intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu thực trạng việc dạy học các môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, nói riêng và trên các trường Đại học, Cao đẳng cả nước nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHASITH KEOKHADY VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÔNG KHAM XẠNG, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHASITH KEOKHADY VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÔNG KHAM XẠNG, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN Chuyên ngành: LL& PPDH bộ môn Giáo dục chính trị Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ MINH TUYÊN THÁI NGUYÊN - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Minh Tuyên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017 Tác giả PHASITH KEOKHADY i
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Vũ Minh Tuyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để luận văn được hoàn thành. Đồng thời, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục chính trị, các thầy cô giáo Khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các giảng viên và sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn đã nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành. Cuối cùng, tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè, gia đình và đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017 Tác giả PHASITH KEOKHADY ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................ vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ..................................... 3 5. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài ........................................................ 4 6. Kết cấu của đề tài............................................................................................. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ........................................................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................. 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ...................................................... 5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ...................................................... 7 1.2. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị................................................................... 10 1.2.1. Quan niệm về phương pháp và phương pháp dạy học ............................ 10 1.2.2. Phương pháp thuyết trình tích cực........................................................... 11 1.3. Vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ...................................................................................................... 18 1.3.1. Nội dung của việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn Lý luận chính trị ................................................................. 18 iii
  6. 1.3.2. Nguyên tắc của việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học môn Lý luận chính trị ................... 31 1.4. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn Lý luận chính trị ................................................................. 34 1.4.1. Khái quát về trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng ................... 34 1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng ........................................... 37 Kết luận chương 1.............................................................................................. 39 Chương 2: THỰC NGHIỆM VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÔNG KHAM XẠNG, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN ..................................................... 42 2.1. Đối tượng địa bàn thực nghiệm .................................................................. 42 2.1.1. Giả thuyết thực nghiệm ........................................................................... 42 2.1.2. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 42 2.1.3. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 43 2.1.4. Địa diểm và thời gian tiến hành thực nghiệm ......................................... 43 2.1.5. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng ...................................................... 44 2.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 44 2.2.1. Điều tra kết quả đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ............ 44 2.2.2. Những nội dung khoa học cần thực nghiệm ............................................ 45 2.2.3. Thiết kế bài giảng thực nghiệm ............................................................... 46 2.3. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................... 68 2.3.1. Thực nghiệm và những kết quả rút ra từ thực nghiệm ............................ 68 2.3.2. Những kết quả rút ra từ quá trình thực nghiệm ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn hiện nay ............................... 75 Kết luận chương 2.............................................................................................. 77 iv
  7. Chương 3: QUY TRÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÔNG KHAM XẠNG, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN .......... 78 3.1. Quy trình của việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn Lý luận chính trị ........................................................................... 78 3.1.1. Quy trình thiết kế bài giảng ..................................................................... 78 3.1.2. Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp .................................................... 81 3.1.3. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV.............................. 90 3.2. Một số giải pháp và khuyến nghị về việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn hiện nay....................... 91 3.2.1. Một số giải pháp về việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn ............................................................. 91 3.2.2. Một số khuyến nghị về việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn.................................................... 97 Kết luận chương 3.............................................................................................. 99 KẾT LUẬN..................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 105 PHỤ LỤC v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội GTSD : Giá trị sử dụng GV : Giảng viên PPĐT : Phương pháp đàm thoại SV : Sinh viên SX : Sản xuất TBCN : Tư bản chủ nghĩa TLSX : Tư liệu sản xuất VD : Ví dụ XHCN : Xã hội chủ nghĩa iv
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả học tập môn Lý luận chính trị (phần I) trước khi thực nghiệm ............................................................................................... 45 Bảng 2.2. Thống kê kết quả kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm 1 và lớp đối chứng 1 ............................................................. 71 Bảng 2.3. Thống kê kết quả kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm 2 và lớp đối chứng 2 ............................................................. 72 v
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm 1 và lớp đối chứng 1 ............................................................................. 71 Biểu đồ 2.2. Kết quả kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm 2 và lớp đối chứng 2 ............................................................................. 73 vi
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngay từ khi mới thành lập (22-3-1955), Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Công tác tư tưởng luôn được Đảng và nhân dân xác định giữ tầm quan trọng đặc biệt trong mọi thời kỳ lãnh đạo cách mạng của Đảng. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện trên mọi lĩnh vực, được sự giao phó của Đảng và Chính phủ, Bộ Giáo dục và Thể thao đã rất chú trọng tới công tác bồi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ về lập trường tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Các trường Đại học, Cao đẳng ở Lào trong thời gian qua luôn đề cao việc nghiên cứu tư tưởng và đẩy mạnh công tác tư tưởng, lý luận, nhằm làm sáng tỏ và luận chứng một cách khoa học những luận điểm nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển đất nước bền vững. Thời gian qua, đội ngũ giảng viên (GV) làm công tác nghiên cứu, giảng dạy Lý luận chính trị ở các trường Đại học, Cao đẳng đã luôn bám sát các điểm nóng của thực tiễn xã hội; đào sâu các vấn đề lý luận, thường xuyên tìm tòi, vận dụng phương pháp, chương trình, giáo trình, nội dung giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tiễn, gắn với định hướng và chiến lược phát triển chung của Đảng và Nhà nước. Việc học tập Lý luận chính trị trong các trường đại học và cao đẳng đã có những chuyển biến tích cực: người học đã chủ động tiếp thu bài giảng, tích cực tương tác với GV, thể hiện sáng tạo trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin, qua đó nâng cao trách nhiệm công dân của mình đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động từ nhiều phía, gần đây công tác giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị ở các trường Đại học, Cao đẳng có phần sa sút; chất lượng giảng dạy còn nhiều vấn đề nổi cộm, cần làm sáng tỏ. Tính bền vững trong giảng dạy các môn khoa học 1
  12. Mác - Lênin ở bậc Đại học, Cao đẳng đang dần bị mất đi, việc tổ chức giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị còn mang tính hình thức, làm cho người học thiếu hứng thú, dẫn đến coi nhẹ, đánh giá không đúng tầm quan trọng của các môn Lý luận chính trị… Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn là trường đào tạo SV sư phạm. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV, chất lượng giảng dạy, học tập Lý luận chính trị ở nơi đây cũng cần phải đặt lên như là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội X của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Để thực hiện nhiệm vụ đó, bên cạnh việc biên soạn, thiết kế lại chương trình; biên soạn giáo trình, giáo khoa theo hướng cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn của đất nước; kết hợp các tri thức hàn lâm với tri thức ứng dụng, đa dạng hóa giáo trình, sách tham khảo các môn Lý luận chính trị dùng chung cho đào tạo các chuyên ngành, thì việc vận dụng phương pháp giảng dạy là vô cùng quan trọng. GV không chỉ là người giỏi về kiến thức mà còn là người có phương pháp dạy học giỏi, phải giới thiệu được những tinh túy của các môn khoa học đến SV. GV phải làm cho các môn học đó trở nên hấp dẫn hơn, thúc đẩy tính sáng tạo của SV. Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng việc dạy học các môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, nói riêng và trên các trường Đại học, Cao đẳng cả nước nói chung. 2
  13. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về dạy học và dạy học các môn Lý luận chính trị. - Phân tích thực trạng việc nâng cao chất lượng dạy học các môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy và học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 4.1. Cơ sở lý luận của đề tài - Cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn. - Lý luâ ̣n về da ̣y ho ̣c và dạy học các môn Lý luận chính trị. - Kế thừa các công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng dạy học các môn Lý luận chính trị. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp các phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp lịch sử, lôgic… - Phương pháp điều tra xã hội, phương pháp khảo sát, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê… 3
  14. 5. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài - Đề tài hoàn thành góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị trên cả nước nói chung và ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng nói riêng. - Đề tài còn làm tài liệu tham khảo cho học viên cao học, SV các ngành quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học các môn Lý luận chính trị. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. 4
  15. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Trong lịch sử phát triển của giáo dục, các nhà nghiên cứu đã hệ thống hoá các phương pháp dạy học được sử dụng để quá trình dạy học đạt hiệu quả tối ưu. Mỗi phương pháp được nghiên cứu khá sâu cả về lí luận và thực tiễn với những ưu và nhược điểm của nó. Trong cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2004) của TS. Nguyễn Duy Bắc. Tác giả đã tổng quát những vấn đề nổi bật của việc giảng dạy môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học. Trong cuốn “Dạy học kinh tế chính trị theo phương pháp tích cực”, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội (2009) của TS. Trần Thị Mai Phương. Tác giả đã đề cập và khái quát những nguyên tắc cơ bản trong dạy học kinh tế chính trị và vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy kinh tế chính trị, đồng thời tác giả cũng chỉ rõ sự cần thiết phải đổi mới dạy học kinh tế chính trị theo phương pháp tích cực, theo đó đòi hỏi việc dạy học kinh tế chính trị phải gắn với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, với đường lối, chính sách, biện pháp kinh tế của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. Trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình thí điểm SGK lớp 11 môn Giáo dục công dân” của tác giả Vũ Hồng Tiến, Nxb Giáo dục (2007), tác giả đã đưa ra yêu cầu cơ bản đối với phương pháp dạy học theo 5
  16. hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là loại bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, hay phải “nhập nội” một số phương pháp dạy học xa lạ vào quá trình dạy học. Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của các phương pháp dạy học hiện có như thuyết trình, giảng giải, vấn đáp… đồng thời phải học hỏi vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với điều kiện dạy và học ở nước ta hiện nay. Trong cuốn “Phương pháp dạy - học chủ nghĩa xã hội khoa học” của tác giả Nguyễn Văn Cư, Nxb Đại học sư phạm (2007) đã nêu rõ: Để bài thuyết trình có hiệu quả, cần có sự đổi mới, lấy người học làm trung tâm; hạn chế bớt phương pháp thuyết trình thông báo, tái hiện, tăng cường phương pháp thuyết trình theo hướng giải quyết vấn đề, thuyết trình xen kẽ vấn đáp, thảo luận hợp lý, thuyết trình có minh họa đặc biệt gắn với công nghệ thông tin hiện đại để bài giảng linh động hơn. Luận văn thạc sĩ khoa học “Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Giáo dục chính trị ở trường Trung cấp Y dược Bắc Ninh” của tác giả Lê Thị Nhung. Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong quá trình dạy học. Từ việc khảo sát, đánh giá thực trạng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị ở trường trung cấp y Dược Bắc Ninh, thực nghiệm, đối chứng, đề xuất quy trình và giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học môn giáo dục chính trị sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục chính trị ở trường Trung cấp Y dược Bắc Ninh nói riêng và các trường Trung cấp chuyên nghiệp nói chung. 6
  17. Luận văn thạc sĩ "Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc của Nguyễn Thị Hải Yến. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học" môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó tác giả xác lập quy trình thực hiện của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân ở các trường PTTH. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới đến nay, các Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương quan trọng và trong nội dung của các Hội nghị công tác chính trị - tư tưởng của nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đều đánh giá cao về công tác tư tưởng, chính trị. Các Nghị quyết như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) về công tác chính trị - tư tưởng trong tình hình mới (năm 1989); Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng số 13/BCHTW (ngày 31/4/1995) về công tác chính trị - tư tưởng trong giai đoạn mới; Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương (tháng 7/1997) về những nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng và Nghị quyết số 60 của Bộ Chính trị Trung ương (tháng 7/2003) về phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chung của công tác chính trị - tư tưởng trong tình hình mới đều khẳng định công tác tư tưởng, chính trị và giáo dục tư tưởng, chính trị cho nhân dân có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, việc nghiên cứu và quán triệt tầm quan trọng của công tác tư tưởng được tiến hành thường xuyên liên tục. Đặc biệt ở vào các 7
  18. thời điểm bước ngoặt của lịch sử, nhất là từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV trở lại đây, đã có nhiều hội thảo, báo cáo của các ban ngành và nhiều bài báo được đăng trên những Tạp chí như: Xây dựng Đảng, Tuyên truyền, A Lun May với mong muốn kế thừa và nhằm làm rõ những luận cứ trong các Nghị quyết về đổi mới công tác giáo dục tư tưởng chính trị của Đảng. Với định hướng chính trị xã hội chủ nghĩa, ở nước Lào, các môn Lý luận chính trị có một vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc nghiên cứu và giảng dạy các môn học này trong thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú ý. Liên quan đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị, ở Lào có các công trình nghiên cứu tiêu biểu theo các hướng sau: - Về công tác tư tưởng, công tác lý luận có các công trình: Luận án tiến sĩ của tác giả Xắc - Xa - Vắt Xuân Thếp - Phim - Ma - Son về: "Công tác tư tưởng của Đảng Nhân dân cách mạng Lào" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002); luận án của tác giả Phăn - Đuông - Chít - Vông Sa: "Công tác lý luận của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong thời kỳ đổi mới" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002). Luận án “Chất lượng công tác tư tưởng của các Đảng bộ tỉnh đồng bằng miền Trung nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay” (2013) của Bun Đuông Cay Xỏn; Luận án Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay của Khămphăn Vông Phachăn... Các luận văn thạc sĩ của tác giả Bun Đuông Cay Xỏn: "Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Xa Van Na Khệt Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002) và tác giả Chăn - Tha - Vông Phun - Thị - Bua Thoong: "Đổi mới công tác chính trị - tư tưởng của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay", (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003)… 8
  19. Các công trình trên chủ yếu đề cập đến việc đổi mới, nâng cao công tác tư tưởng, chính trị và đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Mặc dù vậy, trong các công trình đó, đã ít nhiều đã đề cập đến việc cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói riêng và cho công dân nói chung. - Về nâng cao chất lượng giáo dục Lý luận chính trị, giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học sinh, SV có các công trình tiêu biểu sau: Luận văn Cao học “Nâng cao chất lượng giáo dục Lý luận chính trị cho SV ở Trường Đại học Công an nhân dân Lào hiện nay”. Trong luận văn, tác giả đã giải thích tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị cho SV ở Trường Đại học Công an Nhân dân Lào; trình bày những yếu tố tác động đến việc giáo dục lý luận chính trị và thực trạng, nguyên nhân của thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho SV ở trường Đại học Công an Nhân dân Lào hiện nay. Từ đó, luận văn chỉ ra phương hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Lý luận chính trị cho SV ở Trường Đại học Công an Nhân dân Lào. Ngoài các công trình dưới dạng luận văn, luận án, còn có nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí mà nội dung đã đề cập đến công tác giáo dục Lý luận chính trị cũng như nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị nói chung ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dừng lại ở bước đầu nghiên cứu chứ chưa đi sâu nghiên cứu một cách công phu, có hệ thống. Những công trình khoa học nêu trên là những nội dung đa dạng và nhận định rất sâu sắc của các tác giả khi nghiên cứu về phương pháp giảng dạy. Khi nghiên cứu về phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin các nhà nghiên cứu đã đưa ra hệ thống lý luận về các phương pháp giảng dạy và đều thống nhất để nâng cao chất lượng dạy học người giáo viên cần kết hợp các phương pháp dạy học với nhau nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của chúng. Như vậy, từ những khía cạnh khác nhau, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu lý luận và thực tiễn các phương pháp trong đó có việc kết hợp 9
  20. phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp thuyết trình theo hướng đổi mới vào dạy học phần kinh tế chính trị Mác - Lênin của môn Lý luận chính trị thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị 1.2.1. Quan niệm về phương pháp và phương pháp dạy học 1.2.1.1 Khái niệm phương pháp Trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người luôn tìm mọi cách làm cho hoạt động của mình ngày càng có hiệu quả cao. Điều đó dẫn đến nhu cầu về phương pháp trong cuộc sống. Phương pháp có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của con người. Con người muốn nhận thức được đúng bản chất của sự vật, tiếp cận với sự vật, khám phá thuộc tính của sự vật để từ đó khái quát ra lý luận về sự vật thì cần phải có phương pháp. Bê-cơn cho rằng phương pháp là: Sợi chỉ cần thiết dẫn đường. Đêcactơ kết luận rằng: Thiếu phương pháp thì người tài cũng có lỗi, có phương pháp thì người tầm thường cũng làm được việc phi thường. Trong lịch sử, khái niệm phương pháp được các học giả tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: Hêghen quan niệm: Phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động nội tại của nội dung. Các Mác cũng từng khẳng định: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào. Ví dụ: Cũng là sản xuất nông nghiệp nhưng phương pháp tra hạt hoặc kéo cày bằng sức kéo của con trâu sẽ đem lại kết quả khác so với sử dụng máy kéo” [40, tr.116]. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2