Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Hóa học trung học phổ thông
lượt xem 13
download
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc phát triển NLST cho HS. Điều tra thực trạng về việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng phát triển NLST cho HS thông qua dạy học môn Hóa học lớp 10 ở THPT. Đề xuất một số biện pháp thiết kế và sử dụng phiếu học tập để phát triển NLST cho HS thông qua dạy học môn Hóa học lớp 10 THPT. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Hóa học trung học phổ thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Minh Hiếu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Minh Hiếu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN TIẾN CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục với đề tài “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung và kết quả trong luận văn là do tôi thực hiện, không sao chép và chưa từng được ai công bố. Tác giả luận văn Huỳnh Thị Minh Hiếu
- LỜI CẢM ƠN Để luận văn được hoàn thành thì trong quá trình thực hiện, ngoài nỗ lực của chính bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ chân thành, quý báu khác. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến: Thầy PGS.TS Nguyễn Tiến Công, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, đưa ra những góp ý trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn. Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các thầy, cô của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn vững vàng trong quá trình học tập cao học, đó là hành trang, là cơ sở cho tôi thực hiện luận văn. Chân thành cảm ơn quý thầy, quý cô và các em học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám và trường THPT Trần Văn Giàu đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện thực nghiệm sư phạm. Tôi cũng không quên bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, đồng nghiệp, những người luôn bên cạnh những lúc khó khăn, cho tôi lời khuyên, động viên, giúp đỡ mọi lúc để tôi có động lực mà tiếp tục thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành nhất! Tp.HCM, ngày 18 tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn Huỳnh Thị Minh Hiếu
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CTCT : Công thức cấu tạo CTPT : Công thức phân tử DHDA : Dạy học dự án GQVĐ : Giải quyết vấn đề GV : Giáo viên HS : Học sinh KHDH : Kế hoạch dạy học NL : Năng lực NLST : Năng lực sáng tạo PHT : Phiếu học tập PP : Phương pháp PPDH : Phương pháp dạy học PTDH : Phương tiện dạy học SGK : Sách giáo khoa SL : Số lượng ST : Sáng tạo STĐ : Sau tác động STN : Sau thực nghiệm TB : Trung bình TN : Thực nghiệm TTĐ : Trước tác động TTN : Trước thực nghiệm THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các chữ viết tắt Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................... 5 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 5 1.1.1. Các nghiên cứu về sáng tạo và năng lực sáng tạo ....................................... 5 1.1.2. Các nghiên cứu về phiếu học tập và phát triển năng lực sáng tạo .............. 6 1.2. Năng lực .............................................................................................................. 8 1.2.1. Khái niệm năng lực ..................................................................................... 8 1.2.2. Cấu trúc của năng lực .................................................................................. 9 1.2.3. Yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh ................................................. 10 1.3. Năng lực sáng tạo ............................................................................................. 10 1.3.1. Khái niệm về sáng tạo và năng lực sáng tạo ............................................. 10 1.3.2. Các đặc trưng của năng lực sáng tạo ......................................................... 11 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo ............................................ 12 1.3.4. Các biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh THPT ......................... 13 1.4. Cơ sở lý luận về phiếu học tập .......................................................................... 16 1.4.1. Khái niệm phiếu học tập ............................................................................ 16 1.4.2. Cấu trúc, yêu cầu, hình thức của phiếu học tập ......................................... 17 1.4.3. Phân loại phiếu học tập ............................................................................. 17 1.4.4. Tác dụng của phiếu học tập ....................................................................... 18 1.4.5. Khó khăn khi sử dụng phiếu học tập ......................................................... 18 1.5. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng phát triển năng lực sáng tạo trong bộ môn hóa học ở một số trường THPT............................ 19
- 1.5.1. Mục đích điều tra ....................................................................................... 19 1.5.2. Đối tượng điều tra ...................................................................................... 19 1.5.3. Phương pháp điều tra................................................................................. 19 1.5.4. Nội dung và kết quả điều tra ..................................................................... 19 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 32 Chương 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG... 33 2.1. Mục tiêu và nội dung chương trình Hóa học lớp 10 (cơ bản) .......................... 33 2.1.1. Mục tiêu chương trình Hóa học 10 (cơ bản) ............................................. 33 2.1.2. Cấu trúc và nội dung chương trình Hóa học 10 (cơ bản) .......................... 34 2.1.3. Hoạt động thực hành thí nghiệm hóa học ở lớp 10 .................................... 37 2.2. Nguyên tắc thiết kế phiếu học tập để phát triển năng lực sáng tạo .................. 38 2.3. Thiết kế phiếu học tập phát triển năng lực sáng tạo của học sinh .................... 40 2.4. Định hướng sử dụng phiếu học tập để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh .................................................................................................................. 46 2.5. Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh thông qua phiếu học tập .................. 47 2.5.1. Công cụ đánh giá ....................................................................................... 47 2.5.2. Bảng điểm năng lực sáng tạo và cách xếp loại .......................................... 48 2.6. Một số giáo án thực nghiệm ............................................................................. 48 2.6.1. Giáo án Luyện tập oxi – lưu huỳnh ........................................................... 48 2.6.2. Giáo án bài Axit sunfuric .......................................................................... 50 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 55 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................. 56 3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 56 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ..................................................................................... 56 3.3. Đối tượng thực nghiệm ..................................................................................... 56 3.4. Xác định các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng .............................................. 56 3.5. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 56 3.6. Tiến hành thực nghiệm ..................................................................................... 57
- 3.6.1. Quy trình thực nghiệm được tiến hành như sau ........................................ 57 3.6.2. Xử lí kết quả thực nghiệm ......................................................................... 57 3.7. Kết quả thực nghiệm, xử lí kết quả thực nghiệm và nhận xét .......................... 58 3.7.1. Đối với trường THPT Hoàng Hoa Thám .................................................. 58 3.7.2. Đối với trường THPT Trần Văn Giàu ....................................................... 66 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 77 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các biểu hiện và mức độ của năng lực sáng tạo ................................... 14 Bảng 1.2. Mức độ quan tâm phát triển năng lực sáng tạo ..................................... 19 Bảng 1.3. Mức độ biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh khi học môn Hóa học ......................................................................................................... 20 Bảng 1.4. Mức độ sử dụng công cụ đánh giá năng lực sáng tạo ........................... 21 Bảng 1.5. Mức độ sử dụng phiếu học tập trong quá trình giảng dạy môn Hóa học ......................................................................................................... 22 Bảng 1.6. Tác dụng sử dụng phiếu học tập ........................................................... 23 Bảng 1.7. Khó khăn khi thiết kế và sử dụng phiếu học tập ................................... 24 Bảng 1.8. Biện pháp được đề xuất để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ........................................................................................................ 24 Bảng 1.9. Ý kiến đóng góp của Thầy/ Cô về việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh........................................................................................... 25 Bảng 1.10. Mức độ yêu thích môn Hóa học của học sinh ........................................ 26 Bảng 1.11. Môn Hóa học có thể giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo ........... 26 Bảng 1.12. Những hoạt động của học sinh trong giờ học môn Hóa học .................. 27 Bảng 1.13. Những khó khăn khi sử dụng phiếu học tập trong quá trình học Hóa học ......................................................................................................... 29 Bảng 1.14. Năng lực cần cho bản thân trong tương lai ............................................ 30 Bảng 2.1. Các bài học trong Chương 1. Nguyên tử – Hoá học 10 (cơ bản) ............. 34 Bảng 2.2. Các bài học trong Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn – Hoá học 10 (cơ bản) ...................................... 34 Bảng 2.3. Các bài học trong Chương 3. Liên kết hóa học – Hoá học 10 (cơ bản) ... 35 Bảng 2.4. Các bài học trong Chương 4. Phản ứng oxi hóa – khử – Hoá học 10 (cơ bản). ................................................................................................ 35 Bảng 2.5. Các bài học trong Chương 5. nhóm halogen và Chương 6. Oxi – lưu huỳnh Hoá học 10 (cơ bản) ................................................................... 36
- Bảng 2.6. Các bài học trong Chương 7. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học Hoá học 10 (cơ bản). ............................................................................. 37 Bảng 2.7. Các bài thực hành thí nghiệm trong chương trình Hóa học ở lớp 10 (cơ bản). ................................................................................................ 37 Bảng 3.1. Nội dung dạy học ở các lớp thực nghiệm và đối chứng ........................... 56 Bảng 3.2. Xử lí kết quả thực nghiệm ........................................................................ 58 Bảng 3.3. Kết quả thu được từ bảng kiểm quan sát năng lực sáng tạo của lớp thực nghiệm tiết 1 trường THPT Hoàng Hoa Thám ............................. 59 Bảng 3.4. Kết quả thu được từ bảng kiểm quan sát năng lực sáng tạo của lớp thực nghiệm tiết 2 trường THPT Hoàng Hoa Thám ............................. 59 Bảng 3.5. Kết quả bài kiểm tra năng lực sáng tạo của học sinh lớp thực nghiệm trước tác động trường THPT Hoàng Hoa Thám ................................... 60 Bảng 3.6. Kết quả bài kiểm tra năng lực sáng tạo của học sinh lớp thực nghiệm sau tác động trường THPT Hoàng Hoa Thám ...................................... 60 Bảng 3.7. Điểm trung bình từng biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh lớp thực nghiệm trường THPT Hoàng Hoa Thám ................................ 60 Bảng 3.8. Các tham số thống kê của bài kiểm tra trước tác động và sau tác động của học sinh lớp thực nghiệm trường THPT Hoàng Hoa Thám ........... 61 Bảng 3.9. Kết quả bài kiểm tra năng lực sáng tạo của học sinh lớp đối chứng trước thực nghiệm trường THPT Hoàng Hoa Thám ............................. 62 Bảng 3.10. Kết quả bài kiểm tra năng lực sáng tạo của học sinh lớp đối chứng sau thực nghiệm THPT Hoàng Hoa Thám............................................ 63 Bảng 3.11. Điểm trung bình từng biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh lớp đối chứng trường THPT Hoàng Hoa Thám .................................... 63 Bảng 3.12. Các tham số thống kê của bài kiểm tra trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của học sinh lớp đối chứng trường THPT Hoàng Hoa Thám ..................................................................................................... 64 Bảng 3.13. Điểm trung bình từng biểu hiện của năng lực học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trường THPT Hoàng Hoa Thám sau tác động ....................................................................................................... 65
- Bảng 3.14. Các tham số thống kê của bài kiểm tra sau tác động của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trường THPT Hoàng Hoa Thám .......... 65 Bảng 3.15. Kết quả thu được từ bảng kiểm quan sát năng lực sáng tạo của lớp thực nghiệm tiết 1 trường THPT Trần Văn Giàu .................................. 66 Bảng 3.16. Kết quả thu được từ bảng kiểm quan sát năng lực sáng tạo của lớp thực nghiệm tiết 2 trường THPT Trần Văn Giàu .................................. 67 Bảng 3.17. Kết quả bài kiểm tra năng lực sáng tạo của học sinh lớp thực nghiệm trước tác động trường THPT Trần Văn Giàu ........................................ 67 Bảng 3.18. Kết quả bài kiểm tra năng lực sáng tạo của học sinh lớp thực nghiệm sau tác động trường THPT Trần Văn Giàu ........................................... 67 Bảng 3.19. Điểm trung bình từng biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh lớp thực nghiệm trường THPT Trần Văn Giàu..................................... 68 Bảng 3.20. Các tham số thống kê của bài kiểm tra trước tác động và sau tác động của học sinh lớp thực nghiệm trường THPT Trần Văn Giàu....... 69 Bảng 3.21. Kết quả bài kiểm tra năng lực sáng tạo của học sinh lớp đối chứng trước tác động trường THPT Trần Văn Giàu ........................................ 69 Bảng 3.22. Kết quả bài kiểm tra năng lực sáng tạo của học sinh lớp đối chứng sau tác động trường THPT Trần Văn Giàu ........................................... 70 Bảng 3.23. Điểm trung bình từng biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh lớp đối chứng trường THPT Trần Văn Giàu ......................................... 70 Bảng 3.24. Các tham số thống kê của bài kiểm tra trước tác động và sau tác động của học sinh lớp đối chứng trường THPT Trần Văn Giàu........... 71 Bảng 3.25. Điểm trung bình từng biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trường THPT Trần Văn Giàu sau tác động ................................................................................................. 72 Bảng 3.26. Các tham số thống kê của bài kiểm tra STĐ của học sinh lớp TN và lớp ĐC trường THPT Trần Văn Giàu ................................................... 73
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Quy trình thiết kế phiếu học tập phát triển năng lực sáng tạo .............. 40 Hình 2.2. Sơ đồ điều chế Axit sunfuric trong công nghiệp .................................. 44 Hình 3.1. Đồ thị sự phát triển từng biểu hiện của năng lực sáng tạo học sinh lớp thực nghiệm trường THPT Hoàng Hoa Thám ................................ 61 Hình 3.3. Đồ thị sự phát triển từng tiêu chí của năng lực sáng tạo học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trường THPT Hoàng Hoa Thám .......... 65 Hình 3.4. Đồ thị sự phát triển từng biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh lớp thực nghiệm trường THPT Trần Văn Giàu..................................... 68 Hình 3.5. Đồ thị sự phát triển từng biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh lớp ĐC trường THPT Trần Văn Giàu ........................................... 71 Hình 3.6. Đồ thị sự phát triển từng biểu hiện của NLST của học sinh lớp TN và lớp ĐC trường Trần Văn Giàu ......................................................... 72
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học (PTDH) để chuẩn bị cho thế hệ trẻ có đủ khả năng làm chủ được nền khoa học kĩ thuật hiện đại là vấn đề cấp thiết. Nền giáo dục nước ta đang từng bước đổi mới về mọi mặt để có thể đào tạo được lực lượng lao động có năng lực đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những xu hướng đổi mới PPDH đang được quan tâm hiện nay là chuyển từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy học sinh (HS), từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo viên (GV) là người thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học để HS tích cực hoạt động, độc lập suy nghĩ, hợp tác cùng nhau tìm tòi kiến thức mới và vận dụng trong quá trình học tập hóa học, trong đời sống thực tiễn. Để làm được điều này, ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, GV còn phải biết sử dụng một cách hợp lý nhiều PP, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ, một buổi lên lớp hay trong một khóa học. Trong đó, việc lựa chọn, sử dụng các PTDH phù hợp là yếu tố quan trọng nhằm hỗ trợ GV nâng cao hiệu quả dạy học. Hiện nay có rất nhiều PTDH đã và đang là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh các PTDH quen thuộc như: sách giáo khoa, thí nghiệm, hình vẽ, mô hình, sơ đồ... GV còn có thể sử dụng một dạng phương tiện khác, đó là phiếu học tập (PHT). PHT giúp GV dễ dàng hơn trong các hoạt động trình bày, giảng giải, thuyết minh, hướng dẫn, chỉ đạo. Mọi HS sẽ tham gia hoạt động một cách tích cực hơn, không còn hiện tượng thụ động nghe giảng. Mặc dù vậy, hiện nay nhiều GV chưa hiểu rõ hoặc chưa biết cách thiết kế và sử dụng PHT một cách hiệu quả. Từ thực tế sử dụng phiếu học tập hiện nay, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
- 2 “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng phiếu học tập để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học trung học phổ thông. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc phát triển NLST cho HS. - Điều tra thực trạng về việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng phát triển NLST cho HS thông qua dạy học môn Hóa học lớp 10 ở THPT. - Đề xuất một số biện pháp thiết kế và sử dụng phiếu học tập để phát triển NLST cho HS thông qua dạy học môn Hóa học lớp 10 THPT. - Xây dựng thang đo và công cụ đánh giá NLST của HS. - Đề xuất hướng sử dụng các công cụ đánh giá NLST cho HS. - Thiết kế một số kế hoạch bài học có thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng phát triển NLST thông qua dạy học môn Hóa học lớp 10 THPT. - Thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất để phát triển NLST cho HS thông qua dạy học môn Hóa học lớp 10 THPT nhằm chứng minh tính hiệu quả và khả thi của đề tài. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hóa học lớp 10 ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập phát triển NLST thông qua dạy học môn Hóa học lớp 10 THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu - Một số bài trong phần Hóa học lớp 10 THPT học kì II. - Địa bàn thực nghiệm: + Trường THPT Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP. HCM. + Trường THPT Trần Văn Giàu, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP. HCM. - Nội dung: Chương trình Hoá học THPT.
- 3 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2018 – 9/2019. 6. Giả thuyết khoa học Nếu việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng phát triển NLST được thực hiện một cách khoa học thì sẽ góp phần phát triển NLST cho HS THPT. 7. Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu 7.1.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài. - Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa. 7.1.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, dự giờ, trò chuyện, trao đổi ý kiến với GV và HS. - Phỏng vấn một số GV trực tiếp, qua điện thoại hoặc email. - Điều tra bằng phiếu điều tra. - Thực nghiệm sư phạm 7.1.3. Các phương pháp toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để xử lí định lượng các số liệu, kết quả của việc điều tra và quá trình thực nghiệm (TN) sư phạm nhằm minh chứng cho những nhận xét, đánh giá và tính hiệu quả của đề tài. 7.2. Phương tiện nghiên cứu - Các loại tài liệu tham khảo: báo, tạp chí, sách (sách giáo khoa, sách GV, sách bài tập, các sách tham khảo, bài báo khoa học) và một số website hóa học. - Bộ câu hỏi điều tra. - Phần mềm xử lí số liệu. 8. Đóng góp mới của đề tài - Tổng quan cơ sở lí luận về NLST, từ đó định hướng cho việc phát triển NLST cho HS thông qua việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học môn Hóa học lớp 10 THPT.
- 4 - Đánh giá thực trạng về việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập nhằm phát triển NLST cho HS thông qua dạy học môn Hóa học lớp 10 ở trường THPT Hoàng Hoa Thám và trường THPT Trần Văn Giàu. - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển NLST cho HS thông qua dạy học môn Hóa học lớp 10 THPT. - Thiết kế và sử dụng thang đo và bộ công cụ đánh giá NLST của HS và hướng sử dụng. - Xây dựng một số kế hoạch dạy học có áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong chương trình Hóa học lớp 10 THPT. - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển NLST cho HS thông qua dạy học môn Hóa học lớp 10 THPT. - Thiết kế và sử dụng thang đo và bộ công cụ đánh giá NLST của HS và hướng sử dụng. - Xây dựng một số kế hoạch dạy học có áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong chương trình Hóa học lớp 10 THPT.
- 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về sáng tạo và năng lực sáng tạo Trong cuốn sách Thinking Creatively - Tư duy sáng tạo, tác giả George P. Boulden đã giúp đọc giả tự đánh giá NLST của bản thân thông qua các bài tập tình huống, để phát huy khả năng sáng tạo một cách có hiệu quả cần phải vượt qua những rào cản tự nhiên trong lối tư duy thông thường (George P. Boulden, 2006). Trong cuốn sách The Power of Creative Intelligence – Sức mạnh của trí tuệ sáng tạo, tác giả Tony Buzan đã đưa độc giả bước vào cuộc hành trình khám phá vương quốc sáng tạo, thấy được khả năng kỳ diệu của trí não và cách thực hiện bản đồ tư duy sáng tạo cũng như giải phóng sức sáng tạo vô tận của con người (Tony Buzan, 2013). Trong cuốn sách Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo, tác giả Trần Thị Bích Liễu đã góp phần hỗ trợ GV thực hiện các mục tiêu phát triển năng lực, đặc biệt là NLST cho HS mà chương trình giáo dục mới của Việt Nam đề ra (Trần Thị Bích Liễu, 2013). Trong cuốn sách Tâm lí học sáng tạo, tác giả Huỳnh Văn Sơn (2009) cho rằng năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những cái mới hoặc giải quyết vấn đề một cách mới mẻ của con người. Theo tác giả, tâm lí học sáng tạo không chỉ khẳng định vị trí của mình trong khoa học tâm lí mà còn là một ngành khoa học đang được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu. Trong cuốn sách Tôi, tương lai và thế giới, tác giả Nguyễn Phi Vân (2019) tuyên bố rằng, kỹ năng sáng tạo là một nền tảng quan trọng, xây dựng cho chúng ta vị thế làm chủ tương lai, ai cũng có khả năng sáng tạo nếu bạn cho mình cơ hội được suy nghĩ tự do Trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra 6 tuyệt chiêu nâng cao năng lực sáng tạo: - Constrain yourself - cho mình ít nguồn lực hơn: Điều này sẽ giúp bản thân tự động sáng tạo hơn.
- 6 - Write more - Viết lách nhiều hơn. - Broaden your knowledge - Mở rộng tri thức. - Enjoy sunshine and nature - Hòa mình vào thiên nhiên và ánh mặt trời. Nghiên cứu cho thấy khi hòa mình cùng thiên nhiên, khả năng sáng tạo của con người tăng lên 50%. - Embrace positive thinking - Suy nghĩ tích cực. Người tích cực thì mới sáng tạo. - Creative is hard work - Sáng tạo là làm việc cật lực. Kết luận: Trong hoạt động sáng tạo thì chủ thể sáng tạo giữ vai trò trung tâm. Trong chủ thể sáng tạo, yếu tố cốt lõi là năng lực sáng tạo của chủ thể. Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới, có giá trị của cá nhân dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó. Tóm lại, năng lực sáng tạo có ba yếu tố cơ bản là: tư duy sáng tạo, động cơ sáng tạo và ý chí. 1.1.2. Các nghiên cứu về phiếu học tập và phát triển năng lực sáng tạo Trong vài năm gần đây, vấn đề thiết kế phiếu học tập và phát triển NLST cho HS trong dạy học hóa học đã được nghiên cứu trong khá nhiều bài báo, luận án, luận văn thạc sĩ Giáo dục học. Sau đây là một số đề tài: Trong bài đăng trên Tạp chí Giáo dục Thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học hợp tác, tác giả Đặng Thành Hưng (2004) đã xác định được định nghĩa, chức năng của một số dạng PHT, nêu cách thiết kế và quy trình sử dụng PHT trong dạy học hợp tác. Trong Luận văn thạc sĩ Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông, tác giả Nguyễn Thị Phượng (2013) đã xác định được cách thiết kế và 6 biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phiếu học tập. Trong Luận án tiến sĩ Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học hóa học hữu cơ chương trình nâng cao, tác giả Phạm Thị Bích Đào (2015) đã xác định một số vấn đề về phát triển NLST cho HS THPT qua dạy học hóa hữu cơ và đề xuất 2 biện pháp phát triển NLST cho HS THPT qua dạy
- 7 học Hóa học hữu cơ, đó là: sử dụng phương pháp (PP) DHDA, sử dụng PP bàn tay nặn bột. Trong Luận văn thạc sĩ Rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học Hóa học chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 ban nâng cao, tác giả Trần thị Thanh Tâm (2008) đã xác định được 8 biện pháp rèn luyện NLST cho HS trong chương Oxi – Lưu huỳnh, đặc biệt là yêu cầu HS nêu cách giải nhanh nhất và sáng tạo nhất. Tác giả đã sưu tầm và xây dựng 46 câu hỏi và bài tập thuộc chương Oxi – Lưu huỳnh nhằm rèn luyện NLST cho HS. Trong Luận văn thạc sĩ Sử dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Hóa học lớp 11 trung học phổ thông, tác giả Nguyễn Thị Anh Thơ (2016) đã xác định được 8 biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh khi sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Tác giả đã đề xuất bộ công cụ đánh giá NLST và quy trình tổ chức đánh giá NLST. Tác giả đã xây dựng 4 giáo án và tiến hành TNSP ở 3 trường THPT. Trong Luận văn thạc sĩ Sử dụng bài tập để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Hóa học lớp 10 trung học phổ thông, tác giả Bùi Anh Duy (2017) đã xác định được 3 biện pháp sử dụng bài tập để phát triển năng lực sáng tạo cho HS. Thiết kế và xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực sáng tạo thông qua BTHH. Trong luận văn thạc sĩ Tổ chức dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 11 theo định hướng giáo dục steam nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, tác giả Lý Hải Đăng (2019) đã xác định được 4 biện pháp phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề STEM. Thiết kế và xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực sáng tạo thông qua dạy học chủ đề STEM. Nhận xét: Tóm lại, các luận án, luận văn ở trên đều được các tác giả đầu tư rất nhiều công sức và tâm huyết nên có những đóng góp to lớn trong việc phát triển NLST cho HS trong dạy học hóa học ở trường trung học hiện nay. Tuy nhiên, đa phần chú trọng đến xây dựng bài tập phát triển NLST và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật
- 8 dạy học góp phần phát triển NLST mà chưa nghiên cứu nhiều về phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập. Kết quả nghiên cứu của các công trình, đề tài trên vừa là cơ sở khoa học vừa là nguồn tư liệu quí báu, giúp chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, góp phần phát triển NLST cho HS trong dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay. 1.2. Năng lực 1.2.1. Khái niệm năng lực Trong cuốn sách Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê (2003) đưa ra quan điểm năng lực (NL) là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”. (Hoàng Phê, 2003) Trong cuốn sách Từ điển tâm lí học, tác giả Vũ Dũng (2008) đưa ra quan điểm NL là sự tổng hợp các thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt độngvà đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao. (Vũ Dũng, 2008) Trong tài liệu Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông.Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông, tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường (2017) cho rằng NL là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. (Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, 2010). Tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) có viết NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Theo chúng tôi, năng lực của HS thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 203 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn