Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 2
download
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau: Xác định các cơ sở và phân tích, đánh giá quá trình QHSD đất sản xuất nông nghiệp, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã triển khai tại địa phương để rút ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Vũ Thị Hiệp NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ ÂN TÌNH, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, năm 2009
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Vũ Thị Hiệp NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ ÂN TÌNH, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Bá Ngãi Hà Nội, năm 2009
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người đặc biệt là đồng bào sống ở vùng nông thôn miền núi có cuộc sống phụ thuộc nhiều vào rừng.Tuy nhiên trong những thập kỷ qua, vốn rừng của Việt Nam đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng, nạn khai thác rừng trái phép, đốt phát nương làm rẫy làm cho môi trường sinh thái bị hủy hoại, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng, phấn đấu hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn mất rừng, nâng cao độ che phủ của rừng là mục tiêu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Việc quy họach, đặc biệt là quy họach bảo vệ và phát triển rừng đã được chú trọng và triển khai ở nhiều địa phương và bước đầu đã thu được một số thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó còn một số tồn tại như quy họach rừng chưa sâu rộng, tư tưởng của quy họach bảo vệ và phát triển rừng chưa chú trọng đến nhiều mặt liên quan trong sản xuất lâm nghiệp. Mặt khác vấn đề quy họach thường tập trung ưu tiên quy họach cấp quốc gia, tỉnh, huyện mà ít chú ý đến cấp địa phương(xã) cho nên quy họach ở cấp xã cò nhiều vấn đề chưa rõ ràng và cần đưa ra thảo luận. Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống các đơn vị hành chính ở nước ta, cấp xã có vị trí rất quan trọng trong việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế trên địa bàn nông thôn nói chung và vùng miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nói riêng, có thể nói xã là cánh tay nối dài của chính quyền cấp huyện do đó cần hiểu rõ thêm vị trí của cấp xã trong việc quy họach bảo vệ phát triển rừng tại địa phương. Trong phát triển kinh tế xã hội của nông thôn, miền núi nước ta, quy họach bảo vệ và phát triển rừng cấp xã có sự tham gia của người dân giữ một vị trí hết sức quan trọng nhằm giúp người dân có kế họach bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao trên nguyên tắc bền vững, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi trường sinh thái. Tuy nhiên hiện nay quy họach bảo vệ và phát triển rừng cấp xã đang còn nhiều vấn đề như hạn chế về quan điểm quy họach, phương pháp tiến hành
- 2 lập quy họach, hệ thống chính sách phức tạp, không thống nhất và khó áp dụng cho từng địa phương, sự phân định ranh giới, tiêu chuẩn phân chia các lọai rừng và đất rừng chưa cụ thể gây khó khăn cho công tác quy họach. Quy họach bảo vệ phát triển rừng cấp xã chưa có sự thống nhất về mặt quan điểm và phần lớn các quy họach dựa trên bản đồ hiện trạng và dựa trên sự phân định ranh giới ba lọai rừng và phân bố đất đai mà chưa áp dụng phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai, nhu cầu và khả năng của thị trường. Hơn nữa việc quy họach bảo vệ và phát triển rừng phần lớn đang được thực hiện dựa vào phương pháp từ trên xuống do vậy hạn chế sự tham gia của người dân. Phương pháp quy họach thường xem nhẹ mối quan hệ tổng hòa giữa các yếu tố liên quan vì vậy thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn khi đề ra định hướng, chiến lược phát triển cũng như các giải pháp kinh tế, xã hội và kỹ thuật trong quá trình quy họach bảo vệ và phát triển rừng Ân Tình là xã miền núi cao, nằm xa trung tâm huyện Na Rì. Người dân sống hoàn toàn dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, trình độ dân trí thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn...chính vì lẽ đó vấn đề quản lý, bảo vệ rừng cũng như sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng của địa phương còn nhiều bất cập. Mặt khác, xã mới chỉ được tiến hành QHSD đất vào năm 2006, còn vấn đề bảo vệ và phát triển rừng thì chưa hề có một quy hoạch, kế hoạch nào. Trước tình hình thực tế của địa phương và những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về việc bảo vệ và phát triển rừng. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn” nhằm góp phần vào phát triển cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ phát triển rừng cấp xã từ đó đưa ra một tiến trình quy họach bảo vệ phát triển rừng cấp xã tại địa phương.
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Thế giới Ngay từ thế kỷ 17 quy hoạch lâm nghiệp đã được xem như là một chuyên ngành bắt đầu bằng các quy hoạch vùng. Theo Olschowy [52] vào thời gian này quy hoạch quản lý rừng và lâm sinh ở Châu Âu được xem như là một lĩnh vực phát triển ở mức cao trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất. Đến thế kỷ 19 với các khái niệm “lập địa hợp lý”, “Năng suất sử dụng”( Weber, 1921) đã mở đầu thời kỳ quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên cơ sở QHSD đất theo địa lý với vùng sản xuất là nền tảng của quy hoạch vùng cho sản xuất lâm nghiệp. Thập kỷ 30 và 40 tại Châu Âu quy hoạch ngành giữ vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Tại vùng Rhodesia trước đây, nay là Cộng hoà Zimbabwe, Bộ Nông nghiệp đã xuất bản cuốn sổ tay hướng dẫn QHSD đất hỗ trợ cho quy hoạch cơ sở hạ tầng cho trồng rừng [51]. Năm 1966 Hội đất học của Mỹ Và Hội nông học Mỹ cho ra đời chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng trong QHSD đất. Tại Mỹ, bang Wiscosin đã ra đạo luật sử dụng đất đai vào năm 1929, tiếp theo là xây dựng kế hoạch sử dụng đất đầu tiên cho vùng Oneide của Wiscovin. Kế hoạch này đã xác định các diện tích cho sử dụng lâm nghiệp, nông nghiệp và nghỉ ngơi giải trí [50]. Hạn chế của quy hoạch này là tạo việc khai thác rừng quảng canh, không kiểm soát lửa rừng và chống xói mòn. Năm 1985 một nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế về QHSD đất được tổ chức FAO thành lập nhằm xây dựng một quy trình QHSD đất. Theo Purnell năm 1988, mục tiêu của QHSD đất đựợc các chuyên gia xác định là “Thiết lập các kế hoạch thực tiễn có khả năng sử dụng tốt nhất các loại đất đai nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau để tăng sản xuất quốc gia, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường, đạt các lợi ích xã hội và giải trí”. 4 câu hỏi nền tảng của quy hoạch đất đai là: Các vấn đề nào đang tồn tại và mục tiêu quy hoạch là gì? Có các phương án sử dụng đất nào? Phương án nào là tốt nhất? Có thể vận dụng vào thực tế như thế nào?.
- 4 Khi xây dựng khung đánh giá đất đai, lần đầu tiên tổ chức FAO năm 1976 đã đề xuất cấu trúc khung QHSD đất với 10 điểm chính [42]. Trong đó phân loại đánh giá và đề xuất các kiểu và dạng sử dụng đất được xét như là các bước chính trong quá trình quy hoạch. Trên cơ sở đó nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các phương pháp quy hoạch lâm nghiệp cấp địa phương và phương pháp QHLN cấp địa phương có thể được khái quát bằng 2 cách tiếp cận chủ yếu: tiếp cận từ trên xuống (Top-down Approach) và tiếp cận từ dưới lên (Bottom-up Approach). Cách tiếp cận thứ nhất được hình thành từ khi có quy hoạch ra đời cho đến nay và được áp dụng cho quy hoạch ngành. Cách tiếp cận này ngày càng bộc lộ những hạn chế, kém hiệu quả vì không có sự tham gia của cộng đồng khi các chương trình thực hiện ở cấp vi mô. Cách tiếp cận thứ 2 được hình thành khi các nhà xã hội học chứng minh rằng “Sự không thể thiếu được” vai trò của cộng đồng nông thôn trong lập kế hoạch và quản lý tài nguyên của cộng đồng [40].Từ đây thuật ngữ “Quy hoạch dựa vào cộng đồng” (Community-based Planning) bắt đầu xuất hiện [37]. Gilmour năm 1997 đã phân biệt 2 loại tiếp cận, đó là tiếp cận kinh điển (Classical Approach) và tiếp cận lấy người dân làm trung tâm (People’s centered Approach) [43, tr.73-91]. Những nghiên cứu của ông về quy hoạch và quản lý rừng cộng đồng ở Nepal chứng tỏ những ưu thế về tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng. Trong khuôn khổ quy hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, hệ thống thông tin số liệu và thu thập số liệu được nhiều tác giả nghiên cứu. Các tác giả Lund và Soda năm 1987 đã đưa ra hệ thống thông tin cần thiết cho quy hoạch xây dựng rừng [47]. Trước đó, vào năm 1984, Bohlin đề xuất yêu cầu của hệ thống thông tin cho quy hoạch trồng rừng [38]. Cuối thập kỷ 70, các phương pháp điều tra, đánh giá truyền thống về điều kiện vật lý sinh học như: điều tra thổ nhưỡng, đánh giá đất đai, vẽ bản đồ. . . ít được nghiên cứu mà thay vào đó là các phương pháp điều tra đánh giá cùng tham gia như: Đánh giá nhanh nông thôn (RRA), Nông dân tham gia đánh giá
- 5 (PRA), Phương pháp quá trình sáng tạo. Đặc biệt là phương pháp Phân tích các hệ thống canh tác cho QHSD đất vi mô được nghiên cứu rộng rãi [40]. Tại Châu á, Châu Phi và Nam Mỹ những kết quả thử nghiệm xác nhận rằng phân tích hệ thống canh tác là một công cụ quy hoạch và lập kế hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất cấp địa phương. Luning năm 1990, lần đầu tiên nghiên cứu kết hợp đánh giá đất đai với phân tích hệ thống canh tác cho QHSD đất [49]. Năm 1994 một nhóm chuyên gia tư vấn của FAO đã công bố quy trình kết hợp đánh giá đất đai với phân tích hệ thống canh tác cho QHSD đất. Phương pháp này có tên gọi là LEFSA [48], nó có hạn chế là đòi hỏi hệ thống thông tin phân tích lớn, khó áp dụng cho quy hoạch địa phương. Theo Erwin năm 1999, phân tích hệ thống canh tác là công cụ cho phân tích các trở ngại trong hệ thống nông trại hộ gia đình để xác định mục tiêu quy hoạch, xác định các kiểu sử dụng đất hiện tại và phương án sử dụng đất mới, đánh giá các phương án sử dụng đất khác nhau nhằm mục đích lựa chọn phương án tốt nhất [41]. 1.2 Việt Nam Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã có những chủ trương, chính sách cụ thể cho việc quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp xã, cụ thể như: Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài” (Điều 18) [8]. Luật đất đai năm 1993 quy định rõ 6 loại đất với 5 quyền sử dụng tuỳ theo từng loại đất và mục đích sử dụng mà được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng. Luật đất đai nêu rõ trong điều 13 là quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai [21]. Luật Đất đai là cơ sở pháp lý cơ bản nhất cho QHLN. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 phân định rõ 3 loại rừng làm cơ sở cho QHLN [22]. Theo biên bản hội thảo quốc gia về “Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp” năm 1997 nhiều ý kiến cho rằng cần nghiên cứu tính thống nhất giữa 2 luật: Luật đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng
- 6 trong quy hoạch và giao đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, xác định rõ vai trò của địa phương, đặc biệt là cấp xã trong quy hoạch và giao đất giao rừng [1]. Bên cạnh đó là văn bản quan trọng nhất về giao đất lâm nghiệp là Nghị định 02/CP lại ít đề cập đến vai trò của cấp xã [5]. Mới đây nhất Nghị định của Chính phủ số 163/1999/NĐ-CP ra ngày 1 tháng 11 năm 1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp có một số điều nói tới nhiệm vụ và quyền hạn cấp xã trong quy hoạch và giao đất lâm nghiệp [6]. Mặc dù, các văn bản pháp quy chưa quy định rõ quyền hạn đầy đủ của cấp xã trong QHLN, nhưng ở các văn bản pháp quy nêu một số điểm quan trọng trong QHSD đất cấp xã như: Trên địa bàn xã làm rõ 3 loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng, làm rõ 3 loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, để tiến hành quy hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và đồng cỏ, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống. UBND xã tổ chức QHSD đất đai trong địa phương và thông qua hội đồng nhân dân và trình lên cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt. Trên cơ sở quy hoạch đất đai được phê duyệt, UBND xã tổ chức cùng nhân dân trong xã tiến hành quy hoạch để lập kế hoạch hoặc xây dựng các dự án phát triển xã cho từng lĩnh vực. Ban lâm nghiệp xã và địa chính xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác để quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch, lập kế hoạch và xây dựng các dự án cấp xã. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến QHLN cấp địa phương, nhưng bên cạnh đó hiện nay chưa có các quy định cụ thể về QHLN cấp địa phương, đặc biệt là cấp xã. Những điểm liên quan đến quy hoạch lâm nông nghiệp cấp xã chưa được thống nhất. Trên thực tế cấp xã mới có định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp Các quan điểm về quy hoạch lâm nghiệp cấp xã Vào đầu thập kỷ 90, các vấn đề QHLN cấp vi mô được nhiều tác giả đề cập và nghiên cứu. Các nghiên cứu của Reichenberg (1992) [24] và các nhà
- 7 nghiên cứu trong nước đều cho rằng Việt Nam chưa có QHSD đất, quy hoạch QHLN cấp vi mô được xây dựng trên cơ sở xem xét mọi khía cạnh của tất cả các ngành trong tương lai, vì vậy việc tiến hành QHLN còn thiếu cơ sở thực hiện. Năm 1990 Tổng cục quản lý ruộng đất có ban hành bản hướng dẫn QHSD đất vi mô theo thông tư số 106/ĐKTĐ [25]. Nhiều tỉnh thực hiện quy hoạch vi mô theo hướng dẫn này. Tuy nhiên, khi triển khai gặp những khó khăn về phương pháp chưa thống nhất. Dù sao quy hoạch vi mô cũng là tiền đề để thay đổi cách nhìn về quy hoạch cấp xã trong những năm tiếp theo. Khi khảo sát 5 tỉnh Trung tâm miền núi phía bắc Việt Nam Reichenberg năm 1992 cho rằng quy hoạch vi mô ở Việt Nam nên được nghiên cứu để phát triển khái niệm quy hoạch cấp xã trên 4 khía cạnh sau [24]: - Phủ toàn bộ đất đai trong xã, nghĩa là quy hoạch lâm nông nghiệp dựa trên quy hoạch sử dụng đất trên toàn bộ diện tích hành chính trong xã. - Phối hợp các kế hoạch và các hoạt động giữa các cơ quan nhà nước, nghĩa là khi quy hoạch phải đề cập đến quy hoạch của các ngành do cơ quan quản lý nhà nước quản lý. - Quy hoạch sử dụng đất phục vụ cho giao đất và cấp giấy chứng nhận để sử dụng đất tốt hơn, tạo điều kiện cho cộng đồng tiến hành quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, cơ sở hạ tầng. - Chuẩn bị và phê duyệt quy hoạch đất theo đúng luật định. Trong đầu những năm 90, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ra đời năm 1991, Luật Đất đai sửa đổi năm 1993 và đặc biệt là các Nghị định 02 năm 1994, Nghị định 01 năm 1995, Nghị định 64 năm 1993 là cơ sở tiền đề cho QHLN cấp xã. Cùng lúc ra đời của Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, nhiều người cho rằng quy hoạch vĩ mô là quy hoạch phản ánh hiện trạng và phân chia 6 loại đất sử dụng và 3 loại rừng. Hai định nghĩa mới được xác nhận cho quy hoạch quốc gia và cấp tỉnh. Các nhà khoa học trong nước và nước ngoài đều cho rằng quan điểm QHLN cấp địa phương nên theo các hướng sau:
- 8 Tiến hành nghiên cứu và thực thi khả năng kết hợp QHLN dựa vào chức năng sử dụng của đất với đánh giá tiềm năng của đất. - Rà soát và xem xét lại hệ thống chính sách nhằm hướng tới đa mục đích sử dụng đất đai bằng việc đa dạng hoá các hoạt động sản xuất trong mỗi bản quy hoạch của cộng đồng. - Gắn 2 quá trình quy hoạch đất đai với giao đất và coi là 2 bộ phận có quan hệ chặt chẽ để làm cơ sở cho quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp ở mỗi địa phương, mỗi cộng đồng. - Nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp cùng tham gia trong quá trình quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp, xác định và phân tích rõ các chủ thể trong QHLN cấp xã. Sự tham gia của người dân trong quá trình quy hoạch là một khái niệm mới. Vũ Văn Mễ và Desloges năm 1996 cho rằng "Điểm quan trọng là thu hút người dân tham gia vào tất cả các giai đoạn trong quá trình QHSD đất và giao đất lâm nghiệp ngay từ khi bắt đầu. Sự tham gia này tất nhiên sẽ khác nhau về phạm vi và mức độ tuỳ theo nội dung hoạt động và giai đoạn tiến hành" [9]. Một số nghiên cứu đáng kể liên quan đến phương pháp quy hoạch lâm nghiệp cấp xã: Nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về QHSD đất và giao đất lâm nghiệp cấp xã được thực hiện tại xã Tử Nê huyện Tân Lạc và xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình do Dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp từ năm 1993. Theo Nguyễn Văn Tuấn năm 1996, QHSD đất được coi là một nội dung chính và được thực hiện trước khi giao đất trên cơ sở tôn trọng tập quán nương rẫy cố định, lấy xã làm đơn vị để lập kế hoạch và giao đất, có sự tham gia tích cực của người dân, già làng, trưởng bản, chính quyền xã [34]. Bản đánh giá về trường hợp Tử Nê cho thấy cần phải có một kế hoạch sử dụng đất chi tiết hơn hiện nay thì mới đáp ứng được yêu cầu, tránh được các mâu thuẫn của cộng đồng phát sinh sau quy hoạch. Đề nghị ở đây là điều chỉnh và thời sự hoá kế hoạch là hết sức cần thiết.
- 9 Chương trình phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 1996-2000 trên phạm vi 5 tỉnh: Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ đã tiến hành thử nghiệm QHLN cấp xã trên cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển cấp thôn và hộ gia đình. Theo Bùi Đình Toái và Nguyễn Văn Nam năm 1998, tỉnh Lào Cai đã xây dựng mô hình sử dụng PRA để tiến hành QHSD đất, tỉnh Hà Giang đã xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất 3 cấp: xã, thôn và hộ gia đình. Đến năm 1998 trên toàn vùng dự án có 78 thôn bản được quy hoạch sử dụng đất theo phương pháp cùng tham gia. Phương pháp QHSD đất dựa trên PRA căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của người sử dụng đất, với cách tiếp cận từ dưới lên tạo ra kế hoạch có tính khả thi cao hơn [4], [10]. Tuy nhiên, phương pháp trên cũng bộc lộ một số mâu thuẫn giữa nhu cầu của cộng đồng và định hướng của nhà nước và các kế hoạch của tỉnh, huyện. Vấn đề này cũng xuất hiện và được phê phán trong trường hợp ở Yên Châu tỉnh Sơn La. Vấn đề nghiên cứu ở đây là có một phương pháp quy hoạch địa phương sao cho kết hợp hài hoà giữa ưu tiên của chính phủ và nhu cầu của cộng đồng . Vũ Văn Mễ và Desloges năm 1996 đã thử nghiệm phương pháp QHSD đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại Quảng Ninh và đề xuất 6 nguyên tắc và các bước cơ bản trong quy hoạch cấp xã đóng góp vào phát triển phương pháp quy hoạch. Sáu nguyên tắc đó là: Kết hợp hài hoà giữa ưu tiên của chính phủ và các nhu cầu nguyện vọng của nhân dân địa phương; Tiến hành trong khuôn khổ luật định hiện hành và các nguồn lực hiện có của địa phương; Đảm bảo tính công bằng, chú ý đến cộng đồng dân tộc miền núi, nhóm người nghèo và vai trò của phụ nữ; Đảm bảo phát triển bền vững; Đảm bảo nguyên tắc cùng tham gia; Kết hợp và hướng tới mục tiêu phát triển cộng đồng [9]. Từ kết quả thử nghiệm ở Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Gia Lai và Sông Bé, Vũ Văn Mễ cho rằng quy hoạch cấp xã phải dựa trên tình trạng sử dụng đất hiện tại, tiềm năng sản xuất của đất, các quy định của nhà nước và nhu cầu nguyện vọng của người dân. . . ., xem xét mọi vấn đề liên quan đến đất đai và sử dụng tài nguyên [22], [9], [5]. Cách tiếp cận tổng hợp và toàn diện này phù
- 10 hợp với xu thế chung của thế giới hiện nay về áp dụng các phương pháp quy hoạch tổng hợp. Giai đoạn năm 1996 và 1997, trong quá trình triển khai dự án Quản lý nguồn nước hồ Yên Lập có sự tham gia của người dân tại Hoành Bồ-Quảng Ninh, tác giả thử nghiệm phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân để QHLN cho 3 xã: Bằng Cả, Quảng La và Dân Chủ. Phương pháp PRA được sử dụng để QHLN và xây dựng dự án cấp xã, thôn cho 5 lĩnh vực: QHLN và cây ăn quả cho quản lý rừng phòng hộ, quy hoạch trồng trọt, quy hoạch chăn nuôi và đồng cỏ, quy hoạch phát triển thuỷ lợi và quy hoạch mạng lưới tín dụng thôn bản [10]. Sau 3 năm thực hiện cho thấy bản quy hoạch phù hợp với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, những hạn chế do thiếu nghiên cứu về đất, phân tích hệ thống canh tác dẫn đến việc lựa chọn cây trồng chưa hợp lý. Kinh nghiệm này đang được đúc rút cho giai đoạn tiếp theo của dự án được triển khai trên 4 xã mới. Từ những căn cứ trên cho thấy xã có một vai trò, vị trí và chức năng rất lớn đối với công tác quy họach phát triển lâm nghiệp. Do vị trí đặc thù của xã so với các cấp hành chính cao hơn, nên luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Bá Ngãi[17] đã đưa nêu: Trong quy họach phát triển lâm nông nghiệp cấp xã có 3 chức năng cơ bản sau đây: + Thể hiện định hướng và chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước thông qua việc coi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy họach phát triển lâm nông nghiệp cấp trên là những căn cứ cho quy họach phát triển quy họach lâm nông nghiệp cấp xã; + Phát huy quyền dân chủ của người dân địa phương thông qua sự tham gia của họ vào quá trình quy họach và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng. + Là công cụ quản lý quá trình tổ chức sản xuất lâm nông nghiệp cấp xã. Chức năng thứ nhất và thứ hai thể hiện vị trí của quy họach phát triển lâm nông nghiệp xã được coi là địa điểm mà ở đó kết hợp hài hòa giữa quy họach vĩ mô và quy họach vi mô, giữa định hướng phát triển và nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, giữa lãnh đạo và quyền làm chủ, nguyên tắc tập
- 11 trung dân chủ trong sản xuất được thể hiện một cách đầy đủ. Như vậy quyền lãnh đạo và quyền dân chủ trong sản xuất được xác lập ngay trong quá trình quy họach phát triển sản xuất lâm nông nghiệp. Chức năng thứ ba xác định một trong những quyền quản lý Nhà nước cơ bản của cấp xã đối với sản xuất lâm nông nghiệp. Trong giáo trình Quy họach sử dụng đất của Trần Hữu Viên [37] có đề cập đến chức năng của cấp xã trong công tác QHSD đất như sau: “ Giải quyết các tồn tại về ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng đất, quy họach xác định ranh giới các thôn bản, các đơn vị quản lý sử dụng đất trên địa bàn xã. Phản ánh các cân đối trong việc phân bổ đất đai để các ngành sử dụng đất xây dựng và phát triển, vừa phù hợp với nhiệm vụ chung vừa không chồng chéo ảnh hưởng lẫn nhau, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, đầy đủ, có hiêu quả cao nhất mọi tài nguyên đất đai cả trong giai đọan trước mắt và tương lai. Giúp chính phủ và UBND các cấp thực hiện việc thống nhất quản lý đối với đất đai, trước hết và trực tiếp là UBND cấp xã. QHSD đất cấp xã chi tiết tới từng đơn vị sử dụng làm cơ sở cho việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Theo điều 118 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam năm 1992[8] cấp xã là cấp hành chính thấp nhất, là đơn vị hành chính cơ sở có quan hệ trực tiếp với nhân dân. theo luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi), chính quyền cấp xã là cấp cơ sở gồm HĐND xã do nhân dân bầu và UBND xã do HĐND bầu, có chức năng quản lý Nhà nước trong phạm vi xã. Như vậy dưới góc độ quản lý Nhà nước, xã là cấp có chức năng hành pháp và quản lý Nhà nước về đất đai, sản xuất: lâm nghiệp, nông nghiệp, là cấp quản lý về kế họach sử dụng đất và sản xuất lâm nông nghiệp cấp xã.
- 12 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau: -Xác định các cơ sở và phân tích, đánh giá quá trình QHSD đất sản xuất nông nghiệp, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã triển khai tại địa phương để rút ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. 2.2 Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nêu trên đề tài tập trung vào nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau: - Nghiên cứu những cơ sở QHSD đất sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. - Phân tích quá trình QHSD đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã áp dụng tại địa phương. - Đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu Để giải quyết những nội dung trên, đề tài tiến hành chọn điểm nghiên cứu theo những tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu mà Donovan ( 1997) đã đưa ra. - Chọn xã nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu những cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã. Xã nghiên cứu phải có đầy đủ các hoạt động sản xuất lâm nông nghiệp để phục vụ cho việc nghiên cứu. Vì vậy đề tài chọn xã Ân Tình là một xã đáp ứng được các tiêu chí trên. - Chọn thôn nghiên cứu: chọn thôn có cơ cấu đất đai đặc trưng cho toàn xã gồm: rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trống, đồi núi trọc đồng thời thôn phải tham gia trong vùng dự án quy hoạch. Có mật độ dân cư, trình độ dân trí, phát
- 13 triển kinh tế ở mức trung bình so với các thôn khác trong xã. Qua phỏng vấn lãnh đạo xã kết hợp với phân tích những thông tin về điều kiện dân sinh, kinh tế, đề tài chọn thôn Thẳm Mu là thôn đáp ứng các tiêu chí trên làm đối tượng để nghiên cứu. - Chọn HGĐ; chọn 15 HGĐ phỏng vấn, là những hộ trực tiếp tham gia vào các hoạt động lâm nông nghiệp. Phương pháp lựa chọn theo các nhóm hộ, trong đó 1/3 số hộ khá, 1/3 số hộ trung bình và 1/3 số hộ nghèo để tiến hành phỏng vấn. Danh sách các nhóm hộ do trưởng thôn cung cấp. 2.3.2 Thu thập và phân tích các tài liệu có sẵn tại địa phương Các tài liệu có sẵn liên quan đến địa bàn nghiên cứu được thu thập trực tiếp từ xã, huyện và các cơ quan liên quan như chi cục lâm nghiệp, chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm và các cơ quan hữu quan khác. Các tài liệu đã có ở địa phương được thu thập gồm: - Thu thập các văn bản Nhà nước của trung ương và địa phương có liên quan đến QHSD đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã. - Các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội ở địa phương gồm: đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu thủy văn, dân cư, lao động, tình hình sản xuất lâm nông nghiệp của xã, tình hình thực hiện các chính sách của Nhà nước và của địa phương. Các số liệu được chọn lọc và tổng hợp trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo về tình hình sản xuất lâm nghiệp hàng năm của UBND xã Ân Tình. 2.3.3 Điều tra ngoại nghiệp 2.3.3.1 Phương pháp điều tra nhanh Phương pháp điều tra nhanh trong 2 đợt bằng các công cụ: phỏng vấn và tiếp xúc lãnh đạo các ban ngành liên quan tại tỉnh và huyện, gặp lãnh đạo xã, thôn và nông dân để thu thập những thông tin cơ bản, xác định các vấn đề để xây dựng đề cương nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu. 2.3.3.2 Phương pháp điều tra chuyên đề Điều tra chuyên đề được thực hiện trực tiếp tại xã và thôn theo mẫu biểu của các lĩnh vực chính: trồng trọt, lâm nghiệp do cán bộ xã trực tiếp điều tra. Hệ thống mẫu biểu và phương pháp điều tra được thiết kế để điều tra bổ sung các thông tin không có trong tài liệu PRA như:
- 14 Lĩnh vực trồng trọt điều tra theo các chỉ tiêu: các thông tin chung về cây trồng; năng suất cây trồng của xã; mức độ thâm canh cây trồng ở thôn; tổn thất cây trồng của xã; đầu tư của xã; thông tin về khuyến nông khuyến lâm thôn bản; tình hình giao đất nông nghiệp. Điều tra lĩnh vực lâm nghiệp theo các chỉ tiêu: tình hình sử dụng đất lâm nghiệp; tình hình giao đất lâm nghiệp; tình hình quản lý rừng; tình hình đầu tư và phát triển rừng; tình hình lợi dụng rừng; tình hình bảo vệ rừng. 2.3.3.3 Sử dụng công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) Công cụ PRA được lựa chọn để điều tra bổ sung cho các nghiên cứu chuyên đề được mô tả trong biểu 2.1 Bảng 2.1: Công cụ PRA cho điều tra tại các điểm nghiên cứu Các công cụ Mục đích điều tra cho các lĩnh vực PRA áp dụng Trồng trọt Cây ăn quả và lâm nghiệp Xây dựng sa bàn Xác định, đánh giá các khu Đánh giá hiện trạng và và vẽ sơ đồ canh tác khả năng phát triển thôn Biểu đồ hướng Diễn biến diện tích canh tác Diễn biến về đất lâm thời gian và năng suất nghiệp Phân tích lịch Xác định lịch gieo trồng và Xác định lịch thu hái lâm mùa vụ thu hoạch sản Khảo sát Phân tích các loại hình canh Phân tích các mô hình cây điểm/đi lát cắt tác chính ăn quả, trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng Phân loại kinh tế Xác định các nhóm hộ gia đình theo tiêu chuẩn giầu nghèo HGĐ dựa trên nhận thức của người dân Phỏng vấn HGĐ Phân tích tình hình sản xuất, kinh tế hộ và nhu cầu tín dụng của nhóm hộ gia đình Phân loại xếp Phân tích và xác định giống Phân tích các giống cây hạng cho điểm lúa và hoa màu ăn quả và lâm nghiệp Phân tích tổ Phân tích các tổ chức liên quan đến phát triển sản xuất chức Thảo luận nhóm Dự kiến các hoạt Dự kiến các hoạt Dự kiến các hoạt động và ưu tiên động và ưu tiên động và ưu tiên Họp dân Nối ghép các hoạt động và dự thảo kế hoạch hành động thôn, thống nhất kế hoạch phát triển xã.
- 15 + Điều tra và lập kế hoạch lâm nghiệp - Thảo luận nhóm nông dân bên sơ đồ về các vấn đề hiện trạng sử dụng đất và ranh giới các loại hình sử dụng đất, nhu cầu về sản xuất và sử dụng đất, những khó khăn và thách thức. - Điều tra tuyến (đi lát cắt) xác minh lại trên bản đồ, đánh giá bổ sung về tài nguyên và khoanh vùng hệ thống canh tác. Tại mỗi điểm khảo sát tiến hành thảo luận với cán bộ kỹ thuật của địa phương và nông dân để xác định và khoanh vùng các kiểu sử dụng đất, phân tích các đặc điểm được thực hiện trên phạm vi xã và đề xuất giải pháp. - Họp dân trình bày kết quả và thống nhất kế hoạch của thôn. 2.3.3.4 Phương pháp đánh giá đất đai Tài nguyên đất của xã được thu thập và đánh giá dựa trên bản đồ tài nguyên đất tỷ lệ 1:10.000, kết hợp với điều tra khảo sát bổ sung trên thực địa. 2.3.3.5 Phương pháp phân 3 loại rừng và phân cấp phòng hộ Phân chia 3 loại rừng được thực hiện theo phương pháp chia 3 loại rừng của Bộ Lâm nghiệp (cũ). Nội dung phân 3 loại rừng là xác định ranh giới 3 loại rừng: xác định vị trí giữa bản đồ và thực địa để đóng mốc sau này, tính toán và tổng hợp diện tích các loại rừng và xác định các giải pháp kĩ thuật lâm sinh xây dựng rừng, chuyển họa ranh giới lên bản đồ phân chia 3 loại rừng. 2.3.3.6 Phương pháp điều tra xã hội học Trong một xã chọn 1 thôn đại diện đặc trưng cho xã để điều tra như: dân cư và phân bố dân cư, dân tộc, vị trí thôn, điều kiện về tự nhiên, có đầy đủ hoặc gần đủ các kiểu sử dụng đất. Tiến hành phỏng vấn 15 hộ gia đình để bổ sung vào kết quả PRA thực hiện trước đây. Phỏng vấn hộ gia đình tập trung vào các thông tin kinh tế, xã hội và chính sách. Một số cuộc thảo luận nhóm nông dân được tổ chức để đánh giá các yếu tố về chính sách, tổ chức và văn hoá được thực hiện. Kỹ thuật phỏng vấn bán định hướng được sử dụng trong phỏng vấn hộ gia đình và thảo luận nhóm.
- 16 2.3.4 Nội nghiệp 2.3.4.1 Tổng hợp, phân tích thông tin cơ bản về tự nhiên và kinh tế-xã hội Các thông tin về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội được tổng hợp và phân tích theo nhóm sau: Các thông tin liên quan đến các điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng, thực vật tự nhiên được thu thập từ các bản tài liệu gốc của địa phương. Các thông tin về điều kiện kinh tế xã hội như: dân cư (dân số, dân tộc, cơ cấu xã hội: xã, thôn, xóm, nhóm hộ, hộ gia đình); nghề nghiệp và việc làm; các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng (y tế, giáo dục, cấp nước, giao thông và thông tin liên lạc, thị trường và các dịch vụ xã hội khác) được tổng hợp theo mục đích của đề tài theo hệ thống mẫu biểu quy định. Hệ thống thông tin liên quan đến tổ chức và thể chế được tổng hợp và phân tích bằng các phương pháp SWOT, phương pháp phân tích thể chế và tổ chức theo các chỉ tiêu về: tổ chức cộng đồng, dịch vụ khuyến nông, bảo vệ và quản lý rừng, dịch vụ thú y và chăn nuôi, tín dụng cộng đồng. 2.3.4.2 Tổng hợp và phân tích thông tin điều tra chuyên đề Thông tin thu thập được để phục vụ cho quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng được tổng hợp theo phương pháp tối ưu hoá mục tiêu và phân tích đa tiêu chuẩn áp dụng cho xây dựng kế hoạch. Những bài toán phân tích kinh tế được sử dụng cho việc lựa chọn các phương án. 2.3.4.3 Phân tích chi phí và lợi ích (CBA) Phương pháp CBA được vận dụng phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất, trên cơ sở đó để lựa chọn các mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế nhất để làm cơ sở tiến hành quy hoạch phát triển sản xuất. Các số liệu được tập hợp và tính bằng các hàm kinh tế trong chương trình EXEL. Các chỉ tiêu kinh tế sau đây được vận dụng trong phân tích CBA. + Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV) NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản suất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại. Công thức tính như (2.1):
- 17 n Bt Ct NPV = (1 i) t 0 t ( 2.1) Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (đồng) Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng) Ct : Giá trị chi phí ở năm t (đồng) i : Tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất (%) t : Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm) n 1 0 :Tổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ năm thứ 0 đến năm thứ n NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất nào có NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. + Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR) BCR là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Công thức tính như sau: n Bt (1 i) t 0 t BPV BCR = n = ( 2.2) Ct CPV t 0 (1 i ) t Trong đó: - BCR : Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (đồng/đồng) - BPV : Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) - CPV : Giá trị hiện tại của chi phí (đồng) - Các ký hiệu khác được giải thích ở công thức (2.1) Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR>1 thì có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại, BCR
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 529 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 348 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 337 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 240 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 196 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 266 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 195 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn