Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng dạy học kết hợp (Blended learning) trong môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông ở tỉnh Điện Biên
lượt xem 7
download
Vận dụng dạy học môn Địa lí lớp 12 THPT theo hình thức dạy học kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học trên lớp truyền thống nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn học, đáp ứng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng dạy học hiện đại cho học sinh THPT ở tỉnh Điện Biên; kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để tiếp tục triển khai cho các môn học khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng dạy học kết hợp (Blended learning) trong môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông ở tỉnh Điện Biên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ KIM LIÊN VẬN DỤNG DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ KIM LIÊN VẬN DỤNG DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học môn Địa lý Mã ngành: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ VŨ SƠN THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Kim Liên học viên lớp Cao học LL&PPDH Địa lí K26 B Điện Biên - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, xuất phát từ yêu cầu thực tế giảng dạy để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu, tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, đúng theo quy định. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô Khoa Địa lí, Phòng Đào tạo Trường Đại Sư phạm Thái Nguyên cùng các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, góp ý, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên đã nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, em xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Đỗ Vũ Sơn - Người đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Kim Liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ của đề tài ......................................................................................... 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 3 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 9 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 13 NỘI DUNG ........................................................................................................ 14 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BẰNG HÌNH THỨC KẾT HỢP ......................................................................................................... 14 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 14 1.1.1. Hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện dạy học .......................... 14 1.1.2. Dạy học kết hợp ....................................................................................... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 24 1.2.1. Chương trình môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông (hiện hành) ........ 24 1.2.2. Chương trình môn Địa lí 12 - THPT áp dụng ở tỉnh Điện Biên ............. 26 1.2.3. Tâm sinh lí của học sinh THPT và tác động của tâm sinh lí đến việc dạy học kết hợp ở tỉnh Điện Biên ...................................................................... 34 1.2.4. Đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất đáp ứng việc dạy học kết hợp ở tỉnh Điện Biên .................................................................................................... 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1.2.5. Về đổi mới phương pháp, ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông trong dạy học ........................................................................................... 43 1.2.6. Định hướng đổi mới trong dạy học Địa lí ở tỉnh Điện Biên ................... 45 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 47 Chương 2. XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI DẠY HỌC KẾT HỢP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN ............... 48 2.1. Tổng quan về phần mềm Google Classroom ................................................ 48 2.1.1. Giới thiệu về phần mềm Google Classroom .............................................. 48 2.1.2. Chức năng của Google Classroom ............................................................ 49 2.1.3. Những ưu việt của google classroom......................................................... 50 2.2. Nguyên tắc của dạy học kết hợp môn Địa lí lớp 12 THPT ........................... 50 2.2.1. Nguyên tắc chung .................................................................................... 50 2.2.2. Nguyên tắc về dạy học............................................................................. 52 2.3. Quy trình dạy học kết hợp môn Địa lí lớp 12 THPT.................................. 52 2.3.1. Xác định nội dung dạy học trực tuyến và nội dung dạy học trực tiếp .... 52 2.3.2. Quy trình sử dụng phần mềm Google Classroom ................................... 53 2.3.3. Tổ chức dạy học kết hợp ......................................................................... 58 2.3.4. Đánh giá kết quả dạy học ........................................................................ 58 2.4. Xây dựng kế hoạch dạy học kết hợp môn địa lí 12 THPT ......................... 58 2.4.1. Phân tích chương trình môn địa lí lớp 12 đáp ứng dạy học kết hợp ....... 58 2.4.2. Xây dựng kế hoạch dạy học .................................................................... 65 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 89 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................... 90 3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 90 3.2. Nguyên tắc thực nghiệm ............................................................................. 90 3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................... 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3.4. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................. 91 3.4.1. Điều kiện dạy học .................................................................................... 91 3.4.2. Kế hoạch dạy học .................................................................................... 91 3.4.3. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh ........................................................ 91 3.4.4. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................ 93 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................... 100 3.6. Khảo sát ý kiến của người dạy và người học ........................................... 104 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 105 KẾT LUẬN..................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 108 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ ASTD Hội Đào tạo và Phát triển Mỹ BL Dạy học kết hợp (Blended-Learning) CAS Hệ thống xây dựng nội dung bài giảng CBT Đào tạo dựa trên máy tính CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông ĐHSP Đại học sư phạm ĐTTT Đào tạo trực tuyến GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh KN Kĩ năng LCMS Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến LMS Hệ thống quản lý học tập trực tuyến NCKH Nghiên cứu khoa học NH Người học PPDH Phương pháp dạy học PTDH Phương tiện dạy học SGK Sách giáo khoa SPCN Sản phẩm công nghệ THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm UNESCO Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống với dạy học trực tuyến .............. 18 Bảng 1.2. Phân phối chương trình dạy học môn Địa lí ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT huyện Điện Biên Đông, năm học 2019-2020 ............................................................................... 29 Bảng 1.3. Phân phối chương trình dạy ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lí ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT huyện Điện Biên Đông, năm học 2019-2020 ..................................... 33 Bảng 1.4. Kết quả điều tra việc khai thác và sử dụng máy tính của giáo viên ................................................................................. 40 Bảng 1.5. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông ................................................. 42 Bảng 1.6. Đổi mới toàn diện quá trình dạy học Địa lí ............................. 45 Bảng 2.1. Phân chia nội dung dạy học trực tuyến và nội dung dạy học trực tiếp trong chương trình Địa lí lớp 12 - THPT ................... 59 Bảng 3.1. Số lượng học sinh theo lớp ..................................................... 93 Bảng 3.2. Kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào tại 04 lớp 12 - trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên Đông ...................... 94 Bảng 3.3. Kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào tại 02 lớp 12 - Trường THPT Trần Can .......................................................... 95 Bảng 3.4. Kế hoạch chuẩn bị dạy học thực nghiệm sư phạm ................... 98 Bảng 3.5. Kế hoạch dạy học thực nghiệm ............................................... 99 Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra cuối khóa học tại trường Phổ thông 100DTNT THPT huyện Điện Biên Đông .............................. 100 Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra cuối khóa học 101tại trường THPT Trần Can huyện Điện Biên Đông .................................................. 101 Bảng 3.8. Kết quả phân loại điểm của hai lớp ....................................... 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Phân loại các phương tiện dạy học ................................................. 17 Hình 1.2. Các phương án dạy học kết hợp...................................................... 23 Hình 2.1. Giao diện tạo lớp học trên Google classroom................................ 54 Hình 2.2. Giao diện thêm học sinh cho lớp học ............................................. 54 Hình 2.3. Giao diện tạo bài tập và bài kiểm tra cho học sinh ......................... 55 Hình 2.4. Giao diện tổng hợp điểm các bài kiểm tra của học sinh ................. 56 Hình 2.5. Sơ đồ các bước sử dụng Google classroom .................................... 57 Hình 3.1. Tần số xuất hiện điểm kiểm tra cuối kì ......................................... 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục nước ta đang trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng Khoa học Công nghệ, Công nghệ Thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới nói chung và nền giáo dục nước ta nói riêng. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới đã yêu cầu ngành giáo dục phải “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Công nghệ thông tin chính là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển giáo dục. Dạy học kết hợp là một trong những hình thức tổ chức dạy học mới giúp học sinh (HS) tiếp cận được công nghệ thông tin, thường xuyên được cập nhật kiến thức, có cơ hội tiếp xúc, trao đổi với thầy cô và bạn học, không bị ngăn cách bởi không gian địa lí, thông qua đó chủ động lĩnh hội kiến thức, hoàn thiện đầy đủ các kỹ năng. Các em có cơ hội làm quen với phương thức học tập hiện đại mà thế giới đang phổ cập. Phương pháp này còn làm giảm tải thời gian dạy học trên lớp, tạo hứng thú cho các em “học mà chơi - chơi mà học”. Từ đó, học sinh yêu thích môn học, thích thú khi được khám phá thế giới, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Phương pháp này còn tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội chủ động trong học tập, rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm,... Xác định được yêu cầu và nhiệm vụ, trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- trường. Đến nay, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cần thiết cho việc ứng dụng công nghệ thông tin được đầu tư, việc kết nối Internet được thực hiện, trang bị phòng máy tính, đáp ứng tương đối đầy đủ máy chiếu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa thực sự phong phú và hiệu quả. Việc nghiên cứu dạy học kết hợp môn Địa lí lớp 12 cho học sinh THPT của tỉnh là cần thiết, phù hợp và khả thi. Đặc biệt, trong giai đoạn diễn biến phước tạp của bệnh dịch thế giới COVID-19 hiện nay thì việc dạy học trực tuyến, dạy học kết hợp là vô cùng cần thiết và hữu ích; vừa thực hiện được mục tiêu, nội dung, tiến độ của chương trình, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: Vận dụng dạy học kết hợp (Blended learning) trong môn Địa lí lớp 12 THPT ở tỉnh Điện Biên làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu của đề tài Vận dụng dạy học môn Địa lí lớp 12 THPT theo hình thức dạy học kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học trên lớp truyền thống nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn học, đáp ứng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng dạy học hiện đại cho học sinh THPT ở tỉnh Điện Biên; kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để tiếp tục triển khai cho các môn học khác. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học kết hợp môn Địa lí 12-THPT. - Nghiên cứu thực trạng việc dạy học môn Địa lí 12 ở các trường THPT tỉnh Điện Biên và khả năng ứng dụng dạy học kết hợp trong môn Địa lí ở tỉnh Điện Biên. - Xây dựng quy trình dạy học kết hợp môn Địa lí 12-THPT. - Thiết kế kế hoạch dạy học vận dụng dạy học kết hợp trong môn Địa lí 12 cho học sinh THPT ở tỉnh Điện Biên. - Triển khai dạy học thực nghiệm tại một số trường THPT ở tỉnh Điện Biên, đánh giá kết quả thực nghiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng dạy học kết hợp trong môn Địa lí lớp 12 THPT (chương trình SGK hiện hành); - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Một số trường THPT ở tỉnh Điện Biên; + Về thời gian: Năm 2019, 2020; 5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài * Trên thế giới: Cùng với sự phát triển của Tin học và mạng Truyền thông, các phương thức giáo dục, đào tạo ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và kinh phí cho người học. Ngay từ khi mới ra đời, E-Learning (Dạy học điện tử) đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện đào tạo của các nước trên thế giới. Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định rằng sẽ có một sự phát triển bùng nổ trong lĩnh vực E-Learning. Và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của các hệ thống thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật,… Gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin và phương pháp giáo dục đào tạo, quá trình phát triển của E-Learning có thể chia ra thành 4 thời kỳ: - Trước năm 1983: Thời kỳ này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục “Lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh giảng viên và các bạn học. - Giai đoạn: 1984 - 1993: Sự ra đời của hệ điều hành Windows 3.1, Máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn powerpoint, cùng các công cụ đa phương tiện khác đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên đa phương tiện. Những công cụ này cho phép tạo ra các bài giảng có tích hợp hình ảnh và âm thanh dựa trên công nghệ CBT (Computer Based Training). Bài học được phân phối đến người học qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm. Vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và tự học. Tuy nhiên sự hướng dẫn của giảng viên là rất hạn chế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- - Giai đoạn 1994-1999: Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Các chương trình: E-mail, Web, Trình duyệt, Media player, kỹ thuật truyền Audio/video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ hỗ trợ Web như HTML và JAVA bắt đầu trở lên phổ dụng đã làm thay đổi bộ mặt của đào tạo bằng đa phương tiện. “Người thầy thông thái” đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E-mail, CBT, qua Intranet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ WEB với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng. - Giai đoạn 2000 đến nay: Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế Web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo. Ngày nay thông qua Web, GV có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Càng ngày công nghệ Web càng chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hoá các môi trường học tập. Tất cả những điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu quả [19]. Tại Mỹ, có khoảng 80% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình đào tạo từ xa. Đại học Harvard và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã công bố hợp tác xây dựng chương trình đào tạo từ xa với trị giá đầu tư 60 triệu USD có tên edX nhằm cung cấp các khóa học từ xa cho người học trên khắp thế giới. Các nước trong Cộng đồng châu Âu ngoài việc tích cực triển khai đào tạo từ xa, tại mỗi nước còn có nhiều hình thức hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực đào tạo từ xa. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu (EuroPACE). Đây là mạng đào tạo từ xa của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các Quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác. Tại châu Á, đào tạo từ xa đang trở thành trào lưu không thể đảo ngược. Hàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Quốc hiện là nước đi đầu với một số trường đại học cung cấp toàn bộ khóa học trên mạng. Trung Quốc với 68 trường đại học từ xa khắp nước. Đại học từ xa châu Á (Asia eUniversity) có trụ sở tại Kuala Lumpur (Malaysia) được thành lập năm 2008 bởi Tổ chức Đối thoại Hợp tác châu Á gồm 31 nước thành viên với mục đích đem lại cơ hội học đại học cho nhiều người hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo dục đại học ở những vùng xa xôi, hẻo lánh [19]. Học tập kết hợp (Blended-Learning) xuất phát từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản,… sau khi khai thác mô hình học E-learning không hoàn toàn thành công, không có được những lợi thế của dạy học trực tiếp (face-to-face). Blended-Learning là khoá học theo kiểu “lai” hay “hỗn hợp” bao gồm những lớp học mà một phần học theo kiểu truyền thống được thay thể bằng học online. Không có một công thức tuyệt đối nào cho việc thiết kế một khoá học theo kiểu Blended. Tên gọi “Blended” để chỉ việc kết hợp giữa học theo kiểu truyền thống và các hoạt động online [McGee and Reis (2012), Graham, Henrie, and Gibbons (2014)]. Các khoá học theo kiểu Blended là một lựa chọn được yêu thích của học viên ở các trường (Olson, 2003 cited in Drysdale, Graham, Spring, and Halverson, 2013 and Kaleta, Garnham, and Aycock, 2005). Đánh giá ban đầu cho thấy, sự phổ biến này xuất phát từ tính linh hoạt và tiện lợi của những hoạt động online mà vẫn duy trì được những điểm mạnh của phương pháp dạy học truyền thống trên lớp. Việc thiết kế và dạy các khoá học Blended có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của cơ sở giáo dục, người dạy cũng như người học. Các khoá học theo kiểu Blended thường rất tốt nếu cơ sở giáo dục không có đủ lớp học cũng như khuyến khích các giảng viên phối hợp với nhau trong các hoạt động online. Đối với các giảng viên, các khoá học Blended là một phương pháp tốt để giới thiệu các kỹ thuật mới trong việc tương tác với học viên cũng như để chuyển giao giữa phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống và online. Đối với học viên, các khoá học Blended đem lại sự tiện lợi của việc học trên mạng kết hợp với các tương tác xã hội và các tương tác trong khoá học. Học viên học mọi lúc, mọi nơi và học theo tốc độ riêng, phù hợp với cá nhân [17]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Nếu chiến lược của cơ sở giáo dục có thể được thiết lập để thoả mãn nhu cầu của cả ba đối tượng (trường, giảng viên, học viên) cùng một lúc thì Blended-Learning sẽ thúc đẩy sự phát triển và biến đổi. Theo bộ Giáo dục của Mỹ (2010), “nhìn chung, học viên trong môi trường online học tốt hơn so với phương pháp học truyền thống”. Hơn nữa, “giảng dạy kết hợp kiểu truyền thống và online có nhiều lợi thế hơn nếu chỉ dạy truyền thống hoặc online”. Không những học viên học tốt hơn trong các khoá blended mà học liệu tổ chức theo từng module cũng đem lại nhiều lợi thế. Ví dụ như các phân tích đánh giá về chất lượng học của học viên có thể dùng để hiểu hơn về hiệu quả của các phương pháp học của học viên. Các chức năng phân tích dữ liệu cũng giúp cho giảng viên có thể phát hiện ra các học viên cần được tư vấn riêng, nhờ đó cũng giảm tỉ lệ học viên rút khỏi khoá học. Các công cụ online trong những khoá Blended cũng giúp tăng tỉ lệ học viên tham gia các hoạt động và diễn đàn thảo luận của khoá học một cách đáng kể, nhờ đó đảm bảo các học viên có thể được hưởng các lợi ích từ một môi trường học tập cộng tác [26]. - Ở Việt Nam Từ khoảng những năm 2000 trở về trước, ở Việt Nam có không nhiều tài liệu nghiên cứu, phổ biến về đào tạo trực tuyến. Từ năm 2000 trở lại đây các hội nghị, hội thảo về Công nghệ thông tin (CNTT) và giáo dục đều có đề cập đến đào tạo trực tuyến và khả năng áp dụng đào tạo trực tuyến vào công cuộc cải cách giáo dục và phát triển đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000, Hội nghị Giáo dục Đại học năm 2001, Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT), ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT, ICT/rda 9/2004, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai đào tạo trực tuyến” do Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005,..., là những hội thảo khoa học về đào tạo trực tuyến đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam [19]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Các trường Đại học ở Việt Nam bước đầu nghiên cứu và triển khai đào tạo trực tuyến. Một số đơn vị đã xây dựng và ứng dụng các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính - Viễn thông, Đại học FPT, Học viện mở Hà Nội,... Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã mở một cổng đào tạo trực tuyến nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin đào tạo trực tuyến trên thế giới và ở Việt Nam. Một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã đưa ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo [19]. Việt Nam đã gia nhập mạng Đào tạo trực tuyến châu Á (Asia E-learning Network - AEN, địa chỉ website www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, Trường Đại học Bách Khoa,... Bộ GD-ĐT phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel công bố trang mạng giáo dục “Trường học kết nối” tại địa chỉ website http://truonghocketnoi.edu.vn là hệ thống hỗ trợ tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với mục đích sau: - Tổ chức và quản lí các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng GV qua mạng; hỗ trợ và theo dõi hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên về đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá; tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của HS qua mạng. - Tổ chức và quản lí hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của HS qua mạng theo hình thức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. - Tạo môi trường gắn kết giữa các trường sư phạm với các trường phổ thông/trung tâm giáo dục thường xuyên trong công tác đào tạo và bồi dưỡng GV. “Trường học kết nối” đã bước đầu cho kết quả tốt [19]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Dạy học kết hợp (Blended - Learning) là một trong những mô hình học tập được nhiều người quan tâm. Đây là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp học truyền thống và tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin, cụ thể là các chương trình dạy học qua hệ thống phần mềm hoặc trực tuyến (online). Công nghệ mang lại sự tiện nghi, nhanh gọn và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên lại làm người học mất đi động cơ học tập và mất đi cơ hội giao tiếp liên nhân như trong các lớp học truyền thống. Chính vì vậy, các buổi học trực tiếp (face-to-face) vẫn giữ được nhiều giá trị mà việc tự học với máy tính không thể nào bù đắp được. Ngược lại, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và việc xuất hiện các chương trình ứng dụng trên mạng thì việc truyền đạt thuần túy không thể cung cấp cho người học được nguồn kiến thức khổng lồ và những thông tin thức thời. Vai trò hỗ trợ của học trực tuyến lúc này được thể hiện rất rõ nét. Dạy học kết hợp đã có một số tác giả nghiên cứu: Tác giả Nguyễn Văn Hiền có đưa ra một khái niệm tương tự là "Học tập hỗn hợp" để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học truyền thống với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng; Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa E - learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là "Blended Learning", tác giả Nguyễn Danh Nam (2008) đã xây dựng một số mô hình dạy học kết hợp trong dạy học môn Hình học sơ cấp cho học viên nghành toán đại học Sư phạm; tác giả Đỗ Vũ Sơn (2011) nghiên cứu triển khai dạy học kết hợp môn Bản đồ học cho các trường Đại học Sư phạm miền núi phía Bắc; Tác giả Phạm Xuân Lam tiến hành nghiên cứu vấn đề "Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương Virus và bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle". Một số tác giả đã nghiên cứu dạy học kết hợp, dạy học trực tuyến trong dạy học môn Địa lí THPT, tiêu biểu như: - Tác giả Đỗ Vũ Sơn (2011), với Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng giáo trình điện tử Bản đồ học trong các trường Đại học sư phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Miền núi phía Bắc. Trong luận án, tác giả Đỗ Vũ Sơn đã nghiên cứu, xây dựng giáo trình điện tử môn Bản đồ học và tiến hành đào tạo với hình thức dạy học kết hợp cho các trường Đại học Sư phạm khu vực Miền núi phía Bắc; PGS.TS Đỗ Vũ Sơn với khóa học “Bản đồ học” đạt hiệu quả tốt. - Các tác giả: Hà Văn Thám (2016) với Dạy học kết hợp (Blended - Learning) môn Địa lí lớp 11 cho HS trường phổ thông Dân tộc nội trú; Đoàn Đức Hải (2017) với Thiết kế một số bài dạy học trực tuyến môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông; Hồ Duy Mạnh (2017) với Dạy học trên lớp kết hợp với dạy học trực tuyến môn Địa lí lớp 11 ở một số trường THPT ở tỉnh Lào Cai; Nguyễn Thị Hương Ly (2017) với Nghiên cứu, triển khai dạy học kết hợp môn Địa lí 10 ở tỉnh Thái Nguyên. Các công trình đã công bố trên đi sâu nghiên cứu lí luận về hình thức dạy học kết hợp, dạy học trực tuyến môn Địa lí THPT cho đối tượng là HS THPT ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại tỉnh Điện Biên chưa có công trình nghiên cứu nào một cách chuyên biệt về dạy học kết hợp (Blended learning) môn địa lí. Với việc kế thừa và phát huy các công trình đã công bố, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn về bồi dưỡng thường xuyên tự nhiên, kinh tế xã hội Việt Nam bằng hình thức ĐTTT nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện biên, đặc biệt đối học sinh khối 12 tại các trường THPT. Đây là hướng nghiên cứu mới chưa có tác giả nào tại tỉnh Điện Biên đi sâu nghiên cứu trước đây. 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm nghiên cứu 6.1.1. Quan điểm lịch sử Các đối tượng nghiên cứu đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi không ngừng theo thời gian. Mỗi một đối tượng nghiên cứu đều phải mất một thời gian dài để hình thành và biến đổi. Nghiên cứu phương pháp dạy học cần phải tìm hiểu, phát hiện sự hình thành, phát triển của quá trình dạy học để từ đó phát hiện ra quy luật tất yếu, quy luật khách quan của quá trình dạy học - giáo dục. Dạy học kết hợp cũng phải dựa trên lịch sử phát triển của một quá trình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6.1.2. Quan điểm hệ thống Hệ thống là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể toàn vẹn tương đối ổn định và vận động theo quy luật tổng hợp. Quan điểm hệ thống xuất phát từ sự tồn tại của các hiện tượng, là dựa trên các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau của các sự vật hiện tượng, của các bộ phận, thành tố cấu thành, theo một chuỗi các liên kết, một chu trình phát triển trên một lãnh thổ cụ thể. Khi một yếu tố thành phần thay đổi thì các yếu tố khác cũng thay đổi theo. Khi nghiên cứu vấn đề dạy học kết hợp, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng, các thành phần, bộ phận để xem xét một cách cụ thể. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm ra quy luật phát triển từng mặt và của toàn bộ hệ thống giáo dục. 6.1.3. Quan điểm tổng hợp Dựa trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá các sự vật hiện tượng trên một lãnh thổ cụ thể có tính toàn diện trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Trong nghiên cứu địa lí việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng do chính đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học này là các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội rất phong phú và đa dạng. Sử dụng phương pháp dạy học kết hợp cần nghiên cứu mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức, phương pháp dạy học khác, với toàn bộ các khâu của hệ thống giáo dục hiện nay một cách rõ ràng, khúc chiết, theo một hệ thống chặt chẽ có tính lôgíc cao... Đảm bảo được bài giảng được thiết kế phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy học đó là có tính khoa học, tính vừa sức, tính sư phạm, tính tự lực và phát triển tư duy học sinh. 6.1.4. Quan điểm lãnh thổ Trên các phương diện tự nhiên cũng như kinh tế văn hóa xã hội, đối tượng nghiên cứu thường được xác định trên một lãnh thổ cụ thể đó là vị trí địa lí, chúng có sự phân hoá và phụ thuộc nội tại, đồng thời có liên quan chặt chẽ với các lãnh thổ xung quanh, quan điểm lãnh thổ giúp giải quyết một cách cụ thể quá trình và hiện tượng diễn ra trong phạm vi cùng chung lãnh thổ vốn đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn