Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ
lượt xem 6
download
Đề tài cung cấp cho người đọc một số kiến thức: Tổng quan môi trường làng nghề Việt Nam, địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu và phương pháp thực hiện; đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ; tình hình thực hiện chính sách pháp luật về bảo về môi trường đối với các làng nghề.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG --------------------- TRẦN DUY KHÁNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TẠI MỘT SỐ TỈNH BẮC BỘ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội - Năm 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG --------------------- TRẦN DUY KHÁNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TẠI MỘT SỐ TỈNH BẮC BỘ Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN QUỐC TRỌNG Hà Nội - Năm 2012 ii
- MỤC LỤC MỤC LỤC -----------------------------------------------------------------------------------------1 DANH MỤC CÁC BẢNG ----------------------------------------------------------------------3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ------------------------------------------------------------4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ------------------------------------------------------------4 MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------------------------5 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ VIỆT NAM ---------------8 1.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ VIỆT NAM ---------------- 8 1.2. XU THẾ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM ----------------------------------10 1.3. CÁC ÁP LỰC TỚI MÔI TRƢỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ 11 2.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU -------------------------------14 2.2. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN -------------------------------------------------------------14 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------- 15 PHẦN A: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TẠI MỘT SỐ TỈNH BẮC BỘ ---------------------------------------------------------------------------------- 15 3.1. THÀNH PHỐ HÀ NỘI -----------------------------------------------------------------------15 3.1.1. Tổng quan làng nghề Hà Nội ---------------------------------------------------- 15 3.1.2. Kết quả khảo sát chất lƣợng môi trƣờng năm 2011 --------------------------- 20 3.1.3. Đánh giá chung -------------------------------------------------------------------- 39 3.2. TỈNH BẮC NINH -----------------------------------------------------------------------------41 3.2.1. Tổng quan làng nghề Bắc Ninh -------------------------------------------------- 41 3.2.2. Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ------------- 44 3.2.3. Đánh giá chung -------------------------------------------------------------------- 51 3.3. TỈNH HƢNG YÊN ----------------------------------------------------------------------------53 3.3.1. Tổng quan về làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề ----------------------- 53 3.3.2. Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh -------------------------- 53 3.3.3. Đánh giá chung -------------------------------------------------------------------- 60 1
- 3.4. TỈNH HẢI DƢƠNG---------------------------------------------------------------------------61 3.4.1. Tổng quan về làng nghề Hải Dƣơng. ------------------------------------------- 61 3.4.2. Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh ------------------------- 62 3.4.3. Đánh giá chung -------------------------------------------------------------------- 67 3.5. TỈNH NAM ĐỊNH ----------------------------------------------------------------------------68 3.5.1. Tổng quan về các làng nghề Nam Định ---------------------------------------- 68 3.5.2. Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh -------------------------- 69 3.5.3. Đánh giá chung -------------------------------------------------------------------- 78 PHẦN B. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỀ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ -------------------------------------------- 80 3.6. Hiện trạng văn bản quy phạm pháp luật ---------------------------------------------------80 3.6.1. Cấp Trung ƣơng ------------------------------------------------------------------- 80 3.6.2. Cấp địa phƣơng -------------------------------------------------------------------- 82 3.6.3. Việc ban hành tiêu chuẩn môi trƣờng và quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng có liên quan đến làng nghề--------------------------------------------------------------- 83 3.7. Phân công trách nhiệm về quản lý môi trƣờng làng nghề -------------------------------84 3.8. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT -------------------------------------------88 3.9. Đánh giá chung---------------------------------------------------------------------------------89 3.10. Đề xuất, kiến nghị giải pháp bảo vệ môi trƣờng làng nghề-----------------------------94 3.10.1. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách. -------------------------------------- 94 3.10.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện ----------------------------------------- 95 3.10.3. Nhóm giải pháp về nguồn lực -------------------------------------------------- 97 KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------------- 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------------100 2
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 ------------ 11 Bảng 2.1. Kế t quả phân tić h mẫu nƣớc thải làng nghề Phùng Xá ---------------------------- 20 Bảng 2.2. Kết quả phân tích mẫu khí tại làng nghề Đa Sỹ ------------------------------------ 22 Bảng 2.3. Kế t quả phân tić h mẫu khí tại làng nghề Sơn mài Hạ Thái ----------------------- 23 Bảng 2.4. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải tại cơ sở sản xuất ------------------------ 24 da trâu sơ chế ---------------------------------------------------------------------------------------- 24 Bảng 2.5. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải tại làng nghề Yên Viên ------------------------ 25 Bảng 2.6. Kết quả phân tích mẫu khí tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Bắc Hồng, Đông Anh 27 Bảng 2.7. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải tại làng nghề Kim khí Thanh Thùy ----------- 28 Bảng 2.8. Kết quả phân tích nƣớc thải tại làng nghề dệt Vạn Phúc -------------------------- 30 Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc ngầm tại làng nghề CBLTTP Cát Quế ---- 32 Bảng 2.10. Kết quả phân tích mẫu nƣớc ngầm tại làng nghề Minh Khai ------------------- 33 Bảng 2.11. Kết quả phân tích nƣớc thải tại làng nghề Dƣơng Liễu -------------------------- 35 Bảng 2.12. Kết quả phân tích mẫu khí làng nghề Vân Hà ------------------------------------- 36 Bảng 2.13. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải làng nghề nhựa Trung Văn------------------- 38 Bảng 2.14. Kết quả phân tích khí thải tại làng nghề Khắc Niệm, Bắc Ninh ---------------- 45 Bảng 2.15. Kết quả phân tích khí thải tại làng nghề Đại Bái, Bắc Ninh--------------------- 47 Bảng 2.16. Kết quả phân tích các mẫu khí tại làng nghề Văn Môn, Bắc Ninh ------------- 49 Bảng 2.17. Kết quả phân tích khí thải tại làng nghề Đồng Kỵ, Bắc Ninh ------------------- 51 Bảng 2.18. Kết quả phân tích mẫu nƣớc làng nghề tái chế nhựa Minh Khai --------------- 54 Bảng 2.19. Kết quả phân tích mẫu khí làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi ------------------- 56 Bảng 2.20. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải làng nghề chạm Bạc Huệ Lai ---------------- 58 Bảng 2.21. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải làng nghề CBLT Xuân Lôi ------------------ 59 Bảng 2.22. Kết quả phân tích nƣớc thải cơ sở sản xuất bún, thôn Đông Cận--------------- 63 Bảng 2.23. Kết quả phân tích nƣớc thải cụm công nghiệp xã Tráng Liệt ------------------- 64 Bảng 2.24. Kết quả phân tích nƣớc nhà anh Vũ, Phú Lộc, Cẩm Vũ, Cẩm Giàng ---------- 66 Bảng 2.25. Kết quả phân tích nƣớc thải từ làm bún làng Phong Lộc, ----------------------- 70 Bảng 2.26. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải tại làng nghề làm miến Nam Dƣơng -------- 71 Bảng 2.27. Kết quả phân tích nƣớc ngầm tại làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn ------------ 72 Bảng 2.28. Kết quả phân tích mẫu khí tại làng nghề cơ khí Bình Yên ---------------------- 74 Bảng 2.29. Kết quả phân tích mẫu khí tại làng nghề trạm khắc gỗ La Xuyên -------------- 76 Bảng 2.30. Kết quả phân tích mẫu khí trƣớc cửa công ty Toàn Thắng ---------------------- 77 3
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trƣờng CCN Cụm công nghiệp CLB Câu lạc bộ CTR Chất thải rắn CBLT Chế biến lƣơng thực HĐND Hội đồng nhân dân HHLN Hiệp hội làng nghề HTX Hợp tác xã JICA Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KKT Khu kinh tế KT-XH Kinh tế - Xã hội LTTP Lƣơng thực thực phẩm MTQG Mục tiêu quốc gia NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia PGS.TS Phó giáo sƣ Tiến sĩ SXCN Sản xuất công nghiệp TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Th.S Thạc sĩ TN&MT Tài nguyên và Môi trƣờng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tiến sĩ TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân 4
- MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, chính sách phát triển KT - XH và định hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nƣớc ta đã tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề. Nhiều làng nghề truyền thống đƣợc khôi phục trở lại và nhiều làng nghề mới ra đời, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết lao động dƣ thừa tại các địa phƣơng thu hút một số lƣợng lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tỷ trọng đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc ngày một tăng lên theo đà phát triển. Do tính chất linh hoạt trong sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm đa dạng và luôn thay đổi theo nhu cầu thị trƣờng, các làng nghề đang là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế và luôn đƣợc chú trọng trong các định hƣớng phát triển KT - XH nƣớc ta. Bên cạnh những mặt thuận lợi, các làng nghề của Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức nhƣ trình độ sản xuất, chất lƣợng sản phẩm, các mâu thuẫn về xã hội... nhƣng quan trọng nhất là các tác động đến chất lƣợng môi trƣờng sống và và sức khỏe cộng đồng do hoạt động sản xuất của làng nghề gây ra. Đa phần các làng nghề Việt Nam đƣợc hình thành và phát triển một cách tự phát, với công nghệ lạc hậu và thiết bị đơn giản, thủ công, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tƣ cho xây dựng các hệ thống BVMT nhƣ xử lý, giảm thiểu chất thải (lỏng, rắn và khí) từ các quá trình sản xuất rất ít đƣợc quan tâm; ý thức BVMT sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình của ngƣời lao động còn rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng các làng nghề ở nông thôn đã và đang là vấn đề bức xúc cần đƣợc quan tâm và giải quyết. Trƣớc những thực trạng bức xúc đó, trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm chỉ đạo các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phƣơng và cộng đồng quan tâm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề. Cụ thể là: - Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 41-NQ/TƢ về “BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” trong đó đã xác định một trong các nhiệm vụ cụ thể là: “khắc phục cơ bản nạn ô nhiễm môi trƣờng làng nghề, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đi đôi với hình thành các CCN 5
- bảo đảm các điều kiện về xử lý môi trƣờng; chủ động có kế hoạch thu gom và xử lý khối lƣợng rác thải ngày càng tăng lên”. - Ngày 22/02/2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 34/2005/QĐ- TTg ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW. Trong đó, xác định nhiệm vụ “Quy hoạch và quản lý môi trƣờng trong phát triển làng nghề, CCN, trang trại chăn nuôi tập trung; xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình cải thiện ô nhiễm môi trƣờng làng nghề”. - Ngày 02 tháng 12 năm 2003, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lƣợc BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020”, (ban hành theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg). Trong đó, đã xác định nội dung về BVMT tại các khu vực trọng điểm (nội dung 3.4) là “chú trọng BVMT tại các làng nghề” bằng các biện pháp cải tiến công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoặc quy hoạch các khu làng nghề với hệ thống kết cấu hạ tầng đạt tiêu chuẩn môi trƣờng. Tuy nhiên, trong danh mục các chƣơng trình ƣu tiên thực hiện Chiến lƣợc không có nội dung cụ thể nào về BVMT đối với làng nghề. - Ngày 12 tháng 12 năm 2005, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng đến năm 2010. Trong đó, đặt ra mục tiêu: “Tăng cƣờng mạnh mẽ năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng và xử lý chất thải, đặc biệt chất thải ở những vùng kinh tế trọng điểm, khu đô thị, KCN, làng nghề và lƣu vực sông”. Nội dung thứ 15 trong 19 nội dung, chƣơng trình, đề án, dự án ƣu tiên để triển khai thực hiện Kế hoạch là: “Dự án kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng làng nghề” do Bộ TN&MT đã và đang chủ trì thực hiện nhằm tạo dựng hành lang pháp lý và các công cụ kỹ thuật cần thiết cho công tác BVMT tại các làng nghề trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm đầu tƣ và hỗ trợ phát triển các làng nghề. Đồng thời, nhiều công trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát về thực trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề đƣợc tiến hành. Các công trình này đã thu đƣợc những kết quả nhất định nhƣng những kết quả đó vẫn manh mún, rời rạc, chƣa đủ sức mạnh để tạo một bƣớc đột phá trong công tác quản lý môi trƣờng và xử lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề, chƣa tạo động lực để thúc đẩy các làng nghề vừa phát triển, vừa đảm bảo đƣợc sự tuân thủ các quy định về BVMT. Bên cạnh đó, đến nay vẫn chƣa có một 6
- cơ chế ràng buộc đủ mạnh để các cấp chính quyền, ngƣời dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác cải thiện và BVMT làng nghề; chƣa khuyến khích đƣợc công tác xã hội hóa trong BVMT làng nghề. Với thực trạng báo động của môi trƣờng làng nghề, tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về BVMT làng nghề tại một số tỉnh Bắc bộ”. Kết quả của đề tài sẽ hỗ trợ cho việc đƣa ra các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, với lộ trình hợp lý nhằm từng bƣớc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề. 7
- CHƢƠNG I. TỔNG QUAN MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 1.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ VIỆT NAM Từ xa xƣa, hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét văn hóa đặc thù trong đời sống của ngƣời dân nông thôn Việt Nam. Theo thời gian, các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần gắn kết với nhau, hình thành nên các làng nghề, xóm nghề, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống, tồn tại lâu đời, trở thành một hình thức kết cấu KT - XH của nông thôn. Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất nghề còn giúp ngƣời dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, làng nghề nƣớc ta cũng đang có tốc độ phát triển mạnh thông qua sự tăng trƣởng về số lƣợng và chủng loại ngành nghề sản xuất mới. Một số làng nghề từng bị mai một trong thời kỳ bao cấp thì nay cũng đang dần đƣợc khôi phục và phát triển. Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề có đƣợc vị thế trên thị trƣờng, đƣợc khách hàng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng. Tuy nhiên, có một thực tế là đã và đang có sự biến thái, pha tạp giữa làng nghề thực sự mang tính chất thủ công, truyền thống và làng nghề mà thực chất là sự phát triển công nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn, tạo nên một bức tranh hỗn độn của làng nghề Việt Nam. Cho đến nay, đã có số liệu thống kê về số lƣợng, loại hình của các làng nghề, làng nghề truyền thống và làng có nghề cũng nhƣ mật độ và phân bố trên quy mô toàn quốc nhƣng chƣa đầy đủ và toàn diện. Nguyên nhân chủ yếu là do tuy đã có tiêu chí phân loại làng nghề và làng nghề truyền thống, nhƣng còn chƣa thống nhất về cách hiểu và cách thức phân loại giữa các địa phƣơng, dẫn tới một số địa phƣơng vẫn chƣa công nhận làng nghề, trong khi đó, nhiều địa phƣơng khác ngoài việc đã công nhận rất nhiều làng nghề, còn thống kê đƣợc hàng trăm, thậm chí hàng nghìn làng có nghề trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, thời điểm thống kê và phƣơng pháp thống kê cũng ảnh hƣởng rất lớn đến các thông tin và số liệu về làng nghề do tính biến động liên tục theo nhu cầu thị trƣờng, thay đổi theo mùa vụ sản xuất hoặc theo nguồn nguyên liệu sản xuất. Theo kết quả Nghiên cứu Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam từ 2002 - 2004 trong khuôn khổ hợp tác với tổ chức JICA của Bộ 8
- NN &PTNT thì hiện có khoảng 2.017 làng nghề. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Môi trƣờng đƣợc tổng hợp từ báo cáo chính thức của UBND, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng tính đến tháng 7/2011 thì tổng số làng nghề và làng có nghề trên toàn quốc là 3.355 làng, trong đó có 1.318 làng nghề đã đƣợc công nhận và 2.037 làng có nghề chƣa đƣợc công nhận. Sự phân bố các làng nghề ở Việt Nam - Làng nghề truyền thống phân bố và có mật độ không đều giữa các vùng miền trên phạm vi toàn quốc và phản ánh những nét đặc thù của các dân tộc. Ví dụ, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì nghề dệt thổ cẩm, đan lát, nghề gốm là những thế mạnh, mang nặng tính tự cung tự cấp, ở vùng đồng bằng hoạt động làng nghề rất đa dạng từ những hoạt động sản xuất các công cụ sản xuất nông nghiệp đến những hoạt động đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao nhƣ chạm bạc, đúc đồng làm các vật dụng thờ cúng… - Các làng nghề ở nƣớc ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn, vì vậy, khái niệm làng nghề luôn đƣợc gắn với nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay do xu thế đô thị hóa, nhiều khu vực nông thôn đã trở thành đô thị, nhƣng vẫn duy trì nét sản xuất văn hóa truyền thống, chính điều này đã tạo ra “lỗ hổng” trong chính sách phát triển và hành lang pháp lý về quản lý làng nghề. - Làng nghề tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm từ 60 - 70% trong đó đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 50%, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Tây cũ, Bắc Ninh; Hƣng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định… Ở miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế. Ở miền Nam chiếm khoảng 16,4% tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng, Cần Thơ. Nhìn chung, các làng nghề ở khu vực miền Trung và miền Nam tƣơng đối đơn điệu, tập trung chủ yếu vào làm thủ công mỹ nghệ, chế biến thủy hải sản, chế biến lƣơng thực và thực phẩm. - Về loại hình sản xuất cũng rất đa dạng, đƣợc phân thành 08 nhóm ngành nghề: + Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ: chiếm khoảng 37%; + Nhóm làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm: chiếm 24%. + Nhóm làng nghề dệt, nhuộm, thuộc da: chiếm 5%; + Nhóm làng nghề gia công cơ kim khí: chiếm 4%; + Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: chiếm 3%; 9
- + Nhóm làng nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc: chiếm 1%; + Nhóm làng nghề tái chế chất thải: chiếm 1%; + Nhóm các loại hình làng nghề khác: chiếm 24%. Do đặc điểm phân bố nêu trên, tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, với đặc điểm diện tích chật hẹp, mật độ dân cƣ cao, hoạt động sản xuất quy mô công nghiệp và bán công nghiệp gắn liền với sinh hoạt, nên các hậu quả của ô nhiễm môi trƣờng là rõ rệt nhất. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, do phân bố các làng có nghề khá thƣa thớt, diện tích đất rộng, nên tuy vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cƣ nhƣng hậu quả môi trƣờng bị tác động chƣa đến mức đáng báo động nhƣ miền Bắc. Hơn nữa, do đặc điểm phát triển nên tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, làng nghề vẫn mang đậm nét thủ công truyền thống, tận dụng nhân công nhàn rỗi tại chỗ và nguyên vật liệu địa phƣơng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng dân cƣ quanh vùng, nên thực chất, phát triển làng nghề một cách có định hƣớng tại các khu vực này là hết sức cần thiết. 1.2. XU THẾ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM Số lƣợng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hƣớng tăng lên, chỉ có ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà nƣớc cũng nhƣ hậu quả của ô nhiễm môi trƣờng đến cộng đồng dân cƣ, và quan trọng hơn cả là chất lƣợng không cạnh tranh đƣợc với các sản phẩm sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lƣợng làng nghề lớn nhất trên cả nƣớc thì số lƣợng vẫn tiếp tục tăng so với các khu vực khác nên khu vực này đƣợc coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trƣờng làng nghề Việt Nam. Trong khi đó, tại các vùng Đông Bắc và Tây Bắc số lƣợng có chiều hƣớng giảm dần trong những năm gần đây. Dự báo cho xu thế phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo đƣợc thể hiện trong bảng sau: 10
- Bảng 1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 Dệt Chế biến lƣơng Sản xuất vật nhuộm, thực, thực Tái chế Thủ công liệu xây Vùng kinh tế ƣơm tơ, phẩm, chăn phế liệu mỹ nghệ dựng, khai thuộc da nuôi, giết mổ thác đá Đồng bằng sông 2 1 2 2 -1 Hồng Đông Bắc 1 1 0 1 0 Tây Bắc 1 1 0 1 0 Bắc Trung Bộ 1 2 1 2 1 Nam Trung Bộ 2 2 1 2 1 Tây Nguyên 1 0 0 2 1 Đông Nam Bộ 1 1 1 2 -1 Đồng bằng sông 1 1 1 2 -1 Cửu Long Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì nhƣng không phát triển; 1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh (Nguồn: Báo cáo môi trƣờng quốc gia năm 2008 - Môi trƣờng làng nghề Việt Nam) 1.3. CÁC ÁP LỰC TỚI MÔI TRƢỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ Với sự phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch của làng nghề tại nông thôn, cùng với sự mất cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng, và sự lỏng lẻo trong quản lý nói chung và quản lý môi trƣờng nói riêng, hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực rất lớn đến chất lƣợng môi trƣờng tại các khu vực làng nghề, đặc biệt là các làng nghề thuộc Đồng bằng sông Hồng, quan trọng phải kể đến nhƣ sau: - Kết cấu hạ tầng nông thôn nhƣ hệ thống đƣờng sá, hệ thống cấp nƣớc, thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải, điểm tập kết chất thải… rất yếu kém hoặc không đáp ứng đƣợc nhu cầu của phát triển sản xuất, chất thải không đƣợc thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan bị phá vỡ; 11
- - Quy mô sản xuất nhỏ, việc mở rộng sản xuất lại rất khó vì mặt bằng sản xuất chật hẹp, xen kẽ với sinh hoạt; chất thải phát sinh không bố trí đƣợc mặt bằng để xử lý, lại ở trên một phạm vi hẹp, nên đã tác động trực tiếp đến môi trƣờng sống, ảnh hƣởng tới điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của ngƣời dân; - Quan hệ sản xuất mang nét đặc thù là quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng xã, đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống, nên sử dụng lao động mang tính chất gia đình, sản xuất theo kiểu “gia truyền” dẫn tới việc “giấu” công nghệ sản xuất và nguyên liệu, hóa chất sử dụng; chƣa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng; - Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị cũ và chắp vá, bên cạnh ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện, nƣớc, còn kéo dài thời gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt là tiếng ồn, bụi, nhiệt; - Vốn đầu tƣ cho sản xuất hạn hẹp, nên việc đầu tƣ xử lý ô nhiễm là hầu nhƣ không có. Ngay cả trong những trƣờng hợp, nhiều cơ sở sản xuất liên doanh theo hƣớng hình thành các doanh nghiệp/hợp tác xã lớn, có doanh thu không nhỏ nhƣng vẫn không đầu tƣ cho xử lý chất thải và BVMT; - Trình độ sản xuất thấp, và do lợi nhuận trƣớc mắt nên chỉ quan tâm đƣợc đến sản xuất, còn nhận thức về tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe và ý thức trách nhiệm BVMT rất hạn chế. Hầu hết các cơ sở sản xuất coi trách nhiệm xử lý ô nhiễm không phải là trách nhiệm của mình, mà là trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng. Ngay bản thân chính quyền địa phƣơng ở nhiều nơi cũng coi đây là trách nhiệm của Nhà nƣớc phải đầu tƣ xử lý ô nhiễm, mà không bám sát nguyên tắc “ngƣời gây ô nhiễm phải khắc phục, xử lý ô nhiễm”. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới ô nhiễm môi trƣờng mà sản xuất nghề gây ra; - Nếp sống tiểu nông, tƣ duy sản xuất nhỏ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trƣớc mắt, nên các cơ sở sản xuất tại làng nghề thƣờng lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, tận dụng nhiều sức lao động trình độ thấp, nhân công rẻ. Hơn nữa, để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm của làng nghề, tác động tiêu cực tới môi trƣờng, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân ngƣời lao động. 12
- Trong những năm gần đây, làng nghề Việt Nam đã có sự phát triển về cả số lƣợng và loại hình làng nghề. Tuy nhiên các làng nghề này đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt là vấn đề về môi trƣờng. Các làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ cũng không nằm ngoài xu thế đó; đòi hỏi cần có những giải pháp phù hợp, kịp thời để hài Hòa giữa phát triển kinh tế hòa giữa phát triển kinh tế và BVMT. 13
- CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Trong năm 2012, Đề tài đƣợc triển khai thực hiện đối với môi trƣờng làng nghề tại thành phố Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Nam Định. 2.2. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN Để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tôi đã sử dụng tổ hợp các phƣơng pháp sau: - Phương pháp thống kê, tổng hợp: sử dụng trong quá trình rà soát, thống kê và đánh giá tình hình, hiện trạng về hoạt động, quy mô, phân bố và hiện trạng môi trƣờng các làng nghề; - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: sử dụng trong quá trình điều tra, khảo sát thực tế tại các địa phƣơng nhằm có đƣợc những thông tin chính xác và chi tiết về tình hình môi trƣờng tại các làng nghề; - Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích mẫu: sử dụng trong quá trình điều tra, khảo sát tại các địa phƣơng nhằm cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu về mức độ ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề; - Phương pháp phân tích, đánh giá: sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá nhằm đƣa ra những kết luận xác thực nhất về tình hình, hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề, các văn bản, chính sách, chiến lƣợc liên quan đến vấn đề môi trƣờng làng nghề; - Phương pháp chuyên gia: tham khảo và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong quá trình nghiên cứu; - Phương pháp kế thừa: kế thừa các số liệu, dữ liệu từ các dự án, nhiệm vụ mà Cục BVMT trƣớc đây, các Bộ, ngành, địa phƣơng và cơ quan tƣ vấn đã thực hiện có liên quan đến việc kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề; Do thời gian hạn chế nên tôi đã lựa chọn 5 làng nghề điển hình, tiêu biểu về loại hình sản xuất và mức độ ô nhiễm trên phạm vi cả nƣớc để thống nhất với các địa phƣơng và tiến hành điều tra, khảo sát. Nội dung khảo sát chủ yếu tập trung đánh giá tình hình thực hiện công tác BVMT làng nghề tại các địa phƣơng, lấy và phân tích các loại mẫu nƣớc, khí thải và chất thải rắn (CTR) nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề. 14
- CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHẦN A: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TẠI MỘT SỐ TỈNH BẮC BỘ 3.1. THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1.1. Tổng quan làng nghề Hà Nội Tính đến nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 1.350 làng có nghề (chiếm gần 59% tổng số làng nghề trên địa bàn). Trong đó, có 272 làng nghề đƣợc UBND Thành phố cấp bằng công nhận làng nghề, (số làng nghề truyền thống đƣợc công nhận là 198), với 166 “nghệ nhân Hà Nội” và hàng ngàn thợ giỏi. Có tới 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm ngành nghề đang phát triển mạnh nhƣ: Gốm sứ, dệt may, da giầy, điêu khắc, khảm trai, sơn mài, mây tre, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, chế biến nông sản, cơ khí… Tổng số lao động tham gia sản xuất trong các làng có nghề là hơn 600.000 ngƣời với 168.676 hộ sản xuất, 2.063 công ty cổ phần, 4.562 công ty TNHH, 1.466 doanh nghiệp tƣ nhân, 164 HTX và 50 hội, hiệp hội. Số lao động trong các làng nghề đƣợc công nhận là hơn 300.000 ngƣời, thu nhập bình quân của một lao động làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề ƣớc đạt 1,4 triệu đồng/ngƣời/tháng. Cả năm 2010, giá trị sản xuất của các làng nghề ƣớc đạt 8.663 tỷ đồng, chiếm 8,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Trong đó, giá trị sản xuất của 272 làng nghề đƣợc công nhận ƣớc đạt 7.128 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2010 sản phẩm của các làng nghề ƣớc đạt 804,5 triệu USD, chiếm khoảng 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn. Các làng nghề đƣợc phân bố rộng khắp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bao gồm 21/29 quận, huyện và thị xã (ngoại trừ 4 quận nội thành và các quận Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân). Các làng nghề tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành. Trong đó, các huyện có số lƣợng làng nghề đƣợc công nhận nhiều nhất của Hà Nội là huyện Phú Xuyên (37 làng nghề), Thanh Oai (54 làng nghề) và Thƣờng Tín (44 làng nghề). 15
- 3.1.1.1. Xu thế phát triển Theo đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề đã đƣợc UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt, các làng nghề Hà Nội sẽ đƣợc định hình và phát triển theo các xu thế cơ bản sau: - Phát triển thành các cụm, điểm công nghiệp làng nghề: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề, Sở Công thƣơng đã đƣợc UBND Thành phố giao chủ trì, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp thành phố làm cơ sở cho việc di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm trong làng nghề ra các CCN tập trung. Trong đó, dự kiến diện tích đất dành cho phát triển CCN là 2.580 ha/55 cụm, đất dành cho phát triển CCN làng nghề là 1.424 ha/149 cụm. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng 47 CCN với tổng diện tích 2.648,9 ha (bằng 102,5% diện tích dự kiến quy hoạch); 56 CCN làng nghề, với diện tích 517,7 ha (bằng 36,4% diện tích dự kiến quy hoạch); thu hút tổng số 2.361 dự án đầu tƣ. - Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch: Đề xuất chủ trƣơng đầu tƣ, cải tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ tại các làng nghề, kết hợp với tôn tạo các công trình văn hóa, di tích lịch sử sẵn có tại khu vực làng nghề; tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa các hoạt động phát triển làng nghề với việc hình thành các tuyến du lịch. - Phát triển, bảo tồn và khôi phục các làng nghề truyền thống phục vụ nhu cầu trong nước: cùng với việc phát triển du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ ngày càng đƣợc tiêu thụ mạnh mẽ thông qua lƣợng khách nƣớc ngoài đến tham quan ngay tại nơi sản xuất, tạo nhiều cơ hội cho sản phẩm làng nghề khai thác đƣợc giá trị văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm làng nghề đƣợc tiêu thụ với số lƣợng lớn ở thị trƣờng trong nƣớc là các sản phẩm lƣơng thực, thực phẩm, các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của ngƣời dân. - Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống hướng tới thị trường quốc tế: Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), thị trƣờng nƣớc ngoài đã đƣợc mở rộng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã có mặt ở nhiều nƣớc trên thế giới. Trong đó có những thị trƣờng có nhu cầu lớn, thƣờng xuyên và phong phú nhƣ: Thị trƣờng Hoa kỳ 16
- có nhu cầu lớn về hàng gốm sứ nghệ thuật; Thị trƣờng EU có nhu cầu lớn về các sản phẩm gỗ (bao gồm cả gỗ dân dụng và gỗ mỹ nghệ), gốm sứ mỹ nghệ, mây tre đan; Thị trƣờng Nhật Bản cũng có nhu cầu lớn về sản phẩm gỗ… - Phát triển làng nghề mới gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới: + Đối với những làng đã có nghề: Đối với những làng đã có nghề nhƣng còn chiếm tỉ trọng thấp và đã có sản phẩm trên thị trƣờng cần tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch để nhân rộng ra nhiều hộ làm nghề. + Đối với những làng thuần nông: Xây dựng và phát triển các làng nghề thuần nông thành làng nghề theo hƣớng phát triển bền vững, tập trung vào các ngành nghề sử dụng lao động, nguyên vật liệu tại chỗ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tƣ máy móc thiết bị tiên tiến vào quá trình sản xuất và ít gây tác động đến môi trƣờng nhƣ: Sản xuất hàng thủ công, thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, sinh vật cảnh và các ngành nghề khác. Bên cạnh đó phát triển các loại hình dịch vụ bổ trợ, phục vụ cho phát triển nghề và làng nghề nhƣ: Tài chính tín dụng, vận tải, thông tin liên lạc, tƣ vấn sản xuất kinh doanh… 3.1.1.2. Hiện trạng môi trường từ hoạt động của các làng nghề a. Đặc điểm chung của các làng nghề trong công tác BVMT - Hầu hết các cơ sở sản xuất với quy mô hộ gia đình, đặt tại nhà và nằm trong khu dân cƣ nên việc thu gom và xử lý CTR rất khó khăn. Đại đa số các làng nghề chƣa đầu tƣ bất kỳ giải pháp nào để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nƣớc thải, bụi, chất thải rắn, nƣớc thải sản xuất đƣợc thải chung với nƣớc thải sinh hoạt của làng vào hệ thống thoát nƣớc mặt. - Công tác quản lý và những giải pháp BVMT chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Chính quyền địa phƣơng chƣa có ý thức về tuyên truyền và chỉ đạo nhân lực thực hiện về BVMT. Chƣa có cán bộ chuyên môn về môi trƣờng làng nghề tại các cơ sở nên việc quản lý BVMT hạn chế. - Ý thức BVMT của ngƣời dân và các đơn vị sản xuất tại làng nghề còn kém. b. Hiện trạng chất lượng môi trường tại các làng nghề của Hà Nội Theo báo cáo hiện trạng môi trƣờng 5 năm của thành phố Hà Nội thực hiện năm 2010 và kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng tại làng nghề do Trung tâm Quan trắc 17
- phân tích tài nguyên và môi trƣờng (TN&MT) - Sở TN&MT Hà Nội thực hiện các năm 2009, 2010 cho thấy hiện trạng môi trƣờng tại các làng nghề Hà Nội nhƣ sau: Hiện trạng môi trường không khí Kết quả quan trắc môi trƣờng không khí năm 2009 thực hiện tại 23 làng nghề thuộc các lĩnh vực: dệt nhuộm (2 làng nghề), sản xuất hàng mỹ nghệ (4 làng nghề), chế biến dƣợc liệu (1 làng nghề), chế biến lƣơng thực, thực phẩm (2 làng nghề), luyện kim - cơ khí (2 làng nghề), mây tre đan và chế biến gỗ (3 làng nghề), tái chế nhựa (1 làng nghề), cho thấy có 9/23 làng nghề (chiếm 39%) có từ 1 - 4 chỉ tiêu quan trắc nồng độ khí thải gây ô nhiễm vƣợt quá TCCP từ 1,1 - 3,1 lần (so sánh với TCVN 5938: 2005). Kết quả quan trắc môi trƣờng không khí năm 2010 thực hiện tại 46 làng nghề thuộc các lĩnh vực: dệt nhuộm (7 làng nghề), sản xuất hàng mỹ nghệ (7 làng nghề), chế biến lƣơng thực, thực phẩm (9 làng nghề), luyện kim - cơ khí (6 làng nghề), mây tre đan và chế biến gỗ (10 làng nghề), giầy da (4 làng nghề), cho thấy có 45/46 làng nghề (chiếm 97,8%) có từ 01 chỉ tiêu quan trắc chất lƣợng không khí vƣợt quy chuẩn cho phép từ 1,1 - 4,3 lần (so sánh với QCVN 05:2009); cụ thể là: - Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông) có nồng độ H2S vƣợt TCCP từ 2,8 - 3,1 lần. - Kết quả đo đạc không khí năm 2009 của các làng nghề sản xuất hàng mỹ nghệ cho thấy các chỉ tiêu bụi, benzen, toluene, xylem, đều nằm trong giới hạn cho phép tuy nhiên ngoại trừ hàm lƣợng SO2 tại làng nghề sơn mài Hạ Thái và lƣợc sừng Thụy Ứng (Thƣờng Tín) vƣợt TCCP 1,3 - 1,6 lần TCVN cho phép. - Làng nghề LTTP Yên Viên và làng nghề chế biến biến nông sản thực phẩm Dƣơng Liễu tại thời điểm quan trắc có chỉ tiêu SO2 vƣợt 1,4 - 1,8 lần, NO2 vƣợt 1,3 - 1,6 lần TCCP. - Tại các làng nghề luyện kim, cơ khí nhƣ cơ kim khí Phùng Xá, luyện kim gò hàn Phú Thứ, rèn Đa Sỹ kết quả đo đạc cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép trừ độ ồn nằm ngoài giới hạn TCVN 5949:2005 (1,1 lần), Độ rung tại làng nghề cũng cao hơn TCVN 6962:2001 là 1,1 lần; ngoài ra có chỉ tiêu bụi kim loại vƣợt TCCP nhiều lần. - Tại các làng nghề mây tre đan nhƣ đan phên Ngọc Trực và mây tre đan Phú Hữu, đan lát Kim Lũ có hàm lƣợng các chỉ tiêu môi trƣờng không khí vào thời điểm 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 262 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn