Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Quy hoạch lâm nghiệp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, giai đoạn 2011 - 2020
lượt xem 4
download
Nội dung chính của luận văn là phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Tây Sơn, vấn đề phát triển kinh tế xã hội và áp lực đối với sử dụng đất đai và những dự báo cơ bản. Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất đai của huyện, đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp theo đơn vị chủ quản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Quy hoạch lâm nghiệp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, giai đoạn 2011 - 2020
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------- -------------------------------- TRẦN ĐÌNH KHOA QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH, GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội – 2011
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------------- TRẦN ĐÌNH KHOA QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH, GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ NHÂM Hà Nội - 2011
- iii i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian hoàn thành đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại Ban Quản lý các Dự án lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Bình Định, Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện huyện Tây Sơn, Ban quản lý dự án KfW6 huyện Tây Sơn và người thân trong gia đình để tôi hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Nhâm đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo khoa Lâm Sinh, Khoa đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Bình Định, Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Sơn, Ban quản lý dự án KfW6 huyện Tây Sơn, các cô chú, anh chị tại Ban Quản lý các Dự án lâm nghiệp và người thân trong gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành luận văn này. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2011 Tác giả Trần Đình Khoa
- iv ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn i Mục lục ii Danh mục các từ viết tắt iv Danh mục các bảng v Danh mục các hình vi ĐẶT VẤN ĐỀ ----------------------------------------------------------------------------------------- 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ----------------------------------------- 3 1.1. Trên thế giới. ---------------------------------------------------------------------------------- 3 1.1.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ ------------------------------------------------------- 4 1.1.3. Quy hoạch lâm nghiệp ----------------------------------------------------------- 6 1.2. Ở Việt Nam ------------------------------------------------------------------------------------ 7 1.2.1. Quy hoạch cảnh quan sinh thái ------------------------------------------------ 7 1.2.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ ------------------------------------------------------- 9 1.2.3. Quy hoạch Lâm nghiệp ---------------------------------------------------------12 1.3. Thảo luận ------------------------------------------------------------------------------------ 15 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -------------------------------------------------------------------------------------- 17 2.1. Mục tiêu nghiên cứu----------------------------------------------------------------------- 17 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ---------------------------------------------------------------17 2.1.2. Mục tiêu cụ thể -------------------------------------------------------------------17 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu --------------------------------------------------------- 17 2.3. Nội dung nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 17 2.3.1. Cơ sở Quy hoạch lâm nghiệp huyện Tây Sơn ------------------------------17 2.3.2. Đề xuất các nội dung cơ bản về Quy hoạch lâm nghiệp Tây Sơn ------18 2.4. Phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------------------- 18 2.4.1. Điều tra điều kiện cơ bản, thu thập các tài liệu, văn bản có liên quan phục vụ cho nghiên cứu về tác động kinh tế, xã hội và môi trường -----------18 2.4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ----------------------------------------19
- viii Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN --------------------------------- 22 3.1. Phân tích điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến phát triển Lâm nghiệp huyện Tây Sơn-------------------------------------------------------------------------------------------------- 22 3.1.1. Phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng ảnh hưởng đến quy hoạch lâm nghiệp -----------------------------------------------------------------------22 3.1.2. Phân tích điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển Lâm nghiệp -------------------------------------------------------------------------------28 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến việc phát triển lâm nghiệp -------------------------------------------------------------------30 3.1.4. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp và hoạt động sản xuất lâm nghiệp. ------------------------------------------------------------------------------32 3.2. Những dự báo có liên quan đến phát triển Lâm nghiệp huyện Tây Sơn. ----- 47 3.2.1. Dự báo phát triển về dân số, lao động, đói nghèo và sự phụ thuộc vào rừng ----------------------------------------------------------------------------------------47 3.2.2. Một số dự báo phát triển lâm nghiệp -----------------------------------------49 3..3. Quy hoạch Lâm nghiệp huyện Tây Sơn giai đoạn 2011 - 2020----------------- 52 3.3.1. Quan điểm và định hướng phát triển lâm nghiệp -------------------------52 3.3.2. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ---------------------------------------57 3.3.3. Quy hoạch đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng --------------------------------58 3.3.4. Quy hoạch đất lâm nghiệp theo chủ quản lý -------------------------------59 3.3.5. Quy hoạch tác nghiệp các biện pháp quản lý rừng ------------------------62 3.3.6. Phân kỳ quy hoạch và tiến độ thực hiện-------------------------------------77 3.3.7. Các giải pháp thực hiện --------------------------------------------------------78 3.3.8. Dự tính vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư -----------------------------------------84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------------------------- 89 1. Kết luận----------------------------------------------------------------------------------------- 89 2. Tồn tại -------------------------------------------------------------------------------------91 3. Kiến nghị --------------------------------------------------------------------------------------- 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý CN-TTCN-XD Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ĐD Đặc dụng CĐ.1994 Giá cố định năm 1994 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GNL Gỗ nguyên liệu KHKT Khoa học kỹ thuật LN Lâm nghiệp WB Ngân hàng thế giới NLG Nguyên liệu giấy NLKH Nông lâm kết hợp NLN Nông lâm nghiệp NN Nông nghiệp PTNT Phát triển nông thôn PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng PH Phòng hộ QH Quy hoạch QHSDĐLN Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp RT Rừng trồng SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh SXLN Sản xuất lâm nghiệp SXNN Sản xuất nông nghiệp SDĐLN Sử dụng đất lâm nghiệp TN&MT Tài nguyên và Môi trường UBND Uỷ ban nhân dân VT Vận tải XTTS Xúc tiến tái sinh
- vii v DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1: Diện tích, cơ cấu các đơn vị đất theo FAO – UNESCO………………………25 3.2: Thực trạng công tác giáo dục đào tạo huyện Tây Sơn………………………...30 3.3: Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp năm 2010…………………………..33 3.4: Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 2000 – 2010…………………… 34 3.5: Trữ lượng sản phẩm lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010……………………...38 3.6: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý………………………………39 3.7: Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2006- 2010………………………40 3.8: Kết quả khai thác rừng trồng giai đoạn 2006 – 2010………………………… 41 3.9: So sánh diện tích tự nhiên huyện Tây Sơn trước và sau quy hoạch…………..57 3.10: Quy hoạch đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý đến năm 2020…………...59 3.11: Quy hoạch tác nghiệp các biện pháp quản lý rừng…………………………..62 3.12: Hạng mục đầu tư phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2011 – 2020……...73 3.13: Phân kỳ quy hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2011 – 2020…………...77 3.14: Kế hoạch thực hiện phát triển 3 loại rừng giai đoạn 2011 – 2020………….. 78 3.15:Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế…………………………………………………86
- viii vi DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1: Quy hoạch cảnh quan …………………………………………………………..8 3.1. Bản đồ thổ nhưỡng năm 2010 huyện Tây Sơn……………………………… .24 3.2: Sơ đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Tây Sơn.......................34 3.3: Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng huyện Tây Sơn …………………………. 37 3.4: Sơ đồ Venn - Mối quan hệ giữa Lâm nghiệp với các ngành khác…………… 45 3.5: Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng huyện Tây Sơn……………………………… 61 3.6: Bản đồ quy hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định……………………………………………………………………64
- ix
- 1
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là giá trị cuộc sống từ thiên nhiên và là tài nguyên vô cùng quý giá, không những cung cấp gỗ và các loại lâm sản khác, mà nó còn có giá trị bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái, tạo cảnh quan du lịch, cung cấp O2, và hấp thụ CO2, tham gia vào việc giữ cán cân oxy làm giảm lượng CO2 trong thành phần của khí quyển, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính cho trái đất. Để phát triển kinh tế xã hội, ổn định sản xuất thì nhất thiết phải tiến hành quy hoạch sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng một cách bền vững và lâu dài; công tác quy hoạch lâm nghiệp cần phải được xem là bộ phận cấu thành trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội nói chung trong đó có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông vận tải và một số ngành liên quan khác nhằm tránh sự chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững. Thực chất của công tác quy hoạch là lập kế hoạch phát triển cho ngành hoặc lĩnh vực sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể mỗi ngành kinh tế tồn tại, phát triển thì nhất thiết phải lập kế hoạch. Phương án quy hoạch đảm bảo, chất lượng là cẩm nang trong quản lý rừng, người lập quy hoạch cần điều tra đầy đủ, chính xác về: điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình kinh doanh và các quy luật cơ bản của tài nguyên rừng trong đối tượng quy hoạch. Thực tế, trong quá trình điều tra, xem xét các điều kiện cơ bản về tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội,... để xây dựng phương án QHSDĐLN còn chưa quan tâm nhiều tới mối tương hỗ giữa các hệ sinh thái trong cảnh quan. Các nhà quy hoạch, chuyên gia chỉ nghiên cứu các yếu tố cảnh quan (tự nhiên, nhân tạo) một cách riêng rẽ do đó tính khả thi của các phương án QHSDĐLN chưa cao, thường phải điều chỉnh khi thực hiện hoặc nếu không điều chỉnh thì việc sử dụng rừng và đất rừng chưa đúng với tiềm năng vốn có. Do đó, tính bền vững trong quản lý rừng thấp, là một trong những nguyên nhân làm cho rừng suy giảm cả về diện tích và chất lượng. Để sử dụng triệt để, hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc quy hoạch sử dụng rừng giữ một vai trò rất quan trọng.
- 2 Tây Sơn là huyện trung du của tỉnh Bình Định với diện tích tự nhiên 69.296,00 ha, địa hình Tây Sơn tương đối phức tạp, núi cao, gò đồi, đồng bằng xen kẽ, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 49,21% so với tổng diện tích tự nhiên và 66,92% đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành lâm nghiệp huyện Tây Sơn đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đáp ứng được một phần lớn yêu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, nhu cầu sử dụng gỗ, chất đốt của nhân dân; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngày càng được coi trọng đúng mức, góp phần tạo việc làm cho các hộ đồng bào địa phương, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Thực hiện việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, nhằm cân đối lại cơ cấu 3 loại rừng trong đất lâm nghiệp để phát huy tối đa về hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Nhiều cơ chế chính sách phát triển lâm nghiệp của ngành và của huyện cũng đã thay đổi, phù hợp với từng giai đoạn phát triển mới: làm thay đổi quy mô, vị trí, diện tích 3 loại rừng và thay đổi kế hoạch hàng năm. Để đáp ứng những thay đổi trên đòi hỏi phải xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch và triển khai phương án quy hoạch lâm nghiệp hợp lý, có cơ sở khoa học phù hợp với thực tế, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân trong vùng, thực hiện xoá đói giảm nghèo và đưa kinh tế xã hội miền núi phát triển hoà nhập với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Do vậy, việc lập quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện theo hướng bền vững, trên cơ sở tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội…, đặc biệt chú trọng các yếu tố về: trồng, bảo vệ, làm giàu rừng và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng. Quy hoạch Phát triển lâm nghiệp phải đặt trong mối quan hệ tổng thể, hài hòa và ăn khớp với quá trình chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; không gây cản trở mà phải hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển là rất cần thiết. Đó là mục tiêu chính của đề tài: “Quy hoạch Lâm nghiệp huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định, giai đoạn 2011 - 2020”.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Quy hoạch lâm nghiệp có quan hệ mật thiết với quy hoạch cảnh quan và quy hoạch vùng lãnh thổ . Có thể nói quy hoạch quy hoạch cảnh quan và quy hoạch vùng lãnh thổ là tiền quy hoạch của quy hoạch lâm nghiệp, đặt ra các định hướng phát triển cho quy hoạch lâm nghiệp. 1.1. Trên thế giới. 1.1.1. Quy hoạch cảnh quan - Khái niệm về cảnh quan: Thuật ngữ “cảnh quan - Landscape” là tổng thể lãnh thổ tự nhiên của bất kỳ một quy mô nào, có sự đồng nhất tương đối về một số hợp phần tự nhiên nào đó, chúng mang tính chất kiểu loại và được phân loại theo các chỉ tiêu dấu hiệu của sự đồng nhất đó. Cảnh quan được các nhà cảnh quan học Trung Quốc lý giải theo 3 cách: + Theo phương diện mỹ học, thì cảnh quan đồng nghĩa với từ “phong cảnh”. Cảnh quan là đối tượng thẩm mỹ, mà rừng được xem là phong cảnh (rừng phong cảnh) + Theo phương diện địa lý thì cảnh quan là tổng hợp các thành phần sinh vật, địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu trên bề mặt địa cầu. Khái niệm cảnh quan này rất gần gũi với thuật ngữ hệ sinh thái hoặc quần lạc sinh địa. + Cảnh quan sinh thái học. Cảnh quan là sự tổ hợp các hệ sinh thái khác nhau trong một không gian. . - Quy hoạch cảnh quan là một hướng nghiên cứu trong khoa học kiến trúc cảnh quan, lý luận và thực tiễn đã có từ khá lâu, nhưng danh từ này thực sự trở thành thuật ngữ khoa học và được nhiều người công nhận thì mới bắt đầu những năm 70 của thế kỷ 20 (Sedon, 1986). Trong cuốn sách được công bố “land use and landscape planning” (Dereh Loviejoy, 1973), quy hoạch cảnh quan là sự sắp xếp mục đích sử dụng thích hợp nhất cho một nơi nào đó có quy mô tương đối lớn. Có nhiều cách hiểu về quy hoạch cảnh quan, nhưng có lẽ điều mà được nhiều người thừa nhận, thì quy hoạch cảnh quan là quá trình điều tiết mối quan hệ hài hòa giữa
- 4 con người và tự nhiên trên một phạm vi vĩ mô, dựa trên cơ sở nhận thức về tự nhiên và quá trình nhân văn (Stiner and Osterman, 1988; Sedon, 1986; Langevelde, 1994). Mục đích chung nhất của quy hoạch cảnh quan là thông qua quy hoạch sử dụng đất, bảo tồn và lợi dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững. Trên quan điểm này, thì cảnh quan chính là một hệ sinh thái, do đó cảnh quan được quy hoạch muốn đạt được tính bền vững, phải dựa trên những nhận thức và lý luận của sinh thái học (Sedon, 1986; Leita and Ahern, 2002). 1.1.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ 1.1.2.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Thái Lan Công tác qui hoạch phát triển vùng được chú ý từ những năm 1970. Về hệ thống phân vị, qui hoạch tiến hành theo ba cấp: Quốc gia, vùng, á vùng hay địa phương. - Vùng (Region) được coi như là một á miền (Subdivision) của đất nước đó là điều cần thiết để phân chia Quốc gia thành á miền theo các phương diện khác nhau như: phân bố dân cư, khí hậu, địa hình,... đồng thời vì lý do quản lý hay chính trị, đất nước được chia thành các miền như: đơn vị hành chính hay đơn vị bầu cử. - Qui mô diện tích của một vùng phụ thuộc vào kích thước và diện tích của đất nước. Thông thường vùng nằm trên một diện tích lớn hơn đơn vị hành chính lớn nhất. Sự phân bố các vùng theo mục đích của qui hoạch, theo đặc điểm của lãnh thổ. - Quy hoạch phát triển vùng tiến hành ở cấp á miền được xây dựng theo 2 cách: Thứ nhất: Sự bổ sung của kế hoạch Nhà nước được giao cho vùng, những mục tiêu và hoạt động được xác định theo cơ sở vùng, sau đó kế hoạch vùng được giải quyết trong kế hoạch Quốc gia. Thứ hai: Quy hoạch vùng được giải quyết căn cứ vào đặc điểm của vùng, các kế hoạch đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch quốc gia. Quy hoạch phải gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý Nhà nước, phải phối hợp với Chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển của Hoàng gia Thái Lan đã xác định được vùng Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và chính trị ở Thái Lan và tập
- 5 trung xây dựng ở 2 vùng: Trung tâm và Đông Bắc. Trong 30 năm (1961 - 1988 và 1992 - 1996), tổng dân cư nông thôn trong các vùng nông nghiệp từ 80% giảm xuống 66,6 %, các dự án tập trung vào mấy vấn đề quan trọng: Nước, đất đai, vốn đầu tư kỹ thuật, nông nghiệp, thị trường. [24] 1.1.2.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari - Mục đích của quy hoạch vùng lãnh thổ: Là sử dụng lãnh thổ một cách hiệu quả nhất, bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm đảm bảo tái sản xuất mở rộng và xây dựng đồng bộ môi trường sống lãnh thổ của đất nước. - Phân vùng lãnh thổ: + Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên phải bảo vệ. + Lãnh thổ thiên nhiên không có nông thôn, sự tác động của con người vào đây rất ít. + Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới nông thôn, có sự can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho nghỉ mát. + Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp không có mạng lưới nông thôn nhưng có sự tác động của con người. + Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có mạng lưới nông thôn và sự can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. + Lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người. - Nội dung của quy hoạch: Quy hoạch lãnh thổ địa phương là thể thiện quy hoạch chi tiết các liên hiệp nông, công nghiệp và giải quyết các vấn đề sau: + Cụ thể hóa, chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp. + Phối hợp giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp theo ngành dọc. + Xây dựng các mạng lưới công trình phục vụ công cộng và sản xuất. + Tổ chức đúng đắn mạng lưới khu dân cư và phục vụ công cộng liên hợp trong phạm vi hệ thống nông thôn. + Bảo vệ môi trường thiên nhiên và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân lao động ăn, ở, nghỉ ngơi. 1.1.2.3. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Pháp
- 6 Ở Pháp đã nghiên cứu hàm mục tiêu cực đại giá trị tăng thêm xã hội với các ràng buộc trong nội vùng, có quan hệ với các vùng khác và cả nước ngoài. Thực chất mô hình là một bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc như sau: - Các hoạt động sản xuất: + Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình và trồng trọt công nghiệp với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển (truyền thống). + Hoạt động khai thác rừng. + Hoạt động đô thị: chế biến gỗ, bột giấy, vận chuyển, dịch vụ thương mại.. - Nhân lực theo các dạng thuê thời vụ, các loại lao động nông nghiệp, lâm nghiệp: - Cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác vào ràng buộc về diện tích đất, về nhân lực, về tiêu thụ lương thực ... 1.1.3. Quy hoạch lâm nghiệp Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, nên nhu cầu khối lượng gỗ ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của chế độ phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hoá Tư bản chủ nghĩa. Thực tế sản xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận lâu dài cho các chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm nghiệp đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy. Đầu thế kỷ 18, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc “Khoanh khu chặt luân chuyển”, có nghĩa đem trữ lượng hoặc diện tích tài nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành khoanh khu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức này phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn. Sau Cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ 19 Phương thức kinh doanh rừng chồi được thay bằng Phương thức kinh doanh rừng hạt với chu kỳ khai thác dài. Và phương thức “Khoanh khu chặt luân chuyển” nhường chỗ cho phương thức “Chia
- 7 đều” của Hartig. Hartig đã chia đều chu kỳ khai thác thành nhiều thời kỳ lợi dụng và trên cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816, xuất hiện Phương thức luân kỳ lợi dụng của H. Cotta, Cotta chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ lợi dụng và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm. Sau đó phương pháp “Bình quân thu hoạch” ra đời, quan điểm phương pháp này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời vẫn đảm bảo thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối thế kỷ 19, xuất hiện phương pháp “Lâm phần kinh tế” của Judeich. Phương pháp này khác với phương pháp “Bình quân thu hoạch” về căn bản, Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm bảo thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ được đưa vào diện khai thác. Hai phương pháp “Bình quân thu hoạch” và “Lâm phần kinh tế” chính là tiền đề của hai phương pháp tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau. Phương pháp “Bình quân thu hoạch” và sau này là phương pháp “Cấp tuổi” chịu ảnh hưởng của “Lý luận rừng tiêu chuẩn”, có nghĩa là rừng phải có kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích, trữ lượng, vị trí và đưa các cấp tuổi cao vào diện tích khai thác. Hiện nay, phương pháp kinh doanh rừng này được dùng phổ biến ở các nước có tài nguyên rừng phong phú. Còn phương pháp “Lâm phần kinh tế” và hiện nay là phương pháp “Lâm phần” không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân tích, xác định sản lượng và biện pháp kinh doanh. Cũng từ phương pháp này, còn phát triển thành “Phương pháp kinh doanh lô” và “Phương pháp kiểm tra”. [21] 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Quy hoạch cảnh quan sinh thái Quy hoạch cảnh quan là một qúa trình xây dựng kế hoạch quản lý đất đai cho một vùng đất trên cơ sở nghiên cứu sinh thái cảnh quan, nghiên cứu đến thế giới sinh vật, vật chất và năng lượng có thể tồn tại và lưu thông ngay trong Cảnh quan đó. Quy hoạch cảnh quan được đề cập nghiên cứu và giải quyết ở 3 cấp, được thể hiện ở sơ đồ sau:
- 8 Quốc gia Quy hoạch phát triển cảnh quan Các chương trình cảnh quan Vùng Các chương trình cảnh Quy hoạch không gian quan vùng Tiếp nhận Điểm dân Quy hoạch cảnh quan cấp Quy hoạch sử dụng đất cư QHSDĐ QHSDĐ) Tiếp nhận Quy hoạch cảnh quan cấp Quy hoạch mặt bằng tổng QHTT thể (QHTT) Tiếp nhận Sơ đồ 01: Quy hoạch cảnh quan - Cấp quốc gia/liên vùng: Ở cấp này là các chương trình cảnh quan phù hợp các chuyên ngành quy hoạch của quốc gia, chúng chứa đựng các mục tiêu của quy hoạch cảnh quan toàn lãnh thổ quốc gia. Các chương trình này cũng chứa đựng các mục tiêu nhánh có liên quan đến cảnh quan là nước, đất đai, không khí, rừng, cũng như các đề nghị cho các vùng của quốc gia. - Cấp vùng: Là các quy hoạch khung cảnh quan, những bộ phận của các quy hoạch vùng, là cơ sở pháp lí cho các cơ quan quản lý quy hoạch và các ngành liên quan thực hiện đồng thời là cơ sở cho cấp dưới (Cấp điểm dân cư) triển khai các quy hoạch, cảnh quan cụ thể. - Cấp điểm dân cư: Ở cấp điểm dân cư (chủ yếu là đô thị) và là cấp cuối cùng của quy hoạch cảnh quan cụ thể, phân biệt ở hai dạng: - Quy hoạch cảnh quan ở dạng quy hoạch sử dụng đất; - Quy hoạch cảnh quan ở dạng quy hoạch tổng mặt bằng.
- 9 Dạng quy hoạch thứ hai cũng còn gọi là quy hoạch cây xanh và có giá trị pháp lý để mọi người thực hiện. - Các mục tiêu của quy hoạch khung cảnh quan định hướng theo nguyên tắc bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên, cảnh quan trong các luật bảo vệ thiên nhiên của mỗi quốc gia, và được cụ thể hoá, chi tiết hoá cho phù hợp với điều kiện của từng vùng. - Quy hoạch cảnh quan đề cập đến những vấn đề, những cơ sở thiên nhiên mà mọi lĩnh vực khác cần phải để tâm nghiên cứu và giải quyết, và chỉ khi nào lưu ý đến các lĩnh vực sinh thái, quy hoạch cảnh quan vùng mới đề xuất được các yêu cầu đòi hỏi tổng hợp để giải quyết thoả đáng và toàn diện mối quan hệ giữa con người và môi trường - Quy hoạch các địa khu bảo tồn thiên nhiên: Trong quy hoạch tổng thể lãnh thổ, cần phải chỉ dẫn và khoanh vùng các địa khu đó. Nhiệm vụ của các địa khu bảo tồn thiên nhiên là: + Bảo tồn và duy trì môi trường sống của động, thực vật thiên nhiên hoang dã; + Bảo tồn thiên nhiên trên các lĩnh vực khoa học, lịch sử, địa chất và văn hoá cảnh quan; + Bảo tồn thiên nhiên về phương diện quý hiếm và độc đáo. - Quy hoạch các địa khu bảo tồn cảnh quan: Nhiệm vụ của quy hoạch cảnh quan vùng là giữ gìn hoặc tái tạo các điều kiện sinh thái, tiềm năng của thiên nhiên hoặc khả năng sử dụng các tài sản của thiên nhiên; giữ gìn cảnh sắc đa dạng của thiên nhiên; giữ gìn cảnh quan phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng. - Quy hoạch các địa khu có ý nghĩa điều hoà vi khí hậu: Bao gồm các địa khu có địa hình cao tạo ra không khí lạnh mát. Trên các địa khu này nên hạn chế cư trú để khỏi ảnh hưởng cản trở đến chu trình tạo khí mát. Ngoài ra trong quy hoạch khung cảnh quan của vùng lãnh thổ, có thể tổng hợp sinh động vật trong toàn vùng, trong các địa khu tạo thành các hệ sinh thái…[40] 1.2.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ 1.2.2.1. Một số khái niệm về vùng lãnh thổ, quy hoạch vùng
- 10 - Khái niệm vùng lãnh thổ: Trên vùng lãnh thổ có hai nhóm quy luật vận động khác nhau: quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế xã hội. Các yếu tố tự nhiên (địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu, thổ nhưỡng, khoáng sản, thực vật) luôn vận động theo quy luật tự nhiên khách quan. Sự phân vùng tự nhiên tổng hợp là cơ sở để nghiên cứu xây dựng vùng. Các yếu tố kinh tế - xã hội (phân bố dân cư, cơ cấu lao động, trình độ lao động, chịu sự tác động của quy luật kinh tế khách quan tương đối độc lập). Đây là điều kiện thực tiễn xác định sự phát triển của vùng nhằm đổi mới bộ mặt xã hội trên một lãnh thổ. - Khái niệm về quy hoạch vùng: Quy hoạch là sự khoanh định, quy định, sắp xếp, bố trí các đối tượng nhằm đạt được mục đích nào đó. Có một số khái niệm về QHV như sau: + “Quy hoạch vùng là sự sắp xếp trên mặt đất những cơ sở hoạt động của con người bao gồm các công trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, mạng lưới giao thông, rừng cây và khoảng trống, nhà ở và công trình phục vụ sinh hoạt, nhằm thoả mãn tốt nhất những nhu cầu và sự mong muốn của con người” (Le Corbusier). + “Quy hoạch vùng là lý luận và thực tiễn phân bố hợp lý nhất trên lãnh thổ vùng những xí nghiệp công nghiệp, giao thông vận tải và các địa điểm dân cư có tính toán tổng hợp những vấn đề địa lý kinh tế, kiến trúc xây dựng, kỹ thuật (Pertxik). + “Quy hoạch vùng là bộ phận trung gian giữa quy hoạch quốc gia và quy hoạch các điểm dân cư” (Seifert). + Quy hoạch vùng là công cụ để quản lý sự phát triển của đất nước. Tất cả các định nghĩa trên đều đúng ở một khía cạnh nào đó, xét trên bình diện tổng quát có thể đưa ra khái niệm sau: Quy hoạch vùng là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về: - Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn liền với cơ cấu đất đai và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nguồn lao động, tăng cường cơ sở hạ tầng;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 410 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn