Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu áp dụng loại nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình Dao tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo hướng bền vững
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu nhằm lựa chọn loại nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện kinh tế, sinh hoạt và sản xuất của hộ gia đình Dao; đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững nhà tiêu hợp vệ sinh tại địa bàn nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu áp dụng loại nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình Dao tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo hướng bền vững
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG -------------------- CAO THỊ HÒA NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG LOẠI NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH CHO HỘ GIA ĐÌNH DAO TẠI XÃ CHÂN SƠN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI, 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG -------------------- CAO THỊ HÒA NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG LOẠI NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH CHO HỘ GIA ĐÌNH DAO TẠI XÃ CHÂN SƠN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững (Chương trính đào tạo thì điểm) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ TRƯỜNG HÀ NỘI, 2016
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Nguyễn Thế Trường, đã tận tính hướng dẫn trong suốt quá trính viết luận văn tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô ở Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường đã tận tính truyền đạt kiến thức trong thời gian học tập vừa qua. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trính học không chỉ là nền tảng cho quá trính nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quì báu để em bước vào công tác nghiên cứu khoa học một cách vững chắc và tự tin. Em chân thành cảm ơn Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm y tế dự phòng huyện Yên Sơn, Trạm y tế xã Chân Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành nội dung nghiên cứu. Cuối cùng em kình chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kình chúc các Cô, Chú, Anh, Chị tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm y tế dự phòng huyện Yên Sơn, Trạm y tế xã Chân Sơn luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2015 Học viên CAO THỊ HÒA i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trính nghiên cứu này là của riêng cá nhân tác giả; các số liệu trong nghiên cứu là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chưa được công bố; các kết quả nghiên cứu của tác giả chưa từng được công bố. Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2015 Học viên CAO THỊ HÒA ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 3 1.1.1. Định nghĩa nhà tiêu hợp vệ sinh ........................................................................ 3 1.1.2. Phân loại nhà tiêu hợp vệ sinh ........................................................................... 4 1.1.3. Các lợi ích của việc có nhà tiêu hợp vệ sinh ...................................................... 5 1.2. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hiện nay và các nghiên cứu liên quan ............... 6 1.2.1.Trên thế giới ........................................................................................................ 6 1.2.2. Tại Việt Nam .................................................................................................... 10 1.2.3. Tại tỉnh Tuyên Quang ...................................................................................... 18 CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 19 2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu ......................................................... 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 20 2.2.1. Phương pháp luận............................................................................................. 20 2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu........................................................................... 20 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 25 3.1. Thực trạng nhà tiêu tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ......... 25 3.1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên- xã hội xã Chân Sơn......................................... 25 3.1.2. Thực trạng nhà tiêu tại xã Chân Sơn. ............................................................... 25 3.1.2. Thực trạng nhà tiêu của Hộ gia đính Dao tại xã Chân Sơn.............................. 26 3.2. Một số yếu tố cản trở việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh .................................... 28 3.2.1. Các yếu tố Cơ hội ............................................................................................. 29 3.2.2. Các yếu tố Khả năng ........................................................................................ 30 3.2.3. Các yếu tố Động lực ......................................................................................... 32 3.2.4. Thiếu các dịch vụ cung ứng vệ sinh ................................................................. 34 3.3. Đánh giá nhu cầu mở rộng nhà tiêu hợp vệ sinh ................................................. 35 3.4. Phân tích DPSIR ................................................................................................. 37 3.5. Đề xuất loại nhà tiêu phù hợp ............................................................................. 41 iii
- 3.4.1. Nhà tiêu hai ngăn sinh thái ............................................................................... 41 3.4.2. Nhà tiêu với bể tự hoại ..................................................................................... 46 3.5. Đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững nhà tiêu hợp vệ sinh tại địa bàn nghiên cứu. ................................................................................................................. 55 3.5.1. Tăng cường công tác truyền thông về nhà tiêu hợp vệ sinh ............................ 55 3.5.2. Thành lập hệ thống cửa hàng tiện ích .............................................................. 57 3.5.3. Nhóm hoạt động cơ bản ................................................................................... 62 3.5.3. Nhóm hoạt động mở rộng ................................................................................ 63 3.5.4. Các phương án hỗ trợ tài chính cho Hộ gia đính và cửa hàng tiện ích ........... 65 3.5.5. Cải thiện môi trường thể chế và các hoạt động ............................................... 67 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 71 4.1. Kết luận ............................................................................................................... 71 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 75 iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CLTS : Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ CHTI : Cửa hàng tiện ìch CTV : Cộng tác viên HGĐ : Hộ gia đính MTQG : Mục tiêu quốc gia NT : Nhà tiêu NTHVS : Nhà tiêu hợp vệ sinh TTYTDP : Trung tâm y tế dự phòng TTV : Tuyên truyền viên v
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh tại các khu vực trong cả nước năm 2013 ........... 11 Bảng 2. Thực trạng nhà tiêu tại xã Chân Sơn ............................................................ 25 Bảng 3. Kết quả điều tra nhà tiêu của hộ gia đính Dao tại xã Chân Sơn. .................. 27 Bảng 4. Mức độ hài lòng về nhà tiêu của hộ gia đính Dao ........................................ 28 Bảng 5: Khả năng chi trả cho việc xây dựng nhà tiêu ............................................... 29 Bảng 6: Tỷ lệ người dân được tập huấn, tuyên truyền về nhà tiêu hợp vệ sinh ........ 30 Bảng 7. Lý do chưa hài lòng với nhà tiêu .................................................................. 32 Bảng 8. Đánh giá sự cần thiết có nhà tiêu hợp vệ sinh ............................................. 35 Bảng 9. Ý định xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh .......................................................... 36 Bảng 10. Loại nhà tiêu yêu thích ............................................................................... 36 Bảng 11. Mong muốn vị trí xây dựng nhà tiêu .......................................................... 37 Bảng 11. Kìch thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám theo số người sử dụng ............................................................................................................. 49 Bảng 12. Kìch thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen theo số người sử dụng ..........50 Bảng 13. Bảng tham khảo mức giá loại nhà tiêu và bộ phận nhà tiêu ....................... 58 vi
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Tóm tắt hệ thống quản lý vệ sinh nông thôn ............................................ 13 Hình 2. Phân loại các nhà tiêu hợp vệ sinh ............................................................ 15 Hình 3: Sơ đồ hành chính xã Chân Sơn ................................................................ 19 Hình 4: Sơ đồ mô hình DPSIR ................................................................................ 24 Hình 5: Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh ............................................................................................................................ 39 Hình 6. Nhà tiêu hai ngăn sinh thái ....................................................................... 41 Hình 7. Bể tự hoại hai ngăn .................................................................................... 47 Hình 7: Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện ích .................................................... 59 vii
- MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội đời sống của người dân hiện nay đã được cải thiện, đặc biệt điều kiện kinh tế của người dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, do những thói quen và nếp sống sinh hoạt vẫn còn tồn tại trong nhận thức và hành vi của người dân nên nhiều nơi người dẫn vẫn còn đi tiêu bừa bãi ngoài cộng đồng hoặc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh. Đi tiêu bừa bãi hoặc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh cùng với tập quán sử dụng phân tươi để bón ruộng, hoa màu của các cộng đồng dân tộc thiểu số là nguyên nhân dẫn tới sự ô nhiễm nguồn nước, đất và có nguy cơ gây ra các dịch bệnh đường tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, ... Trong khi hiện nay ở miền núi nhiều nơi người dân vẫn đang sử dụng nguồn nước như nước giếng đào, nước sông suối, nước máng lần, nước mưa để sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt nên nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm theo đường phân - miệng là rất cao. Việc nâng cao tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh, quản lý tốt nguồn phân người, sẽ hạn chế được tính trạng ô nhiễm môi trường, làm giảm tỷ lệ mắc dịch, bệnh góp phần cải thiện tính trạng sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường sống. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu thứ 7 của thiên niên kỷ đến năm 2015, giảm một nửa tỷ lệ người không được tiếp cận thường xuyên với nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh Đảng và Chình phủ Việt Nam đã và đang rất quan tâm đến công tác nâng cao tỷ lệ NT hợp vệ sinh. Chương trính Mục tiêu quốc gia - Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đã được Thủ tướng Chình phủ phê duyệt tại Quyết định 237- 1998/QĐ-TTg ngày 3/12/1998 với mục tiêu đến năm 2020 tất cả dân cư nông thôn đều được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và mục tiêu giai đoạn 2012 – 2015 là 65% số Hộ gia đính ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong khi đó theo số liệu báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Tuyên Quang thí đến cuối năm 2014 tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh trong toàn tỉnh Tuyên Quang mới đạt gần 40%. Tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, nơi có phần lớn người dân tộc Dao sinh sống tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh mới đạt 27%, nhiều hộ gia đính vẫn đang sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh 1
- như: nhà tiêu một ngăn, cầu tro, thùng, cầu tiêu ao cá và hố xì đào kiểu cũ và thậm chì là không có nhà tiêu. Một số hộ gia đính đã có nhà tiêu hợp nhưng không sử dụng mà quay về sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh hoặc đi tiêu bừa bãi ra ngoài cộng đồng. Việc nghiên cứu áp dụng loại nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp điều kiện kinh tế, sinh hoạt và sản xuất đối với các hộ người dân tộc Dao tại đây là việc rất cấp thiết góp phần vào việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đính dân tộc Dao tại xã Chân Sơn nói riêng và cho cộng đồng người Dao tại các tỉnh miền núi nói chung. Chình ví vậy, em lựa chọn nghiên cứu "Nghiên cứu áp dụng loại nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình Dao tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo hƣớng bền vững” với mục tiêu nghiên cứu: 1. Lựa chọn loại nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện kinh tế, sinh hoạt và sản xuất của hộ gia đình Dao. 2. Đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững nhà tiêu hợp vệ sinh tại địa bàn nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu của đề tài Tổng quan về thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh trên thế giới, tại Việt Nam và tại khu vực nghiên cứu và các nghiên cứu liên quan. Tím hiểu đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế -xã hội và hiểu phong tục, tập quán trong sinh hoạt và sản xuất của của hộ gia đính người Dao tại xã nghiên cứu. Sở thìch, mong muốn, kiến thức của hộ gia đính Dao về nhà tiêu hợp vệ sinh. Một số yếu tố cản trở việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đính Dao tại xã nghiên cứu. Nhu cầu mở rộng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đính Dao tại khu vực nghiên cứu. 2
- Tổng hợp, phân tìch để đề xuất loại nhà tiêu phù hợp và đề xuất những giải pháp để phát triển bền vững nhà tiêu cho hộ gia đính Dao tại xã nghiên cứu. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa nhà tiêu hợp vệ sinh Theo định nghĩa của Chương trính Vệ sinh toàn cầu, nhà tiêu (NT) là nơi chứa đựng chất thải của con người. Một NT được coi là hợp vệ sinh phải đạt tối thiểu hai tiêu chì: (1) không gây ô nhiễm môi trường; (2) không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người [34]. Theo các nhà vệ sinh học thí các giải pháp vệ sinh môi trường phải quan tâm đến việc thu hồi tài nguyên chứ không chỉ đơn thuần là việc thải bỏ. Một nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS) phải hướng tới sự phát triển bền vững và đảm bảo công bằng cho mọi người. Sẽ không có sự công bằng chừng nào một nửa dân số thế giới vẫn chưa có NTHVS Ví vậy với ưu việt là không dùng nước, giá thành thấp, thu hồi được chất thải để tái sử dụng, NT sinh thái sẽ đáp ứng được cả hai yêu cầu trên. Đa số các nhà vệ sinh học đều thống nhất rằng một NT sinh thái phải đạt 3 tiêu chì cơ bản sau: (1) Tuần hoàn được dưỡng chất; (2) Tiêu diệt được mầm bệnh; (3) Không gây ô nhiễm môi trường[33]. Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 : 2011/BYT[2] do Cục Quản lý môi trường y tế biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 27/2011/TT - BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011: Nhà tiêu là hệ thống thu nhận, xử lý tại chỗ phân và nước tiểu của con người. Nhà tiêu hợp vệ sinh là NT bảo đảm cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng. Có khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân, không gây mùi khó chịu và làm ô nhiễm môi trường xung quanh. 3
- 1.1.2. Phân loại nhà tiêu hợp vệ sinh Việc phân loại NT trên thế giới hiện nay cũng có nhiều cách phân loại. Mỗi loại NT lại có một tiêu chuẩn hợp vệ sinh riêng. - Phân loại NT theo nguyên lý xử lý phân, bao gồm: NT tự hoại, NT tự thấm và NT khô. Trong đó, NT tự hoại có nguyên lý xử lý phân là các vi khuẩn yếm khì sẽ phân hủy phân sau một thời gian trong bể tự hoại; đối với NT tự thấm thí phân sẽ thấm qua các tầng đất và tự làm sạch; NT khô thí dùng chất độn, có thể là tro bếp, tro trấu, mùn cưa hoặc đất mịn để phủ lấp phân, sau một thời gian ủ trộn có thể dùng làm phân bón cho cây trồng. - Phân loại NT có liên quan đến việc vận chuyển phân, bao gồm: NT có sự vận chuyển phân và NT không vận chuyển phân. Trong đó, NT có sự vận chuyển phân là NT có loại nút nhấn xả nước nối với hệ thống dẫn thoát nước hoặc là loại NT có hố xì thùng; NT không có sự vận chuyển phân là NT có nút xả đi thẳng xuống hố chứa phân, ao cá, hố ủ phân compost hoặc hầm biogas. - Phân loại NT có liên quan đến việc dùng nước, bao gồm: NT dùng nước dội và NT không dùng nước dội. Cách phân loại phổ biến nhất là cách phân loại liên quan đến việc dùng nước và hiện nay Theo đó, NT được phân thành hai loại: NT dùng nước và NT không dùng nước (còn gọi là NT khô). NT dùng nước thường được sử dụng ở các nước phát triển, ở các thành phố hay đô thị nơi có điều kiện về kinh tế và phải có sẵn nước để sử dụng. Chi phì xây dựng, sử dụng và bảo quản cho loại NT này thường tốn kém và yêu cầu kỹ thuật cao. Trong khi đó NT khô lại thìch hợp với những nước kém phát triển hay ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu thốn về nguồn nước hoặc nơi điều kiện kinh tế còn thấp, nơi có nhu cầu tái sử dụng phân. Chi phì xây dựng NT khô thấp hơn nhiều so với NT dùng nước [23]. Hiện nay tại Việt Nam đang áp dụng cách phân loại này. 4
- 1.1.3. Các lợi ích của việc có nhà tiêu hợp vệ sinh Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy một số bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, ký sinh trùng đường ruột liên quan đến việc thiếu vệ sinh môi trường mà chủ yếu là thiếu NTHVS và thiếu nước uống an toàn. Mỗi ngày có khoảng 6.000 trẻ em chủ yếu là trẻ em ở các nước đang phát triển chết ví các bệnh liên quan đến việc thiếu vệ sinh. Tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia số người chết ví tiêu chảy cao gấp hai lần số người chết ví HIV/AIDS [32]. Chình ví vậy sử dụng NTHVS sẽ giúp quản lý tốt phân người và làm giảm nguy cơ lây truyền các bệnh. Đặc biệt việc sử dụng NT sinh thái vừa có thể giúp quản lý tốt phân người lại vừa có thể tận dụng được nguồn chất thải làm nguyên liệu. Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi năm 2002 đã đề ra một số mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu giảm một nửa số người không được tiếp cận với vệ sinh cơ bản (bao gồm nước sạch và NTHVS) vào năm 2015 và các nước cần phải xây dựng khung hành động chung về nước và vệ sinh môi trường[7]. Theo thống kê và tình toán của chương trính nghiên cứu vệ sinh sinh thái, để đạt được mục tiêu phát triển này từ năm 2005 - 2015 tối thiểu phải có 2,6 tỷ NT cần được xây dựng mới. Đồng thời các cấp chình quyền cần phải có chương trính giám sát chặt chẽ để người dân sử dụng NTHVS đồng thời hạn chế những NTHVS sẽ hư hỏng hoặc xuống cấp và trở thành NT không hợp vệ sinh [13]. Ở Việt Nam Đảng và Chình phủ đã và đang rất quan tâm đến công tác nâng cao tỷ lệ NTHVS và đã được xây dựng thành Chương trính mục tiêu quốc gia. Chương trính Mục tiêu quốc gia - Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đã được Thủ tướng Chình phủ phê duyệt tại Quyết định 237- 1998/QĐ-TTg ngày 3/12/1998 với mục tiêu đến năm 2020 tất cả dân cư nông thôn đều được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu 60lìt/người/ngày và được sử dụng NTHVS. Mục tiêu giai đoạn 2012 – 2015 theo quyết định 366/QĐ-TTg ban hành ngày 31-03-2012 là 65% số HGĐ ở nông thôn có nhà NTHVS; 100% các trạm 5
- y tế xã đủ nước sạch và NTHVS, được quản lý và sử dụng tốt. Một số đơn vị tài trợ như AusAID (Australia), Danida (Đan Mạch) và DFID (Anh), ngân hàng thế giới (Worldbank) cũng đã có nhiều chương trính để hỗ trợ người dân nông thôn, đặc biệt là người dân miền núi, vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận với NTHVS. Bên cạnh đó cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về công tác quản lý, giám sát của các đơn vị chức năng, nghiên cứu về hành vi đi tiêu của người dân, việc tiếp cận với các dịch vụ cung ứng vật liệu xây dựng NT, ... Tuy vậy việc duy trí tình bền vững của chương trính vẫn đang là một thách thức. Nhiều địa phương sau khi kết thúc chương trính thí vẫn còn tính trạng người dân quay trở lại thói quen cũ như đi tiêu bừa bãi, xây dựng, sử dụng và bảo quản NT không hợp vệ sinh. Việc sử dụng NTHVS đem lại rất nhiều lợi ìch khác nhau, song có thể chia làm 3 lợi ìch chính sau đay: Lợi ích cho cộng đồng: tập trung vào hính ảnh một cộng đồng sạch sẽ với tất cả các hộ dân cùng nhau hành động và tận hưởng các lợi ìch mà môi trường sạch sẽ, trong lành đem lại. Lợi ích cho gia đình: Các lợi ìch cho mọi thành viên trong gia đính như hết mùi hôi thối, sạch sẽ, tiện nghi, hiện đại, cải thiện sức khoẻ cho gia đính, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Tôn trọng và đƣợc tôn trọng: Có NT là một cách thể hiện sự tôn trọng đối với gia đính, bạn bè, hàng xóm, người thân. HGĐ có NT sẽ có thể tiếp đón khách tốt hơn và trở thành tấm gương trong cộng đồng. Họ cũng cảm thấy tự hào ví chất lượng cuộc sống, môi trường xung quanh nhà mình. 1.2. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hiện nay và các nghiên cứu liên quan 1.2.1.Trên thế giới Ước tình hiện nay có khoảng 40% dân số thế giới chưa được tiếp cận và sử dụng NTHVS trong đó chủ yếu là ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo của Chương trính nước và vệ sinh môi trường trong dự án thúc đẩy vệ sinh toàn cầu tại 6
- Đông Nam Á (2004) tỷ lệ người dân được tiếp cận với NT được cải thiện cũng rất khác nhau: Campuchia 17%, Lào 30%; Đông Timor 33%, Indonesia là 55%, Việt Nam 61%, Philippines 72%; tình chung cả khu vực tỉ lệ NTHVS là 67% [34]. Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi năm 2002 đã đề ra một số mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu giảm một nửa số người không được tiếp cận với vệ sinh cơ bản (bao gồm nước sạch và NTHVS) vào năm 2015 và các nước cần phải xây dựng khung hành động chung về nước và vệ sinh môi trường. Theo thống kê và tình toán của chương trính nghiên cứu vệ sinh sinh thái, để đạt được mục tiêu phát triển này từ năm 2005 – 2015 tối thiểu phải có 2,6 tỷ NT cần được xây dựng mới. Đồng thời các cấp chình quyền cần phải có chương trính giám sát chặt chẽ để người dân sử dụng NTHVS đồng thời hạn chế những NTHVS sẽ hư hỏng hoặc xuống cấp và trở thành NT không hợp vệ sinh [32]. Tại Thái Lan, một NT được đánh giá là hợp vệ sinh ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật xây dựng còn phải đáp ứng ba tiêu chuẩn: lành mạnh, sẵn sàng và an toàn. Để được coi là sạch việc đầu tiên là trần, tường, sàn NT phải luôn sạch sẽ, không có mùi hôi, đảm bảo độ thông thoáng, nước thải, chất thải phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống chung. NT phải sẵn sàng nước sạch, giấy vệ sinh, xà phòng để rửa tay. NT phải được bảo trí thường xuyên và được các nhân viên y tế giám sát ìt nhất là một tháng/lần [29]. Tại Sudan, Bộ Thuỷ lợi và Tài nguyên nước đã ban hành Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng và quản lý NT HGĐ. Khi xây dựng NT nên xem xét đến các yêu cầu cơ bản: sạch sẽ, không có mùi hôi, không có ruồi muỗi và côn trùng; không gây ô nhiễm nguồn nước. NT phải thiết kế và xây dựng đơn giản, dễ sử dụng và bảo dưỡng. NT nên có chi phì thấp và khuyến khìch sử dụng càng nhiều càng tốt các vật liệu có sẵn ở địa phương. Các chất thải phải được đảm bảo xử lý an toàn. NT nên phù hợp với văn hoá cho người sử dụng và có thể sử dụng thường xuyên mà không bị gián đoạn. Đặc biệt quan tâm đến yêu cầu tối thiểu về sự an toàn và riêng tư cho người sử dụng. Trạm y tế, Trung tâm y tế tại địa phương phải có trách nhiệm hướng 7
- dẫn người dân xây dựng và sử dụng, bảo quản NT đồng thời giám sát chất lượng NT gia đính và lập báo cáo theo định kỳ [28]. Tại Nam Australia, Uỷ ban Y tế cũng đã ban hành tiêu chuẩn cho việc xây dựng, sử dụng và bảo quản NT tự hoại từ năm 1995 nhằm quản lý tốt nguồn phân người, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Một trong các tiêu chuẩn vệ sinh là NT phải sạch sẽ, có bể xử lý phân trước khi thải ra môi trường và đặc biệt lúc nào cũng phải có sẵn nước để sử dụng. Nhân viên y tế địa phương sẽ giám sát việc xây dựng, sử dụng và bảo quản NT của người dân. Những HGĐ chưa có NT đáp ứng các tiêu chuẩn đã ban hành sẽ bị bắt buộc phải xây mới hoặc cải tạo lại để đảm bảo tiêu chuẩn [30]. Theo nghiên cứu của Winblad, U & Simpson Hëbert, M. (2004) của Viện nghiên cứu Thuỵ Điển thí nước tiểu là tương đối vô hại và có thể pha loãng trực tiếp tưới cho cây trồng. Mặc dù một số tác nhân gây bệnh khác cũng được tím thấy trong nước tiểu như vi trùng thương hàn, phó thương hàn và sán máng nhưng nguồn lây truyền chủ yếu lại là phân; nước tiểu chỉ là đường lây truyền của sán máng. Ví vậy việc tách riêng nước tiểu sẽ làm phân khô nhanh, hạn chế được mùi hôi từ NT. Để hạn chế và tiêu diệt mầm bệnh nguy hại trong phân, cần phải ủ phân từ 8 – 12 tháng tuỳ thuộc vào khì hậu của từng khu vực. Phân sau khi ủ có thể sử dụng để điều hoà đất và dùng trong nông nghiệp rất an toàn [33]. Còn theo Schönning, C., và Stenström, T.A thí vị trì NT chím không thìch hợp có thể gây ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước giếng nghiêm trọng. Ví vậy khoảng cách an toàn giữa NT và giếng nước phải đạt từ 10 – 30m [31]. Ngoài việc xây mới các NTHVS thí việc làm thế nào để người dân chấp thuận sử dụng NTHVS thay thế cho việc đi tiêu bừa bãi và sử dụng NT không hợp vệ sinh vẫn đang là một thách thức. Nghiên cứu của Louise Emilia Dellström Rosenquist (2004) thí cho rằng tâm lý của người dân, nền văn hoá của cộng đồng là một trong các yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp thuận sử dụng NTHVS. Việc tiếp thị NTHVS và cách 8
- thức tiếp cận cộng đồng phù hợp với tâm lý và nền văn hoá sẽ đem lại lợi ìch rất lớn. Bên cạnh đó sự giám sát của chình quyền địa phương sẽ nâng cao số người sử dụng NTHVS[27]. Còn theo nghiên cứu của Drangert (2004) tại một số khu vực dân cư nghèo của Nam Phi thí người dân ở đây cho rằng việc phóng uế bừa bãi và sử dụng NT không hợp vệ sinh thực sự không thể gây ô nhiễm nguồn nước. Việc giải thìch cho họ hiểu là một việc vô cùng khó khăn và yêu cầu cán bộ vệ sinh môi trường phải là người có nhiều kinh nghiệm. Đồng thời kiến nghị chình quyền địa phương cần phải có sự giám sát để ngăn chặn người dân quay trở lại đi tiêu bừa bãi và sử dụng những NT truyền thống không còn hợp vệ sinh[22]. Kaplan (2000) – nhà tâm lý học người Anh khi nghiên cứu về bản năng con người và hành vi trách nhiệm với môi trường thí thấy rằng yếu tố tâm lý có vai trò rất quan trọng. Nhiều người dân cho rằng họ không đủ khả năng để thực hiện và duy trí vệ sinh bền vững và việc họ làm là quá nhỏ, chẳng có đóng góp gí cho việc cải thiện tính trạng vệ sinh môi trường chung. Ví vậy người làm công tác về vệ sinh môi trường cần phải có khả năng nắm bắt và giải quyết những vấn đề tâm lý để người dân hiểu và vượt qua rào cản này. Cần phải chứng minh để người dân thấy rằng họ có khả năng làm được, việc làm của họ là rất hữu ìch và đã đóng góp vào việc bảo vệ môi trường chung của nhân loại. Trong trường hợp này thí kinh nghiệm của người tư vấn và việc giám sát thường xuyên đóng vai trò quan trọng để đi đến thành công[25]. Bên cạnh sự nỗ lực nghiên cứu của các nhà vệ sinh môi trường, một số nước hiện nay cũng đã ban hành về tiêu chuẩn hoặc khuyến cáo về việc xây dựng, sử dụng và bảo quản NTHVS. Nhín chung để người dân được tiếp cận với NTHVS đồng thời chấp nhận sử dụng và bảo quản NTHVS vẫn còn là một thách thức khó khăn đối với nhiều quốc gia. Ngoài việc tiếp tục xây mới các loại NTHVS phù hợp với điều kiện kinh tế, xã 9
- hội văn hoá của cộng đồng thí việc duy trí giám sát thường xuyên của đội ngũ những người làm công tác vệ sinh môi trường là việc làm cần thiết. Dự án thúc đẩy vệ sinh toàn cầu của chương trính nước sạch và vệ sinh môi trường (WSP) do World Bank tài trợ[5] cho rằng hệ thống giám sát lý tưởng cần đáp ứng đầy đủ các công việc sau: – Giám sát việc sử dụng NTHVS của người nghèo. – Tổng hợp dữ liệu từ tất cả các dự án vệ sinh thực hiện tại địa phương. – Khuyến khìch người dân địa phương tham gia đánh giá và giám sát phạm vi bao phủ của NTHVS. Tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, thúc đẩy sự thay đổi cũng như củng cố căn cứ vững chắc của số liệu và sự minh bạch của kết quả của chương trính. – Tổng hợp và hợp nhất thành một cơ sở dữ liệu duy nhất, có thể so sánh và được máy tình hóa, dễ sử dụng tại cấp xã, huyện . 1.2.2. Tại Việt Nam Theo Bộ Y tế, đến hết tháng 6/2014, trung bính tỷ lệ bao phủ NTHVS của họ gia đính (HGĐ) nông thôn đạt 61%. Hiện vẫn còn gần 4 triệu người phóng uế bừa bãi và 10,2 triệu người có nhà tiêu hết sức thô sơ. Tuy độ bao phủ NTHVS ngày càng tăng nhưng tỷ lệ này vẫn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền: 22 tỉnh có tỷ lệ bao phủ NT dưới 50% trong đó tập trung chủ yếu ở miền núi phìa Bắc và Tây Nguyên, đặc biệt vẫn còn tới 5% HGĐ chưa có NT và 12% HGĐ sử dụng cầu tiêu ao cá. Điều này có nghĩa là hiện có khoảng 17% HGĐ vẫn đang phóng uế bừa bãi ra môi trường. Các hành vi vệ sinh cá nhân còn nghèo nàn, chỉ có 17% người dân rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong những thời điểm cần thiết. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, 50% người dân nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng cầu tiêu ao cá, tận dụng nguồn này để nuôi cá tra; 48% HGĐ nghèo dùng chung nhà vệ sinh. Dân cư khu vực này lại có thói quen sử 10
- dụng nước trực tiếp không qua đun chìn nấu sôi; trẻ em thường xuyên tiếp xúc với môi trường ao hồ, sông nước. Có một số lý do dẫn đến tỷ lệ HGĐ sử dụng NTHVS chưa cao, đó là: nhận thức hạn chế của người dân về vệ sinh, thói quen không sử dụng NT đã tồn tại từ lâu, khó khăn về nhân lực, chình quyền các cấp chưa thực sự quan tâm, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thực hiện chưa tốt, công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá còn hạn chế. Bảng 1 sau đây thể hiện tỷ lệ bao phủ NTHVS của cả nước và của từng khu vực.Theo các số liệu trong bảng, 60% HGĐ trên cả nước đã có NTHVS. Tuy nhiên, chỉ có 47% số HGĐ đang sinh sống ở vùng núi phìa Bắc là có NTHVS. Bảng 1: Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh tại các khu vực trong cả nước năm 2013 Khu vực Tỷ lệ NTHVS Cả nước 60% Miền núi phìa Bắc 47% Đồng bằng sông Hồng 71% Bắc Trung Bộ 52% Duyên hải miền Trung 70% Tây Nguyên 49% Đông Nam Bộ 84% Đồng bằng sông Cửu Long 46% Tỉnh Tuyên Quang 37% (Nguồn Cục quản lý môi trường y tế, 2014) Các chương trính và định hướng vệ sinh cấp quốc gia Chương trính Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tập trung cải thiện vấn đề cấp nước và vệ sinh môi trường cho người dân sinh sống ở khu vực nông thôn, nằm trong chiến lược phát triển xoá đói 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn