019 các môn học trên được tổ chức dạy học tích hợp thành môn khoa học tự nhiên do đó vấn đề đặt ra cần phải có những biện pháp quản lý các chương trình trên một cách hiệu quả. 1
  14. Từ năm học 2014-2015 để tạo sự chủ động trong xây dựng thực hiện chương trình giáo dục của các trường THCS phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện kinh tế xã hội, mục tiêu định hướng phát triển giáo dục của địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai đã thực hiện giao quyền chủ động cho Hiệu trưởng các trường trong xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục, bước đầu đã có những kết quả nhất định, thay đổi tư duy quản lí chương trình giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS. Tuy nhiên công tác này còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về cả lý luận và thực tiễn. Nhiều vấn đề then chốt, khó khăn cần tháo gỡ cho các đơn vị trong thực hiện công tác quản lý chương trình giáo dục tại các trường THCS. Để làm tốt công tác này cần có những nghiên cứu về quản lý phát triển chương trình nhà trường nói chung và quản lý phát triển chương trình các môn khoa học tự nhiên nói riêng nhằm phát huy vai trò tự chủ của nhà trường THCS trong đổi mới dạy và học. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý chương trình giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS, tác giả luận văn chọn và nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên của Hiệu trưởng các trường THCS, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động phát triển chương trình ở các trường THCS. 2
  15. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Đề tài tổ chức khảo sát thực trạng của đối tượng được tiến hành ở 15 trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. 4.2. Giới hạn khách thể điều tra Đề tài tiến hành khảo sát trên các khách thể: - Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai. - Lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai. - CBQL, GV khoa học tự nhiên các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai. 5. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động phát triển chương trình các môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên công tác này còn gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ cả về lý luận và thực tiễn, trong đó có nội dung thuộc về công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu đề xuất và tổ chức thực hiện được các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình các môn khoa học Tự nhiên của hiệu trưởng các trường THCS mang tính đồng bộ phù hợp với thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học Tự nhiên nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục THCS nói chung trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay. 3
  16. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS. 6.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. 6.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác quản lý chương trình của hiệu trưởng các trường THCS bao gồm: - Các tài liệu, văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển GD&ĐT các quy định về xây dựng chương trình giáo dục tổng thể nói chung và xây dựng, quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS nói riêng. - Các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước về phát triển giáo dục, xây dựng, quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS, các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề xây dựng, quản lý chương trình giáo dục THCS. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận văn; thống kê, phân tích các dữ liệu để có những đánh giá chính xác về thực trạng công tác quản lí hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai trong thời gian qua. 4
  17. 7.2.2. Phương pháp chuyên gia Thông qua bảng hỏi các ý kiến chuyên gia, các CBQL giáo dục, giáo viên có nhiều kinh nghiệm để khảo sát tình hình quản lý chương trình giáo dục khoa học tự nhiên của các trường THCS và biện pháp quản lý chương trình giáo dục của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. 7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Xin ý kiến CBQL, chuyên viên Phòng giáo dục Trung học Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai, Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Lào Cai, CBQL, giáo viên khoa học tự nhiên các trường THCS và đặc biệt là các trường trong đề án xây dựng trường THCS Chất lượng cao ở thành phố Lào Cai để phân tích, lựa chọn các ý kiến tốt bổ sung vào biện pháp quản lý chương trình giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai. 7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, CBQL giáo dục, giáo viên có nhiều kinh nghiệm, phỏng vấn về các kết quả nghiên cứu các biện pháp được đề xuất trong luận văn. 7.3. Phương pháp bổ trợ Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thu thập. Trên cơ sở đó xác định được kết quả một cách khách quan các biện pháp quản lý chương trình giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương. 5
  18. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình các môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. 6
  19. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài - Jonathan Osborne và Justin Dillon (2008), “Science Education in Europe: Critical Reflections”[33]. Đã trình bày thực trạng giáo dục khoa học ở các nước Châu Âu, trong đó đề cập vấn đề thế hệ trẻ Châu Âu giảm hứng thú với giáo dục khoa học. Với mục tiêu dẫn đầu vể phát triển khoa học bài báo đề cập các vấn đề cải thiện giáo dục khoa học trong các trường phổ thông ở các nước Châu Âu. - Jan H. van Driel, Douwe Be ijaard, Nico Verloop (2010), “Professional Development and Reform in Science Education: The Role of Teachers' Practical Knowledge”[32]. Trong báo cáo này các tác giả đề cập vấn đề phát triển chuyên môn của giáo viên trong giáo dục khoa học từ góc độ phát triển kiến thức thực tiễn của giáo viên. Báo cáo xác định vai trò quan trọng của kiến thức thực tế của giáo viên trong đổi mới và phát triển giáo dục khoa học đồng thời cũng chỉ ra các chiến lược cho việc phát triển kiến thực tiễn của giáo viên. - Edgar W. Jenkins và N. W. Nelson, Đại học Leeds, Vương Quốc Anh (2014), “Important but not for me: students’ attitudes towards secondary school science in England”[31]. Tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên khảo sát thực nghiệm ở Anh đối với học sinh trung học. Báo cáo cho biết thái độ của học sinh về giáo dục khoa học ở các trường trung học, sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh và những mong muốn của học sinh đối với các bài học khoa học trong nhà trường. Tác giả cũng nêu vấn đề phát triển chương trình giáo dục khoa học trong các trường phổ thông tại Anh Quốc. 7
  20. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước - Cuốn sách "Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông" của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam do Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội phát hành tập trung nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm phát triển chương trình giáo dục phổ thông của một số quốc gia trong khu vực và thế giới nhằm khái quát những vấn đề cơ bản nhất về xu thế phát triển chương trình giáo dục phổ thông trên thế giới, từ đó nêu lên những đề xuất, khuyến nghị cho Việt Nam trong việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau 2015.[30] - Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam - Dự án mô hình trường học mới Việt Nam (GPE - VNEN) là một dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại phù hợp với mục tiêu phát triển của giáo dục Việt Nam. Định hướng cơ bản của mô hình này là thực hiện đổi mới đồng bộ cách tiếp cận các thành tố đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường, xây dựng môi trường học tập có tính tham gia và dân chủ, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, bao gồm: + Thực hiện phương thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; + Đổi mới đánh giá học sinh theo nguyên tắc vì sự tiến bộ của người học; + Đổi mới tổ chức lớp học nhằm tăng cường hoạt động học phát huy tính tích cực, tự lực, tự quản của học sinh; + Đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và phát triển chuyên môn liên tục của giáo viên; + Xây dựng cơ chế thực hiện thường xuyên và hiệu quả sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh. - Tài liệu thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực nghiệm chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định vị trí, vai trò môn học trong thực 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2