Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn loài Vàng tâm (Manglietia dandyi) tại Công ty TNHH 1 thành viên Lâm Nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được một số đặc điểm về sinh học và sinh thái học cơ bản của loài tại CTYTNHH1TV Lâm Nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; đề xuất được một số hướng bảo tồn và phát triển loài tại CTYTNHH1TV Lâm Nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn loài Vàng tâm (Manglietia dandyi) tại Công ty TNHH 1 thành viên Lâm Nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chƣa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Phƣớc
- ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dƣới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những kiến thức đã học cũng nhƣ làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng, ban chủ nhiệm khoa Sau Đại học và sự hƣớng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS. Vũ Quang Nam , tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn loài Vàng Tâm(Manglietia dandyi) tại CTYTNHH1TV Lâm Nghiệp và Dịch vụ Hƣơng Sơn tỉnh Hà Tĩnh” Trong thời gian nghiên cứu đề tài, đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS. Vũ Quang Nam và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo tại CtyTNHH1TV Lâm Nghiệp & Dịch vụ Hƣơng Sơn và ngƣời dân địa phƣơng tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Sau Đại học, thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Vũ Quang Nam, xin cảm ơn các ban đạo, các cán bộ kiểm lâm tại lâm phần của CtyTNHH1TV Lâm Nghiệp & Dịch vụ Hƣơng Sơn và bà con trong khu vực nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Nguyễn Hữu Phƣớc
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 T NG QUAN T I LI U ............................................................... 3 1.1. Trên thếgiới ................................................................................................ 3 1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái họcloàicây .......................... 3 1.1.2. Nghiên cứu về cây Vàngtâm ................................................................... 7 1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 9 1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loàicây ........................ 9 1.2.2. Nghiên cứu về cây vàng tâm\ ................................................................ 12 1.3. Nhận xét, đánh giá chung ......................................................................... 15 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG V PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 18 2.1. Mục tiêu nghiêncứu.................................................................................. 18 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 18 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Vàng tâm. ..................................... 18 2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố Vàng tâm tại CtyTNHH1TV Lâm Nghiệp & Dịch vụ Hƣơng Sơn ............................................................... 18 2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của Vàng tâm tại CtyTNHH1TV Lâm Nghiệp & Dịch vụ Hƣơng Sơn ............................................................... 19
- iv 2.3.4. Đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển cây Vàng tâm.......................... 19 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 19 2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài .................................................. 19 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................ 20 2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 25 2.5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng .... 25 2.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài ................................... 27 Chƣơng 3 ĐIỀU KI N TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU §Æc ®iÓm tù nhiªn ........................................................ 29 3.1. Vị trí địa lý, địa hình. ............................................................................... 29 3.1.1. Vi trí địa lý. ........................................................................................... 29 3.1.2. Địa hình. ................................................................................................ 29 3.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng. ............................................................................ 29 3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn. ................................................................................. 30 3.1.5. Đặc điểm về tài nguyên thực vật rừng. ................................................. 30 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................... 34 3.2.1. Dân số.................................................................................................... 34 3.2.2. Dân tộc, tập quán canh tác, năng suất, lao động nông nghiệp. ............. 35 3.2.3. Cơ sở hạ tầng. ........................................................................................ 35 3.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ở công ty ln & DV Hƣơng Sơn. ............ 36 3.3.1. Khai thác ............................................................................................... 36 3.3.2. Chế biến lâm sản ................................................................................... 36 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 37 4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Vàng Tâm ....................................... 37 4.1.1. Đặc điểm hình thái rễ, thân, lá, hoa quả................................................ 38 4.1.2. Đặc điểm vật hậu ................................................................................... 42
- v 4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của loài Vàng Tâm tại Cty Lâm Nghiệp & Dịch vụ Hƣơng Sơn........................................................................ 42 4.2.1. Đặc điểm địa hình ................................................................................. 42 4.2.2. Đặc điểm về nhiệt độ và lƣợng mƣa khu vực nghiên cứu: ................... 43 4.2.3. Đặc điểm đất đai nơi có Vàng tâm phân bố .......................................... 43 4.3. Một số cấu trúc đặc điểm quần xã thực vật nơi loài Vàng Tâm phân bố....... 44 4.3.1. Cấu trúc tổ thành rừng ........................................................................... 44 4.3.2. Độ phong phú và mức độ thƣờng gặp ................................................... 51 4.3.3. Đặc điểm về tái sinh của loài ................................................................ 53 4.4. Đề xuất các phƣơng án bảo tồn và phát triển cây Vàng tâm ................... 56 4.4.1. Phƣơng án trong công tác bảo tồn ......................................................... 56 4.4.2. Đề xuất giải pháp phát triển loài ........................................................... 57 TÀI LI U THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CtyTNHH1TV : Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên CTTT : Công thức tổ thành OTC: Ô tiêu chuẩn ODB : Ô dạng bản Hvn : Chiều cao vút ngọn D1.3 : Đƣờng kính 1m3 DT : Đƣờng kính tán lá QXTV : Quần xã thực vật KVNC : Khu vực nghiên cứu
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Tài nguyên rừng và đất rừng 33 4.1 Thống kê sự hiểu biết của ngƣời dân về loài cây Vàng Tâm 37 4.2 Kích thƣớc cây Vàng Tâm tại KVNC 39 4.3 Kết quả đo kích thƣớc lá cây Vàng tâm 40 4.4 Đặc điểm vật hậu của loài trong thời gian nghiên cứu 42 4.5 Đặc điểm về nhiệt độ và lƣợng mƣa nơi có cây Vàng tâm phân bố 43 Hệ số tổ thành rừng (ở độ cao 100 - 400 m) nơi có loài Vàng tâm 4.6 45 phân bố 4.7 Công thức tổ thành rừng nơi có loài Vàng tâm phân bố 46 Hệ số tổ thành rừng (ở độ cao 400-600 m) nơi có loài Vàng tâm 4.8 47 phân bố Công thức tổ thành rừng (ở độ cao 400-600 m) nơi có loài Vàng 4.9 48 tâm phân bố Hệ số tổ thành rừng (ở độ cao trên 600-800 m) nơi có loài Vàng 4.10 49 tâm Công thức tổ thành rừng (ở độ cao trên 600 - 800 m) nơi có loài 4.11 50 Vàng tâm phân bố 4.12 Chỉ số phong phú của loài 51 4.13 Mức độ thƣờng gặp của các loài trong lâm phần điều tra 52 4.14 Mật độ tái sinh của loài Vàng tâm ở 1 OTC 55
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên bảng Trang 4.1 Thân vàng tâm 39 4.2 Lá cây vàng tâm 40 4.3 Hoa Vàng tâm 41 4.4 Nụ hoa Vàng tâm 41 4.5 Quả vàng tâm 41
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, sự mất cân bằng sinh thái diễn ra ngày càng theo chiều hƣớng gia tăng. Hệ lụy của sự mất cân bằng sinh thái đã làm cho hệ sinh thái bị rối loạn. Ngày nay con ngƣời đang phải đối mặt với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, ảnh hƣởng đến đời sống cũng nhƣ sản xuất. Trƣớc những thách thức về vấn đề môi trƣờng, trong những năm gần đây việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã trở thành chủ đề đƣợc Nhà nƣớc cũng nhƣ các tổ chức trong và ngoài nƣớc đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở đó đã lập ra nhiều khu bảo tồn, vƣờn quốc gia, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều luật và chính sách trong công tác bảo tồn hệ động thực vật nhằm bảo vệ các loài động thực vật đảm bảo cân bằng sinh thái, tài nguyên đƣợc khai thác một cách bền vững, tiến hành nhiều biện pháp khác nhau nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, đến nay việc ngăn chặn tình trạng phá rừng vẫn không giảm xuống, nhiều loài cây gỗ qúy bị khai thác cạn kiệt, một số loài đã bị tuyệt chủng, hiện tại nhiều loài khác đang đứng trƣớc nguy cơ rủi ro cao. Lâm trƣờng Hƣơng Sơn – tiền thân của Công tyTNHH1Tv Lâm nghịêp và Dịch vụ Hƣơng Sơn đã đƣợc thành lập năm 1955 với nhiệm vụ chính là khai thác gỗ đáp ứng kế hoạch nhà nƣớc giao. Tính đến nay, công ty đã cung cấp cho nền kinh tế quốc dân gần 2 triệu m3 gỗ. Trải qua hơn 45 năm sản xuất và kinh doanh, vốn rừng của công ty đã phần nào bị suy giảm cả về diện tích, trữ lƣợng và chất lƣợng. Chỉ tính trong vòng 10 năm từ năm 1975 – 1985 diện tích các loại rừng nghèo và rừng trung bình tăng trên dƣới 10%, ngƣợc lại diện tích rừng giàu giảm gần 27%. Đối tƣợng chính cho rừng khai thác trƣớc năm 1976 là rừng giàu, thì đến năm 1990 đã khai thác cả rừng trung bình. Mặt khác, một số các loại cây gỗ lớn cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhƣ: lim xanh, giổi, vàng tâm, de… đã giảm đi một cách bạo động. Do vậy vấn đề bảo tồn và phỏt triển những loài cây cú giá trị này đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện
- 2 Vàng tâm (Manglieita dandyi Dandy), thuộc họ Ngọc lan (Magoliaceae), là cây gỗ nhỡ, thƣờng xanh, là cây gỗ quý, có mùi thơm, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, làm đồ mỹ nghệ, khắc, tiện, tạc tƣợng …..là một trong số những loài mang nhiều đặc điểm quan trọng cho khoa học và là loài cây tiềm năng có thể ứng dụng trong lâm nghiệp đô thị, trồng rừng hay có thể phát triển nghiên cứu và ứng dụng trong y học. Loài đƣợc Sách đỏ Việt Nam (2007) liệt vào mức Sắp nguy cấp - VU A1c,d do…. Tuy nhiên, từ khi phát hiện đến nay, ngoài việc mô tả và công bố mới cho khoa học thì loài Vàng tâm này chƣa đƣợc mở rộng điều tra về phân bố của loài, cũng chƣa có những nghiên cứu tiếp theo về các đặc điểm vật hậu, sinh thái, tái sinh loài. Từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu bảo tồn loài Vàng tâm (Manglietia dandyi) tại CTYTNHH1TV Lâm Nghiệp và Dịch vụ Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, đề xuất những hƣớng bảo tồn và phát triển loài cây này.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN T I LI U 1.1. Trên thếgiới 1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái họcloàicây Việc nghiên cứu sinh học loài cây trong đó có các đặc điểm hình thái và vật hậu đã đƣợc thực hiện từ lâu trên thế giới. Đây là bƣớc đầu tiên, làm tiền đề cho các môn khoa học khác liên quan. Có rất nhiêu công trình liên quan đến hình thái và phân loại các loài cây. Những nghiên cứu này đầu tiên tập trung vào mô tả và phân loại các loài, nhóm loài, ...Có thể kể đến một vài công trình rất quen thuộc liên quan đến các nƣớc lân cận nhƣ: Thực vật chí Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn độ (1874), Thực vật chí Ấn độ 7 tập (1872 – 1897), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 – 1925), Thực vật chí Hải Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977), Thực vật chí Quảng Đông, Trung Quốc (9 tập). Sự ra đời của các bộ thực vật chí đã góp phần làm tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại cũng nhƣ đánh giá tính đa dạng của các vùng miền khácnhau. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh rừng rất đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo đó, các lý thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng đƣợc vận dụng triệt để trong nghiên cứu đặc điểm của 1 loài cụ thể nàođó. Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái, trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P (1935). Ông đã phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập tính cũng nhƣ khả năng thích nghi với môi trƣờng đƣợc đặc biệt chú ý [22].
- 4 Lacher. W (1978) đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong sinh thái thực vật nhƣ: Sự thích nghi với các điều kiện dinh dƣỡng khoáng, ánh sáng, độ nhiệt, độ ẩm, nhịp điệu khí hậu (Dẫn theo Nguyễn Thị Hƣơng Giang, 2009) [10]. Tái sinh là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng, đó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng. Hiệu quả của tái sinh rừng đƣợc xác định bởi mật thành loài, cấu trúc tuổi, chất lƣợng cây con, đặc điểm phân bố. Cationot, R. (1965) và Vansteenis (1956) đã chỉ ra hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vật[24]. Baur G.N (1962) cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng đã làm ảnh hƣởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm thì ảnh hƣởng đó thƣờng không rõ ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lƣợng loài cây trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thƣờng khá lớn.Vì nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình hình tái sinh rừng và có những biện pháp tác động phù hợp [1]. Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trƣờng sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết đƣợc những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp. Hiện tƣợng thành tầng là một trong những đặc trƣng cơ bản về cấu trúc hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc Phƣơng pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W Risa (1933- 1934) đề sƣớng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan, đến nay phƣơng pháp đó vẫn đƣợc sử dụng nhƣng nhƣợc điểm là chỉ minh hoạ đƣợc cách sắp xếp theo hƣớng thẳng
- 5 đứng trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số dải kề nhau và đƣa lại một hình tƣợng về không gian 3 chiều. Sampion Gripfit (1948) khi nghiên cứu rừng tự nhiên ở Ân Độ và rừng ẩm nhiệt đới ở Tây Phi, đã kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp. Richards P.W (1952) phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng, tƣơng ứng với chiều cao là 6- 12 m, 12- 18 m, 18- 24 m, 24- 30 m, 30- 36 m, 36- 42 m, nhƣng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao [23]. Odum E. P (1971) nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dƣới 600 m ở Puecto Rico và cho rằng không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả[22]. Richards P.W (1968) đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mƣa nhiệt đới về mặt hình thái. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mƣa nhiệt tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và thƣờng có nhiều tầng. Ông nhận định: “Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũngphongphú nhất về mặt loài cây” [16] Nhƣ vậy, nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao còn mang tính cơ giới, nên chƣa phản ánh đƣợc sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới. Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng đã và đang đƣợc chuyển từ định tính sang định lƣợng với sự hỗ trợ của thống kê toán học Rollet B.L (1971) đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đƣờng kính bằng các hàm hồi quy, phân bố đƣờng kính ngang ngực, đƣờng kính tán bằng các dạng phân bố xác suất. Balley (1972) sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đƣờng kính thân cây loài Thông,... Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học không thể phản ánh hết đƣợc những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phƣơng pháp nghiên cứu cấu trúc rừng theo hƣớng này không đƣợc vận dụng trong đề tài[ 2 1 ] .
- 6 Từ việc vận dụng các lý luận về sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng trên, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cho từng loài cây. Một vài công trình nghiên cứu có thể kể tới nhƣ: Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre, 2006), Anon (1996), Keble và Sidiyasa (1994) đã nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Vối thuốc (Schima wallichii) và đã mô tả tƣơng đối chi tiết đặc điểm hình thái thân, lá, hoa, quả, hạt của loài cây này, góp phần cung cấp cơ sở cho việc gây trồng và nhân rộng loài Vối thuốc trong các dự án trồng rừng (dẫn theo Hoàng Văn Chúc, 2009).[8] Vối thuốc là loài cây tiên phong ƣa sáng, biên độ sinh thái rộng, phân bố rải rác ở các khu vực phía Đông Nam Châu Á. Vối thuốc xuất hiện ở nhiều vùng rừng thấp (phía Nam Thái Lan) và cả ở các vùng cao hơn (Nepal) cũng nhƣ tại các vùng có khí hậu lạnh. Là cây bản địa của Brunei, Trung Quốc, ấn Độ,Lào, Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Phillipines, Thailand và Việt Nam (World Agroforestry Centre, 2006). Vối thuốc thƣờng mọc thành quần thụ từ nơi đất thấp đến núi cao, phân bố ở rừng thứ sinh, nơi đồng cỏ, cây bụi và ngay cả nơi ngập nƣớc có độ mặn nhẹ. Vối thuốc có thể mọc trên nhiều loại đất với thành phần cơ giới và độ phì khác nhau, từ đất cằn cỗi xƣơng xẩu khô cằn đến đất phì nhiêu, tƣơi tốt, có thể thấy Vối thuốc xuất hiện nơi đầm lầy. Vối thuốc là loài cây tiên phong sau nƣơng rẫy (Laos tree seed project, 2006) (dẫn theo Hoàng Văn Chúc, 2009). Theo Khamleck (2004), Họ Dẻ có phân bố khá rộng, với khoảng 900 loài chúng đƣợc tìm thấy ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, cận nhiệt đới và nhiệt đới, song chƣa có tài liệu nào công bố chúng có ở vùng nhiệt đới Châu Phi. Hầu hết các loài phân bố tập trung ở Châu Á, đặc biệt ở Việt Nam có tới 216 loài và ít nhất là Châu Phi và vùng Địa Trung Hải chỉ có 2 loài (dẫn theo Trần Hợp, 2002).[8]
- 7 Theo Khamleck (2004), Họ Dẻ có phân bố khá rộng, với khoảng 900 loài chúng đƣợc tìm thấy ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, cận nhiệt đới và nhiệt đới, song chƣa có tài liệu nào công bố chúng có ở vùng nhiệt đới Châu Phi. Hầu hết các loài phân bố tập trung ở Châu Á, đặc biệt ở Việt Nam có tới 216 loài và ít nhất là Châu Phi và vùng Địa Trung Hải chỉ có 2 loài (dẫn theo Trần Hợp, 2002) [11]. Nhƣ vậy, với các công trình nghiên cứu về lý thuyết sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng tự nhiên cũng nhƣ nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái đối với một số loài cây nhƣ trên đã phần nào làm sáng tỏ những đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung. Đó là cơ sở để lựa chọn cho hƣớng nghiên cứu trong luận văn. 1.1.2. Nghiên cứu về cây Vàngtâm * Tên gọi, phânloại Vàng tâm có tên khoa học là Manglietia dandyilà cây gỗ nhỡ thuộc chi Mỡ (Manglietia Blume), họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Đặc điểm chung của họ Ngọc lan (Magnoliaceae) là gồm những loài cây thân gỗ hoặc cây bụi,thƣờng xanh hoặc rụng lá, hoa thƣờng lƣỡng tính cùng gốc ít khi hoa đơn tính khác gốc hoặc đơn tính cùng gốc. Cây thƣờng có lá kèm bao chồi búp, sớm rụng và để lại sẹo hình khuyên trên cành. Lá đơn, mọc cách hiếm khi mọc đối, đôi khi lá mọc tập trung ở đầu cành. Hệ gân lông chim, mép lá nguyên, hiếm khi xẻ thùy. Hoa đơn độc, ở nách lá, hoa lớn; các thành phần của hoa nhiều, chƣa phân hóa và đƣợc xếp trên một đế hoa lồi; hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Lá noãn và nhị hoa rất nhiều, xếp xoắn hình xuyến. Hoa thƣờng có 2-14 lá noãn xếp xoắn lại, sau khi đƣợc thụ phấn sẽ tạo thành quả đại kép. Họ Ngọc Lan có khoảng 17 chi với 300 loài chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á và TrungMỹ.
- 8 Chi Mỡ (Manglietia blume) chủ yếu là những loài cây thân gỗ, thƣờng xanh hiếm khi rụng lá (chỉ trừ cây (Manglietia decidua) . Cây có lá kèm lớn, sớm rụng và để lại sẹo ở cuống lá. Lá đơn, mọc cách, mép lá nguyên. Hoa đơn độc, lƣỡng tính, mọc ở đầu cành. Hoa có 9-13 cánh, xếp xoắn thành nhiều vòng, vòng ngoài cùng cánh hoa thƣờng mỏng hơn. Nhị nhiều, rời, chỉ nhị ngắn, bao phấn thuôn dài. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời khép kín nhƣng chƣa rõ bầu, vòi và đầu nhụy. Các bộ phận thƣờng xếp xoắn ốc ít khi xếp vòng trên đế hoa lồi. Quả đại kép, gồm nhiều đại rời, xếp cạnh nhau. Quả có dạng hình cầu, hình trứng hoặc elip. Vỏ quả khi chín hóa gỗ, cứng. Mỗi quả đại thƣờng có 4 hạt trở lên. Chi Manglietia có khoảng 40 loài phân bố ở các nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Á, trong đó có 27-29 loài (15-17 loài đặc hữu) phân bố tại Trung Quốc * Đặc điểm hình thái, sinhthái Cây gỗ trung bình đến to, thƣờng xanh, cao 18 - 20(30) m, đƣờng kính 70 - 80 cm. Cành và lá non có lông tơ màu nâu. Lá dày, dai nhƣ da, hình trứng ngƣợc đến hình mũi mác, cỡ (5)10 - 15(19) x (2)6 - 7 cm, chóp lá nhọn, gốc lá hình nêm, mép nguyên; cuống lá dài 1,4 cm, màu nâu đỏ. Hoa lƣỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1 - 2 cm. Bao hoa màu trắng. Nhị và lá noãn nhiều, xếp xoắn ốc. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn. Quả hình trứng hay tròn - trứng, dài 4 - 5,5 cm, gồm nhiều đại. Phân quả (lá noãn chín) màu đỏ sẫm, lúc chín hoá gỗ, màu tím, phía ngoài có nhiều mụn lồi, đầu tròn hay có mũi nhọn rất ngắn. * Nơi sống và sinhthái Mọc rải rác. trong rừng rậm thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới, ở độ cao100 - 700m. Cây trung tính, lúc nhỏ ƣa bóng, ƣa đất hơi chua, ẩm, màu mỡ và sinh trƣởng tốc độ trung bình. * Phân bố: Vàng tâm có phân bố tƣơng đối rộng trên các đồi núi, rừng thƣờng xanh, ven các con sông suối ở những nơi có độ cao từ 300- 1.200m. Ở Trung Quốc cây Vàng tâm chủ yếu phân bố tại các tỉnh An Huy,
- 9 Chiết Giang, Phúc Kiến, Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây . * Giá trị sử dụng: Ngoài giá trị về chất lƣợng gỗ rất tốt có khả năng chống mối mọt, dùng chế biến đồ mộc, đồ gia dụng sử dụng trong gia đình. Thì các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã dùng vỏ cây Vàng tâm để điều chế thuốc chữa chán ăn, đầy hơi, tắc mạch khó chịu ở bụng, quản trị sản phẩm thực phẩm thƣợng vị đau bụng, tiêu chảy, ho khan ngoài ra còn đƣợc trồng làm cây phong cảnh. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loàicây Ngoài những tác phẩm cổ điển về thực vật nhƣ “Flora Cochinchinensis“ của Loureiro (1790) và “Flore Forestière de la Cochinchine” của Pierre (1879- 1907), thì từ đầu những năm đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện một công trình nổi tiếng, là nền tảng cho việc nghiên cứu về hình thái phân loại thực vật, đó là Bộ thực vật chí Đông Dƣơng do H. Lecomte chủ biên (1907-1952). Trong công trình này, các tác giả ngƣời pháp đã thu mẫu, định tên và lập khóa mô tả các loài thực vật bậc cao có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dƣơng, trong đó hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài, 1850 chi và 289 họ. Ở nƣớc ta, nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của các loài cây bản địa chƣa nhiều, tản mạn, có thể tổng hợp một số thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣsau: Nguyễn Bá Chất (1996) đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện pháp gây trồng nuôi dƣỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu về các đặc điểm phân bố, sinh thái, tái sinh,... tác giả cũng đã đƣa ra một số biện pháp kỹ thuật gieo ƣơm cây con và trồng rừng đối với Lát hoa[6]. Trần Minh Tuấn (1997) đã nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học loài Phỉ ba mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại Vƣờn Quốc gia
- 10 Ba Vì - Hà Tây (cũ), ngoài những kết quả về các đặc điểm hình thái, tái sinh tự nhiên, sinh trƣởng và phân bố của loài, tác giả còn đƣa ra một số định hƣớng về kỹ thuật lâm sinh để tạo cây con từ hạt và trồng rừng đối với loài cây này[20]. Vũ Quang Nam (2012) đã nghiên cứu và phân loại Họ Ngọc lan (Magnoliaceae) là một trong những nhóm thực vật có hoa (flo ering plant) sớm nhất và đóng vai trò then chốt trong việc hình thành các khái niệm về hoa trong ngành thực vật Hạt kín (Angiospermae). Họ có khoảng trên 300 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và ôn đới của Đông Nam Châu Á (4/5) và phần còn lại thuộc về Châu Mỹ Latinh (1/5) (Xia và ng gi , 2008; Dandy, 1971; Thorne, 1993). Họ đƣợc đặc trƣng bởi các đặc điểm nguyên thủy nhƣ bao hoa chƣa phân hóa hay phân hóa chƣa rõ ràng, số lƣợng nhiều và rời, nhị và nhụy hoa nhiều, rời và sắp xếp thành hình xoắn ốc trên đế hoa hình nón thuôn dài. Các loài trong họ Ngọc lan có dạng thân gỗ hoặc bụi, thƣờng xanh, có tán lá đẹp, hoa có kích cỡ lớn, đa dạng về màu sắc, hƣơng rất thơm, gỗ thơm và mịn, hạt nhiều loài có thể dùng làm gia vị và làm thuốc. Với những tính chất quan trọng trên, họ Ngọc lan đã và đang đƣợc nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau nhƣ hình thái, tế bào, cổ sinh vật, phân tử, hệ thống, cảnh quan... quan tâm nghiên cứu. Vũ Văn Cần (1997) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, ngoài những kết luận về các đặc điểm phân bố, hình thái, vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần có Chò đãi phân bố,... tác giả cũng đã đƣa ra những kỹ thuật tạo cây con từ hạt đối với loài cây Chò đãi[5]. Nguyễn Thanh Bình (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang. Với những kết quả
- 11 nghiên cứu đạt đƣợc, tác giả đã đƣa ra nhiều kết luận, ngoài những đặc điểm về hình thái, vật hậu, phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài, tác giả còn cho rằng phân bố N-H và N-D đều có một đỉnh; tƣơng quan giữa Hvn và D1,3 có dạng phƣơng trìnhLogarit.[2] Lê Phƣơng Triều (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài Trai lý tại Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tác giả đã đƣa ra một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài, ngoài ra tác giả còn kết luận là: có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố N- D1.3, N-Hvn, các mối quan hệ H-D1,3, Dt-D1,3[18] Vƣơng Hữu Nhị (2003) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con Căm xe góp phần phục vụ trồng rừng ở Đắc Lắc - Tây Nguyên, từ kết quả nghiên cứu với những kết luận về đặc điểm hình thái, phân bố, cấu trúc, tái sinh tự nhiên,... tác giả còn đƣa ra những kỹ thuật gây trồng đối với loài câynày.[14] Ly Meng Seang (2008) đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của rừng Tếch trồng ở Kampong Cham Campuchia, đã kết luận: ở các độ tuổi khác nhau: Phân bố N-D1,3 ở các tuổi đều có dạng một đỉnh lệch trái và nhọn, phân bố N-H thƣờng có đỉnh lệch phải và nhọn, phân bố N-Dt đều có đỉnh lệch trái và tù. Giữa D1,3 hoặc Hvn so với tuổi cây hay lâm phần luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ theo mô hình Schumacher. Ngoài ra, tác giả cũng đề nghị trong khoảng 18 năm đầu sau khi trồng rừng Tếch nên chặt nuôi dƣỡng 3 lần theo phƣơng pháp cơ giới, với kỳ dãn cách là 6 năm 1lần.[13]. Nguyễn Toàn Thắng (2008) đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis) tại Lâm Đồng. Tác giả đã có những kết luận rõ ràng về đặc điểm hình thái, vật hậu, phân bố, giá trị sử dụng, về tổ thành tầng cây gỗ biến đổi theo đai cao từ 17 đến 41 loài, với các loài ƣu thế là Dẻ anh, Vối thuốc răng cƣa, Dusam,....[17].
- 12 Hoàng Văn Chúc (2009) trong công trình “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh Bắc Giang” đã mô tả một cách chi tiết về đặcđiểmhìnhthái,vậthậu,táisinh,phânbố,…củaloàicâynàyởkhuvực tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nhân rộng loài cây bản địa có giá trị này[8] 1.2.2. Nghiên cứu về cây vàng tâm\ * Tên gọi, phân loại Vàng tâm hay Giổi ford là cây thân gỗ, có tên khoa học là Manglietia dandyi, thuộc chi Mỡ (Manglietia blume), họ Ngọc Lan (Magoliaceae). Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyền (2000) [6] Vàng tâm là cây thân gỗ, thuộc chi Manglietia, họ Ngọc lan Magoliaceae. Đặc điểm chung của họ Ngọc lan là: - Cây lớn, nhỡ hoặc nhỏ, thân thƣờng có tế bào chứ tinh dầu thơm. Vỏ nhẵn màu xám vàng. Cành non thƣờng xanh lục. Lá đơn, mép nguyên ( ít khi xẻ thùy) mọc cách. Lá kèm to, bao chồi, hình búp, khi rụng thƣờng để lại sẹo vòng quanh cành. - Hoa to, lƣỡng tính, mọc lẻ ở đầu cành hoặc nách lá. Bao hoa nhiều cánh, chƣa phân hóa rõ đài tràng. Nhị nhiều, rời, chỉ nhị ngắn, bao phấn thuôn dài. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời khép kín nhƣng chƣa rõ bầu, vòi và đầu nhụy. Các bộ phân thƣờng xếp xoắn ốc ít khi xếp vòng trên đế hoa lồi. Quả đại kép, gồm nhiều đại rời, xếp cạnh nhau. Hạt có dây rốn dài, chứa nhiều nhũ dầu. Gồm 12 chi, 210 loài phân bố ở nhiệt đới và á nhiệt đới bắc bán cầu, thƣờng tập trung ở Đông Nam Á Và Đông Nam Mỹ. Ở Việt Nam có thể gặp 10 chi với 35 loài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn