Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ THU THỦY QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ THU THỦY QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ LỆ HÀ THÁI NGUYÊN - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác. Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Ngô Thu Thủy i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Lệ Hà, người đã tận tâm, trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình nghiên cứu luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy lớp Thạc sỹ QLGD K25A. Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các đồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh các trường Trung học phổ thông Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi có được các thông tin cần thiết, hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Ngô Thu Thủy ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THPT ............................................ 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................... 5 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................... 5 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................... 7 1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ......................................... 10 1.2.1. Quản lý .................................................................................................... 10 1.2.2. Kĩ năng .................................................................................................... 11 1.2.3. Học hợp tác .............................................................................................. 12 1.2.4. Kĩ năng học hợp tác ................................................................................. 13 1.2.5. Phát triển kĩ năng học hợp tác ................................................................. 14 1.3. Lý luận về phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh trường THPT ... 15 1.3.1. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh THPT ...................................... 15 iii
- 1.3.2. Vai trò, ý nghĩa của phát triển kĩ năng học hợp tác đối với học sinh cấp THPT................................................................................................. 16 1.3.3. Vai trò của giáo viên trong việc phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh .................................................................................................... 18 1.3.4. Nội dung phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh THPT ................. 19 1.3.5. Phương pháp phát triển kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh THPT ..... 21 1.3.6. Các con đường phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh THPT ........ 22 1.4. Quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh trường THPT ....... 25 1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác .... 25 1.4.2. Quản lý nội dung phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT ........................................................................................... 25 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh trường THPT ............................................................................. 34 1.5.1. Các yếu tố chủ quan ................................................................................ 34 1.5.2. Các yếu tố khách quan............................................................................. 36 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 38 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN ......................................................................... 39 2.1. Khái quát về trường THPT Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ........................ 39 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng quản lý phát triển kỹ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ ........................................... 42 2.2.1. Mục tiêu khảo sát..................................................................................... 42 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 42 2.2.3. Phương pháp khảo sát.............................................................................. 42 2.2.4. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 43 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ ................................................. 44 iv
- 2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học nhằm phát triển kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh ...................................... 44 2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về học tập hợp tác và dạy học phát triển kĩ năng học hợp tác ............................ 46 2.3.3. Thực trạng dạy học phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ............................................................................ 53 2.3.4. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học phát triển kĩ năng học hợp tác và quản lí phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh trong nhà trường ........ 54 2.3.5. Thực trạng quản lý việc tổ chức các hoạt động tập thể nhằm phát triển kĩ năng hợp tác cho người học ........................................................ 66 2.3.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh trong nhà trường .................................................... 68 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ ........................................... 70 2.4.1. Mặt mạnh ................................................................................................. 70 2.4.2. Mặt hạn chế.............................................................................................. 70 2.4.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 71 Kết luận chương 2.............................................................................................. 73 Chương 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................... 74 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................. 74 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ......................................................... 74 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ......................................... 74 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 75 3.2. Biện pháp quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên .............................................. 75 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh các kiến thức về học hợp tác và quản lý phát triển kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh trong nhà trường ................................................................................................ 75 v
- 3.2.2. Chỉ đạo hoạt động giảng dạy trong nhà trường theo hướng phát triển kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh ...................................................... 78 3.2.3. Đa dạng hóa các hoạt động tập thể trong nhà trường nhằm hỗ trợ phát triển các kĩ năng học hợp tác cho học sinh ...................................... 84 3.2.4. Tăng cường hệ thống cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học phát triển kĩ năng học hợp tác .................................................... 87 3.2.5. Xây dựng môi trường tạo động lực học tập và thúc đẩy phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh ................................................................ 89 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 92 3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các biện pháp ......................... 92 3.4.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất .................................. 93 3.4.2. Mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất ..................................... 94 Kết luận chương 3.............................................................................................. 95 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 96 1. Kết luận .......................................................................................................... 96 2. Khuyến nghị................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 99 PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 1. BGH : Ban giám hiệu 2. DHHD : Dạy học hợp tác 3. CNTT : Công nghệ thông tin 4. PPCT : Phân phối chương trình 5. SGK : Sách giáo khoa 6. LLCT : Lí luận chính trị 7. QLGD : Quản lí giáo dục 8. GVCN : Giáo viên chủ nhiệm 9. PHHS : Phụ huynh học sinh 10. HS : Học sinh 11. GV : Giáo viên 12. TBC : Trung bình chung 13. CSVC : Cơ sở vật chất 14. CBQL : Cán bộ quản lý 15. THPT : Trung học phổ thông 16. PPDH : Phương pháp dạy học 17. HHT : Học hợp tác iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT Đồng Hỷ ...................... 40 Bảng 2.2. Tổng hợp trình độ đào tạo của GV trường THPT Đồng Hỷ ......... 40 Bảng 2.3. Kết quả xếp loại giáo dục của nhà trường 3 năm học gần đây ..... 41 Bảng 2.4. Thực trạng quản lý việc xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học ................................................................................. 44 Bảng 2.5. Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu dạy học theo hướng phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh .......................................... 45 Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh trường THPT Đồng Hỷ về khái niệm học hợp tác ............................................... 46 Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức của CBQL trường THPT Đồng Hỷ về khái niệm phát triển kĩ năng học hợp tác ...................................... 47 Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh trường THPT Đồng Hỷ về vai trò của kĩ năng học hợp tác ................................. 48 Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh trường THPT Đồng Hỷ về các kĩ năng học hợp tác cần phát triển cho học sinh .................. 50 Bảng 2.10. Thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Đồng Hỷ về vai trò của giáo viên trong dạy học phát triển kĩ năng học hợp tác ............ 52 Bảng 2.11. Thực trạng sử dụng các con đường phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ qua đánh giá của GV và HS ...................................................................................... 53 Bảng 2.12. Đánh giá của giáo viên về vai trò của người Hiệu trưởng trong quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh ........... 55 Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL về vai trò của người Hiệu trưởng trong quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh ..................... 56 Bảng 2.14. Đánh giá của giáo viên về hiệu quả quản lý nội dung dạy học phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh của BGH trường THPT Đồng Hỷ ............................................................................. 57 v
- Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL về hiệu quả quản lý nội dung dạy học phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh của BGH trường THPT Đồng Hỷ ............................................................................. 58 Bảng 2.16. Đánh giá của giáo viên về hiệu quả quản lý phương pháp dạy học phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh của BGH trường THPT Đồng Hỷ ................................................................. 59 Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL về hiệu quả quản lý phương pháp dạy học phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh của BGH trường THPT Đồng Hỷ ................................................................. 60 Bảng 2.18. Đánh giá của giáo viên về hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá việc phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh của BGH trường THPT Đồng Hỷ ................................................. 61 Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL về hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá việc phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh của BGH trường THPT Đồng Hỷ ........................................................ 62 Bảng 2.20. Đánh giá của giáo viên về hiệu quả quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy học phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh của BGH trường THPT Đồng Hỷ ................................................. 63 Bảng 2.21. Đánh giá của CBQL về hiệu quả quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy học phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh của BGH trường THPT Đồng Hỷ ........................................................ 65 Bảng 2.22. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kĩ năng học hợp tác của học sinh qua đánh giá của GV và CBQL ................ 69 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất ..... 93 Bảng 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất ......... 94 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quán triệt tinh thần nghị quyết số 29 NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị TW 8 (khóa XI) thông qua, trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao vài trò tích cực, chủ động, sáng tạo của người học được hết sức chú trọng, quan tâm. Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay được thực hiện trên cơ sở tăng cường sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng tạo ra môi trường, điều kiện để học sinh được cùng nhau khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Trong các nhà trường phổ thông hiện nay, phương pháp dạy học hợp tác là một kiểu dạy học đang được áp dụng rộng rãi vì khả năng đáp ứng các yêu cầu của nó đối với người học trong một xã hội hiện đại. Phương pháp dạy học hợp tác đem đến cho người học kĩ năng học hợp tác, đây là một trong những kĩ năng quan trọng đem lại hiệu quả học tập cao. Học hợp tác (Cooperative Learning) đã được áp dụng có hiệu quả ở nhiều quốc gia đặc biệt là các quốc gia có nền giáo dục phát triển. Trong học hợp tác, học sinh được làm việc trong những nhóm nhỏ, tham gia và đóng góp trực tiếp vào quá trình học tập để đạt được kết quả học tập chung. Học sinh được tiếp cận tri thức theo hướng học bằng cách làm (Learning by doing) chứ không chỉ học bằng cách nghe giáo viên giảng (Learning by listening). Phương pháp học tập này tạo nên môi trường hợp tác giữa trò - trò, thầy - trò, học sinh sẽ là trung tâm của quá trình dạy học. Trong xã hội hiện đại, khi mục tiêu của giáo dục là “học để cùng chung sống” thì kĩ năng học hợp tác càng mang giá trị lớn lao. Thực tế cho thấy, kĩ năng học hợp tác của người học có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của dạy học hợp tác. Do vậy, để nâng cao chất lượng dạy học hợp tác nói riêng cũng như chất lượng giảng dạy trong các nhà trường nói chung, vấn đề đặt ra cho các nhà trường là cần tìm kiếm các biện pháp quản lý để phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh. 1
- Trường THPT Đồng Hỷ, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là một trong những trường THPT có quy mô lớn nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh nhà. Trong nhiều năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm triển khai thực hiện. Hầu hết giáo viên đã có ý thức trong việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong bài dạy của mình. Các hoạt động rèn kĩ năng cho học sinh đã được triển khai trong và ngoài các giờ học. Các hoạt động học tập theo cặp, nhóm đã được thực hiện tương đối đều trong hầu hết các môn học. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn. Nguyên nhân của thực trạng trên một phần do đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong tổ chức dạy học hợp tác, một phần khác do học sinh vẫn quen với mô hình học tập cá nhân, lại chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về học hợp tác nên việc vận dụng tri thức và kinh nghiệm cá nhân vào trong các hoạt động hợp tác còn chưa đầy đủ và hệ thống. Hay nói theo cách khác, kĩ năng học hợp tác của học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ còn nhiều hạn chế. Điều này cho thấy cần phải có thêm những biện pháp quản lý hiệu quả nhằm phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh trường THPT Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 2
- 4. Giả thuyết khoa học Phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh ở trường THPT góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay kĩ năng học hợp tác của học sinh trường THPT Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên chưa tốt, nên hiệu quả học tập chưa cao. Nếu các biện pháp quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh khoa học, hợp lý phù hợp với đặc điểm hoạt động học tập của học sinh và điều kiện thực tiễn của nhà trường thì sẽ nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh THPT. 5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, đưa ra các nội dung khuyến nghị. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Giới hạn khách thể nghiên cứu: Trong nội dung đề tài này tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hướng tìm kiếm biện pháp quản lý về phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh của trường THPT Đồng Hỷ với chủ thể tiến hành là cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường, bao gồm: 03 cán bộ quản lý, 50 giáo viên và 100 học sinh. - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề lí luận có tính định hướng và khảo sát đánh giá thực trạng quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác và đề xuất những biện pháp quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. - Giới hạn thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận liên quan đến vấn đề quản lý trường THPT, đổi mới phương pháp dạy học, đặc điểm tâm lý học sinh THPT. 3
- - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý dạy học của CBQL, công tác giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. - Phương pháp phỏng vấn - điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành phỏng vấn, điều tra đội ngũ cán bộ giáo viên về mức độ nhận thức các nội dung liên quan đến phát triển kĩ năng học hợp tác, thực trạng phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số công thức toán học nhằm xử lý và phân tích kết quả điều tra, khảo sát. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh THPT tại trường THPT Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Biện pháp quản lý nhằm phát triển kĩ năng học hợp tác cho học sinh tại trường THPT Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. 4
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THPT 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Hình thức học hợp tác là một ý tưởng có từ lâu đời và được nghiên cứu áp dụng ở nhiều nhà trường trên nhiều quốc gia phương tây từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Đó là một vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm trong quá trình phát triển nền giáo dục đáp ứng yêu cầu hội nhập thế giới. Đã có nhiều nhà triết học cũng như các nhà giáo dục nhận định được đưa ra về phương pháp học hợp tác. Ngay từ thế kỉ I, Marco Fabio Quinlition - nhà giáo dục học La Mã đã cho rằng “người học được lợi từ việc dạy cho người khác”. Nhà triết học La Mã Seneca lại khẳng định “khi bạn dạy, bạn học được hai lần” [16]. Còn George Bernard Shaw, nhà soạn kịch nổi tiếng người Anh, người đã từng đạt giải Nobel Văn học đã nói: “Bạn có một quả táo, tôi có một quả táo, chúng ta trao đổi với nhau thì bạn và tôi mỗi người có một quả táo. Nhưng nếu bạn có một ý tưởng, tôi có một ý tưởng mà chúng ta trao đổi ý tưởng cho nhau thì tôi và bạn mỗi người có hai ý tưởng” [2]. Năm 70 của thế kỉ 18, Joseph Lancaster và Andrew Bell đã sử dụng hình thức dạy học tương trợ, chia học sinh thành từng nhóm nhỏ do các học sinh lớp trên hướng dẫn. Thông qua hoạt động nhóm, học sinh được giáo viên tạo điều kiện thảo luận, tìm hiểu và khám phá bài học từ đó hiểu sâu sắc bài học. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục này bị các nhà phê bình đương thời chỉ trích là không đảm bảo chất lượng đào tạo, không phát triển tốt trí tuệ và năng lực riêng của học sinh. Ý tưởng học hợp tác nhanh chóng du nhập từ Anh sang Mỹ và được sự hưởng ứng, phát triển rộng rãi bởi các nhà giáo dục tiên phong của Mỹ. Năm 1806, trường Lancastrian được thành lập ở New York, phương pháp sử dụng nhóm học hợp tác cũng du nhập vào Mỹ. Tâm lý học xã hội nghiên cứu về hợp tác đã tồn tại từ những năm 1920 đến năm 1970, những ứng dụng đặc biệt của học 5
- hợp tác trong lớp học mới được nghiên cứu và David Johnson, Ellist Aronson, Larry Sherman được nhắc đến như là những nhà tiên phong trong lĩnh vực này vào thời điểm đó. Năm 1979, hội nghị quốc tế đầu tiên về học hợp tác được tổ chức tại Irael, tại buổi họp này IASCE tổ chức quốc tế nghiên cứu về hợp tác trong giáo dục đã được thành lập. Trong ba thập kỷ qua, nhiều phương pháp học hợp tác ra đời và được áp dụng rộng rãi gắn liền với những tên tuổi như Robert Slavin, Shlomo & Yael Sharal, Spenser Kagan [18]. Vào đầu những năm 1900, John Dewey, nhà giáo dục người Mỹ theo xu hướng thực dụng đã được coi là người đầu tiên khởi xướng ra xu thế dạy học hợp tác. Quan điểm của John Dewey cho rằng: giáo dục là chính bản thân cuộc sống của mỗi con người. Ông nhấn mạnh vai trò của giáo dục và coi giáo dục như là một phương tiện dạy cho con người cách sống hợp tác trong một xã hội dân chủ. Quan điểm này của ông trái ngược hoàn toàn so với những quan điểm trước kia cho rằng: giáo dục là quá trình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm hoặc là một quá trình khai sáng giúp con người sử dụng có hiệu quả vốn kiến thức của mình. Vào những năm 1930, nhà tâm lý học xã hội Kurt Lewin (Đức) đã tạo nên một một bước phát triển vượt bậc trong lịch sử phát triển của tương tưởng giáo dục hợp tác. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “cách thức cư xử trong nhóm”. Mornton Deutsch, học trò của Kurt Lewin đã tiếp tục phát triển ý tưởng của thầy khi đưa ra “lý luận về hợp tác và cạnh tranh”. Đầu thế kỷ XX, R. Couseinet một nhà giáo dục Pháp đã chú ý đến hình thành kĩ năng học hợp tác cho người học bằng các phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp. Đó là cho học sinh chủ động tự chọn bạn học nhóm và giải tán nhóm. Đây là một sự phát triển lớn của hình thức học hợp tác, giúp học sinh có cơ hội thể hiện quan điểm, nhận thức về xã hội một cách đa dạng và phong phú hơn. David W. Johnson và Roger T. Johnson trong cuốn “Học cùng nhau và học độc lập, học hợp tác, học cạnh tranh và học cá nhân” đã chỉ ra các yếu tố cơ bản của học hợp tác đó là sự phục thuộc tích cực, sự tương tác mặt đối mặt, trách nhiệm cá nhân, sự lĩnh hội và sử dụng các kỹ năng nhóm nhỏ và liên cá nhân, sự 6
- nhận xét nhóm [17]. Cho đến năm 1978, Elliot Aronson đã chứng minh vai trò của học hợp tác so với các hình thức tác động khác, đây là phương pháp ưu việt hơn các hình thức giáo dục truyền thống đang có. Tổng hợp các nghiên cứu ở các khu vực khác nhau trên thế giới cho thấy, mặc dù tồn tại dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau song về bản chất học hợp tác chính là việc lấy quan hệ hợp tác nhóm giữa học sinh với học sinh làm trung tâm qua đó phát triển mối quan hệ giữa con người vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện, vừa tạo ra môi trường học tập hiệu quả. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, từ xa xưa ông cha ta đã có câu “Học thày không tày học bạn” điều này thể hiện rất rõ tư tưởng của học tập hợp tác. Có thể khẳng định, hình thức học hợp tác, cũng đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên, qua các giai đoạn phát triển khác nhau của nền giáo dục nước nhà, phương pháp học tập hợp tác được tồn tại dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau như: nhóm tự quản, đôi bạn cùng tiến, các hình thức sinh hoạt nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ,v.v... Trong bức thư cuối cùng gửi ngành giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trong nhà trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thống nhất thì hỏi, bàn cho thông suốt…” (dẫn theo [1]). Vào những năm 1960, việc nghiên cứu khoa học giáo dục được quan tâm nhằm tìm ra những giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động học tập cho học sinh với khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Nhưng phải đến những năm 1980 vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh mới thực sự trở thành phương hướng cải cách giáo dục và được triển khai tại các trường THPT. Từ những năm cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, cùng hội nhập với sự phát triển chung của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở các bậc học, giáo dục Việt Nam đã thực sự có những chuyển biến rõ nét. Đảng và nhà nước ta cũng đã và đang hết sức quan tâm tới vấn đề đổi mới trong giáo dục. Trong văn kiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và 7
- đào tạo đã nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” [11]. Với xu thế đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, cùng với trào lưu hội nhập quốc tế, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy cần phải tổ chức cho học sinh học hợp tác theo nhóm. Đã có nhiều tác giả đã có giáo trình, tài liệu có đề cập đến PPDH hợp tác trong nhà trường. Tác giả Thái Duy Tuyên trong giáo trình “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” (2007) có giới thiệu về Phương pháp dạy học hợp tác nhóm. Tác giả đã cho rằng việc tổ chức học tập tập thể, học nhóm là hết sức quan trọng và sẽ tạo ra những thành công trong học tập. Phương pháp này sẽ giúp người học tăng tăng cường khả năng tư duy phê phán; tăng cường thái độ tích cực với các môn học; nâng cao năng lực hợp tác lẫn nhau; tạo ra tâm lí lành mạnh; phát triển và hòa nhập xã hội; yêu thương và có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau. Bằng kinh nghiệm của mình, tác giả Thái Duy Tuyên đã khẳng định “Dạy học hợp tác nhóm tại lớp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nó quyết định sự thành bại của mỗi cá nhân trong xã hội”; và “Việc rèn luyện các kĩ năng hợp tác ngay từ khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng. Dạy các kĩ năng hợp tác cần được coi trọng như việc dạy kiến thức và kĩ năng cơ bản khác” (dẫn theo [6]). Tác giả Nguyễn Hữu Châu trong cuốn “Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên” cũng đã đề cập đến phương pháp DHHT. Ông đã chỉ ra DHHT là sử dụng nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm phát huy tối đa kết quả học tập của bản thân và ông cho rằng HTHT phức tạp hơn học cá nhân, các thành viên phải biết đưa ra quyết định, xây dựng lòng tin, giải quyết mâu thuẫn và khẳng định rèn kỹ năng học cá nhân, học tranh đua, học tập hợp tác trở thành một mục tiêu kép trong dạy học (dẫn theo [7]). 8
- Trên cơ sở khái quát các công trình nghiên cứu của Slavin R.; Davison N.; Johnson D.W.; Johnson R. T. tác giả Đặng Thành Hưng (2002) trong cuốn “Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kỹ thuật” đã chỉ ra tầm quan trọng của kĩ năng học hợp tác và các nguyên tắc đảm bảo cho dạy học hợp tác thành công [6]. Ngoài ra, trong một số bài báo như: “Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại” [5], “Nhận diện và đánh giá kĩ năng”,… tác giả cũng đã nêu ra hệ thống kỹ năng học tập trong đó nêu:”học tập chính là thiết lập các mối quan hệ tích cực, cùng nhau chia sẻ và giải quyết các vấn đề”. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam trong cuốn tài liệu Tổ chức học tập hợp tác trong dạy học Ngữ văn cho rằng:“Học hợp tác là một hình thức tổ chức dạy học trong đó các nhóm học sinh cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập do GV nêu ra, từ đó rút ra bài học dưới sự hướng dẫn của GV. Hình thức học tập này đòi hỏi sự tham gia đóng góp trực tiếp và tích cực của mỗi HS vào quá trình học tập và sẽ tạo nên môi trường giao tiếp, hợp tác giữa trò-trò, thầy-trò, trong đó vai trò của mỗi HS gần như ngang nhau” [12]. Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung (2014) trong nhiều nghiên cứu của mình cũng đề cao tích tích cực của phương pháp “dạy học theo nhóm nhỏ”. Theo tác giả phương pháp học tập này giúp các thành viên trong nhóm tương tác, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau, cùng phối hợp làm việc để đạt hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ chung. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy việc rèn kỹ năng học hợp tác cho học sinh là một yếu tố vô cùng quan trong quyết định chất lượng dạy và học. Một số nghiên cứu đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học hợp tác và rèn kỹ năng học hợp tác trong một số môn học và với một số đối tượng người học nhất định song chưa có nghiên cứu nào giải quyết có hiệu quả vấn đề quản lý phát triển kỹ năng học hợp tác cho học sinh cấp THPT. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về hình thức học hợp tác được đặc biệt quan tâm như: - Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Triệu Sơn (2007), Phát triển khả năng học hợp tác cho sinh viên sư phạm toán một số trường đại học miền núi nhằm nâng cao chất lượng của người được đào tạo. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn