intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng của các dòng keo lai và keo lá tràm tại khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá được khả năng sinh trưởng và năng suất bình quân của 05 dòng Keo lai và 03 dòng Keo lá tràm; chọn được ít nhất 01 dòng Keo lai và 01 dòng Keo lá tràm cho năng suất cao phục vụ công tác trồng rừng trên khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau; xác định được các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thích hợp cho năng suất cao trên khu vực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng của các dòng keo lai và keo lá tràm tại khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ ĐÌNH TRƯỜNG NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG KEO LAI VÀ KEO LÁ TRÀM TẠI KHU VỰC U MINH HẠ TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Đồng Nai, 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ ĐÌNH TRƯỜNG NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG KEO LAI VÀ KEO LÁ TRÀM TẠI KHU VỰC U MINH HẠ TỈNH CÀ MAU CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG PGS.TS. PHÙNG VĂN KHOA Đồng Nai, 2016
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./. Tác giả Lê Đình Trƣờng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Gia đình đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình tham gia khóa học tập lớp đào tạo thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp chuyên ngành Lâm học của Trường Đại học Lâm nghiệp. Thầy hướng dẫn: TS. Lê Xuân Trường và PGS.TS. Phùng Văn Khoa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp; Ban Giám đốc, Ban Khoa học - Công nghệ - Cơ sở 2 trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu hoàn thành luận văn. Quý thầy, cô đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại Cơ sở 2 - Trường Đại học Lâm nghiêp. Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Toàn thể học viên lớp Cao học Lâm học K21- LH, cùng bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài./. Cà Mau, ngày tháng 5 năm 2016 Tác giả Lê Đình Trƣờng
  5. iii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới: ................................................3 1.1.1. Ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: ............................................................................................................................3 1.1.2. Ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: ............................................................................................................................4 1.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến sinh trưởng của Keo lai và Keo lá tràm: ............................................................................................................................5 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước: ..................................................5 1.2.1. Ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: ............................................................................................................................5 1.2.2. Ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: ............................................................................................................................8 1.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm:.........................................................................................................................8 1.2.4. Các nghiên cứu về sâu, bệnh hại Keo lai và Keo lá tràm: ................................9 1.3. Thảo luận chung: ................................................................................................11 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................12 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: .........................................................................................12 2.2. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................12 2.3. Phạm vi nghiên cứu:...........................................................................................12 2.3.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: ....................................................................12 2.3.2. Phạm vi về không gian: ...................................................................................12 2.4. Nội dung nghiên cứu: .........................................................................................13 2.5. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................13 2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm:.......................................................................13
  6. iv 2.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:...........................................................14 2.5.3. Đánh giá tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về D1.3; Hvn và năng suất bình quân của các dòng Keo lai và Keo lá tràm trên các cao trình bờ líp và công thức mật độ trồng rừng khác nhau: ...............................................................................................15 2.5.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng và cao trình bờ líp đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về D1.3; Hvn và năng suất bình quân của các dòng Keo lai và Keo lá tràm: ..........................................................................................................................16 2.5.5. Xác định thành phần sâu, bệnh hại, tỷ lệ và mức độ bị hại đối với các dòng Keo lai và Keo lá tràm: .............................................................................................16 2.5.6. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng hiệu quả, cho năng suất cao: .....................................................................................................................18 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................... 19 3.1. Vị trí, diện tích khu vực U Minh Hạ và địa điểm triển khai đề tài nghiên cứu: 19 3.2. Địa hình: .............................................................................................................21 3.3. Đất đai: ...............................................................................................................21 3.4. Khí hậu: ..............................................................................................................22 3.5. Thủy văn: ..........................................................................................................23 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 24 4.1. Sinh trưởng của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau: .............................................................................................24 4.1.1. Sinh trưởng về đường kính (D1.3) của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên 02 dạng bờ líp và 03 công thức mật độ:................................................24 4.1.2. Sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên 02 dạng bờ líp và 03 công thức mật độ:................................................34 4.2. Tỷ lệ sống của Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên trên 02 dạng bờ líp và 03 công thức mật độ trồng rừng: ...............................................................................43 4.3. Năng suất của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên trên 02 dạng bờ líp và 03 công thức mật độ trồng rừng: ................................................................46
  7. v 4.3.1. Năng suất của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên 02 dạng bờ líp:..............................................................................................................................48 4.3.2. Năng suất của các dòng Keo lai và Keo lá tràm ở 03 công thức mật độ trồng rừng: ..........................................................................................................................49 4.3.3. Năng suất của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên khu vực U Minh Hạ: ...................................................................................................................51 4.4. Sâu, bệnh hại Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên khu vực U Minh Hạ: .53 4.4.1. Sâu hại Keo lai và Keo lá tràm: ......................................................................53 4.4.2. Bệnh hại Keo lai và Keo lá tràm: ....................................................................55 4.5. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng hiệu quả, cho năng suất cao trên khu vực U Minh Hạ:.........................................................................................................69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 71 1. Kết luận: ................................................................................................................71 2. Kiến nghị: ..............................................................................................................71
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Chữ đầy đủ TB1 Dòng Keo lai TB1 TB3 Dòng Keo lai TB3 TB5 Dòng Keo lai TB5 TB6 Dòng Keo lai TB6 TB7 Dòng Keo lai TB7 AA1 Dòng Keo lá tràm AA1 AA9 Dòng Keo lá tràm AA9 AA15 Dòng Keo lá tràm AA15 CV1.3 Chu vi thân cây tại vị trí 1.3m D1.3 Đường kính thân cây tại vị trí 1.3m Hvn Chiều cao vút ngọn của cây P% Tỷ lệ cây bị sâu, bệnh hại Rbq Chỉ số sâu, bệnh hại bình quân
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................13 Bảng 2.2: Phân cấp sâu, bệnh hại lá ..........................................................................17 Bảng 2.3: Phân cấp sâu, bệnh hại cành, ngọn ...........................................................17 Bảng 3.1: Diện tích tự nhiên các xã thuộc vùng U Minh Hạ ....................................19 Bảng 3.2: Thống kê các loại đất chủ yếu của vùng U Minh Hạ ...............................22 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của cao trình bờ líp, mật độ trồng rừng và giống đến sinh trưởng về D1.3 của Keo lai và Keo lá tràm ................................................................24 Bảng 4.2. Xếp hạng sinh trưởng đường kính của Keo lai và Keo lá tràm trồng ở 03 công thức mật độ .......................................................................................................29 Bảng 4.3. Xếp hạng sinh trưởng đường kính của các dòng Keo lai và Keo lá tràm .31 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của cao trình bờ líp, mật độ trồng rừng và giống đến sinh trưởng về Hvn của Keo lai và Keo lá tràm .................................................................34 Bảng 4.5. Xếp hạng sinh trưởng chiều cao của Keo lai và Keo lá tràm ở 03 công thức mật độ trồng rừng ..............................................................................................38 Bảng 4.6. Xếp hạng sinh trưởng về chiều cao của các dòng Keo lai và Keo lá tràm ...................................................................................................................................40 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của cao trình bờ líp, mật độ trồng rừng và giống đến tỷ lệ sống của Keo lai và Keo lá tràm ...............................................................................43 Bảng 4.8. Xếp hạng tỷ lệ sống (%) của Keo lai và Keo lá tràm ...............................44 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của cao trình bờ líp, mật độ trồng rừng và giống đến năng suất bình quân của Keo lai và Keo lá tràm ...............................................................46 Bảng 4.10. Xếp hạng về năng suất bình quân (m3/ha/năm) của Keo lai khảo nghiệm ở 03 công thức mật độ trồng rừng .............................................................................51 Bảng 4.11. Xếp hạng về năng suất bình quân (m3/ha/năm) của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên khu vực U Minh Hạ..................................................52 Bảng 4.12: Thành phân các loài sâu hại Keo lai và Keo lá tràm ..............................54
  10. viii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1: Sơ đồ vị trí triển khai đề tài nghiên cứu ....................................................20 Hình 4.1. Sinh trưởng D1.3 của các dòng Keo lai trên 02 dạng bờ líp có cao trình 80cm và 60cm ...........................................................................................................26 Hình 4.2. Sinh trưởng D1.3 của các dòng Keo lá tràm trên 02 dạng bờ líp có cao trình 80cm và 60cm ...........................................................................................................26 Hình 4.3. Sinh trưởng D1.3 của các dòng Keo lai ở 03 công thức mật độ trồng rừng ...................................................................................................................................28 Hình 4.4. Sinh trưởng D1.3 của các dòng Keo lá tràm ở 03 công thức mật độ trồng rừng ...........................................................................................................................28 Hình 4.5. Sinh trưởng D1.3 của 02 loài cây Keo lai và Keo lá tràm ..........................33 Hình 4.6. Sinh trưởng Hvn của các dòng Keo lai trên 02 dạng bờ líp có cao trình 80cm và 60cm ...........................................................................................................36 Hình 4.7. Sinh trưởng Hvn của các dòng Keo lá tràm trên 02 dạng bờ líp có cao trình 80cm và 60cm ...........................................................................................................36 Hình 4.8. Sinh trưởng Hvn của các dòng Keo lai ở 03 công thức mật độ..................37 Hình 4.9. Sinh trưởng Hvn của các dòng Keo lá tràm ở 03 công thức mật độ ..........38 Hình 4.10. Sinh trưởng Hvn của 02 loài cây Keo lai và Keo lá tràm .........................42 Hình 4.11. Năng suất của các dòng Keo lai khảo nghiệm trên 02 dạng bờ líp .........48 Hình 4.12. Năng suất của các dòng Keo lá tràm khảo nghiệm trên 02 dạng bờ líp .48 Hình 4.13. Năng suất bình quân của các dòng Keo lai ở 03 công thức mật độ ........49 Hình 4.14. Năng suất bình quân của các dòng Keo lá tràm ở 03 công thức mật độ .50 Hình 4.15: Keo lai bị sâu hại ăn lá ............................................................................54 Hình 4.16: Keo lá tràm bị sâu hại ăn lá .....................................................................54 Hình 4.17: Sâu kèn dài ..............................................................................................55 Hình 4.18: Sâu kèn bó củi .........................................................................................55 Hình 4.19: Bọ nẹt xanh .............................................................................................55 Hình 4.20: Châu chấu voi..........................................................................................55 Hình 4.21: Châu chấu ................................................................................................55 Hình 4.22: Sâu róm 4 túm lông .................................................................................55
  11. ix Hình 4.23. Bệnh bồ hóng hại Keo lai ........................................................................56 Hình 4.24: Bệnh bồ hóng hại Keo lá tràm ................................................................56 Hình 4.25. Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh bồ hóng khi trồng trên 02 dạng bờ líp ...........56 Hình 4.26. Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh bồ hóng khi trồng ở 03 công thức mật độ trồng rừng ...........................................................................................................................56 Hình 4.27. Tỷ lệ bị bệnh bồ hóng của các dòng Keo lai ...........................................57 Hình 4.28. Chỉ số bị hại bình quân khi Keo lai trồng trên 02 dạng bờ líp ................58 Hình 4.29. Chỉ số bị hại bình quân khi Keo lai trồng trên 03 công thức mật độ ......58 Hình 4.30. Chỉ số bị hại bình quân ở các dòng Keo lai ............................................58 Hình 4.31. Tỷ lệ Keo lá tràm bị bệnh bồ hóng khi trồng trên 02 dạng bờ líp...........60 Hình 4.32. Tỷ lệ Keo lá tràm bị bệnh bồ hóng khi trồng ở 03 công thức mật độ .....60 Hình 4.33. Tỷ lệ bị bệnh bồ hóng của các dòng Keo lá tràm ....................................60 Hình 4.34. Chỉ số bị hại bình quân khi Keo lá tràm trồng trên 02 dạng bờ líp.........61 Hình 4.35. Chỉ số bị hại bình quân khi Keo lá tràm trồng trên 03 công thức mật độ .61 Hình 4.36. Chỉ số bị hại bình quân ở các dòng Keo lá tràm .....................................62 Hình 4.37. Lá Keo lai bị bệnh đốm lá .......................................................................63 Hình 4.38. Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh đốm lá khi trồng trên 02 dạng bờ líp .............64 Hình 4.39. Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh đốm lá khi trồng ở 03 công thức mật độ........64 Hình 4.40. Tỷ lệ bị bệnh đốm lá của các dòng Keo lai .............................................64 Hình 4.41. Chỉ số bị hại bình quân trên Keo lai trên 02 dạng bờ líp ........................65 Hình 4.42. Chỉ số bị hại bình quân trên Keo lai ở 03 công thức mật độ ..................65 Hình 4.43. Chỉ số bị hại bình quân trên các dòng Keo lai ........................................65 Hình 4.44. Tỷ lệ cây Keo lá tràm bị bệnh đốm lá khi trồng trên 02 dạng bờ líp ......66 Hình 4.45. Tỷ lệ cây Keo lá tràm bị bệnh đốm lá khi trồng ở 03 công thức mật độ 66 Hình 4.46. Tỷ lệ bị bệnh đốm lá của các dòng Keo lá tràm ......................................67 Hình 4.47. Chỉ số bị hại bình quân trên Keo lá tràm trên 02 dạng bờ líp .................68 Hình 4.48. Chỉ số bị hại bình quân trên Keo lá tràm ở 03 công thức mật độ ...........68 Hình 4.49. Chỉ số bị hại bình quân trên các dòng Keo lá tràm .................................68 Hình 4.50: Lên líp trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm ..............................................69
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Cà Mau, khu vực U Minh Hạ là một hệ sinh thái ngập nước theo mùa rất đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long, các loại đất trong khu vực mang nhiều đặc tính thổ nhưỡng nhạy cảm với môi trường đất ngập nước, trong đó đất phèn là loại điển hình và phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ diện tích lớn, điều này cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển rừng và bảo vệ môi trường trên khu vực. Trong những năm vừa qua, công tác phát triển rừng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các cấp quản lý, các đơn vị sản xuất cũng như các hộ gia đình tham gia sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay ở khu vực U Minh Hạ, các loài cây trồng rừng truyền thống đều mang lại hiệu quả kinh tế thấp, do vậy, người dân vùng rừng không tha thiết với việc sản xuất lâm nghiệp, việc thay đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp mọc nhanh, cho năng suất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn đang là một vấn đề cấp bách. Keo lai và Keo lá tràm là những loài cây được chọn để trồng rừng khá phổ biến ở khu vực U Minh Hạ, đây là nhóm loài cây cho năng suất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn và có thị trường rộng lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường trên khu vực. Theo thống kê của Chi cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Cà Mau, tính từ năm 2009 đến tháng 4 năm 2014, cả tỉnh Cà Mau có tổng diện tích trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm trên khu vực U Minh Hạ là 4.610,33ha, đây là một diện tích rất lớn, điều này cũng cho thấy rằng, Keo lai và Keo lá tràm đang là loài cây được ưa chuộng cho phát triển kinh tế bằng sản xuất lâm nghiệp trên khu vực. Tuy nhiên, việc trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm ở đây chưa chú trọng đến công tác chọn giống và kỹ thuật trồng rừng, nên năng suất và chất lượng rừng trồng chưa cao. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các dòng Keo lai và Keo lá tràm nhằm chọn được các dòng cho sinh trưởng tốt, đạt năng suất và chất lượng cao để trồng rừng kinh tế trên khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Các dòng Keo lai và Keo lá tràm đưa vào khảo nghiệm trong đề tài này đều đã được công nhận là giống quốc
  13. 2 gia và giống tiến bộ kỹ thuật nhưng chưa được đánh giá về khả năng thích nghi và sinh trưởng trên vùng đất ngập nước đặc thù ở khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Khu vực U Minh Hạ là khu vực ngập nước theo mùa, do vậy, kỹ thuật trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm cũng có sự khác biệt với các vùng sinh thái khác trên cả nước. Để trồng được rừng Keo lai và Keo lá tràm, cần phải tạo thành các líp cao, đảm bảo không bị ngập nước vào mùa mưa, do vậy, việc đánh giá khả năng sinh trưởng của các dòng Keo lai và Keo lá tràm trên khu vực này có ý nghĩa cao về mặt thực tiễn. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để áp dụng và phát triển mô hình trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm năng suất cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng và hiệu quả sử dụng đất cho khu vực U Minh Hạ, từ đó tăng thu nhập cho người dân vùng rừng. Để góp phần vào việc phát triển công tác trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm năng suất cao trên khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau, đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng của các dòng Keo lai và Keo lá tràm tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau” nhằm chọn được các dòng Keo lai và Keo lá tràm sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thích hợp trên khu vực.
  14. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới: 1.1.1. Ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: Keo lai được sử dụng rất phổ biến để trồng rừng lấy gỗ tại các vùng Queensland, Australia và giới hạn ở 2 vùng là khu vực từ Jardine đến Claudie River (từ 11o20’-12o44’ vĩ độ Nam) và vùng từ Ayton đến Nam Ingham (từ 15o54’ - 18o30’ vĩ độ Nam), với ưu điểm là loài cây sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn. Hầu hết đó là vùng nhiệt đới duyên hải thấp, với độ cao từ mực nước biển dưới 800m. Ngoài ra, Keo lai còn được trồng nhiều các tỉnh miền tây Papua New Guinea và tỉnh Irian Jaya thuộc Indonesia. Vùng sinh thái Keo lai thường là nhiệt đới ẩm, với mùa khô 4-6 tháng, lượng mưa trung bình 1.446-2.970mm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 13-21oC, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 25-32o[23]. Tại Malaysia, các nghiên cứu và phát triển mở rộng rừng trồng mạnh nhất so với các nước trong vùng Đông Nam Á. Tại đây, cây Keo lá tràm được dẫn giống trồng thử nghiệm từ những năm 1930, đến những năm 1970 thì Keo lá tràm đã trở thành loài cây trồng rừng kinh tế chính, hàng loạt các khảo nghiệm xuất xứ trên 4 địa điểm có điều kiện lập địa khác nhau về độ ẩm đất, độ sâu tầng đất, lượng mùn và cỏ dại. Theo kết quả tại Sabah, sau 10 - 13 năm, chiều cao cây đạt 20 - 25m và đường kính 20 - 30cm, tăng trưởng bình quân ở đây là 44 m3/ha/năm, đồng thời kết luận sinh trưởng của Keo lá tràm tốt hơn các xuất xứ địa phương. Tính đến cuối năm 1990, diện tích rừng trồng Keo lá tràm ở Sabah vào khoảng 14.000 ha [18]. Tại Thái Lan, năm 1985 khảo nghiệm giống đã được tiến hành cho 12 loài từ 23 lô hạt trên 6 địa điểm khảo nghiệm, đã thu được kết quả là sau 3 năm tuổi, sinh trưởng giữa các loài và xuất xứ khác nhau là sai khác có ý nghĩa, trong đó các loài Keo lá tràm, Keo lá liềm và Keo đa thân có xuất xứ từ Papua New Guinea được đánh giá là tốt ở tất cả các lập địa. Keo lá tràm xuất xứ tốt nhất là Balamuk (PNG) đạt chiều cao nơi có lập địa tốt nhất là 12,3 m và đường kính là 12 cm, đồng thời
  15. 4 Keo lá tràm cho tỷ lệ sống cao nhất kế đến là Keo đa thân và Keo lá liềm [21]. Khảo nghiệm hậu thế các gia đình cây trội Keo lá tràm được chọn lọc từ nơi nguyên sản và từ các lâm phần địa phương tại Thái Lan năm 1989 đã cho thấy, có sự sai khác rất lớn về sinh trưởng giữa các xuất xứ cũng như giữa các gia đình trong cùng xuất xứ. Các gia đình được chọn lọc trong các rừng sản xuất có sinh trưởng kém đã bị chặt bỏ khi khảo nghiệm này được chuyển hoá thành vườn giống, sự sinh trưởng kém của các gia đình địa phương đã được lý giải là do nền tảng di truyền hẹp, tình trạng giao phấn cận huyết và chọn lọc âm tính (các cá thể có sinh trưởng kém được chọn để thu hái hạt giống cho sản xuất đại trà) đã diễn ra qua nhiều thế hệ [19]. Tại Lào, khảo nghiệm phối hợp loài và xuất xứ cho các loài Keo được tiến hành năm 1998, thông qua sự đầu tư của tổ chức Phát Triển Quốc Tế Thụy Điển (SIDA), với 14 xuất xứ thuộc 8 loài, kết quả cho thấy, Keo tai tượng xuất xứ Oriomo (PNG) sinh trưởng tốt nhất, cây Keo lá tràm xếp thứ ba về sinh trưởng ở xuất xứ tốt nhất Archer River thuộc nước Úc, bên cạnh ưu điểm sinh trưởng nhanh thì 2 xuất xứ này đạt tỷ lệ sống trên 80% [24]. 1.1.2. Ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: Tại Thái Lan năm 1985, khảo nghiệm giống đã được tiến hành cho 12 loài từ 23 lô hạt trên 6 địa điểm khảo nghiệm, sau 3 năm khảo nghiệm, tác giả chỉ ra rằng khi sử dụng các loài Keo để trồng rừng thì việc xác định điều kiện lập địa, loài và xuất xứ thích hợp để đảm bảo sinh trưởng và sản lượng là công tác không thể thiếu, nếu sử dụng các loài, xuất xứ không thích hợp với điều kiện của lập địa thì hậu quả sức sinh trưởng và sản lượng kém là không thể tránh khỏi và phải chịu tổn thất không nhỏ [21]. Pandey (1983), khi khảo sát rừng trồng Keo lai ở các điều kiện lập địa khác nhau, đã chỉ ra rằng: Keo lai trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10-20 năm thường chỉ đạt từ 5-10m3/ha/năm, nhưng ở vùng nhiệt đới ẩm thì có thể
  16. 5 đạt tới 30m3/ha/năm. Rõ ràng điều kiện lập địa khác nhau thì năng suất rừng trồng cũng khác nhau rõ rệt [22]. 1.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến sinh trưởng của Keo lai và Keo lá tràm: Trong một công trình nghiên cứu ở Quensland (Australia), tác giả Evans, J. (1992) đã tiến hành thí nghiệm với 5 công thức mật độ trồng Keo lai khác nhau (2.200 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.330 cây/ha; 1.075 cây/ha và 750 cây/ha). Sau hơn 9 năm trồng, số liệu đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều tăng của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy lượng tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng vẫn nhỏ hơn các công thức mật độ cao. Cụ thể, ở những công thức trồng mật độ thấp (750 cây/ha - 1.075 cây/ha) có đường kính trung bình đạt từ 20,1-20,9cm, số cây đạt đường kính D1.3 >10cm chiếm từ 84-86%. Trong khi đó ở mật độ cao (1.660 cây/ha - 2.220 cây/ha) đường kính chỉ đạt từ 16,6-17,8cm, số cây có đường kính D1.3>10cm chỉ chiếm từ 71-76% [20]. 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nƣớc: 1.2.1. Ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: • Về Keo lai: Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), đây là một trong những loài cây mọc nhanh, được sử dụng trồng rừng ở nước ta hiện nay [14]. Từ năm 1980 trở lại đây hoạt động cải thiện giống cây rừng mới được đẩy mạnh trong cả nước. Các hoạt động trong thời gian đầu chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ các loài cây trồng rừng chủ yếu ở một số vùng sinh thái chính trong nước như Bạch đàn, Keo, Phi lao…Vào đầu những năm 1990, việc phát hiện ra giống Keo lai tự nhiên giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng đã thúc đẩy các hoạt động khảo nghiệm chọn lọc nhân tạo và nhân giống vô tính phát triển. Trong những năm gần
  17. 6 đây, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm phát triển lâm nghiệp Phù Ninh thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam cùng một số cơ sở nghiên cứu lâm nghiệp các tỉnh, đã nghiên cứu thành công lai giống nhân tạo cho các loài Keo, Bạch đàn và Thông [8]. Trong khoảng hơn 10 năm gần đây, công tác nghiên cứu cải thiện giống đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ khảo nghiệm hàng chục giống Keo lai đã có 4 dòng có năng suất cao và thích hợp với nhiều vùng sinh thái đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia là BV10; BV16; BV32; BV33 [6]. Gần đây một số dòng khác cũng đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật là BV71; BV73; BV75; TB3; TB5; TB6; TB12; BT1; BT7; BT11; KL2; KL20; KLTA [9]. Hai dòng Keo lai tự nhiên ký hiệu AH7 và AH1 (52 tháng tuổi) trồng khảo nghiệm tại khu Bầu Bàng tỉnh Bình Dương đã cho năng suất 34,9m3/ha/năm và 30m3/ha/năm. Khảo nghiệm trên lập địa đã trồng Bạch đàn có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng tại Song Mây tỉnh Đồng Nai, dòng AH1 và AH7 sinh trưởng chậm hơn nhưng vẫn vượt trội các dòng BV và các dòng TB, đạt 21,6m3/ha/năm đối với dòng AH1 và 23m3/ha/năm đối với dòng AH7, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2007 [11]. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng Keo lai TB03; TB05; TB06 và TB12 trồng thâm canh tại Bầu Bàng, Bình Dương, sau 5 năm trồng, các dòng Keo lai cho sinh trưởng khá nhanh, tăng trưởng bình quân về đường kính (∆d) đạt từ 2,38 – 2,52cm/năm và về chiều cao (∆h) đạt từ 3,14 – 3,56 m/năm. Trữ lượng cây đứng bình quân đạt từ 136 m3/ha – 180m3/ha, tăng trưởng bình quân 27,2 m3/ha/năm – 36m3/ha/năm. Dùng hàm Gompezt để mô phỏng quá trình sinh trưởng đường kính của Keo lai phù hợp hơn hàm Schumacher, phương trình cụ thể là: Y = 41,3*e^(3.115*e^0,1956*A) [14]. Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu” đã chọn được 7 giống Keo lai, trong đó có 1 giống Quốc gia (BV33) và 6 giống tiến bộ kỹ thuật (BV71, BV73, BV75, TB1, TB7 và
  18. 7 TB11). Những giống này đã được khảo nghiệm tại Hà Tây, Hòa Bình, Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Dương với quy mô 2 – 3ha cho 1 khảo nghiệm ở mỗi địa điểm và đã cho thấy năng suất có thể đạt được 20-25m3/ha/năm ở Quảng Bình, Hòa Bình và 30-35m3/ha/năm ở Bình Dương [16]. Khảo nghiệm 07 dòng Keo lai (AH7; AH1; KL2; TB11; KL20; TB12; TB1) được trồng vào tháng 8 năm 2011. Kết quả phân tích cho thấy: ở giai đoạn 2 tuổi, trong số 7 dòng Keo lai đưa vào khảo nghiệm có 3 dòng là AH7, AH1 và KL2 đạt năng suất trên 20m3/ha/năm, trong đó có dòng AH7 có năng suất cao nhất, đạt tới 28,3m3/ha/năm, vượt trội so với các dòng Keo lai khác [13]. • Về Keo lá tràm: Keo lá tràm tên khoa học là Acacia auriculiformis A. Cunn. ex. Benth, đây là loài cây có phân bố tự nhiên ở Australia, và nhiều vùng của Papua New Guinea, kéo dài tới Irian Yaya và quần đảo Kali của Indonesia. Phạm vi phân bố nằm giữa vĩ độ 5 và 170 Nam, nhưng chủ yếu ở các vĩ độ 8 – 160 Nam, độ cao tyệt đối từ 0 đến 500 m nhưng chủ yếu phân bố từ 5 đến 100m, đặc biệt cũng thấy Keo lá tràm xuất hiện ở những vùng núi cao tới 1.100 m như ở Zimbabue, tuy nhiên sinh trưởng kém và hình thân rất xấu, chủ yếu ở dạng cây bụi [22]. Keo lá tràm có khả năng thích nghi cao và sinh trưởng nhanh nên đã được trồng rộng rãi ở nhiều nước như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Srilanka, Thái Lan, Philipine, Trung Quốc và Việt Nam. Đây là loài cây xanh quanh năm, tán lá dày, rễ có nốt sần chứa vi sinh vật cộng sinh Rhizobium và Bradyrhizobium có khả năng tổng hợp Nitơ khí quyển và cố định đạm, cây có thể sống được trên đất đai nghèo kiệt nên nhiều nơi đã sử dụng Keo lá tràm như là một loài cây tiên phong cải tạo đất, chống xói mòn và làm cây xanh đô thị [4]. Keo lá tràm là loài cây sinh trưởng khá nhanh. Ở Việt Nam, trên các lập địa tốt như ở Minh Đức (Bình Phước) với đất xám tầng dày đạt năng suất 34 – 35 m3/ha/năm ở tuổi 6. Tại Ba Vì (Hà Nội) sau một năm cây cao từ 2,2 – 2,5 m với đường kính 2,7 – 3,3 cm, sau hai năm có thể cao 5 – 6 m với đường kính 4,5 – 5,6
  19. 8 cm. Ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) cây Keo lá tràm trồng phân tán sau 30 năm cao 20 – 22 m, đường kính 40 – 60 cm, cá biệt có cây đường kính đạt tới 80 cm [5]. Khảo nghiệm 04 dòng Keo lá tràm (AA1; AA9; AA26; AA15), kết quả cho thấy, sinh trưởng về đường kính, chiều cao và thể tích của các dòng có sự sai khác rõ rệt. Hai dòng AA1và AA9 có sinh trưởng rất nhanh, năng suất ở tuổi 2 đã đạt tương ứng 27,15m3/ha/năm và 24,87m3/ha/năm. Cây đơn thân, thân thẳng và có độ đồng đều cao về đường kính và chiều cao [13]. Kết quả khảo nghiệm giống Keo lá tràm ở Ba Vì, Tuyên Quang, Nghệ An, Đông Nam Bộ, Quảng Bình,… đã xác định được các dòng Keo lá tràm có triển vọng cho các tỉnh miềm Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ. Trên cơ sở đó đã làm thủ tục công nhận 11 giống (gồm 1 giống quốc gia và 10 giống tiến bộ kỹ thuật), [17]. 1.2.2. Ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: Keo lai đã được nghiên cứu và trồng khảo nghiệm trên các vùng sinh thái khác nhau như Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây (cũ), Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… từ những năm 1990- 2000. Kết quả cho thấy Keo lai có thể sinh trưởng được ở tất cả các nơi trồng khảo nghiệm, tốc độ sinh trưởng thường cao gấp 1,5 đến 3 lần so với cây bố mẹ. Tuy nhiên, Keo lai sinh trưởng ở các điều kiện lập địa khác nhau là hoàn toàn khác nhau, trong 3 năm đầu Keo lai ở Tuyên Quang, Hòa Bình, Đông Hà có thể đạt năng suất 19 – 27 m3/ha/năm, trong khi đó ở Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc chỉ đạt 5,7 – 13,5m3/ha/năm. Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng của yếu tố lập địa, khí hậu… trên mỗi vùng sinh thái đến sinh trưởng của Keo lai là khác nhau [6]; [7]; [10]. 1.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: Mật độ trồng rừng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của rừng trồng, nếu mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh trưởng của cây rừng, ngược lại, nếu mật độ quá thấp sẽ lãng phí đất và tốn công
  20. 9 chăm sóc. Để tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng thì việc xác định mật độ trồng rừng ban đầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm làm giảm chi phí trồng, chăm sóc rừng và nâng cao năng suất rừng trồng [2]. Khi đánh giá năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng rừng khác nhau (925 cây/ha; 1.111 cây/ha; 1.142 cây/ha và 1.666 cây/ha). Kết quả phân tích cho thấy, sau 3 năm trồng cho năng suất cao nhất ở rừng có mật độ trồng 1.666 cây/ha (21m3/ha/năm), năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952 cây/ha (9,7m3/ha/năm). Tác giả khuyến cáo, đối với Keo lai ở khu vực Đông Nam Bộ nên bố trí mật độ ban đầu trong khoảng 1.111 cây/ha đến 1.666 cây/ha là thích hợp nhất [2]. Xác định mật độ trồng Keo lai thích hợp trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Quảng Trị, các thí nghiệm được bố trí với 3 công thức mật độ khác nhau (1.330 cây/ha; 1.660 cây/ha; 2.500 cây/ha). Kết quả phân tích cho thấy, khả năng sinh trưởng tốt nhất ở công thức mật độ 1.660 cây/ha và kém nhất ở công thức mật độ 2.500 cây/ha [15]. 1.2.4. Các nghiên cứu về sâu, bệnh hại Keo lai và Keo lá tràm: • Về sâu hại: Trong đề tài “Điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của sâu trên các khu thử nghiệm các xuất xứ Keo và Bạch đàn tại Đá Chông và Cẩm Qùy” của tác giả Nguyễn Văn Độ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã công bố tại khu vực có 24 loài sâu hại Keo thuộc 16 họ 5 bộ. Mức độ hại của loài sâu trên Keo và Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu nhìn chung ở mức độ hại nhẹ, có một vài loài gây hại nhưng diện tích bị hại không lớn. Sâu hại thường thấy trên cây Keo là Hypomeces squamous (Coleoptera, Curculionidae) và Homoeocerus walkeri (Hemiptera, Coreiddae). Sâu hại thường thấy trên Bạch đàn là Strespicrates rothia (Lepidoptera, Tortricidae) và Trabala vishnou (Lepidoptera, Lasiocampidae). Hình thức gây hại của sâu hại trên Keo được chia thành 3 nhóm, trong đó nhóm sâu ăn lá chiếm tỷ lệ 71%. Số lượng loài sâu hại trên các loài và xuất xứ của cây Keo tại khu vực nghiên cứu như sau: Keo lai (A.auriculifiormis x A.mangium) có 20 loài sâu hại; Keo tai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2